tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Quà Tết văn chương của “Tây ba nô”, hay nà đồ “chôm chỉa”?  [đối thoại]

 

Sáng nay buồn duyên tủi phận mình cô đơn chiếc bóng “độc ẩm” mãi nên Thị Sương này bèn lang thang văn đàn “in tờ lét” tới... Hội Nhà Văng Việt Lam, trố bốn mắt cận thị nhìn, và hơi... ngạc nhiên thấy anh “Tây ba nô” “người của tám hướng” đã tới phố... cổ Hà Lội để tạm nghỉ bước gian nan trong lúc gần xa pháo “Ma chiến hữu” nổ rang như... popcorn!

Chắc anh “Tây ba nô” này chỉ “xổ” toàn tiếng mẹ đẻ... Tây, Tàu?

Nhưng... loạ rứa! Nhớ cách đây 2 năm, mình đã đọc cái truyện “Mưa đêm Đài Bắc” trên báo Hợp Lưu số Xuân Đinh Hợi, tháng 12-2006 & tháng 1-2007. Sau đó, mình thấy hàng chục cái web đã đăng đi đăng lại suốt 2 năm qua rồi mà!

Vậy mà hôm nay lại thấy nó thò ra trên web của Hội Nhà Văng Việt Lam ở Hà Lội. Ngon ơ. Không ghi là lượm lại từ đâu cả. Giống y như đồ ô ri gin! Hay giống y như anh Tây họ Đỗ đã có nhã ý đích thân vác cái truyện cũ về “tập kết” với Hội ta!

Đọc phần giới thiệu thì thấy hay ho lắm. Té ra, ngoài anh “Tây ba nô”, còn có thêm mấy anh chị “Tây bô na” nữa!

Chùm truyện ngắn các nhà văn định cư ở nước ngoài
... Đặc biệt, số Tết dương lịch 2009, Văn nghệ đã in 9 truyện ngắn của các nhà văn Việt Nam định cư ở nước ngoài, tạo ra một trường nghĩa mới cho các truyện và làm xao xuyến văn đàn, làm hương vị Tết của công chúng yêu văn học thêm phong phú nhân văn. Một chút thương cảm thân phận người di cư làm thuê chạnh nhớ con gái Việt qua Mưa đêm Đài Bắc của Đỗ Kh. Một chút xót xa gói trong món bún chả người mẹ từ Hà Nội sang Pháp cho con trai không báo trước con không có thì giờ tiếp còn người chồng thì luôn thắc thỏm sợ người vợ Pháp sắp về (Bún chả, Ninh Kiều). Một bi kịch lý lịch biến một sinh viên tràn đầy hy vọng, một tình yêu không biên giới và đẹp não nùng thành ngậm ngùi dĩ vãng sau khi anh ta quẫy cựa để có cuộc sống khá giả, nhưng luôn bị những mảnh vỡ của quá khứ cứa vào tâm can (Mùi tử đinh hương, Lê Minh Hà). Một tình ruột thịt chợt trái ngang thành những kẻ thuê chung căn hộ do những biến thái của nhân tính thời hiện đại không chừa một cộng đồng nào, kể cả người Việt vốn nổi tiếng cảm tính trong truyện Pyjama Colocataire của Mai Ninh đọc xong hốt nhiên muốn ôm vợ con cho thật chặt mà cố thủ với những sứt mẻ còn sót lại. vanvn.net xin tiếp nối truyền thống đẹp của Văn nghệ, trân trọng giới thiệu chùm truyện ngắn rất nhiều cảm xúc này...
 

Thì ra, website của Hội ta đăng lại từ tuần báo Văn nghệ số Tết dương lịch 2009 vừa rồi!

Lục lạo trên in tờ lét một chút thì thấy cái mục lục của số báo Tết đó. Phải nói là đầy “tình tự zân tộc” đấy nhá.

Trên thì có các bài “truyền thống” như “Chủ tịch Hồ Chí Minh và những đoá hồng” (của Kim Hùng), “Những lời tiên tri của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (của Lê Cường).

Dưới thì có một phụ trương truyện ngắn của 9 khúc ruột nhồi xúc xích ngàn dặm, gồm 6 chị “Tây bô na” (Lê Minh Hà, Ninh Kiều, Miêng, Mai Ninh, Mcamond Nguyen Thi Tu, và Trần Mộng Tú), và 3 anh “Tây ba nô” (Nam Dao, Đỗ Kh, và Trần Hoài Thư):

- Đất Thổ (Nam Dao)
- Mùa tử đinh hương (Lê Minh Hà)
- Bún chả (Ninh Kiều)
- Mưa đêm Đài Bắc (Đỗ Kh)
- Trầm Hương (Miêng)
- Pyjama Colocataire (Mai Ninh)
- Mùi Thiên đàng (Mcamond Nguyen Thi Tu)
- Con chuột (Trần Mộng Tú)
- Đêm mơ (Trần Hoài Thư)

À há! Nhưng kể cũng... kì nạ! Xao nại toàn nà chuyện cũ zích mà thiên hạ đã đọc trên in tờ lét từ khuya cả thế lày?! “Đất Thổ” (2004), “Mùa tử đinh hương” (2006), “Bún chả” (2008), “Mưa đêm Đài Bắc” (2006), “Đêm mơ” (2001), vân vân và vân vân...

Vậy thì kết nuận nàm sao bây... rờ!

Các anh “Tây ba nô” với các chị “Tây bô na” đã moi lại các truyện cũ để “nàm quà” Tết cho Hội Nhà Văng Việt Lam ở Hà Lội? Hay là Hội ta chạy lên web “chôm” một mớ truyện cũ của “Tây ba nô” với “Tây bô na” về... tự “nàm quà” Tết cho mình? Để khoe zằng lăm lay hoa đào lở, chín khúc zuộc ngàn rặm xúm nhau bò về đây mà... mừng tuổi Bác?

Hôm nào có thì giờ, Thị Sương này sẽ đem ra so sánh các vẹc xông mới trên báo của Hội Nhà Văng Việt Lam với các vẹc xông cũ để xem thử chữ nghĩa của các anh chị “Tây ba nô” từ bốn phương đem về Hà Lội có bị “khác” đi chỗ nào hay không.

Tạm thời, Thị Sương lướt mắt nhanh thì phát hiện ở phần chú thích của truyện “Mưa đêm Đài Bắc” có sự khác chút xíu:

Bản trên báo Hợp Lưu số Xuân Đinh Hợi, tháng 12-2006 & tháng 1-2007, Đỗ Kh. ghi chú thích:

a) Thơ Nguyễn Tiến Cung.
b) Ca từ ở đây trích từ bài hát của Phạm Thế Mỹ, “Trăng tàn trên hè phố”.

Bản trên báo của Hội Nhà Văng Việt Lam thì cái chú thích đó có bổ sung:

(Ái Vân Quốc đã hiệu đính những danh từ Hán Việt trong bài này).

Có lẽ anh “Tây ba nô” đã tự nguyện “tập kết” nên cái truyện được người ta có nhã ý mà hiệu đính giùm. Chớ nếu Hội Nhà Văng Việt Lam mò lên web chôm cái truyện của anh “Tây ba nô” về đăng lại, mà tự ý “hiệu đính”, thì kể za nà... “náo” quá!

 

 

--------------

Những bài đối thoại khác về các vấn đề văn học:

17.03.2009
[VĂN HỌC] ... Vũ Trà My, bạn có góc nhìn lạc quan đến quên nguồn gốc khi bênh vực, cổ vũ một nhóm người Việt Nam nắm trong tay chút ít quyền lực, tự nhận mình là trí thức, nhưng sẵn sàng hãm hiếp lòng tự trọng của dân tộc mình... (...)
 
16.03.2009
[VĂN HỌC] ... Tôi lại chợt có một ý nghĩ: Hay là ông dịch giả, nhà xuất bản Việt Nam nầy chơi nước cờ cao tay thâm thuý khi tung quyển sách nầy ra thị trường? Họ cố chịu đấm ăn xôi để cùng Mạc Ngôn qua mắt chính sách kiểm duyệt của Trung Quốc lẫn Việt Nam, hầu đưa ra được một hình ảnh thực trạng cuộc sống lầm than của dân chúng trong chế độ cộng sản bây giờ... (...)
 
14.03.2009
[VĂN HỌC] ... Hai bài đối thoại ngắn về “vái cây đa” và “thờ cây... mít” rất thú vị. Hoan hô và cảm tạ Lưu Thế Hiệp và Hà Thanh Thuỷ đã lên tiếng thay độc giả... (...)
 
13.03.2009
[VĂN HỌC] ... Những thí dụ về lối phê bình “vẽ bùa” thì nhan nhản trên sách báo, và thỉnh thoảng độc giả có thể bắt gặp những thí dụ “đặc sắc”. Tôi xin đóng góp một vài thí dụ mà tôi tình cờ lượm được. Trong bài “Phạm Duy trên đăng trình đến vô cực”, Thụy Khuê bình bài “Thiền Ca số 1” của Phạm Duy như sau... (...)
 
12.03.2009
[VĂN HỌC] ... Còn nếu quả thật ông Đỗ Quyên không có í chê thơ Mai Văn Phấn, thì việc đem thơ Nguyễn Đình Thi ra để tán dương ngay trong câu kết của lời bình về thơ Mai Văn Phấn lại là việc nhảm nhí, lãng xẹt, giống như mượn cớ bình thơ Mai Văn Phấn để “vái cây đa” vậy... (...)
 
11.03.2009
[VĂN HỌC] ... Tình yêu và tình dục như hoà quyện lại với nhau, thành một. Người ta không yêu nhau như thần linh yêu nhau, ở đó, chỉ có tình cảm tinh ròng, thuần tuý, trừu tượng và mơ hồ. Ngược lại, người ta yêu nhau bằng tất cả thân thể của mình. Yêu với trái tim, với đầu óc, với môi, lưỡi, răng, với bộ phận sinh dục, với da, thịt, với toàn bộ con người của mình... (...)
 
07.03.2009
[VĂN HỌC] ... Cái nỗ lực “hiện đại” hoá thẩm mĩ thơ Tượng Trưng (như cái nỗ lực của ông Hoàng Ngọc Hiến), níu nó về thế kỉ 21 (để chê trách thơ của các thi sĩ trẻ hôm nay là “mơ hồ nhưng chưa chính xác” và “chính xác nhưng lại chẳng mơ hồ” [sic], và để dạy cho họ làm thứ thơ “phải có tính nhạc hiện đại” “kết hợp giữa cái mơ hồ và cái chính xác” [sic]) là một nỗ lực vô hiệu. Thậm chí vô nghĩa... (...)
 
06.03.2009
[VĂN HỌC] ... Ông Hiến thường có lối lý luận vơ đũa cả nắm, thích rút gọn mọi chi tiết phức tạp thành một vài câu phán đơn giản, ra vẻ là đã nắm được cái chìa khóa độc đáo, duy nhất của vấn đề. Nhưng kỳ thực những câu phán đơn giản ấy của ông Hiến lại chứa đầy những điểm tự mâu thuẫn hay lệch lạc một cách rất căn bản về phương pháp luận... (...)
 
02.03.2009
[VĂN HỌC] ... Không biết ông Hiến đã tổng hợp bao nhiêu sách vở, bài viết, nghiên cứu, thảo luận... về “hậu hiện đại” để nặn ra một công thức cô đọng đến thế! Theo công thức đó, ta có thể đi ngược thời gian và tìm thấy từ nhiều thế kỷ trước đây đã có vô số tác phẩm mang khí vị hay hơi hướng “hậu hiện đại”... (...)
 
[VĂN HỌC] ... So sánh hai cuộc phỏng vấn, tôi lại càng thấy... ớn tới tận óc, vì càng nói thì nhà văn Nguyễn Đình Chính càng cho thấy ông chỉ nói... bậy... (...)
 
01.03.2009
[VĂN HỌC] ... Về kỹ thuật và hình thức cấu trúc, văn phong của Online... ba lô không tuân thủ theo một khuôn mẫu bất biến. Nó chưa định hình. Nó còn đang ở dạng bào thai. Có thể nó sẽ là một đứa trẻ xinh xắn nhưng cũng có thể là quái thai. Về nội dung, Online... ba lô đang cố gắng dò tìm những đại giá trị mới. Có thể những đại giá trị này không có hoặc có mà chưa có tên gọi. Đó là những yếu tố hậu hiện đại... (...)
 
28.02.2009
[VĂN HỌC] ... Nhơn tiện cũng nói thiệt luôn. Cái trò đưa phong bì để dựng phỏng vấn giả mà làm tiếp thị này thì quá phổ biến ở nước ta. Tự lăng-xê dỏm để tiếp thị. Nhan nhản ca sĩ ra CD, nhà thơ nhà văn ra sách mới, đều chơi cái trò này. Ớn tới tận óc!... (...)
 
27.02.2009
[VĂN HỌC] ... Trời ơi, bác Hiệt dạy em sai rồi! Truyền thống dân tộc “Tôn sư trọng đạo” ngời sáng như thế, sao bác lại xui dại em? Hơn nữa, em lấy tư cách gì mà dám nện? Bản thân em còn chưa rõ “Hậu hiện đại” thế nào, kiến thức em cũng còn “nhếch nhác” lắm, nào dám lên mặt dạy dỗ gì ai, nói gì tới “nện nhừ xương” hả bác?... (...)
 
[VĂN HỌC] ... Thiển nghĩ, nếu tác phẩm của Alessandro Baricco được dịch trên 30 thứ tiếng vì có một giọt cà cuống, tác phẩm của Nguyễn Đình Chính được nữ thi sĩ Phạm Thị Điệp Giang đọc và phê bình trên mục Đối Thoại vì có nửa lọ cà cuống, thì thơ Nở Ngày có “hơi hướng hậu nhảm đại” của bần sĩ chỉ có... xác cà cuống mà thôi... (...)
 
26.02.2009
[VĂN HỌC] ... Cô Giang ơi, ông Nguyễn Đình Chính đã làm đúng phóc theo tinh thần “hậu hiện đại” do ông Hoàng Ngọc Hiến truyền giảng đấy! Ông Chính còn triển khai tối đa cho thật đậm đà chất “hậu hiện đại”... Vậy mà cô Giang lại chê trách ông Chính là “cũ kinh khủng”, “sáo và sến kinh khủng”, “dâm mọi lúc mọi nơi”, thì tội nghiệp cho ông Chính quá đi chứ. Con dại, thì cái mang... (...)
 
24.02.2009
[VĂN HỌC] ... Bìa sách được in rõ “tiểu thuyết Hậu hiện đại”... đọng lại cả cuốn truyện Online... Balô chỉ là cái sự nhảm ba lăng nhăng của một lão nghệ sỹ nửa mùa, đại nhảm. Cũng có phần nào văng mạng như tác giả đã cho biết (mà văng chưa tới nơi). Nhưng, xét về khía cạnh nào đó, sự nhảm ấy, sự cố gắng nhảm ấy, lại càng làm tăng thêm sự bất lực của một lớp người, càng cố tỏ lại hóa ra chỉ là càng cố tưởng (mình còn ngon lắm!)... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021