tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Thư gửi anh Chu Hà  [đối thoại]

 

Thưa anh Chu Hà,

Chân thành cám ơn anh về bài viết rất mạch lạc và chi tiết của anh. Đúng là lần trước tôi đã phản hồi lệch trọng tâm vấn đề anh đưa ra. Thành thật xin lỗi anh. Nay xin phép anh cho tôi được quay lại vấn đề này một lần nữa.

Đúng như anh nói. Ông Phạm Duy đã che đậy, không dám nói thật cái nguyên nhân sâu xa tại sao ông không phổ nhạc các bài thơ của hai thi sĩ Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên. Theo tôi nghĩ, sở dĩ ông ta phải che đậy là vì sợ sa vào cái kinh nghiệm cay đắng mà ông bà mình thường nói: “LỜI THẬT, MẤT LÒNG.”

Xin phép cho tôi được kể lại bài học đau thương của riêng cá nhân tôi. Mấy năm trước có một người bạn văn gởi cho tôi đọc truyện ngắn của anh ấy. Đọc xong anh hỏi ý kiến tôi thế nào. Tôi thành thực đáp: “Truyện anh viết công phu lắm nhưng thú thiệt là tôi không hiểu mấy.” Chỉ vì câu nói đó mà tôi mất bạn dù sau đó tôi đã xin lỗi, đã năn nỉ anh hãy bỏ qua vì sức đọc của tôi còn non kém, tôi cần học hỏi thêm... vân vân... Từ bài học đau thương đó mà sau này có ăn gan trời tôi cũng không dám bình phẩm tác phẩm của ai một cách thật lòng. Ý là trong trường hợp này tôi là kẻ vô danh tiểu tốt và người bạn của tôi cũng tiểu tốt vô danh.

Trở lại trường hợp Phạm Duy.

Ông ấy có dám nói thật không khi đụng tới thơ của hai thi sỉ thuộc loại “đền của đền” như anh nói? Lời phát biểu của ông ấy chắc là để cho “xuôi chèo mát mái”, không làm ai phải nổi cơn tam bành lục tặc.

Cái này là tôi nghĩ thế thôi, suy bụng ta ra bụng... Phạm Duy, chẳng biết có đúng không. Vì vậy, tôi không chú trọng đến những gì ông ta nói, tôi chú trọng đến những gì ông ta làm. Hễ nhạc sĩ chọn bài thơ nào để phổ nhạc thì có nghĩa là ông ta thích bài thơ đó. Còn những bài khác ông ta không chọn nghĩa là không thích. Lời phát biểu của ông ấy mà anh đã trích dẫn chẳng qua là để cho “huề cả làng”, không làm mích lòng ai. Dĩ nhiên đây là một thái độ không có gì đáng vỗ tay.

Ít lời xin được gởi tới anh.

Chân thành cám ơn anh Chu Hà.

 

Ngọc Thu

 

 

-----------------

Bài liên quan:

18.10.2011
[VĂN HOÁ CA NHẠC] ... Thơ dễ phổ nhạc (thích hợp) không phải/không cần là “thơ hay”, mà nên thuộc loại thơ kể lại một câu chuyện tình “đau thương” có đầu có đuôi, sến đặc hay sến lỏng, là thượng hảo hạng... (...)
 
[VĂN HOÁ CA NHẠC] ... Tôi không thấy những bài thơ được phổ nhạc của Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên có chỗ nào “lý trí quá” như Phạm Duy nói. Đúng ra phải nói đó là những bài thơ đầy xúc cảm, đầy tình cảm dạt dào cho đất nước, con người... (...)
 
[VĂN HOÁ CA NHẠC] ... .. Biết đâu những tra vấn lơ tơ mơ của tôi như thế này sẽ dẫn đường cho một chuyện hay một điều gì đó cần phải tra vấn khác, có khi là quan trọng hơn thì sao? Một cách cụ thể hơn, tôi thấy ông ấy nói “không thật” thì tôi tra vấn, hay nói như chị là “vặn vẹo”, để đi tìm sự thật chứ để làm chi nữa thưa chị?... (...)
 
17.10.2011
[VĂN HOÁ CA NHẠC] ... Nhạc sĩ chọn một bài thơ để phổ nhạc trước hết là do ông ấy thích bài thơ đó. Còn ông ta không chọn bài nọ bài kia vì ông ta... không thích những bài đó, không có cảm hứng... (...)
 
15.10.2011
[VĂN HOÁ CA NHẠC] ... Làm gì có chuyện một con người duy lý mà lại chạy làng trước những bài thơ “lý trí quá”... (...)
 
09.10.2011
[VĂN HOÁ CA NHẠC] ... Cách đây 13 năm, mình được một anh bạn mời tới nhà ăn mừng tân gia. Mục đích là để khoe nhà, sẵn khoe luôn dàn máy Karaoke mới sắm. Chủ nhà hát liên tiếp 5 bài hát mở hàng dàn máy. Lúc đó mình như thấy tuần tự hình ảnh Phạm Duy - Trịnh Công Sơn - Từ Công Phụng - Lê Uyên Phương và Cung Tiến ngã lăn đùng ra chết giấc... (...)
 
08.10.2011
[VĂN HOÁ CA NHẠC] ... Hát karaoke — đây là đang nói về karaoke đàng hoàng, chứ tuyệt nhiên chẳng có dính dáng gì đến karaoke ôm bậy ôm bạ như ở Việt Nam — cũng có thể được xem là một sự bùng nổ dữ dội, ít ra là tại những nơi có người Việt mình tại Mỹ... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021