|
“Mười tám điều tự răn trong khi viết văn”
[đối thoại]
|
![]() |
Ðọc bài của Bùi Thị Lài và Nguyễn Tôn Hiệt về tài làm thơ và phê bình thơ của “Bác”, tôi mới nhớ đến một chi tiết: “Bác” và các lãnh tụ của đảng ta rất tích cực trong việc dạy dỗ giới cầm bút cách viết văn và làm thơ. Trong cuốn hồi ký Những năm tháng ấy xuất bản năm 1987, Vũ Ngọc Phan kể khi gặp “Bác”, “Bác” bảo ông đưa bộ Nhà văn hiện đại cho “Bác” xem, sau đó, “Bác” khuyên nên viết thế này, thế kia cho đúng lập trường quan điểm, v.v… (tr. 378). Trong các buổi gặp gỡ hay nói chuyện với văn nghệ sĩ, nói chung “Bác” cũng rất hay khuyên nhủ và dạy dỗ như thế. Tật ấy lan sang nhiều lãnh tụ khác, đặc biệt là Trường Chinh và Phạm Văn Đồng. Tiêu biểu hơn cả là bài “Mười tám điều tự răn trong khi viết văn” của Trường Chinh (in trong cuốn Về văn hoá và nghệ thuật, tập 1, nxb Văn Học, 1985):
DÂN TỘC HOÁ 1. Không dùng một chữ nước ngoài nếu không cần thiết. 2. Không viết một câu theo cách đặt câu của nước ngoài nếu không cần thiết. 3. Không dùng điển tích nếu không có ích lợi gì. 4. Không được xa rời truyền thống văn chương quý báu của dân tộc. 5. Không được coi thường vốn văn học của dân tộc. 6. Không được miệt thị cái hay của văn học nghệ thuật nước ngoài.
KHOA HỌC HOÁ 1. Không được viết một câu sai ngữ pháp Việt Nam. 2. Không dùng một chữ thừa, trừ trường hợp cố ý nhắc đi nhắc lại để nhấn mạnh. 3. Không viết một câu mà người đọc có thể hiểu lầm hoặc hiểu làm hai cách. 4. Không làm cho văn của ta và lời nói của nhân dân xa cách nhau. 5. Không được viết lộn xộn. 6. Không được dùng câu sáo cũ ở trong nước và của ngước ngoài (chớ lầm sao cũ với phương ngôn, ngạn ngữ).
ĐẠI CHÚNG HOÁ 1. Không sợ dùng những tiếng thường dùng của quần chúng. 2. Không viết một câu mà người đọc bình thường không thể hiểu. 3. Không được viết chỉ để cho một số ít “thượng lưu trí thức” xem mà thôi. 4. Không được viết dài dòng và dẫn sách vở một cách vô ích để loè thiên hạ. 5. Không được vì muốn phổ cập mà sao lãng việc nâng cao trình độ của quần chúng nhân dân. 6. Không được vì đại chúng hoá mà viết một cách thô tục, khiếm nhã.
Đọc bản “Mười tám điều tự răn trong khi viết văn” ở trên, chúng ta thấy ngay ba điều: 1. Sự nghèo nàn về ý tưởng: Chỉ có 18 điều mà đã có bao nhiêu điều cứ lặp đi lặp lại. 2. Sự thô thiển trong tư duy: Không những lặp lại, tất cả những ý kiến nêu lên đều nông cạn. Không có ý nào là thực sâu sắc cả. 3. Sự sai lầm: Đã gọi là “viết văn” (thường hiểu là bao gồm cả việc làm thơ nói chung), mà cấm không cho viết những câu có thể hiểu được hai cách thì Trời cũng không viết nổi. Người xưa thường nói “thi tại ngôn ngoại”; bây giờ các nhà thi học thường nói một cách đơn giản: văn chương là nói cái này để ám chỉ cái kia. Trường Chinh ra lệnh ngược lại: chỉ được viết sao cho ai cũng hiểu được và hiểu giống nhau.
Thực hiện những điều “tự răn” như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa suốt mấy chục năm không sản xuất được một tác phẩm nào cho khá khá. Đọc “Mười tám điều tự răn trong khi viết văn” của Trường Chinh, tự nhiên tôi nhớ đến bản “Quy định về đi ỉa” ở miền Bắc vào những năm giữa thập niên 1950. Nhà thơ Trần Dần kể trong nhật ký của ông (sau in lại trong cuốn Ghi, TD Mémoire xuất bản năm 2001, trang 100): 1. Tất cả các nam nữ đi ỉa đái phải tới chỗ quy định. 2. Phải ỉa đúng lỗ. 3. Nếu là chuồng xí máy, ỉa xong phải tháo nước, bỏ giấy vào thùng đã quy định. Nếu không phải là chuồng xí máy thì thôi. 4. Ỉa xong phải rửa tay sạch sẽ.
Không biết bản quy định này có phải do Trường Chinh viết ra hay không?
Nguyễn Việt Quý
-------------- Bài liên hệ:
08.01.2009
... Khi nhà thơ/nịnh thần Chú sung sướng đem in những câu đó lên bìa sách, thì nhà thơ/nịnh thần Chú muốn nhắn nhủ với một bầy Chú chung quanh rằng: “Bác ‘cưng’ tao như thế đấy, thì đố chúng mày dám đụng vào tao nhé!”... (...)
06.01.2009
... Quả là lãnh tụ Bác thật trân trọng Chú nhà thơ Huy Cận. Dù trăm công nghìn việc mà lãnh tụ Bác cũng bỏ công đọc quyển thơ của nhà thơ Chú tặng trong suốt mấy giờ, rồi lại lao tâm khổ trí làm thơ tặng lại nhà thơ Chú. Và “bài thơ” này tiết lộ đôi điều rất ngộ... (...)
|