tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Hành trình của “Bà đầm xoè”  [đối thoại]

 

 

Để làm ra bức tượng Nữ thần Tự do (Statue de la Liberté), nhà điêu khắc Frédéric Auguste Bartholdi đã làm ra một số phiên bản của tượng. Những phiên bản này được gọi là phiên bản gốc để phân biệt với việc sao chép sau này. Bức tượng chính cao 46m được đặt tại Cảng New York (Mỹ) là quà tặng của Chính Phủ Pháp cho Nhân dân Mỹ nhân dịp 4.7.1884.

Bức thứ hai, cao 11m đặt ở bờ Sông Seine (Paris).

 

 

Bức thư ba, mà dân ta gọi là “Bà đầm xoè”, cao, 2,85m có mặt ở Việt Nam năm 1887 nhân dịp Hội chợ Đấu xảo (Hà Nội). Số phận của Nữ thần Tự Do ở Việt Nam thật gian truân và có phần bi thảm. Sau thời gian ngắn được triển lãm ở Đấu xảo (Cung văn hoá Việt Xô bây giờ), tượng được tặng lại Hà Nội và được đặt ở Vườn hoa Paul Bert (Vườn hoa Chí Linh). Khi chính quyền thuộc địa Pháp muốn đặt tượng Toàn quyền Paul Bert vào vị trí của Nữ thần, tượng đã bị dỡ xuống và nằm trên đất một thời gian dài trước khi được gắn lên Tháp Rùa.

 

 

Từ năm 1896 đến trước Cách mạng Tháng 8, tượng được dời về vườn hoa Neyret (Cửa Nam ngày nay) và mang tên “Tượng Công lý” (Monument de la Justice).

 

 

Nơi đây vốn là Quảng Văn Đình, nơi công báo chủ trương của Triều đình Nguyễn. Ngày 1.8.1945 Tượng Nữ thần bị giật đổ cùng với tượng Paul Bert, tượng SOUVINIR tại vườn hoa Robin (Vườn hoa Canh Nông hay Vườn hoa Chi Lăng ngày nay) và hầu như tất cả các bức tượng “thuộc Pháp” (Trừ đài phun nước có gắn “con cóc” Việt và 2-3 tượng bán thân các nhà khoa học).

Người ra lệnh kéo đổ tượng Nữ thần là ông Trần Văn Lai, thị trưởng người Việt đầu tiên. Ông có học vấn Pháp (đỗ Bác sĩ) nhưng làm trong Chính phủ thân Nhật của Ông Trần Trọng Kim. Ông Lai về sau là Phó Chủ tịch UBND Hà Nội, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

 

 

Tin đồn sau cùng là bức tượng Nữ thần đã vĩnh viễn biến mất khi dân làng đúc đồng Ngũ Xã thu mua, quyên góp được tượng để đúc ra một pho tượng phật A-di-đà nặng 16 tấn lớn nhất Việt Nam vào thời đó. Việc “Thần biến thành Phật” này chẳng phải ai cũng vui mừng.

Một trăm năm sau, sau khi vượt hàng ngàn dặm, con gái tôi mới có cơ hội chiêm ngưỡng Nữ Thần ở cửa sông Hudson (New York). Cháu trầm trồ, mê mẩn. Tiếc thay, nếu lịch sử may mắn hơn, cháu đã có thể chiêm ngưỡng và chào Nữ Thần mỗi sáng đạp xe đến trường ở ngay chính Hà Nội này.

Câu chuyện “Bà đầm xoè” cho ta bao suy nghĩ và gợi mở. Ẩn sau số phận bức tượng - một tác phẩm nghệ thuật, một sản phẩm văn hoá, người ta thấy nhiều thứ: sự cưỡng bức, sự cố chấp, sự nông cạn, những xung đột văn hoá, và cả những âm mưu, toan tính cá nhân và chính trị. Tuy nhiên có một thứ mà ta không thấy đó là sự giao lưu văn hoá tinh khiết và đúng nghĩa. Những hạn chế lịch sử, những lỗi lầm là những bài học dành cho cả người trao và người nhận.

Hà Nội sắp ngàn năm tuổi. Biết bao biến cố, thăng trầm: thay những bức tượng bị giật đổ người ta dựng nên những bức tượng khác; làng Ngũ Xã đã bỏ nghề lên phố; tượng phật A-di-đà ta có thể gặp ở khắp nơi. Chỉ riêng Nữ Thần Tự do – bức tượng nổi tiếng và đẹp bậc nhất thế giới - “Bà đầm xoè”, đã từng vượt biển đến đây nhưng đã mãi mãi ra đi.

 

Đỗ Huân

 

 

---------------

Bài liên hệ:

21.02.2010
[MỸ THUẬT & TỰ DO] ... Sáu họa phẩm biểu hiện của họa sĩ Lê Quảng Hà có sự hiện diện diệu kỳ của Nữ Thần Tự Do Việt Nam rất thú vị và rất thi vị... (...)
 
20.02.2010
[MỸ THUẬT & TỰ DO] ... Không hề tưởng tượng, cũng không ở Sài Gòn, mà tại Hà Nội, một Nữ Thần Tự Do đã thực xuất hiện, trở đi trở lại tới 6 lần trong hội họa của họa sĩ Lê Quảng Hà. Và rồi thể nào ư?... (...)
 
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Ôi, cách mạng giải phóng đã... giải phóng Nữ Thần Tự Do. Khai Sáng đã trở thành... Huyền Bí. Nếu như Nữ Thần Tự Do đã thực sự “nhập” vào Phật Tổ thì cũng... hay nhỉ. Chỉ tiếc rằng hiện nay hầu hết các chùa chiền trong nước - nhất là các ngôi chùa “danh lam” - không còn là nguồn sáng giác ngộ siêu thoát, mà là những trung tâm du lịch... (...)
 
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Sau đây là vài món hàng tự do để quý bạn tự do lựa chọn!... (...)
 
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Cám ơn Mai Anh Vũ đã cho link về “Bà Đầm Xoè” - Nữ Thần Tự Do. Rất thú vị, thiết thực, hữu ích... (...)
 
19.02.2010
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Sáng kiến của Nguyễn Đăng Thường và Phạm Vui về việc tôn vinh Nữ Thần Tự Do ở Việt Nam là rất thú vị và thiết thực. Tuy nhiên, có một thực tế cũng rất đỗi ngộ nghĩnh là: Việt Nam đã từng là một trong ba nước trên thế giới có đặt tượng đài Nữ Thần Tự Do, mà dân gian quen gọi là Bà Đầm Xoè... (...)
 
18.02.2010
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... ... - viết, xịt các chữ Tự Do, Dân Chủ khắp cả: tường, cây, bảng đen, xe buýt, ô-tô... - mặc áo thun in hình Nữ thần Tự Do với hai chữ Tự Do, Dân Chủ, khẩu hiệu của Hồ Chí Minh nếu cần; mang xách tay, túi vải in hình Nữ thần Tự Do... Nữ sinh, các cô, các bà đeo dây chuyền Tự Do, Dân Chủ, Nữ thần Tự Do, như đeo tượng Phật, thánh giá... (...)
 
16.02.2010
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Đầu năm, người Hà Nội mua muối để cả năm cuộc đời được thêm... mặn mà. Đầu năm, người Hà Nội bẻ lộc / hái lá để cả năm tha hồ mà thu thập... đô la. Đầu năm, người Hà Nội đi chùa cúng vái để cả năm được đại... phát tài. Ôi đẹp thay! Những nét “văn hoá” Thăng Long “cổ truyền” đang được... hồi sinh để tạo “căn cước văn hoá” cho dân tộc Việt... (...)
 
15.02.2010
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Mỗi năm lúc đào nở / Sợ thấy ông đồ già / Phơi bày cái của nợ / Trên mạng lưới thơ ca // Khi chậu cúc vàng héo / Ngại thấy đứa bé nghèo / Bươn bả trong đám đông / Bán tuổi thơ kiếm sống // Ông đồ và đứa bé / Bóng tím in vỉa hè... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021