tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Một nền văn chương giàu cảm xúc  [đối thoại]

 

1. Từ trước đến nay, đa số nhà thơ/văn Việt Nam cho rằng họ sáng tác bằng cảm xúc.

2. Từ trước đến nay, đa số độc giả Việt Nam nói rằng họ đọc văn chương bằng cảm xúc.

3. Từ trước đến nay, đa số nhà phê bình và độc giả Việt Nam cho rằng tác phẩm văn chương hay thì phải giàu cảm xúc và phải gây nhiều cảm xúc nơi người đọc.

4. Từ trước đến nay, đa số nhà thơ/văn, nhà phê bình và độc giả Việt Nam cho rằng cảm xúc là điều chính yếu của tác phẩm, là tiêu chuẩn để đánh giá tác phẩm, nghĩa là: nhiều cảm xúc chừng nào thì tốt chừng ấy.

5. Tác phẩm nào bị xem là thiếu cảm xúc thì kể như thất bại.

6. Những tác phẩm bị xem là thiếu cảm xúc thì thường được dán nhãn hiệu “khô” (“khô khan”, “khô như ngói”, “bị vắt kiệt cảm xúc”, vân vân).

7. Những tác phẩm có nhiều cảm xúc thì được xem là “ướt” (“ướt át”, “ràn rụa”, “lênh láng”, vân vân).

9. “Ướt” chừng nào thì hay chừng ấy.

10. “Khô” chừng nào thì dở chừng ấy.

11. Những tác phẩm và tác giả được nhiều nhà phê bình Việt Nam đánh giá cao và được nhiều độc giả Việt Nam yêu thích thì tất nhiên rất là “ướt”.

12. Những tác phẩm được xem là “lớn” trong văn chương Việt Nam thì tất nhiên là “ướt” tối đa.

13. Truyện Kiều là tác phẩm “ướt” nhất ở Việt Nam, vì nó được xem là tác phẩm “lớn” nhất.

14. Để có thể sáng tác những tác phẩm “lớn”, nhà thơ/văn Việt Nam phải dầm mình trong nước, uống nước liên tục, khóc sướt mướt suốt ngày suốt đêm, để cho tâm hồn và thể xác tiết ra tất cả những chất ướt át (nước mắt, nước mũi, đờm, dãi, vân vân).

15. Để cho tác phẩm khỏi bị “khô”, các nhà thơ/văn Việt Nam phải triệt để gạt bỏ phần trí tuệ, tuyệt đối chấm dứt tư duy, chấm dứt lý luận, xoá sạch mọi thứ lý thuyết.

16. Tốt nhất, các nhà thơ/văn Việt Nam nên bơm nước vào trái tim cho nó phình ra thật to, và đồng thời cắt bỏ hẳn bộ óc.

17. Để đón nhận trọn vẹn cảm xúc tràn trề từ tác giả và tác phẩm, thì các nhà phê bình và độc giả Việt Nam không nên đội nón và mặc áo mưa trong khi đọc văn chương.

18. Để chuẩn bị cho sự ra đời của những tác phẩm “lớn” của văn chương Việt Nam, các nhà xuất bản nên đầu tư vào việc sử dụng các loại nhựa để in sách thay vì sử dụng giấy, vì những tác phẩm “lớn” sẽ rất “ướt” và làm rã giấy nhanh chóng.

19. Tất cả những tác phẩm “lớn” của văn chương Việt Nam, trước khi xuất khẩu ra nước ngoài, phải được đóng gói cẩn thận và dán nhãn “coi chừng bị ướt hay chết đuối” (bằng tất cả ngoại ngữ) để tránh tình trạng bị độc giả nước ngoài kiện cáo.

20. Toàn dân Việt Nam phải tập bơi lội cho giỏi để khỏi bị chết đuối trong một nền văn chương giàu cảm xúc nhất, “ướt” nhất thế giới.

 

 

--------------

Bài liên hệ:

21.07.2009
[VĂN HỌC] ... Vừa là nhật ký vừa là tờ báo lại vừa là diễn đàn, bản chất của blog là một thể loại hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử nhân loại. Nó là một sự tổng hợp. Mà tổng hợp cũng có nghĩa là xoá nhoà ranh giới... (...)
 
20.07.2009
[VĂN HỌC] ... Tôi cho rằng một bài văn hay, dù viết trên blog, trước hết phải dựa trên những sự kiện chính xác. Tất nhiên không cần phải chính xác một cách tinh vi như trong một bài nghiên cứu, nhưng ít nhất phải chính xác một cách căn bản. Sau đó mới nói đến cái hay, cái đẹp. Nếu anh viết một bài blog để ca tụng rượu vang của Pháp mà anh lại mô tả nhầm thành rượu whisky của Scotland, thì anh đừng trách tại sao người đọc cảm thấy mất sướng... (...)
 
19.07.2009
[VĂN HỌC] ... Ông Minh ơi, tình cảnh đoã ê chề rồi, moà ông coòng xúi “Đừng iu cô Qoảng”! Ông Vũ ơi, lồm eng chi moà loạ rứa? Iu thì cứ iu, toáng thì cứ toáng, nhưng chớ có toáng trậk lấk! Em nó hổng phê đao!... (...)
 
[VĂN HỌC] ... Không ai cấm anh yêu, tuy nhiên đừng đem cái tình yêu mông lung và ngang phè của anh ra giáo huấn thiên hạ. Võ Phiến rất hiểu về các vùng đất miền Trung thế nhưng có ai dám nói là nhà văn này không yêu miền Trung, không yêu Bình Định, Quảng Nam?... (...)
 
18.07.2009
[VĂN HỌC] ... Tôi thấy rõ ràng là, dưới ánh trăng vằng vặc, mình bước qua khỏi khung cửa, đi qua hiên, bước xuống bậc tam cấp, xuống sân, đi hết khoảng sân rộng, đến lùm cây rậm; và đứng dưới lùm cây, tôi kéo quần xuống... Đang tè, một tên sinh viên chạy ra, kề tai tôi, giọng hốt hoảng: “Thầy! Đi ra xa xa chút chứ sao lại đứng trước hiên nhà người ta đái vậy!” Vừa nói nó vừa đẩy tôi ra xa... Sau lần đó, tôi tởn... (...)
 
[VĂN HỌC] .... Ai cấm được anh có một tình yêu xứ Quảng của riêng anh? Một người đang ở xa, nhìn về. Phải chăng đã yêu mà cần phải yêu đúng “thuần phong mỹ tục” mới được phép? Tình yêu đâu có lỗi. Hay phải đừng yêu xứ Quảng?... (...)
 
17.07.2009
[VĂN HỌC] ... Tôi chưa có khả năng phân biệt Quảng Tín, Quảng Nam, Quảng Ngãi hay Quảng Trị. Quảng nào đối với tôi cũng là Quảng. Nên tôi gộp tất cả các Quảng vào hai chữ “miền Trung”, như tôi gộp hết Quy Nhơn, Bình Định, Tam Kỳ, Bồng Sơn, Sa Huỳnh cũng vào “miền Trung”. Vào một chữ “Trung” mà mình ưa. Vào một giọng Trung mà mình thấy lạ. Ưa vì cảnh vật đẹp. Ưa vì thức ăn ngon. Ưa vì chiếc lưng cong của đất nước hữu tình. Miền Trung là đất của tình cảm... (...)
 
[VĂN HỌC] ... Cảm xúc về xứ Quảng, về miền Trung, mà chỉ cần thay đổi địa danh thì có thể áp dụng cho bất cứ xứ nào, miền nào. Lối viết này ta thấy nhan nhản trên báo chí Việt Nam bây giờ. Đại loại như một bài báo nào đó tán tụng một nhà thơ X, nhưng nếu ta thử đổi tên nhà thơ X thành ra tên nhà thơ Y, thì đọc cũng lọt lỗ tai như thường. Đúng là “nhất dĩ quán chi”... (...)
 
[VĂN HỌC] ... Đọc bài của độc giả Trần Nguyễn, tôi thấy có nhiều chỗ rất là lúng túng. Khen bài “Về yêu xứ Quảng” của nhà văn Trần Vũ là một bài “thật hay” và “thành công”, độc giả Trần Nguyễn lại đưa ra những luận điểm không có sức thuyết phục chút nào cả... (...)
 
16.07.2009
[VĂN HỌC] ... Bài viết thể hiện tính chủ quan đầy cảm xúc của tác giả, chính đây là nét riêng của mỗi nhà văn, cách cảm của mỗi người về một vùng đất, từ giọng nói, đến tính cách, đến phong vị ẩm thực. Người đọc không cần biết đúng hay sai, chỉ thấy bài viết lôi cuốn, hấp dẫn người đọc từ ngôn ngữ đến hình ảnh là thành công... (...)
 
15.07.2009
[VĂN HỌC] ... Trần Vũ, sau khi tán sai về giọng Quảng, tán nhảm về bia Sông Hàn, tán trật về rượu Bầu Đá, thì kết thúc bằng câu nhắn nhủ: “Viết blog, cũng giống chế rượu Bầu Đá, cái cay phải lan tỏa. Phải làm ghiền.” Nhắn nhủ như vậy thì cũng thiệt là... rởm... (...)
 
14.07.2009
[VĂN HỌC] ... Mỗi lần ra miền Trung, tôi đều say mê giọng nói của người Trung, đặc biệt từ Quy Nhơn đến Đông Hà. Nghe giọng nói của họ, tôi thấy đặc chất Việt, đậm đà trong hơi thở, đặc sệt âm Việt, tính Việt, đến kẹo lại như món mắm xưa. Nếu giọng Huế thanh, trong như bát chè mạn và ngọt như bát chè sen, thì giọng Quảng nghe mới thật đã. Những Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi... (...)
 
13.07.2009
[VĂN HỌC] ... Nhiều người tiên đoán chính các blog sẽ là tên sát thủ của tất cả các tờ báo. Không phải ai cũng đồng ý. Nhưng có một sự thật: gần đây, số lượng các tờ báo phải bị đóng cửa hoặc đang sống ngắc ngoải khá nhiều. Kẻ thù chính là internet. Trong internet, kẻ thù chính là các blog... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021