|
Vui thôi mà
[đối thoại]
|
|
Nhân nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh trao đổi về “song thoại” và “ăn chữ” với nhà nghiên cứu phê bình Inrasara — vấn đề này tôi ngoại cuộc, nhưng thấy anh Nguyễn Hữu Hồng Minh có nhắc “vấn đề của văn chương hình như không phải chỉ dừng lại ở ‘lập biên bản’, thổi còi xác định ai là người làm đầu tiên…” —, tôi nhớ đến bài viết của anh Inrasara “Lục bát có phải là thơ thuần Việt?” đã in trên Tiền Phong Online (18-2-2010). Tôi bỗng hồi tưởng đến một bài tạp văn trong tập Quê hương của nhà văn Võ Phiến (in năm 1973, họa sĩ trình bày bìa: Hoàng Ngọc Biên). Ông đã đặt ra vấn đề như thế về thơ lục bát Việt Nam và thơ với âm hưởng tương tự của Chăm (ông có trích dẫn hẳn một câu thơ với âm lục bát Chăm.) Anh Inrasara trong bài “Lục bát có phải là thơ thuần Việt?” của mình không đòi “lập biên bản” xem ai viết trước, thế nên tôi xin anh chị em văn hữu nào còn lưu giữ tập Quê hương của nhà văn Võ Phiến có thể tìm đọc lại. Chỉ đọc lại mà thôi. Vui thôi mà! Đôi dòng.
Đỗ Trung Quân
--------------- Bài liên hệ:
27.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Trên Tiền Vệ vừa qua nhà thơ Inrasara có viết bài đại ý nói tôi lấy hai chữ “song thoại” từ Phạm Công Thiện (?) và “ăn chữ” của... dân tộc Chăm (!?). Xin thưa lại với anh mấy điều như sau: “Song thoại” là hai chữ bình thường... “Ăn chữ”: Vốn là tên một truyện ngắn của tôi... Tôi chưa bao giờ đọc một tiểu luận nào của anh Inrasara viết về xung quanh chuyện “ăn chữ” này của dân tộc anh... (...)
23.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Phùng Thành Chủng: “không biết phải thưa lại với anh (Inrasara) như thế nào”. Chuyện không khó xử đâu. Nêu được như vậy thì hay lắm, và cám ơn anh nữa, bởi đã góp một nguồn tài liệu tham khảo quý giá. Sau này nếu có độc giả hay nhà văn nào bổ sung thêm càng tốt. “Ăn chữ” sẽ được nối dài ra đến... vô tận... (...)
22.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... nhà thơ Inrasara cho rằng “Ăn chữ” là từ đặc biệt của dân tộc Chăm... vậy tôi không biết phải thưa lại với anh như thế nào, khi trước anh và Trà Vigia ít nhất là 6 năm, tôi đã sử dụng cụm từ: “Ăn chữ” làm “tít” cho một truyện ngụ ngôn của mình... (...)
19.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... “Nhân” dư luận về chuyện đạo văn mươi ngày qua, nêu chuyện hôm qua, tôi muốn làm rõ vài khía cạnh ẩn khuất của vấn đề bên cạnh chỉ xem sự thể như một cái cớ để đưa ra vài “kiến nghị”. Kiến nghị nảy sinh từ trải nghiệm của tôi (và nhiều người khác) qua cuộc chữ nghĩa đầy cam go và cạm bẫy... (...)
17.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Y chang! Mà người sao chép lại quên khuấy đi dấu ngoặc kép, hử đỉnh cao trí tuệ XHCN đã từng “nếu theo dõi sự chuyển động của văn học những năm qua”??? Nếu nói tư tưởng lớn đụng nhau, thì tang chứng rành rành đây: Inrasara đã viết nhầm Mùi thơm của im lặng thành Mùi
hương
của im lặng, Phong Điệp đã cắt dán lại hệt cái sai kia!!!... (...)
14.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Tại sao lại thế nhỉ? Tại sao không hối cải? Vì tự ái? Vì tự cao? Vì mải lo noi gương sáng của Bác Hồ vĩ đại mà quên hết những đạo đức căn bản của một con người nhỏ bé nhưng lương thiện? Hay do mặc cảm? Hay do cá nhân mình thực sự chỉ là một tên ăn cắp đáng bị độc giả và dư luận khinh khi?... (...)
13.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Bài “Bàn thêm về cái gọi là ‘đạo văn’ của Nguyễn Hưng Quốc” trên Da Màu ngày 10/02/2010 là một trong một loạt những phản ứng kỳ lạ của Ngô Hương Giang, kẻ đã đạo văn của Nguyễn Hưng Quốc. Đầu đuôi câu chuyện như sau... (...)
17.01.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Theo tôi, điều đáng lo ngại nhất chính là ở chỗ “bất chấp liêm sỉ” ấy. Ăn cắp thì ở đâu cũng có. Nhưng, bình thường, bọn ăn cắp thường bị xã hội khinh miệt, do đó, ít nhiều cảm thấy xấu hổ; cũng do đó, bao giờ cũng có vẻ lén lén lút lút. Ở đây, ngược lại, những người ăn cắp lại không có vẻ gì thẹn thùng cả. Nó cho thấy có sự xói mòn về phương diện đạo đức, đặc biệt, đạo đức trí thức... (...)
|