tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
A great anti-communist  [đối thoại]

 

Trong cuộc trao đổi xung quanh cách dịch từ “great” trên tienve.org đã có nhiều ý kiến rất thú vị, riêng cá nhân tôi luôn luôn cho rằng dịch thuật là việc làm hết sức chủ quan, hết sức tương đối, đối với một số độc giả, cách dịch này là hay, với người khác các dịch ấy lại là dở, do cách cảm nhận của từng cá nhân là rất ...cá nhân. Tuy vậy nói thế không có nghĩa cào bằng tất cả, dịch thuật là phép ánh xạ (mapping) one to many – tức là có nhiều phương án tới ngôn ngữ đích, từ một mệnh đề của ngôn ngữ nguồn, vì thế người dịch có thể chọn các tiêu chí (criteria) khác nhau để thực hiện thao tác dịch của mình. Ví dụ:

1. Trung thành tuyệt đối với cấu trúc và ngữ nghĩa của bản chính, hy sinh phong cách tương đương ở bản dịch phần nào – có thể gọi đây là lối dịch thuần túy kỹ thuật (technical translation), thiên về dịch các tài liệu khoa học kỹ thuật hoặc văn bản pháp luật. Câu văn dịch sẽ thường cứng nhắc, nhưng rất chính xác. Đôi khi chính xác quá lại gây ra sự ngộ nhận hoặc lẫn lộn, mù mịt (confused) với độc giả vốn không có khái niệm, kiến thức về cách diễn đạt ở ngôn ngữ nguồn.

2. Thiên về tái tạo (recreation) hơn là chuyển thể (transformation), cách này hy sinh phần nào độ chính xác khi tái tạo nhưng ngược lại tạo ra sự thoải mái, dễ dãi, đôi khi đi quá xa là sai lạc (nhiều dịch giả lý luận: đằng nào thì độc giả cũng hoặc không hiểu, hoặc hiểu sai vấn đề - nên có sai thêm một chút mà lại thú vị thì cũng chấp nhận được)

3. Dung hòa giữa độ chính xác và cách thể hiện lại (tái tạo), cách này ở giữa hai cách trên. Dịch giả cân nhắc, so sánh, và ra quyết định tối hậu sự đổi trác (trade off) giữa Tín và Đạt. Có những lúc cái Tín có giá trị quá nhỏ so với cái Đạt, thì ta có thể lấy cái đạt và hy sinh cái tín và ngược lại có những lúc cái Tín đóng vai trò sống còn của cả câu văn thì ta làm ngược lại. Có rất nhiều ví dụ, xin phép giới hạn không nêu ra ở đây.

4. Cuối cùng yếu tố “Nhã”, theo tôi có thể tách rời hai yếu tố chính trên: Tín và Đạt. Cái nhã phụ thuộc vào tài hành văn, tu từ của dịch giả, cái này là cái duyên trời cho, cũng như cái duyên của nhà văn. Ta có thể có tổ hợp: Tín – Nhã, hay Đạt-Nhã nhưng rất khó tạo ra tổ hợp Tín – Đạt và lại càng khó hơn khi tạo ra Tín – Đạt – Nhã. Dĩ nhiên ta không bàn đến những bản dịch sai lạc do dịch giả không hiểu đúng ngữ nghĩa (context) và do đó dịch sai. Cái này không thuộc phạm trù của một bản dịch chuyên nghiệp.

5. Có thể những nhận xét chủ quan trên của tôi mọi người đều đã biết tuy vậy xin vẫn cứ nêu ra. Trở lại với đối thoại của ông Nguyễn Đăng Thường về từ “great”, những gì ông viết nói chung tôi thấy có lý, duy có một điều tôi hết sức băn khoăn, tại sao ông Thường cứ phải viện ra một cái gì đó chính trị trong hầu hết các tham luận của ông: những «lãnh tụ vĩ đại» hay «lộng kiếng» (liệng cống), «lăng» (nhà cầu), «xóa đói giảm nghèo» (tạo đói tăng nghèo)... ,đảng viên «chân chính», Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh vv và vv một lô xích xông, chả liên quan gì đến “Đại gia” hay “Vĩ đại” phiên bản của “Great”, người cộng sản nổi tiếng là thích tuyên truyền và thích độc quyền tuyên truyền, tức là nói lăng nhăng những việc không liên quan tại những nơi không liên quan, nay tôi thấy người chống cộng cũng “tuyên truyền” đúng hệt như vậy, vậy xin tặng ông Thường danh hiệu cao quý “a great anti-communist” và chữ “great” ở đây ông muốn hiểu sao thì hiểu, có thể là “Đại gia không ưa cộng” hay “Nhà chống cộng vĩ đại”, hay “Người cộng hòa chân chính”,...vv và vv còn tôi tôi khoái “thư ngỏ gửi niên trưởng Ó đen” của Đỗ Kh.

6. Blogger Linh, người đã được ông Thường nhắc đến sau khi viếng thăm blog của anh ta đã đổi avatar, lấy luôn tác phẩm áo hai dây cờ đỏ và tượng bán thân «lãnh tụ vĩ đại» của Brian Doan!

 

 

--------------

Bài liên hệ:

 
06.02.2009
[DỊCH THUẬT] ... Trong một bản thảo cũ của cuốn tiểu thuyết, có câu sau đây: ‘Jay Gatsby!’ anh kêu lên bằng một giọng sang sảng, ‘Coi kìa great Jay Gatsby! Thiên hạ sẽ nói vậy, đợi mà coi. Ta chỉ mới ba mươi hai tuổi thôi mà.’ Câu này bị xóa đi khỏi bản cuối nhưng hẳn tác giả đã nghĩ đến nó khi đặt tên cho cuốn truyện. Không hiểu Gatsby có ý gì?... (...)
 
05.02.2009
[DỊCH THUẬT] ... Trong cuộc đối thoại này, tất cả những lối lý luận loanh quanh để bênh vực cho cái nhan đề “Đại gia Gatsby” đều không chịu hiểu một điều đơn giản nhất, căn bản nhất, và cần lưu ý nhất, là sự nhất quán giữa nội dung và nhan đề tác phẩm... (...)
 
04.02.2009
[DỊCH THUẬT] ... Nhan đề The Great Gatsby được Fitzgerald đặt ra để phản ảnh cái nhìn ngưỡng mộ của Nick Carraway đối với Jay Gatsby. Khi dịch sang tiếng Việt, thì phải dịch sao cho trung thành với ý định của tác giả. Chứ không phải dịch để thoả mãn một ý đồ nào đó của riêng mình, một thứ cảm tính của riêng mình, bất chấp tác giả, phản bội tác giả... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Tôi luôn luôn cho rằng dịch thuật là việc làm hết sức chủ quan, hết sức tương đối, đối với một số độc giả, cách dịch này là hay, với người khác các dịch ấy lại là dở, do cách cảm nhận của từng cá nhân là rất... cá nhân. Tuy vậy nói thế không có nghĩa cào bằng tất cả... (...)
 
03.02.2009
[DỊCH THUẬT] ... Riêng tôi, xin phép gọi cái ước mơ của Gatsby là “dễ thương” và “đáng thương” chứ không “tuyệt vời” hay “vĩ đại”, và người dễ/đáng thương không phải là đại gia Gatsby mà là chàng thanh niên James Gatz... (...)
 
02.02.2009
[DỊCH THUẬT] ... So sánh Gatsby với “đại-gia-đô-la-đỏ-nhà-giàu-mới” bóc lột làm giàu trên xương máu dân nghèo trong nước hiện nay là một sự thoá mạ tôi không thể chấp nhận, vì thế mà tôi đã lên tiếng. Với tôi, nếu cần “ngưỡng phục thần thánh hóa” ai thì phải là “những người khốn khổ” trong nước bây giờ... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Tôi đoán là ông Phạm Quang Tuấn đã ứng dụng những “chiến” thuật cực kỳ “ngoạn mục” này để tranh cãi chơi vui, chứ không có chủ ý gì nghiêm trọng. Vì cãi để tiêu khiển, thì mới vui như vậy, mới “ngoạn mục” như vậy. Chứ tranh luận nghiêm túc mà ứng dụng những “chiến” thuật như vậy thì chẳng có chút xíu nào... tuyệt vời... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Nếu Trịnh Lữ có đủ thông minh để, qua bản dịch Việt ngữ, diễn tả chính xác diện mạo của nhân vật Gatsby trong nguyên tác, độc giả Việt Nam sẽ nhận ra tính chất mỉa mai (nếu có một sự mỉa mai như thế) trong chữ “great/vĩ đại”... (...)
 
01.02.2009
[DỊCH THUẬT] ... Còn nhiều nghĩa khác (kể cả đẹp, hay, tuyệt vời) nhưng hẳn ai cũng thấy nghĩa này (nghĩa nguyên thủy) tả lối sống xa hoa hào phóng của Gatsby và Trimalchio rất sát. Đúng nghĩa “đại gia”!... (...)
 
31.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Dù muốn hay không, Gatsby là một con người/nhân vật tuyệt vời/vĩ đại, The Great Gatsby là một cuốn tiểu thuyết vĩ đại, Scott Fitzgerald là một nhà văn vĩ đại, của Hoa kỳ và... thế giới... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Có thể nói là trong cuộc đối thoại về The Great Gatsby có hai quan điểm đối nghịch, tạm gọi là A và B... Ý nghĩ của tôi là: dù là quan điểm A đúng hay quan điểm B đúng, thì dịch The Great Gatsby thành Gatsby vĩ đại cũng không ổn! Nếu A đúng, thì dịch vậy sẽ làm sự châm biếm trở thành sự sùng bái. Còn nếu B đúng thì ngược lại, khi đọc Gatsby vĩ đại người Việt Nam sẽ liên tưởng ngay đến “Bác Hồ vĩ đại” và sẽ “hiểu lầm” là tác giả mỉa mai Gatsby!... (...)
 
30.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Chúng tôi xin khẳng định rằng Tiền Vệ luôn luôn sẵn sàng đón nhận bất kỳ ý kiến phản hồi nào từ dịch giả Trịnh Lữ. Ngoài ra, mọi ý kiến đối thoại trong tinh thần học thuật từ bất kỳ khuynh hướng và quan điểm nào cũng đều được Tiền Vệ đăng tải công khai và kịp thời... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Ngày hôm nay, thỉnh thoảng khi ta nghe người Việt nói “chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”, thì không chắc gì họ “nói với một thái độ kính cẩn, thậm chí thần thánh hóa”, mà ngược lại, họ có thể nói với ý mỉa mai. Trừ khi được đọc lên trong những bài diễn văn ở các dịp lễ, câu “Bác Hồ vĩ đại” khi được dùng trong những câu chuyện thường đàm của người Việt ở quốc nội cũng như quốc ngoại thì hầu như phần lớn là hàm ý mỉa mai, giễu cợt... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Từ điển dịch great là vĩ đại là chuyện ai cũng biết. Tuy nhiên, như tôi đã nói, muốn hiểu đúng không phải là chỉ cần tra từ điển mà còn phải hiểu rõ tư duy, văn hóa của người viết. Một chữ có thể có những hàm ý khác nhau tùy theo cách dùng, mà người mới bập bẹ học tiếng nước ngoài không nắm bắt được... (...)
 
29.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Dù không rành tiếng Anh, thiển nghĩ của tôi là từ great đứng trước hay sau đều có chung một nghĩa, là vĩ đại, lớn lao, to tát, tuyệt vời... trừ một, hai trường hợp rất hiếm hoi nhưng phải dựa vào ngữ cảnh, cách phát âm, để trong dấu nháy («...») hay nội dung... (...)
 
28.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Những từ thông dụng lại thường là những từ khó dịch và dễ lầm nhất. Chữ great mà ta hay dịch là vĩ đại thì cũng đúng, nhưng cách dùng chữ great/vĩ đại của người Việt và người Mỹ khác hẳn nhau, vì tư duy của hai dân tộc khác nhau... (...)
 
27.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Trong bài “Về [đại] dịch [ma] thuật” của Phong Vệ, có vài chi tiết hơi thiếu sót hay lệch một chút. Vì thế tôi xin góp ý để bổ khuyết... Đúng ra, chữ “chính” 政 trong “chính trị” 政治 thì viết khác với chữ “chính” 正 trong “chính tà” 正邪... (...)
 
26.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Thực tế dịch thuật ở Việt Nam có nhiều tai nạn và thảm họa... Việt Nam vốn là một nước bán thuộc địa, phần lớn mọi người xuất thân nông dân. Vì vậy tinh thần “phân gio” và những tiểu xảo kiểu “tam/tứ/... nông” (nông nghiệp, nông thôn, nông dân và nông... cạn) đã được phát huy cao độ trong học thuật và dịch thuật, đặc biệt là trong mấy chục năm qua... (...)
 
25.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Cũng như chữ GREAT, những chữ “Magnifique”, “Große”, “Gran”, “Grande”, và “Μέγας” đều có nghĩa là “tuyệt vời”, “vĩ đại”, “to tát”, “cao quý”... Từ những nghĩa đó biến thành “đại gia” theo nghĩa của Trịnh Lữ thì quả là... ngoài sức tưởng tượng... (...)
 
24.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... “Gatsby vĩ đại” ít nhứt là vì tim anh còn chứa đựng một tình yêu chân thật. Tiền bạc không quan trọng đối với anh. Tiền bạc chỉ là phương tiện vật chất có thể đưa anh vào xã hội thượng lưu của Daisy người tình cũ. “Gatsby vĩ đại” nên Nick Carraway, một láng giềng xa lạ, mới muốn xích gần để tìm hiểu con người và quá khứ của anh... (...)
 
23.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Quái đản thật! Lại thêm cái ý tưởng là “người Mỹ từng hình dung về chính F. Scott Fitzgerald và Gatsby” như những “đại gia”! Đã thế, dịch giả Trịnh Lữ và nhà xuất bản Nhã Nam còn dùng cái trò xuyên tạc ý nghĩa này như một phương tiện để “cảnh tỉnh” nhân dân Việt Nam... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Điều đã khiến tôi sững sờ là cái nhan đề tiếng Việt “Đại gia Gatsby”... Dịch từ “great” thành “đại gia” là hoàn toàn sai bậy, vì nó không cho độc giả thấy ngay mẫu người khác đám đông, vượt trội của Gatsby, chí ít là qua cái nhìn rất “đáng tin cậy” của Nick Carraway, người kể chuyện, cũng như qua nhan đề tiếng Anh, tiếng Pháp... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021