|
Tôi có một giấc mơ
[đối thoại]
|
|
I have a dream.
Martin Luther King
tôi có một giấc mơ
lai rai chưa vĩ đại
tại sài gòn bùng binh chợ giới trẻ sẽ đốt thơ
họ hoả thiêu truyện kiều
đuổi con xẩm thậy về bắc kinh đòi quyền sống cho gái quê lục tỉnh
còn đọc kiều là còn nô lệ tộc hán còn thờ kiều là còn mắc bẫy đảng cộng sản
truyện kiều bị hoả thiêu
giới trẻ sẽ đốt thơ tại sài gòn bùng binh chợ
rất vĩ đại không lai rai
tôi có một giấc mơ
_______ Phụ lục: NGUYỄN DU, NHÀ THƠ DÂN TỘC * Nguyễn Du, mặc dù nhà thơ có bị hạn chế trong ý thức hệ phong kiến mà biểu hiện tập trung nhất là tư tưởng định mệnh. toàn bộ tác phẩm của ông đã mô tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát của thời đại ông, đã tố cáo, phản kháng và phê phán những thủ đoạn tàn nhẫn, bất công chà đạp lên vận mệnh con người, đồng thời nói lên lòng xót thương vô hạn của ông đối với những lớp người bị áp bức, đau khổ.
Tác phẩm của Nguyễn Du có tính hiện thực và chứa đựng tinh thần nhân đạo. Chính vì vậy, toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Du, đặc biệt là Truyện Kiều, được đông đảo nhân dân ta, từ thế hệ này qua thế hệ khác, hết sức yêu mến.
Ngày nay, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta càng phải phát huy tác dụng tích cực của thơ Nguyễn Du; đối với thời đại ngày nay, tác phẩm của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng vẫn có sức gây căm thù sâu sắc đối với những lực lượng tàn bạo của xã hội cũ, khêu gợi cho nhân dân ta ta suy nghĩ và thêm thấm thía rắng: dưới chế độ phong kiến và những chế độ áp bức, bóc lột nói chung, những người lương thiện, những người lao động thường bị đàn áp hắt hủi, xô đẩy đến chỗ cùng cực; do đó mà càng biết trân trọng phẩm già con người, càng yêu chế độ tốt đẹp của chúng ta ngày nay và quyết tâm đấu tranh để giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, thực hiện một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Về mặt nghệ thuật, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một đỉnh cao của thơ ca cổ điển của dân tộc, trong tác phẩm đó chúng ta có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích cho việc sáng tạo nghệ thuạt ngày nay.
-------------
* Trích Chỉ thị số 112-CT/TW, ngày 26-10-1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc Kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du.
Nguồn: Nguyễn Du - Truyện Kiều, nxb Đại Học và Trung Học chuyên nghiệp, Hà Nội 1983, Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải.
Ghi chú của Viễn Khách: Trên đây là diễn dịch về Truyện Kiều của Đảng Cộng Sản Việt Nam theo nhãn quan của chủ nghĩa Mác-Lênin. Truyện Kiều có thể là vậy nếu ta muốn nó là vậy. Nhưng nó không là vậy. Bởi lẽ Truyện Kiều - hay bất cứ một tác phẩm nào khác - đều có thể là bất cứ cái gì, tùy theo cách ta diễn dịch. Truyện Kiều bị cưỡng chiếm. Thử hỏi: “Chế độ tốt đẹp của chúng ta ngày nay” đã thực sự tốt đẹp hay chưa?
-------------- Bài liên hệ:
31.07.2009
[VĂN HỌC] ... đĩ jà... tướng cướp jà... nhạc sĩ jà... ôi zui quá... sinh viên không ham sống cao thượng... ôi tuyệt quá... những anh hèn của ngày hôm nay... những best-sellers của một ngày mai... (...)
|