tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Hồi thư chưa biết đặt tên  [đối thoại]

 

Đầu giờ chiều đầu năm tết Tây [khác ‘năm tàn tháng chết’], bạn tui xách chai rượu đế [không là champagne hay sauterne] từ quê Phú Yên [cũng vừa bão lụt thế kỉ nhưng không phải Boston] vào, lai rai và vui đáo để [khác xa ‘trạng thái âm u’], uống rồi còn đòi uống nữa [cách biệt cả trời vực với ‘uống mãi cũng chán’]... vân vân. Kẹt là chỉ có mỗi giống nhau ở chỗ cũng ‘phá lên cười’, và... lạc đề. (Vụ này dường như Nguyễn Hưng Quốc có đặt cho cái tên là phê bình giai thoại).

ông Chân Phương hổng thèm ngồi lại “trao đổi tương kính”, nhưng tui xin bịn rịn vin áo nằn nì ông ngồi lại, bởi ba cái dzụ không... lạc đề.

 

Dzụ 1. Ông kêu rằng ông nhằm “giúp độc giả Việt Nam nâng ý thức”, giúp họ cái “phương pháp suy tư” mà ông mới dịch lèo tèo vài bài, thì làm sao độc giả “thiếu khả năng tra cứu” kia theo dõi có hệ thống qua đó có thể chọn lựa để giải quyết chuyện “mù lí thuyết” của họ được?

Vậy, ông hãy dịch và viết cho thật nhiều đi, rồi... nổ sau, đâu có muộn. Thăn tui nêu tên 4 nhà trên, chẳng phải để đẩy các vị thượng đài so găng, mà chỉ muốn nói: Họ đã làm bao nhiêu thứ, vậy mà họ có nổ ở đâu mô? So sánh để bật lên vấn đề đấy chứ! Lạc đề đâu mà lạc.

 

Dzụ 2. “Descombes không màng nhắc đến postmodernisme”.

Ta có thể thay postmodernisme bằng chủ nghĩa nào bất kì, không thành vấn đề. Không màng nhắc đến chi chi thì kệ ổng, gì mà to chuyện thế? Ông Tây này cũng có thể lạc hậu lắm chớ, biết đâu chừng!

 

Dzụ 3. Trong toàn bài, Descombes không nhắc đến posmodernisme, vậy mà ở “chú thích của người dịch”, ông Chân Phương đá sang isme này cái. Ông kêu đó là “chú thích có tính phản biện”, còn thái độ này Nguyễn Hoàng Văn gọi là: phê bình du kích. Chả sứt mẻ gì postmodernisme, nên hàng đồ đệ của chủ nghĩa này cũng chẳng thèm nhăn trán chi cho mệt nữa.

 

Dzụ 4. Ông Chân Phương bảo Descombes “không màng nhắc đến”, “thái độ mặc nhiên”, “không có cảm tình”...

Người ta có thể thay tên Descombes bằng bất kì tên nào, thì vẫn vậy. Lẽ nào ông Tây hô lên là ông Việt cứ ‘mặc nhiên’ tin ngay? Tin và dịch nó ra để “nâng ý thức” cho đồng bào, đồng chí và các bạn... như thể chân lí sông có thể cạn, núi có thể mòn... (Vụ này nhà thơ Inrasara có đặt cho cái tên là Theo-ism).

Nâng kiểu đó thì chết hết thiên hạ dưới gầm trời rồi còn gì?

 

Kiến nghị: Chân Phương hãy viết cuốn sách thật gồ về tư tưởng hay lí luận văn nghệ Tây phương đi, với “những lời giới thiệu chú thích có tính phản biện” thật oách vào... khi đó ông có phán trật thì đồng bào nếu không nghe cũng phải phục. Khi đó, bà con sẽ “tiếp thu có phán xét” như ý nguyện.

Còn ông cứ “mặc nhiên” nổ vậy, thì chẳng thể “đụng đến vùng ‘nhạy cảm’“ của ai cả đâu.

Mong ông dzui dzẻ!

Tui cũng dzậy.

 

 

 

----------------

Bài liên quan:

30.12.2010
[CHUYỆN TRÍ THỨC] ... Cảm ơn bạn Léon Nguyễn (xin xưng hô như thế cho thân thiện) đã hồi âm nhiệt thành và góp vài ý kiến phê phán sau khi đọc lời giới thiệu và bản dịch “Mô hình trí thức Pháp” của tôi. Tôi sẽ lần lượt giải đáp các ý kiến ấy. Khi khác tôi sẽ vắn tắt hơn, nhưng lúc này năm tàn tháng chết chẳng biết làm gì... (champagne với sauterne uống mãi cũng chán!). Được dịp thong thả trò chuyện với bạn, tôi xin nhân tiện cung cấp thêm cho độc giả Tiền Vệ nói chung một vài thông tin có thể giúp ích cho việc tiếp nhận tài liệu nói trên... (...)
 
27.12.2010
[CHUYỆN TRÍ THỨC] ... Chân Phương khi dịch một bài nào đó, khoái có thói quen “Lời người dịch” với “Chú thích của người dịch” rất đáng đồng tiền. Mấy nhời kia vừa lớn về kích cỡ, vừa nặng tính mô phạm, và nhất là cực to về... chất nổ... (...)
 
26.12.2010
[CHUYỆN TRÍ THỨC] ... Nhưng ông Vincent Descombes là ai? Ngoài những công việc và chức vụ mà Chân Phương đã ghi nhận trong phần chú thích, ông Vincent Descombes còn là một người Marxist và là thành viên của nhóm «Socialisme ou Barbarie». Một người ở thế kỷ này mà còn theo Marxisme, còn mơ màng về chủ nghĩa xã hội như ông Vincent Descombes thì «bất mãn» và «không có cảm tình lắm» đối với tư tưởng post-structuralisme và postmodernisme là chuyện dĩ nhiên... (...)
 
23.12.2010
Về tương lai trí thức Pháp  (tiểu luận / nhận định) - Descombes, Vincent
... Điều mà không ai có thể tiên liệu vào thời đó là tương lai của mô hình trí thức Pháp sẽ không hình thành qua lối kế tục như người ta vẫn nói: trước thì chúng ta có đại văn hào, sau là nhà bác học lớn trong một ngành khoa học đạo đức (sciences morales). Nhưng ngày tàn của nhà bác học có vẻ sắp đến nơi và ai sẽ tiếp nối vị này đây?... [Bản dịch của Chân Phương] (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021