|
Khi ông Chân Phương khiêm tốn
[đối thoại]
|
![]() |
Chân Phương khi dịch một bài nào đó, khoái có thói quen “Lời người dịch” với “Chú thích của người dịch” rất đáng đồng tiền. Mấy nhời kia vừa lớn về kích cỡ, vừa nặng tính mô phạm, và nhất là cực to về... chất nổ. Nghĩa là làm gì ông cũng trang bị đầy tinh thần trách nhiệm và trăn trở hết trọi.
Thời còn chưa xa, ông dịch một bài gì đó bàn về thơ đăng ở Da Màu, bị người đời than vãn. Oan quá, ông cho đăng lại ở Văn chương Việt, là bởi vì ổng mãi ưu tư trăn trở về tình trạng: “trong xứ sở của những người mù về thông tin và kiến thức... bọn chột lý luận sẽ làm vua.” Thêm bởi vì 2: “hi vọng cung cấp cho độc giả không rành tiếng Anh và thiếu khả năng tra cứu, đặc biệt là người VN trong nước thiếu sách báo thế giới một cách nhìn tương đối chính xác hơn về thơ HK hôm nay”. Nặng nề trách nhiệm vậy không hiểu sao thiên hạ la lối om xòm quá, nên kì này ông có vẻ nhẹ tay hơn.
Dịch Descombes “đắn đo” suy nghĩ lung lắm, rốt cùng ông hạ chỉ tiêu chỉ nhằm “giúp các độc giả Việt Nam nâng lên ý thức về tính cần thiết của sự đa dạng trong cách tiếp cận các vấn đề tư tưởng thế giới, không những về mặt phương pháp suy tư mà còn về mặt thận trọng tri thức”. Thêm chỉ nhằm 2 là “ cần nhắc lại với độc giả người Việt một điều...” Khiêm tốn vậy đó. Nghĩa là đã bớt đi vài gam chất nổ, nhưng nỗi trăn trở thì còn nguyên xi.
Cũng đáng bát gạo lắm. Thiếu hiểu biết, có người dạy cho biết thì còn kêu cái nỗi gì. Nhưng...
Cảo thơm lần dở... ta thấy Chân Phương làm được nhiêu đâu hè!? Nếu là dịch các bài ngắn về lí luận văn chương - tư tưởng hiện thời, so với Hoàng Ngọc-Tuấn bên ngoài, số lượng của ổng mới có một đụt, nói chi đến Bùi Văn Nam Sơn bên trong, toàn tác phẩm khủng của mấy vị khủng không hà. Rôi thì bao nhiêu triết gia lí thuyệt gia cổ kim đông tây nữa được dịch. Cuốn nào cuốn nấy dày cộp. Các nhà nội địa kém ngoại ngữ nửa đời học không xuể. Còn tổng hợp các trào lưu văn nghệ trần gian muôn màu (đa dạng lăm lắm), so với Nguyễn Hưng Quốc bên Úc hay Phương Lựu bên Việt Nam, Chân Phương cũng chả có nhiêu. Vậy mà ổng cứ vô tư... nổ. Mới kì! À, có lẽ ổng đòi hỏi văn chương tư tưởng thì phải... “tinh”.
Ờ, còn tinh thế nào, tạm nhặt ra một món coi chơi. Chân Phương “chú thích của người dịch” như ri: “Trong toàn bài nhận định về mô hình trí thức Pháp này Descombes không màng nhắc đến postmodernisme, đó là một cách bày tỏ thái độ mặc nhiên của một người không có cảm tình lắm về...”. Rất cha nội. Ông thánh Tây Descombes “không màng nhắc đến”, ông “thái độ mặc nhiên”, ông “không có cảm tình”... Thế là ông á thánh Việt Chân Phương cũng “mặc nhiên” sao y chánh bổn. Đấy, đấy, đấy, “phương pháp suy tư” với “thận trọng tri thức” của Chân Phương tui vậy đấy. Mại dzô... mại dzô...
Sài Gòn, trời se lạnh 2010.
---------------- Bài liên quan:
26.12.2010
[CHUYỆN TRÍ THỨC] ... Nhưng ông Vincent Descombes là ai? Ngoài những công việc và chức vụ mà Chân Phương đã ghi nhận trong phần chú thích, ông Vincent Descombes còn là một người Marxist và là thành viên của nhóm «Socialisme ou Barbarie». Một người ở thế kỷ này mà còn theo Marxisme, còn mơ màng về chủ nghĩa xã hội như ông Vincent Descombes thì «bất mãn» và «không có cảm tình lắm» đối với tư tưởng post-structuralisme và postmodernisme là chuyện dĩ nhiên... (...)
23.12.2010
Về tương lai trí thức Pháp (tiểu luận / nhận định) - Descombes, Vincent
... Điều mà không ai có thể tiên liệu vào thời đó là tương lai của mô hình trí thức Pháp sẽ không hình thành qua lối kế tục như người ta vẫn nói: trước thì chúng ta có đại văn hào, sau là nhà bác học lớn trong một ngành khoa học đạo đức (sciences morales). Nhưng ngày tàn của nhà bác học có vẻ sắp đến nơi và ai sẽ tiếp nối vị này đây?... [Bản dịch của Chân Phương] (...)
|