tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Một dân tộc bị đập  [đối thoại]

 

Đối thoại với Vũ Trà My, nhân “Gậy ông đập lưng ông!!”

 

Tôi xin không bàn luận phần đầu bài viết, sự vụ um sùm dẫn dắt đến việc bạn Vũ Trà My đọc cuốn Ma chiến hữu và những đoạn tiếp theo như một phần bài điểm sách mà bạn Vũ Trà My viết theo kiểu báo chí Việt Nam hiện nay và không nhìn bức tranh toàn cảnh (rõ ràng, bạn phớt lờ đi hình ảnh trung tâm tác phẩm: người lính Trung Quốc trong cuộc chiến 1979 được ca ngợi, xây dựng như một hình tượng siêu anh hùng khi giết người Việt Nam, xâm chiếm, tàn phá đất nước Việt Nam…). Nếu chỉ có thế, chắc chắn tôi không gửi đăng bài viết này trên Tiền Vệ.

Tôi muốn nói đến điều khác.

Đoạn kết thứ nhất của Vũ Trà My là nhóm ý kiến trội mà tôi được đọc trên hầu hết các forum, blog, website trong thời gian gần đây. Vũ Trà My viết như một sự tổng hợp ý kiến đám đông:

... Còn các ông dịch giả, biên tập, nhà xuất bản ở Việt Nam thì bất chấp cuốn sách truyền bá điều gì, chỉ biết thâu lợi nhuận. (Không kể phát hành bán được ở Việt Nam bao nhiêu quyển, nhưng ngó lượng sách được tung ra ở các thư viện của Mỹ đang có bây giờ cho cuốn Ma chiến hữu thì đủ biết các ông ẵm bạc khấm khá như thế nào rồi). Tung sách ra mà không cần biết đến sĩ diện liêm sỉ tối thiểu phải có của một con người còn chút lòng tự trọng, tiếp tay cho người Trung Quốc miệt thị dân tộc mình qua tác phẩm kể lại một cuộc chiến Trung Quốc xâm lăng đất đai biên giới của Việt Nam năm 1979, mà dân quân Việt Nam được Mạc Ngôn cho là địch...

Xin trích lại đây đoạn kết thứ hai, theo tôi là quan trọng nhất trong bài viết của Vũ Trà My vì nó nói lên cái nhìn và ý nghĩ của tác giả:

Tôi lại chợt có một ý nghĩ: Hay là ông dịch giả, nhà xuất bản Việt Nam nầy chơi nước cờ cao tay thâm thuý khi tung quyển sách nầy ra thị trường? Họ cố chịu đấm ăn xôi để cùng Mạc Ngôn qua mắt chính sách kiểm duyệt của Trung Quốc lẫn Việt Nam, hầu đưa ra được một hình ảnh thực trạng cuộc sống lầm than của dân chúng trong chế độ cộng sản bây giờ. Ô hay! Nếu quả là đúng như mình nghĩ thì hai chế độ kiểm duyệt của Trung Quốc và Việt Nam mà xưa nay thường được người ta đặt tên là “cơ quan suy nghĩ dùm” này đã bị “gậy ông đập lưng ông “ rồi!!

Đọc đến đây thì chính tôi (và tôi tin, đó còn là chúng tôi, những con người Việt Nam đã chết lẫn đang sống, chứ không phải “ông” nào khác cả) bị bạn Vũ Trà My đập cho một trận tơi bời.

Cái gì gọi là “đưa ra được một hình ảnh thực trạng cuộc sống lầm than của dân chúng trong chế độ cộng sản bây giờ”?

Xin thưa với bạn, con người Việt Nam đã trải nghiệm điều đó bằng xương máu của họ, trong hơi thở của họ từng ngày; bằng mất mát không gì bù đắp nổi về con người, vật chất lẫn tinh thần; bằng sự ra đi đánh đổi giữa “chế độ” và “quê hương”; bằng số người Việt Nam nằm lại giữa lòng biển khơi trong cuộc tháo chạy đó. Và tôi tin, trải nghiệm đó đủ sống động và chân thật rồi! Dân tộc Việt Nam, độc giả Việt Nam, ngay thời khắc năm 2009 này, trong bối cảnh Trung Quốc gầm gừ này, không cần phải phỉ nhổ vào những con người đã nằm xuống trong chiến tranh biên giới 1979 đó, không cần đánh mất lòng tự trọng dân tộc, không cần đánh mất lương tri của mình để đọc những trang văn viết về những điều như thế.

Đồng ý rằng: người anh hùng của dân tộc này có thể không là gì cả đối với dân tộc khác, và có thể là kẻ thù xâm lược tàn bạo đối với dân tộc khác. Nhưng đó là nhìn theo góc độ lịch sử, chứ không phải văn học, đặc biệt là khi chúng ta có quyền lựa chọn. Việc dịch thuật và phổ biến chính thức cuốn Ma chiến hữu như một tác phẩm văn học dưới hình thức sách in là một minh chứng của xã hội Việt Nam hiện tại: hỗn loạn, bơ vơ giữa các giá trị.

 

Vũ Trà My, bạn có góc nhìn lạc quan đến quên nguồn gốc khi bênh vực, cổ vũ một nhóm người Việt Nam nắm trong tay chút ít quyền lực, tự nhận mình là trí thức, nhưng sẵn sàng hãm hiếp lòng tự trọng của dân tộc mình.

 

Chiêu Trần

 

 

--------------

Những bài đối thoại khác về các vấn đề văn học:

16.03.2009
[VĂN HỌC] ... Tôi lại chợt có một ý nghĩ: Hay là ông dịch giả, nhà xuất bản Việt Nam nầy chơi nước cờ cao tay thâm thuý khi tung quyển sách nầy ra thị trường? Họ cố chịu đấm ăn xôi để cùng Mạc Ngôn qua mắt chính sách kiểm duyệt của Trung Quốc lẫn Việt Nam, hầu đưa ra được một hình ảnh thực trạng cuộc sống lầm than của dân chúng trong chế độ cộng sản bây giờ... (...)
 
14.03.2009
[VĂN HỌC] ... Hai bài đối thoại ngắn về “vái cây đa” và “thờ cây... mít” rất thú vị. Hoan hô và cảm tạ Lưu Thế Hiệp và Hà Thanh Thuỷ đã lên tiếng thay độc giả... (...)
 
13.03.2009
[VĂN HỌC] ... Những thí dụ về lối phê bình “vẽ bùa” thì nhan nhản trên sách báo, và thỉnh thoảng độc giả có thể bắt gặp những thí dụ “đặc sắc”. Tôi xin đóng góp một vài thí dụ mà tôi tình cờ lượm được. Trong bài “Phạm Duy trên đăng trình đến vô cực”, Thụy Khuê bình bài “Thiền Ca số 1” của Phạm Duy như sau... (...)
 
12.03.2009
[VĂN HỌC] ... Còn nếu quả thật ông Đỗ Quyên không có í chê thơ Mai Văn Phấn, thì việc đem thơ Nguyễn Đình Thi ra để tán dương ngay trong câu kết của lời bình về thơ Mai Văn Phấn lại là việc nhảm nhí, lãng xẹt, giống như mượn cớ bình thơ Mai Văn Phấn để “vái cây đa” vậy... (...)
 
11.03.2009
[VĂN HỌC] ... Tình yêu và tình dục như hoà quyện lại với nhau, thành một. Người ta không yêu nhau như thần linh yêu nhau, ở đó, chỉ có tình cảm tinh ròng, thuần tuý, trừu tượng và mơ hồ. Ngược lại, người ta yêu nhau bằng tất cả thân thể của mình. Yêu với trái tim, với đầu óc, với môi, lưỡi, răng, với bộ phận sinh dục, với da, thịt, với toàn bộ con người của mình... (...)
 
07.03.2009
[VĂN HỌC] ... Cái nỗ lực “hiện đại” hoá thẩm mĩ thơ Tượng Trưng (như cái nỗ lực của ông Hoàng Ngọc Hiến), níu nó về thế kỉ 21 (để chê trách thơ của các thi sĩ trẻ hôm nay là “mơ hồ nhưng chưa chính xác” và “chính xác nhưng lại chẳng mơ hồ” [sic], và để dạy cho họ làm thứ thơ “phải có tính nhạc hiện đại” “kết hợp giữa cái mơ hồ và cái chính xác” [sic]) là một nỗ lực vô hiệu. Thậm chí vô nghĩa... (...)
 
06.03.2009
[VĂN HỌC] ... Ông Hiến thường có lối lý luận vơ đũa cả nắm, thích rút gọn mọi chi tiết phức tạp thành một vài câu phán đơn giản, ra vẻ là đã nắm được cái chìa khóa độc đáo, duy nhất của vấn đề. Nhưng kỳ thực những câu phán đơn giản ấy của ông Hiến lại chứa đầy những điểm tự mâu thuẫn hay lệch lạc một cách rất căn bản về phương pháp luận... (...)
 
02.03.2009
[VĂN HỌC] ... Không biết ông Hiến đã tổng hợp bao nhiêu sách vở, bài viết, nghiên cứu, thảo luận... về “hậu hiện đại” để nặn ra một công thức cô đọng đến thế! Theo công thức đó, ta có thể đi ngược thời gian và tìm thấy từ nhiều thế kỷ trước đây đã có vô số tác phẩm mang khí vị hay hơi hướng “hậu hiện đại”... (...)
 
[VĂN HỌC] ... So sánh hai cuộc phỏng vấn, tôi lại càng thấy... ớn tới tận óc, vì càng nói thì nhà văn Nguyễn Đình Chính càng cho thấy ông chỉ nói... bậy... (...)
 
01.03.2009
[VĂN HỌC] ... Về kỹ thuật và hình thức cấu trúc, văn phong của Online... ba lô không tuân thủ theo một khuôn mẫu bất biến. Nó chưa định hình. Nó còn đang ở dạng bào thai. Có thể nó sẽ là một đứa trẻ xinh xắn nhưng cũng có thể là quái thai. Về nội dung, Online... ba lô đang cố gắng dò tìm những đại giá trị mới. Có thể những đại giá trị này không có hoặc có mà chưa có tên gọi. Đó là những yếu tố hậu hiện đại... (...)
 
28.02.2009
[VĂN HỌC] ... Nhơn tiện cũng nói thiệt luôn. Cái trò đưa phong bì để dựng phỏng vấn giả mà làm tiếp thị này thì quá phổ biến ở nước ta. Tự lăng-xê dỏm để tiếp thị. Nhan nhản ca sĩ ra CD, nhà thơ nhà văn ra sách mới, đều chơi cái trò này. Ớn tới tận óc!... (...)
 
27.02.2009
[VĂN HỌC] ... Trời ơi, bác Hiệt dạy em sai rồi! Truyền thống dân tộc “Tôn sư trọng đạo” ngời sáng như thế, sao bác lại xui dại em? Hơn nữa, em lấy tư cách gì mà dám nện? Bản thân em còn chưa rõ “Hậu hiện đại” thế nào, kiến thức em cũng còn “nhếch nhác” lắm, nào dám lên mặt dạy dỗ gì ai, nói gì tới “nện nhừ xương” hả bác?... (...)
 
[VĂN HỌC] ... Thiển nghĩ, nếu tác phẩm của Alessandro Baricco được dịch trên 30 thứ tiếng vì có một giọt cà cuống, tác phẩm của Nguyễn Đình Chính được nữ thi sĩ Phạm Thị Điệp Giang đọc và phê bình trên mục Đối Thoại vì có nửa lọ cà cuống, thì thơ Nở Ngày có “hơi hướng hậu nhảm đại” của bần sĩ chỉ có... xác cà cuống mà thôi... (...)
 
26.02.2009
[VĂN HỌC] ... Cô Giang ơi, ông Nguyễn Đình Chính đã làm đúng phóc theo tinh thần “hậu hiện đại” do ông Hoàng Ngọc Hiến truyền giảng đấy! Ông Chính còn triển khai tối đa cho thật đậm đà chất “hậu hiện đại”... Vậy mà cô Giang lại chê trách ông Chính là “cũ kinh khủng”, “sáo và sến kinh khủng”, “dâm mọi lúc mọi nơi”, thì tội nghiệp cho ông Chính quá đi chứ. Con dại, thì cái mang... (...)
 
24.02.2009
[VĂN HỌC] ... Bìa sách được in rõ “tiểu thuyết Hậu hiện đại”... đọng lại cả cuốn truyện Online... Balô chỉ là cái sự nhảm ba lăng nhăng của một lão nghệ sỹ nửa mùa, đại nhảm. Cũng có phần nào văng mạng như tác giả đã cho biết (mà văng chưa tới nơi). Nhưng, xét về khía cạnh nào đó, sự nhảm ấy, sự cố gắng nhảm ấy, lại càng làm tăng thêm sự bất lực của một lớp người, càng cố tỏ lại hóa ra chỉ là càng cố tưởng (mình còn ngon lắm!)... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021