tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Phản biện phản biện Ngô Hương Giang  [đối thoại]

 

Tôi nghĩ chỉ cần tỉa ra một mảnh nhỏ Ngô Hương Giang (“Mấy suy ngẫm về giáo dục Việt Nam”) để “phản biện” cũng đủ thấy Ngô Hương Giang “quái gở” như thế nào.

 

*

 

Alphonse Daudet (13/05/1840–16/12/1897) trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” (“La dernière classe”), có viết:

Quand un peuple tombe esclave, tant qu’il tient bien sa langue, c’est comme s’il tenait la clef de sa prison (Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ mà còn giữ được toàn vẹn tiếng nói, coi như dân tộc đó vẫn giữ được chìa khóa mở cửa ngục tù kia).

Sau đó ông chú thích rõ ràng đây là ý tưởng của Fréderic Mistral (8/9/1830–25/3/1914).

Riêng Phạm Quỳnh (17/12/1892–6/9/1945), bên cạnh câu nói nổi tiếng: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”, ở tạp chí Nam Phong số 101, tháng 12-1925, ông còn viết: “Tiếng là nước, tiếng còn thì nước còn; tiếng mất thì nước mất, mà mất đó mới thật là mất hẳn, không sao vãn hồi được nữa”.

Viết câu đó, Phạm Quỳnh không thể không nhớ đến hai ông nhà văn Tây trên, nếu không nói là ông đã mượn lại.

Chưa vội bàn về nỗi vĩ đại hơn hay kém của ba ông này, riêng sự việc nói lên điều gì?

Cả ba đề cập sự liện quan giữa tiếng nói và vận mệnh dân tộc, nó thuộc phạm trù (chính trị) xã hội; còn mệnh đề của Heidegger “Ngôn ngữ là ngôi nhà của Hữu thể”... thì thuộc phạm trù triết học.

 

Ngô Hương Giang cứ nghe loáng thoáng “ngôn ngữ”, “tiếng nói” là hấp tấp ráp chúng với kiến thức lỗ mỗ của mình, rồi phát ngôn bừa. Không nhìn ra cái hố to đùng ngăn cách hai phạm trù kia thì càng “phản biện” (“Phản biện về bài viết của TT Đông Ba”“Phản biện về bài viết của Lý Liên”) lại càng chứng tỏ sự... lẩm cẩm “phi vật thể” của mình.

Thôi thì hãy nói tiếp lời xin lỗi muộn màng... tập hai nhé.

 

Lâm Quang Thăn

 

 

 

--------------

Bài liên hệ:

11.08.2010
[GIÁO DỤC] ... Có thể tôi thiển cận, có thể tôi nông cạn nhưng cái cách tri ân với người thầy từng giảng dạy, từng hướng dẫn mình của tác giả Ngô Hương Giang làm tôi thấy khó hiểu. Phải chăng, anh ta đang ngấm ngầm thực hiện ý đồ “hạ bệ tượng đài người thầy” mà anh ta đã nêu lên trong “Mấy suy ngẫm về giáo dục Việt Nam”... (...)
 
06.08.2010
[GIÁO DỤC] ... Thưa chị Lý Liên, tôi rất cám ơn chị đã bỏ thời gian đọc bài tôi viết. Tôi xin trả lời chị về một số điểm sau... (...)
 
04.08.2010
[GIÁO DỤC] ... “Hữu thể” (Dasein, Being) của Heidegger thì có gì liên quan với “nước ta” của Phạm Quỳnh hay “dân tộc” của Hương Giang nhỉ? Tôi không thể hiểu nổi. Hồ Chí Minh thì có gì liên quan tới Thích Ca, Jesus cơ chứ? Hay cứ là “danh nhân” thì có thể thoải mái ghép họ vào một chỗ được?... (...)
 
03.08.2010
[GIÁO DỤC] ... Xin thưa, có cái tượng đài đó hay không? Nên hạ hay tiếp tục giữ vững? Tôi xin gửi nơi bạn đọc tự phán xét. Về phần tôi, tôi im lặng (ít nhất là giây phút này). Còn quá nhiều những hiểu lầm nữa, tôi không những không có thời giờ, mà còn không muốn bàn tiếp về những điều bắt bẻ phi lý như trên của TT Đông Ba... (...)
 
02.08.2010
[GIÁO DỤC] ... Cái loại “học thuật” của Ngô Hương Giang như thế mà đòi hạ “cái tượng đài về người thầy” ư? Nhưng làm gì có “cái tượng đài về người thầy” trên đất nước này để mà hạ xuống? Trên đất nước này, các tượng đài chỉ dành cho những kẻ giết thầy, chôn sống thầy mà thôi... (...)
 
31.07.2010
[GIÁO DỤC] ... Chúng ta mở ra liên tiếp các cuộc hội thảo về đổi mới giáo dục. Thế nhưng, cái điều bình dị và giản đơn là “học trò”, chúng ta lại không để ý tới. Đó là sự né tránh đối với hạn chế của chúng ta, hay đó là hành vi xem nhẹ những cá thể học diễn giải. Học thuật Việt Nam cần phải xem “học trò” như là trung tâm của mọi nhận thức. Đã đến lúc “cái tượng đài về người thầy” vốn từng được xem là trung tâm của mọi sự vững bền, cần phải được hạ xuống... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021