tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Nguyễn Austin trả lời  [đối thoại]

 

1. Trích Nguyễn Hoàng Văn:

Cái khó là khi đối diện với những vấn đề của lịch sử chúng ta hiếm khi đối diện với một cái nhìn công bằng, ngay thẳng và không tránh né.

Tôi muốn hỏi Bảo Hội rằng trong mạch văn và câu viết như thế chúng ta phải hiểu hai chữ lịch sử như thế nào cho đúng nghĩa: lịch sử của dân tộc, đất nước, cuộc chiến hai miền? Hay lịch sử của âm nhạc, hội hoạ,...? Trịnh Công Sơn có đặt ra những vấn đề gì cho lịch sử về âm nhạc Việt Nam để mà Nguyễn Hoàng Văn phải nhắc tới và đặt vấn đề như thế? Tôi nghĩ rằng Bảo Hội đã đọc bài viết của Nguyễn Hoàng Văn không bằng cái đầu mà bằng cảm tính nên đã lên mặt dạy đời cho những đứa trẻ lớp ba về thế nào là những thứ lịch sử như hội họa , âm nhạc,...

 

2. Tôi không biết hai chữ “huyền thoại” có gốc từ tiếng Anh, tiếng Pháp hay không? Nhưng một điều chắc chắn là chữ “huyền” trong từ này chỉ có nghĩa là “huyền hoặc, hoang đường, không xác định được tính chất hư thực mà không hề có nghĩa là “đẹp”. Rất cám ơn Võ Văn Nam đã bỏ công tra cứu sự khác nhau giữa hai từ Myth và Legend như sau:

Myth: A fiction or half-truth, especially one that forms part of an ideology. (http://www.answers.com/topic/myth)
 
Legend: A romanticized or popularized myth of modern times. (http://www.answers.com/main/ntquery?s=legend&gwp=13)

Chú ý rằng trong từ Legend đã có ý nghĩa của Myth vì vậy cả hai từ này đều mang nghĩa chung là “huyền hoặc”.

Trích Nguyễn Đăng Thường:

... có lẽ là một tín đồ trung thành (và mù quáng) của tam giáo “Hồ-Cộng-Trịnh”? — đã lẫn lộn “mythe” (huyền thoại) với “légende” (chuyện hoang đường) nên đã phản hồi... trật lất.

Nguyễn Đăng Thường có lẽ đã không tra cứu đến nơi đến chốn nên vội vàng lên gịong trách tôi phản hồi... trật lất và cũng không quên tặng chiếc nón cối cho tôi (rất cám ơn!) .

Về hai chữ “huyền thoại” tôi có thể chỉ ra cho Nguyễn Đăng Thường thấy rằng người ta không dùng nó với nghĩa là một câu chuyện đẹp : huyền thoại Dracula, huyền thoại Lê Long Đĩnh,... chỉ có những người cẩu thả, lạm dụng hoặc không biết rõ về ý nghĩa của từ này mới dùng nó với nghĩa duy nhất là một câu chuyện thần tiên, đẹp đẽ,...

 

3. Khi dùng hai từ “huyền thoại” để ám chỉ chuyện “viên gạch nướng” tôi nghĩ rằng Nguyễn Hoàng Văn muốn nói đến nghĩa “hoang đường” nên mới dẫn ra thí nghiệm, cùng kết luận: phản khoa học.

Tôi xin được phép nhắc rằng: trong một ngàn lần thí nghiệm, chỉ duy nhất một lần hiện tượng vât lý nào đó xảy ra thì chúng ta cũng không thể kết luận hiện tượng này phản khoa học được. Vì vậy tôi chỉ muốn nói rằng việc dẫn chứng của Nguyễn Hoàng Văn không đủ để nói rằng chuyện viên gạch nướng là phản khoa học. Do đó những kết luận của Lê Công Thân mới cực kỳ là vô lý.

 

4. Trong bài viết "Sơn - Sến - Sawyer - Sử: ả điếm và đồng chí" của Nguyễn Hoàng Văn, ai đọc cũng biết rằng tác giả muốn ám chỉ lịch sử của những kẻ cầm quyền là một loại “đồng chí” và đồng chí này có tính gian xảo, trá ngụy, bịa đặt, thổi phồng,... Tôi không phản bác lại ý kiến này của tác giả Nguyễn Hoàng Văn. Điều tôi muốn nói ở đây (có lẽ trong bài góp ý trước vì quá vội nên viết không rõ nghĩa) là khi muốn nhân cách hóa những từ trừu tượng như :thơ, văn, lịch sử,... người ta phải viết hoa : nàng Thơ, nàng Văn, đồng chí Lịch Sử,... người đọc sẽ hiểu là một người con gái có tên là Thơ, Văn đẹp đẽ,lãng mạn, óng mượt như những áng văn xuôi hay văn vần hoặc là một người cùng chí hướng có tên là Lịch Sử có đặc tính là viết lại những câu chuyện quá khứ,... nếu viết “đồng chí lịch sử” hay “ả điếm lịch sử” (không viết hoa) thì những cụm từ này hoàn toàn vô nghĩa : “ người cùng chí hướng một môn học, đối tượng nghiên cứu ghi chép lại quá khứ” hay là “cô gái điếm những câu chuyện quá khứ được ghi chép”??. Về điều này tôi chắc Nguyễn Hoàng Văn là người đọc và viết nhiều, chắc phải biết rõ hơn tôi. Ngoài ra vì gian xảo, trá ngụy, bịa đặt, thổi phồng,... không phải là đặc thù của một cô gái điếm mà “bán trôn” mới nói lên được cô gái này là ai. Vì vậy tôi mới đặt câu hỏi : Ả điếm lịch sử bán “trôn” của mình là “những câu chuyện quá khứ” cho ai? Ngay cả những đứa trẻ trong nước hiện nay,muốn chúng nghe những câu chuyện thuộc loại Tô Vĩnh Diện, Lê văn Tám,... thì chỉ có cách hăm dọa hoặc dụ dỗ chúng mà thôi.

 

5. Cuối cùng, tôi đặt câu hỏi về mối liên hệ “Sơn-Sến-Sử” vì không thấy Nguyễn Hoàng Văn đưa ra ý kiến của mình, như đã trích “... trong phạm vi bài viết này, việc cá nhân Trịnh Công Sơn 'như thế' hay 'như vậy' không quan trọng.

Vân Nam viết: “Còn 'ép duyên' 'Sơn - (ả Điếm) lịch sử' thì cũng tạm... được.” Viết điều này có phải VN muốn nói thay cho Nguyễn Hoàng Văn? Và làm việc đó chẳng khác nào “ gắp lửa bỏ tay người”? Kiểu viết này không được lịch sự cho lắm nó làm cho tôi hình dung đến những anh hùng chợ Cầu Muối, thấy hai người đối thoại giữa đường, nhảy xung vào nói ý của mình với hàm ý : “Tao nói như vậy đó, rồi sao?” Không biết Nguyễn Hoàng Văn nghĩ sao? Riêng tôi, bỏ đi là tốt nhất nếu không muốn “ôm đầu máu” với những vị anh hùng này.

 

 

--------------

Bài liên hệ:

20.05.2009
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Nghệ sĩ lớn là người có phong cách sang cả. Thanh Tâm Tuyền là người kiêu ngạo, sang cả trong nghệ thuật. Bùi Giáng điên khùng, áo quần nhơ nhớp, nhưng trên góc nhìn nghệ sĩ lại là người kiêu ngạo và sang cả vì không kẻ có quyền và có tiền nào mua rẻ được thơ của ông!... (...)
 
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Nhìn lại thì thấy chuyện “cục gạch nướng” của Hồ Chí Minh mang ý nghĩa của cả “myth” và “legend”. Khi Bác Trần Dân Tiên đem “cục gạch nướng” vào trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, thì câu chuyện ấy là “myth”. Khi Chú Chế Lan Viên làm thơ ca tụng câu chuyện ấy, thì nó trở thành “legend”... (...)
 
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Mác Mao Hồ ạ, nghĩ mà tội nghiệp, mà “thương cho kiếp sống tha hương / thân gầy gò gởi cho gió sương...” của những kẻ chung chăn chung gối chung nệm chung giường với... gạch nướng... (...)
 
19.05.2009
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Tình cờ (!) đọc bài về cái hottie (hot water bottle) của Nguyễn Ðăng Thường, tôi nhớ lại một kỷ niệm nho nhỏ à la Trần Dân Tiên, thời mới du học New Zealand (1960s). Trời lạnh, hà tiện không mua hottie... (...)
 
18.05.2009
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Thay vì sử dụng phương tiện sẵn có, hoặc rẻ và dễ nhất là lấy một hay vài cái chai nhựa hay bình cao-su, đổ nước sôi vào đến lưng chừng, đóng nút thật chặt và dùng khăn quấn lại để sưởi, Hồ Chí Minh — vì là đỉnh cao trí tuệ cải lương... sến — nên đã dùng cục “gạch nướng bọc giấy báo cũ” cho nó thêm bi đát cái “kiếp nghèo” mà cũng để cho thấy cái “sáng kiến tuyệt đỉnh” của mình... (...)
 
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Ai dại gì ghép duyên Sơn- Sến, bộ Austin muốn chiến tranh thế giới thứ ba trên mạng à? Còn “ép duyên” “Sơn - (ả Điếm) lịch sử” thì cũng tạm... được... (...)
 
17.05.2009
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... “Lịch sử” không phải chỉ có chuyện chiến tranh và thay đổi chế độ. “Nhân vật lịch sử” không phải chỉ là những ai góp phần đưa nhiều người vào chỗ chết hay tán gia bại sản. Không nhất thiết phải là những chính trị gia, tướng lĩnh tạo ra những bước ngoặc lịch sử thì mới được xem là “nhân vật lịch sử”... (...)
 
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Tôi nghĩ, khi Hồ Chí Minh dùng bút hiệu Trần Dân Tiên viết cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, ông ta chỉ nhằm mục đích tạo ra những huyền thoại về mình. Việc Hồ Chí Minh dùng viên gạch nướng đã thực sự trở thành một huyền thoại, được Chế Lan Viên ca tụng trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”... (...)
 
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Nhìn theo cách nào thì câu chuyện viên gạch nướng của “bác” cũng đều vô lý cả, ông Nguyễn Austin cố bảo vệ cách nào cũng không thể làm nó trở thành “có lý”... (...)
 
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... “Bốn mươi thế kỷ” tức là lịch sử. Lôi lịch sử ra trận và đặt lịch sử bằng vai bằng lứa với Đảng, với Bác, thì quả thật Tố Hữu đã biến lịch sử thành một thứ “đồng chí”... (...)
 
15.05.2009
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Tôi cố gắng tìm cho được mối “tương liên” của chuỗi âm S này mà, thú thật, không tìm được trọn vẹn. Cặp “Sơn- Sawyer” được trình bày khá rõ nét. Cặp “Sến- Sử (đúng hơn là ả điếm lịch sử)” cũng được NHV bỏ công sức khai thác nhiều mặc dù có phần gượng ép khi cho rằng những chuyện “cái thúng” và “đôi dép rách” có thể trở thành “huyền thoại lịch sử”... (...)
 
07.05.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Trịnh Công Sơn nằm trong nhóm người tổ chức đảo chính Nguyễn Văn Thiệu. Nhóm này hành động theo kế hoạch của Nguyễn Hữu Đống. Nếu đảo chính thành công thì “sẽ đặt Trịnh Công Sơn làm Bộ trưởng Văn hóa” ... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Bách khoa Toàn thư của Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam ở Hà Nội đã giải thích chữ CHIÊU HỒI như sau... (...)
 
05.05.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Xin được đóng góp một tài liệu liên hệ đến thời gian chiếc xe Jeep bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam... (...)
 
[ÂM NHẠC] ... Có lẽ Nguyễn Anh Thăng đã có sự lầm lẫn giữa hai chữ “chiêu hồi” và “Chương trình Chiêu hồi” nên mới cho rằng hai chữ này chỉ có sau 54. Tôi không chứng minh được hai chữ này chỉ có sau 54 nhưng Nguyễn Anh Thăng có thể chứng minh cho tôi thấy hai chữ này không có mặt trước cuộc chiến hai miền?... (...)
 
04.05.2009
[ÂM NHẠC] ... Dù sao mộng không thể là thực. Và người chết vẫn có thể nói dối như/hay nói láo thay... cho người sống... (...)
 
03.05.2009
[ÂM NHẠC] ... Lại tiếp tục chuyện dài TCS, “người đưa tin” xin được cống hiến hải nội chư quân tử vài dòng tư liệu. Phần bình phẩm thì mong được độc giả “chiếu cố”. Xin những vị có bài viết mà tôi dẫn ra ở đây làm sáng tỏ... (...)
[ÂM NHẠC] ... Hưởng ứng tác phẩm truyện cực ngắn của Nguyễn Tôn Hiệt, tôi xin kể lại giấc mơ của mình đêm qua: Tôi nằm mơ thấy một người đàn ông gầy gò, nhỏ bé đến trước mặt mình, hổn hển nói với tôi bằng một giọng miền Trung trọ trẹ những điều mà tôi không hiểu lắm... (...)
 
01.05.2009
[ÂM NHẠC] ... Nhạc sĩ X chứng kiến cảnh một bọn người có vũ trang ra sức đánh đập, bóc lột những người yếu đuối, vô tội. Ông ta đứng đó mà xem, rồi đem cây đàn ra, hát một bài “ca ngợi cái đẹp, gợi lên những tình cảm cao quí của con người”... Khi bọn vũ trang nghỉ tay, nhạc sĩ X cùng đi uống bia với họ... (...)
 
[ÂM NHẠC] ... Phải cám ơn Thời Gian! Thử tưởng tượng, những đòi hỏi của ông Hiệt xảy ra mấy chục năm về trước, và Nhạc Sĩ của chúng tôi trót dại nghe ông, hoá ra Việt Nam mất đứt đi một thiên tài! Ngẫm mà xem... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... trang mạng: http://en.wikipedia.org/wiki/Chieu_Hoi xác định chữ Chiêu Hồi như sau: “The Chiêu Hồi Program [...] was an initiative by the South Vietnamese to encourage defection by the Viet Cong and their supporters to the side of the Government during the Vietnam War”. Như thế danh từ Chiêu Hồi chỉ được dùng sau năm 1954... (...)
 
30.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Đối với người nghệ sĩ, với thiên chức nghệ thuật của mình, họ có thể bộc lộ tình người bằng cách dùng tác phẩm của mình để: 1. Phản đối cái ác, bênh vực những người bất hạnh, phản ánh hiện thực để giúp mọi người nâng cao nhận thức, từ đó cải tạo xã hội tốt đẹp hơn. 2. Ca ngợi cái đẹp, gợi lên những tình cảm cao quí của con người, khiến mọi người cư xử với nhau nhân ái hơn, gần gũi hơn... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi đồ rằng vì các cụ là những người làm việc ở miền Nam ngày trước nên rất “kỵ” với những chữ mà tôi đã dùng (?) hay là vì các cụ nghĩ rằng không ai có quyền “xúc phạm” đến mình cho dù đó là một cuộc thảo luận... (...)
 
29.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Nhân nghe Nguyễn Tôn Hiệt so sánh Thanh Tâm Tuyền và Trịnh Công Sơn, tôi nhớ lại câu chuyện nhà văn Nguyễn Đạt đã kể trong bài “Vĩnh Biệt Thanh Tâm Tuyền” trên Tiền Vệ... (...)
 
[ÂM NHẠC] ... Thần tượng ai, đánh giá thế nào là quyền riêng của mỗi người. Con người và tác phẩm của Trịnh Công Sơn đâu có xa lạ gì. Mỗi người không tự cảm nhận và đánh giá được hay sao mà phải nghe người khác xúi giục. Tôi biết rất nhiều người không thể nghe nổi một nửa nốt nhạc của Trịnh Công Sơn. Điều đó là chuyện hết sức thường tình... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Trịnh Công Sơn ở đâu trong đêm 30 Mậu Thân và những ngày kế tiếp trong buổi giao tranh? Tôi có thể góp ý ở trong giới hạn, kiểu “thấy sừng có nghĩa thấy trâu; thấy khói có nghĩa thấy lửa.” ... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Chuyện về Nhân Văn Giai Phẩm, khi còn ngồi ghế nhà trường tôi đã từng được nghe nói đến. Nhưng thú thật câu chuyện về đời tư Trần Dần: “yêu cô gái tiểu tư sản ở lại Miền Bắc là tan nát cả cuộc đời, đến nỗi phải cắt gân máu tay tự tử” như Bằng Phong đã viết thì cho đến giờ, qua internet, tôi mới được biết... (...)
 
[ÂM NHẠC] ... Sau bài góp ý của tôi với Nguyễn Tôn Hiệt, thay vì làm minh bạch những câu hỏi tôi đặt ra thì Nguyễn Tôn Hiệt lại phản hồi bằng những thông tin liên quan đến lý do tại sao Trịnh Công Sơn lại viết bài “Em còn nhớ hay em đã quên”... (...)
 
28.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Hãy thẳng thắn xác định: Trong nghệ thuật, Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ có tài. Trong đời sống, Trịnh Công Sơn là một kẻ cũng hèn yếu, xu nịnh, ích kỷ và tầm thường như rất nhiều kẻ khác... (...)
 
27.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Trong bối cảnh như vậy, anh đòi hỏi Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ nổi tiếng trong “chế độ cũ”, phải có thái độ phản kháng lại chính quyền ư? Anh muốn ông phải công khai xót thương những người phải bỏ xứ, bị lùa đi kinh tế mới, bị đói khổ, bất công ư?... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tội nghiệp Nguyễn Austin, cả tháng nay, tả xung hữu đột, hết Da Màu tới Tiền Vệ chỉ để bảo vệ “tượng đài”. Tượng đài có khi ngàn năm, cũng có lúc gặp “sự cố” như ở Điện Biên mới đây... (...)
 
26.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Sau khi “chân dép lốp bay vào vũ trụ” với phi thuyền Apollo [!], nhạc Việt Nam đã lên tới đỉnh điểm “thiên tài nhạc” Trịnh Công Sơn và... chấm hết... (...)
 
[ÂM NHẠC] ... Những tín đồ Ky tô giáo thường đưa ra luận cứ: nếu anh không chứng minh được Chúa của tôi không hiện hữu thì điều đó không có nghĩa là không có Chúa. Tôi bắt chước luận cứ này để góp ý với VVN: nếu anh không chứng minh được những sự kiện liên quan đến cái gọi là “huyền thoại Diễm Xưa” không có thật, thì điều này không có nghĩa là những điều đó là bịa đặt... (...)
 
25.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Cái chết bi thảm của hai mươi cô gái Thanh niên Xung phong biến thành “những dòng chữ óng mượt”. Rồi “những dòng chữ óng mượt” ấy đã được Trịnh Công Sơn đem vào bài hát bằng “những sắp xếp tinh khôn”, với “những cân nhắc đong đưa xuôi chèo thuận lái”... (...)
 
[ÂM NHẠC] ... Tôi đọc đi đọc lại bài hát “Em còn nhớ hay em đã quên” của TCS nhiều lần để cố gắng hiểu được những điều mà Nguyễn Tôn Hiệt cũng như nhiều người khác đã phê phán; nào là: “Bài hát của ông đưa ra những hình ảnh hoàn toàn dối trá. Những hình ảnh lãng mạn thơ mộng đó là những hình ảnh của Sài Gòn trước 1975, chứ hoàn toàn không phải là của thành phố Hồ Chí Minh sau 1975”... (...)
 
24.04.2009
[VĂN HOÁ] ... Không, Nguyễn Đắc Xuân không ngây ngô chút nào khi lập luận một cách khiên cưỡng như vậy. Đúng ra, ông ta rất ác. Không chỉ ác mà còn thiếu lương thiện. Thiếu lương thiện vì xuyên tạc nội dung tấm ảnh một cách gán ghép và không trung thực... (...)
 
20.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Bài hát “Em ở nông trường, em ra biên giới” của Trịnh Công Sơn, Giải Nhất cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh”, chính là đỉnh cao của nền văn nghệ tuyên truyền trước khi chính sách “đổi mới” ra đời. Từ năm 1986 trở đi, Trịnh Công Sơn bắt đầu được phép quay trở lại với cái mùi lãng đãng trước 1975, và ông ta có 15 năm còn lại để tô điểm cho cái hình ảnh một nhạc sĩ với tấm lòng đầy ắp tình người... (...)
 
[ÂM NHẠC] ... Tôi viết bài “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]” để vạch ra sự bịa đặt hay thổi phồng quá trớn của một huyền thoại về sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn: “Tháng 7 2004 Diễm Xưa trở thành nhạc phẩm Á Châu đầu tiên được viện đại học Kansai Gakuin đưa vào chương trình giáo dục của viện đại học trong bộ môn Văn Hoá và Âm Nhạc.”... (...)
 
17.04.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Thông tin về bức thư của TCS gửi Joan Baez là thực. Theo tôi, những điều viết trong thư này cho thấy bản chất nông nổi, nhẹ dạ của một người nghệ sĩ. Kết tội TCS là đồng lõa với tội ác e rằng đó là một ngoa ngữ... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nhân đọc bài viết “Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn — một thiên tài đồng loã với tội ác” của ông Đặng Văn Âu, xưng là một người bạn của Trịnh Công Sơn, tôi có chút thắc mắc. Xin ông Âu vui lòng giải đáp... (...)
 
[ÂM NHẠC] ... Dịch enka từ chữ Hán 演歌 thành “diễn ca” rồi bình luận theo từ đó e rằng tối nghĩa. Thực chất enka hiện đại là loại bài hát thể ballad, được phát triển từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Từ “enka” theo nghĩa hiện đại chỉ xuất hiện từ 1969... (...)
 
16.04.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Mới đây họa sĩ Trịnh Cung – Nguyễn Văn Liễu – viết một bài có nhan đề “Trịnh Công Sơn và tham vọng chính trị” đăng trên trang mạng Da Màu, rồi sau đó có một số người viết “phản bác” về nội dung bài viết vừa nêu và chê bai nhân cách của tác giả Trịnh Cung, tôi bèn mạo muội tham gia để bày tỏ đôi chút cảm nghĩ cá nhân vể một thiên tài từng xem tôi là bạn... (...)
 
[ÂM NHẠC] ... Theo tự điển Tiếng Việt thì “mê hoặc” có nghĩa làm người ta lầm lẫn bằng các tà thuyết. Còn “giải hoặc” là phá bỏ những tà thuyết bằng cách dùng những sự kiện, lập luận có thực hoặc dựa trên logic của con người,... Như thế ,ta không thể giải hoặc bằng những nhận định cảm tính hoặc dựa trên những suy luận thiếu cơ sở vững chắc... (...)
 
14.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Vậy bảo enka là “nhạc sến” thì sai – thực ra, nó tương đương với ca khúc tình cảm tân nhạc phổ thông của Việt Nam thời tiền chiến và của miền Nam trước 75, mà sau này bị gọi là “nhạc vàng”... (...)
 
[ÂM NHẠC] ... Vậy mà bây giờ ở Việt Nam lại nổi lên cái huyền thoại bài “Thiên thai” của Văn Cao bay vào vũ trụ! Oan cho Văn Cao, ông mất đi rồi thì mặc tình mà đám văn công bồi bút ra sức bơm ông lên để rêu rao cái đường lối “Chân dép lốp bay vào vũ trụ”!... (...)
 
13.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Định tiếp tục giải hoặc Trịnh Công Sơn, nhưng lại thấy có mấy lời góp ý của ông Nguyễn Đình Đăng, nên tôi phải dành thì giờ để đáp lời. Trước hết, tôi xin cảm ơn ông Nguyễn Đình Đăng đã góp ý. Nhưng cũng xin nói ngay, những điều ông góp ý thì cũng chẳng cứu vớt gì được cái huyền thoại giả mà tôi đã phân tích trong “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]”... (...)
 
12.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Bản dịch “Diễm xưa” ra tiếng Nhật là do người Nhật thực hiện. Đây chỉ là phổ lời Nhật cho phù hợp với nhạc chứ không phải là bản dịch nguyên văn. Lời Nhật này được Khánh Ly hát lần đầu tiên tại Nhật năm 1970 tại hội trợ Osaka. Sau đó bài hát được phát vào năm 1978 trong một TV drama của đài NHK... (...)
 
10.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Những thứ huyền thoại này, một phần do chính Trịnh Công Sơn bịa ra, một phần do những người khác bịa ra vì những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, chúng lại có tác dụng rất hữu hiệu đến tâm lý đám đông lười suy luận, và khi một chuyện bịa đặt được trang trọng lặp đi lặp lại trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì “lộng giả thành chơn”, nó sẽ được đại chúng tin là hoàn toàn có thật... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021