tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Văn hoá blog (3): Nguồn thông tin chính ở Việt Nam  [đối thoại]

 

 

Trong bài “Văn hoá blog (2): Cuộc chiến chống độc tài”, tôi nêu lên quan điểm cho các cuộc thảo luận trên blog như một cuộc khởi nghĩa của đám đông và là một cuộc diễn tập của tinh thần dân chủ. Tuy nhiên, ở đó, tôi chỉ nhắm đến những độc giả thuần tuý là độc giả, những độc giả lên tiếng với tư cách độc giả. Trên thực tế, thế giới blog không đơn giản và đơn điệu như thế. Trong thế giới blog, không những bằng tiếng Việt mà bằng mọi thứ tiếng khác, độc giả không tự giới hạn mình ở tư cách độc giả. Họ còn tự mình mở blog, tự mình viết và đăng bài trên blog, tự mình biến thành blogger, nghĩa là... thành tác giả. Tác giả thực thụ.

Số lượng những người như vậy nhiều vô cùng.

Nhiều là bao nhiêu? Vào Google, tôi không tìm ra một số liệu nào thật cụ thể và thật cập nhật cả. Có nhiều lý do cho tình trạng này, trong đó, lý do quan trọng nhất là blog được cung cấp bởi nhiều dịch vụ kỹ thuật truyền thông khác nhau và bằng rất nhiều thứ tiếng khác nhau. Các dịch vụ ấy không phải lúc nào cũng hợp tác với nhau. Và không phải quốc gia nào cũng sẵn sàng công khai hoá số lượng blog. Đó là chưa kể nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, lúc nào cũng tìm đủ mọi cách để hạn chế, thậm chí, bóp chết các blog. Ngoài ra, cũng còn lý do khác nữa là tốc độ phát triển của blog cực nhanh. Không phải nhanh mà là cực nhanh.

Nhớ, trong thập niên 1990, blog chỉ mới thập thò ra mắt. Lúc đầu, nó không có cả tên gọi. Chữ weblog chỉ mới ra đời từ năm 1997 và chữ blog chỉ xuất hiện từ năm 1999. Vậy mà đến tháng 9 năm 2002, tờ New York Times đã báo cáo là có gần 700,000 người sử dụng blog, và, ở vào thời điểm ấy, mỗi ngày có thêm hơn 1000 blogger mới. Chưa tới một năm sau, tháng 6 năm 2003, Blogcount ước tính là trên khắp thế giới có khoảng từ 2,4 triệu đến 2,9 triệu blog đang hoạt động. Con số này, thật ra, bị chê là thấp hơn thực tế. Persus, căn cứ trên các số liệu thu thập được từ tám dịch vụ cung cấp blog chính thời ấy (Blog-City, BlogSpot, Diaryland, LiveJournal, Pitas, TypePage, Weblogger và Xanga), cho là con số blog thực sự vào tháng 10 năm 2003 là trên 4 triệu.

Theo Technorati, vào đầu năm 2007, trên thế giới có trên 70 triệu blog. Trung bình mỗi ngày có 120,000 blog mới ra đời. Tốc độ ấy sẽ càng ngày càng tăng. Technorati cũng ước tính là trong vòng một năm, số lượng blog mới sẽ tăng lên từ 35 lến 75 triệu.

Đồ biểu phát triển của blog từ tháng 3/2003 đến tháng 3/2007:

http://www.sifry.com/alerts/archives/000493.html

Trong các blog, lượng bài được đăng tải nhiều nhất là bằng tiếng Nhật và tiếng Anh, sau đó là tiếng Hoa và các ngôn ngữ khác.

Đồ biểu các bài được đăng tải trên blog tính theo ngôn ngữ:

http://www.sifry.com/alerts/archives/000493.html

Nhiều người cho là cách tính của Technorati không bao trùm toàn bộ sinh hoạt của blog trên khắp thế giới, do đó, các con số họ đưa ra có một khoảng cách rất xa với thực tế.

Hơn nữa, dù chính xác hay không, các số liệu ấy cũng được đúc kết từ đầu năm 2007. Đã hơn ba năm trôi qua. Mà, về phương diện kỹ thuật, nhất là kỹ thuật truyền thông, ba năm là một quãng thời gian dài đằng đẵng. Tôi không tìm ra được con số blog mới nhất hiện nay, vào giữa năm 2010 này. Nhưng đoán chắc nó phải ít nhất là vài ba trăm triệu.

Trong số đó, có bao nhiêu blog bằng tiếng Việt? Tôi cũng không biết. Vả lại, thành thực mà nói, biết cũng chẳng để làm gì. Nhiều con số chỉ là con số. Chúng không thực sự có ý nghĩa gì cả. Bởi, trong vô số các blog được tạo ra, số blog thực sự hoạt động và hoạt động đều đặn rất ít. Số blog hoạt động đều đặn và có độc giả ngoài phạm vi bạn bè của người viết lại càng ít. Hầu hết đều chỉ là những trang nhật ký điện tử cá nhân. Người ta viết và người ta tự đọc. Một lúc nào đó, chán, người ta bỏ. Vậy thôi.

Số lượng blog thực sự hoạt động đều đặn và có độc giả đông đảo không nhiều. Chắc chỉ khoảng trên dưới một chục.

Tuy nhiên, điều thú vị là, dù ít, các blog ấy cũng đã làm thay đổi hẳn diện mạo của ngành truyền thông đại chúng (mass media). Trước, để theo dõi tin tức và lời bình luận về các tin tức ấy, người ta chỉ có một cách duy nhất là đọc báo, nghe đài hoặc xem tivi. Cả ba đều có tính chất tập thể, hoặc của một công ty hoặc của một nhà nước. Còn bây giờ, ngoài các phương tiện truyền thống quen thuộc ấy, người ta còn có thể đọc blog. Ranh giới giữa blog và truyền thông đại chúng, do đó, càng lúc càng mờ nhạt đi. Đó là chưa kể, vừa để đa dạng hoá vừa để cá nhân hoá, nhiều cơ quan truyền thông đại chúng cũng mở blog. Hầu hết các tờ báo lớn trên thế giới đều có trang blog. Đài VOA cũng có. Trang blog mà bạn đang đọc là một.

Phần thăm dò ý kiến trên trang chính của Trang Việt ngữ đài VOA tiết lộ nhiều điều thú vị. Được hỏi “Bạn truy cập VOA Tiếng Việt chủ yếu để xem tin tức, đọc blog, nghe đài hay học tiếng Anh?”, 38% trả lời: Xem tin và đọc blog; 14% trả lời: nghe đài; 12% trả lời: học tiếng Anh; và 34% trả lời: tất cả các mục trên. (Xem ngày 5/4/2010). Tôi không biết chính xác giữa việc xem tin và đọc blog, việc nào thu hút nhiều độc giả hơn. Nhưng tôi đoán là mức độ xê xích không nhiều. Bởi, theo tâm lý, ai quan tâm đến tin tức cũng đều ít nhiều quan tâm đến việc bình luận các tin tức ấy: chúng nằm ở các blog. Hơn nữa, phần lớn các bài trên blog đều được đưa lên, trước hết, trong  mục tin tức. Ranh giới giữa tin tức và blog, do đó, cơ hồ bị xoá nhoà.

Điều đó cũng dễ hiểu.

Trong một đất nước mà mọi phương tiện truyền thông đại chúng đều nằm trong tay nhà nước và phải thở ra mùi tuyên huấn như ở Việt Nam, vai trò của blog lại càng quan trọng. Có lẽ quan trọng hơn hẳn ở các quốc gia tự do. Để biết được những vấn đề nóng bỏng nhất ở Việt Nam hiện nay, những vấn đề làm những người có lương tri phải day dứt và cảm thấy nhức nhối nhất, người ta thường đọc ở đâu? Chắc chắn không phải trên các tờ báo Công An hay Lao Động. Cũng không phải trên các website chính thống như vnexpress hay Vietnamnet. Mà là trên các blog. Từ các blog của tập thể như http://talawas.orghttp://boxitvn.wordpress.com/ đến các blog cá nhân của một số người khác.

Blog trở thành nguồn cung cấp thông tin chính ở Việt Nam.

 

 

---------------

Bài liên hệ:

16.06.2010
[CHUYỆN BLOG] ... vẫn bấy nhiêu / khách / phong lưu / tao nhã / đêm / ngày / túc trực / từng giờ / từng phút / từng giây / thấy / món nào lạ / vừa mới / bưng ra / thì / lập tức / bác kiến / bác ruồi / bò tới / bu lại... (...)
 
17.05.2010
[TIN TẶC & CHÍNH TRỊ] ... Họ không phải là khi không lại nhận “chiến công” đâu: Thoạt tiên trang web Dòng Chúa Cứu Thế tuyên bố đã “nắm tận tay day tận trán” tin tặc, tiếp sau đó một trang mạng khác cũng đã lên tiếng vạch rõ thông tin cá nhân của họ, nên họ biết đã bị lộ diện, có che giấu nữa cũng vô ích, nên có lẽ vì vậy họ đành ngửa bài, lên giọng thách thức kiểu “Ừ chúng tao đấy, bọn mày có làm được gì được nào?!” Thật là oai phong... (...)
 
16.05.2010
[TIN TẶC & CHÍNH TRỊ] ... Thế mới biết cái văn hóa đạo đức của những người cầm quyền của nước CHXHCN Việt Nam. Khi cần chối tội, thì họ chối phăng, chối biến, cho rằng mọi lời cáo buộc có bằng chứng khoa học đều chỉ “là những ý kiến không có cơ sở.” Đến khi cần khoe thành tích, thì họ lại khoe tuốt luốt tất cả những âm mưu và hành động của họ mà họ vừa gân cổ chối biến. Cái dạng văn hóa đạo đức này có lẽ chỉ có đám xã hội đen mới có thể hiểu được. Mà đúng là xã hội đen, vì Công An tự hào chính mình là tin tặc!... (...)
 
24.04.2010
[BLOGS & CHÍNH TRỊ] ... Trong chiến tranh, blog đóng vai trò quan trọng như thế. Ở các nước độc tài, blog cũng đóng vai trò tương tự. Khi tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng đều nằm trong tay nhà nước hoặc bị nhà nước kiểm soát và kiềm chế, bằng cách nào người dân biết được sự thật? Trước, chủ yếu là tin đồn bằng miệng. Bây giờ là blog. Blog trở thành lối thoát duy nhất cho những người thấp cổ bé miệng. Và của sự thật... (...)
 
15.04.2010
[BLOGS & CHÍNH TRỊ] ... Họ đoàn kết và tin tưởng nhau, vai kề vai cho một cuộc đấu tranh chung. Tôi tin tưởng rằng Voces Cubanas sẽ thật sự trở thành một sức mạnh phản kháng của đám đông, một cuộc khởi nghĩa của những bloggers yêu tự do ở Cuba. Đến chừng nào thì các bloggers phản kháng của Việt Nam mới có thể đoàn kết và tin tưởng nhau đủ để thực hiện một trạm internet chung như thế?... (...)
 
14.04.2010
[BLOGS & CHÍNH TRỊ] ... thử tưởng tượng một bình minh tươi sáng / nghe loa vang tiếng tổ quốc đang chờ / dân cư mạng ùn ùn viết đối kháng / dấy lên thành cuộc khởi nghĩa bloggers... (...)
 
13.04.2010
[BLOGS & CHÍNH TRỊ] ... Trong bất cứ trường hợp nào, thì blog, nơi chứng kiến các cuộc đồng khởi của các độc giả vốn thầm lặng, vẫn là một diễn tập tốt, từ đó, chúng ta hy vọng nhìn thấy sự hình thành và phát triển của một thứ văn hoá dân chủ, vốn là một trong những điều chúng ta cần nhất hiện nay. Và mai sau nữa. Nhìn vấn đề như thế, chúng ta cũng sẽ thấy dễ hiểu là tại sao chính quyền, các chính quyền độc tài, lại sợ các blog... (...)
 
18.03.2010
[TIN TẶC & CHÍNH TRỊ] ... Điều quan trọng hơn hết mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là: nếu những kẻ trộm cướp cứ tiếp tục trộm cướp và tung tin giả, để rồi những người lương thiện đâm ra nghi ngờ nhau và phải mất thì giờ để thanh minh không bao giờ dứt, thì quả là chúng ta đã rơi vào một trò chơi nguy hiểm của bọn vô đạo đức... (...)
 
15.03.2010
[TIN TẶC & CHÍNH TRỊ] ... Mấy hôm nay tin tức trên internet xôn xao về vụ “Hacker đưa thông tin cá nhân sai lạc về thành viên X-Café”. Tôi vẫn thường xuyên đọc X-Café, nhưng tôi không có liên quan gì đến hoạt động của trang web ấy. Tuy nhiên, những thông tin sai lạc ra về các thành viên X-Café lại có nhiều điều bịa đặt liên quan đến cá nhân tôi... (...)
 
21.07.2009
[VĂN HỌC] ... Vừa là nhật ký vừa là tờ báo lại vừa là diễn đàn, bản chất của blog là một thể loại hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử nhân loại. Nó là một sự tổng hợp. Mà tổng hợp cũng có nghĩa là xoá nhoà ranh giới... (...)
 
13.07.2009
[VĂN HỌC] ... Nhiều người tiên đoán chính các blog sẽ là tên sát thủ của tất cả các tờ báo. Không phải ai cũng đồng ý. Nhưng có một sự thật: gần đây, số lượng các tờ báo phải bị đóng cửa hoặc đang sống ngắc ngoải khá nhiều. Kẻ thù chính là internet. Trong internet, kẻ thù chính là các blog... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021