|
Cú chụp mũ quá tệ mà lại thành ra quá ngoạn mục!
[đối thoại]
|
|
Hôm nay (22.2.2010) trên trang Tin Văn của Nguyễn Quốc Trụ có một cú chụp mũ quá tệ, nhưng nhờ cái dốt của kẻ chụp mũ nên cú chụp mũ thành ra quá ngoạn mục! Nguyễn Quốc Trụ trích một đoạn trong bài “Ðọc tác phẩm cuối cùng của Võ Phiến” của Nguyễn Hưng Quốc trên trang blog VOA: ... chính cái ám ảnh về điểm kết thúc ấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, tạo nên sự thống nhất cho một cuốn sách vốn được hình thành như một sự tập hợp của những bài viết được hoàn tất có lẽ một cách ngẫu nhiên trong chuỗi thời gian khá dài. Sợi chỉ đỏ ấy chính là ước muốn kiểm điểm lại cuộc đời và công việc viết lách của chính mình.
Rồi Nguyễn Quốc Trụ rút mũ ra... chụp ngay: Sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là lối ví von của VC để tả cái chất “máu”, “trăng huyết”, của văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa, cái gọi là tính Đảng, văn chương phải có thép, nhà thơ phải biết xung phong...
Làm gì có sợi chỉ đỏ nào là “ước muốn kiểm điểm...”?
Một ước muốn đơn giản như thế, thì cần gì phải... đỏ?
Không lẽ muốn về quá, đến ‘tẩu hoả nhập ma’?
NQT
Rủi thay cho kẻ chụp mũ! Hình tượng “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” không phải là do VC đặt ra, nhưng là một hình tượng quan trọng đã có trước đây nhiều ngàn năm trong Thánh Kinh Cựu Ước. Hình tượng “sợi chỉ đỏ” xuất hiện liên tục từ thiên Sáng Thế Ký cho đến thiên Khải Huyền. Từ xưa đến nay đã có vô số sách và bài giảng về hình tượng “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” này, và gần đây nhất có cuốn The Miracle Of The Scarlet Thread: Revealing The Power Of The Blood Of Jesus From Genesis To Revelation [Phép lạ của sợi chỉ đỏ: Khai mở sức mạnh của máu chúa Jesus từ Sáng Thế đến Khải Huyền] của Richard Booker (nhà xuất bản Destiny Image Publishers, 2008). Để tiện tham khảo nhanh chóng, mời độc giả đọc một bài giảng ngắn có nhan đề “The Scarlet Thread Through The Bible” [Sợi chỉ đỏ xuyên suốt Thánh Kinh] của mục sư Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr. [Xin bấm vào link này] Hình tượng “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” xuất phát từ Thánh Kinh và đã trở thành phổ cập suốt cả ngàn năm qua trong lối nói thông thường của người Âu châu. Người ta đã áp dụng lối nói “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” vào rất nhiều ngữ cảnh khác nhau. Chẳng hạn, trong chương XIII của cuốn The industrial situation and the question of wages, a study in social physiology (1885) của Jacob Schoenhof có câu: “Like the scarlet thread through the cordage of the British navy...” (trang 107); hay gần đây nhất, trong bài giới thiệu vở kịch The Truth About The Kennedys (2010) của đạo diễn Luk Perceval có câu: “... the scarlet thread through the 160-year 'history' of America's 'first family'...” Độc giả thử gõ dòng chữ “the scarlet thread through” hay “the red thread through” vào Google thì sẽ thấy vô số ví dụ thú vị khác.
Chụp mũ là một hành động tồi tệ. Nhưng riêng cú chụp mũ này thì quá ngoạn mục, nhờ cái dốt của kẻ chụp mũ!
--------------- Bài liên hệ:
14.01.2010
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Tôi là một người thuộc thế hệ trẻ lớn lên ở nước ngoài. Tôi muốn học hỏi từ những nhà văn thế hệ lớn tuổi những điều hay điều đẹp về cả văn chương lẫn tư cách. Nhưng khi gặp nhằm một người như ông Nguyễn Quốc Trụ thì tôi giật mình. Kinh hãi. Cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu nổi động cơ sâu xa nào đã khiến ông Trụ liên tục bịa chuyện để mạ lị những tên tuổi văn học Việt Nam ở hải ngoại như Võ Phiến, Nguyễn Hưng Quốc và nhiều người khác... (...)
10.01.2010
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Một bài thơ đến với độc giả thông qua văn bản bao giờ cũng rất rõ ràng, nhưng không gian của tác giả trước khi giọng thơ nổ ra thì khác. Về hai bài thơ của tôi và Nguyễn Tôn Hiệt, thì ông chỉ là một độc giả, ông có quyền thẩm định nghệ thuật. Thế nhưng, thay vì ông nhận đủ ánh sáng từ hai bài thơ hoàn chỉnh, ông lại phán xét, nhăn nhíu mày, cho bên này sáng là nhờ bên kia, và như vậy ông tự dành sự thiệt thòi cho ông... (...)
09.01.2010
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Sau khi tôi công bố bài viết “Khi một con người không còn biết tự trọng” (trong đó, tôi phê phán việc ông Nguyễn Quốc Trụ thoá mạ tôi một cách vô căn cứ, vô cớ và thiếu lương thiện), ông Nguyễn Quốc Trụ vội vàng “thành thực xin lỗi”, và công nhận rằng bài viết của tôi là “rất mực đàng hoàng”, nhưng ngay sau đó ông lại loay hoay tìm cách xuyên tạc, tráo trở, để tiếp tục thoá mạ tôi một cách vô căn cứ, vô cớ và thiếu lương thiện... (...)
07.01.2010
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Ông Nguyễn Quốc Trụ, trong tay không có nguyên tác của Nadine Gordimer, chỉ đọc lóm 200 chữ của công ty AcaDemon, rồi đoán mò, mà đã dám ngang nhiên thoá mạ tôi là “ngớ ngẩn”, “đại nhảm”, “không đọc nổi bài viết của Gordimer”, “anh mù sờ voi”, “dịch đại” , và “bịp thiên hạ”! ... Một con người còn một chút lòng tự trọng thì không thể thoá mạ một người khác một cách vô căn cứ, vô lý và thiếu lương thiện như vậy được... (...)
|