tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Dịch loạn! Về bản dịch “Những kẻ thiện tâm” của Cao Việt Dũng  [đối thoại]

 

Hôm trước, nhân đọc ý kiến của ông Vi Văn Tuyên về cách dịch của anh Cao Việt Dũng, tôi đã bỏ chút thời giờ lên mạng xem thực hư thì rơi phải mấy trang đầu tiên của “Những kẻ thiện tâm” (“Les Bienveillantes”), tiểu thuyết của Jonathan Littell do anh Cao Việt Dũng dịch, nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2008. Đọc được mấy câu, tôi cũng “tá hỏa”. Tôi xin gửi ý kiến này lên Tienve để mọi người cùng theo dõi.

Trích đoạn “Những kẻ thiện tâm” đăng trên trang riêng của nhà sách Trí Tuệ được quảng cáo là “Nhà sách mạng lớn nhất Việt Nam”. Chúng ta có thể kiểm chứng ở đây: http://nhasachtritue.com/book/inside/?pid=577&pos=2#

Phần tiếng Pháp (từ trang 11 đến trang 14), tôi lấy từ bản “Les Bienveillantes” (Gallimard, Paris, 2006).

Để rõ ràng, tôi xin trình bày theo cách của ông Vi Văn Tuyên.

 

1.

 

“Ça risque d'être un peu long, après tout il s'est passé beaucoup de choses, mais si ça se trouve vous n'êtes pas trop pressés, avec un peu de chance vous avez le temps

“Sẽ hơi dài đấy, thì đã có nhiều chuyện đến thế xảy ra cơ mà, nhưng nếu có thật như thế thì các người cũng có vội vã gì lắm đâu, may mắn một chút là các người có đủ thời gian thôi” (Cao Việt Dũng)

Theo tôi, “si ça se trouve” mà dịch là “nhưng nếu có thật là như thế” thì sai bét, khiến câu ngay sau đó cũng sai theo. Còn “avec un peu de chance vous avez le temps» mà dịch là “may mắn một chút là các người có đủ thời gian thôi”, thì trái hẳn nghĩa.

Tôi cho rằng câu trên nên dịch là:

“Có khả năng là hơi dài đấy, thì đã có nhiều chuyện đến thế xảy ra cơ mà, nhưng rất có thể là các người không vội vã lắm, mà biết đâu các người lại có thời gian”.

 

2.

 

“Si je me suis résolu à écrire, après toutes ces années, c'est pour mettre les choses au point pour moi-même, pas pour vous”

“Sau từng ấy năm, tôi quyết định viết, chỉ là để sắp xếp lại mọi chuyện, vì tôi, không phải vì các người.” (Cao Việt Dũng)

“Mettre les choses au point” không phải là “sắp xếp mọi chuyện” mà là “làm sáng tỏ mọi chuyện”.

Tôi có cảm giác anh Cao Việt Dũng tuy dịch nhưng không nắm được mối liên hệ giữa các câu với nhau, từ đó không hiểu được tinh thần chung của tác phẩm. Trình độ như thế mà cứ tiếp tục dịch và được xuất bản thì loạn thật. Thực ra nhân vật chính, sau đó chưa đầy hai trang đã nhắc lại mục đích viết của mình: “pour passer le temps, et aussi, c'est possible, pour éclaircir un ou deux points obscurs …” (để tiêu thời gian, và cũng để, nếu có thể, soi sáng một hai điểm còn khó hiểu…”.

Càng đọc càng thấy rõ là anh Cao Việt Dũng chỉ có thể dịch sang tiếng Việt những từ rất đơn giản trong bản gốc (khi tác giả sử dụng chúng ở nghĩa đen chẳng hạn), nhưng cứ gặp các cụm từ hay các nghĩa bóng là anh lúng túng ra trò. Như ví dụ trên chẳng hạn: “éclaircir” thì anh biết, nhưng “mettre au point” thì anh chịu luôn.

Tóm lại, theo tôi, câu trên nên được dịch là:

“Sau từng ấy năm, nếu tôi quyết định viết, là để soi sáng mọi chuyện, vì tôi, không phải vì các người”.

 

3.

 

“Je ne sais pas pourquoi, d’ailleurs, un vieux fond de morale philosophique

peut-être…”

“Ngoài ra tôi cũng không biết tại sao, có thể là một mảnh vụn xưa cũ nào đó của luân lý triết học còn sót lại…” (Cao Việt Dũng)

“Fond” mà dịch là “mảnh vụn còn sót lại” thì sai hẳn nghĩa. “Fond” là “nền tảng”, là “gốc”, ai mà không biết?

 

4.

 

“Pour faire quoi, alors? Je n’en ai pas idée, pour durer, sans doute, pour tuer le temps avant qu’il ne vous tue.”

“Thế thì để làm gì? Tôi biết làm sao được, hẳn là để kéo dài, để giết thời gian trước khi nó giết ta” (CVD).

“Durer” ở đây không thể dịch là “kéo dài”, vừa vô nghĩa vừa không đúng ngữ pháp. Ví dụ này lại chứng minh một lần nữa nhận định trên của tôi về khả năng tiếng Pháp của anh Cao Việt Dũng. “Durer” là “kéo dài” (theo nghĩa đen) thì biết, nhưng các nghĩa khác của nó, thì anh bó tay.

Thế nên, câu trên phải được dịch là:

“Thế thì để làm gì? Tôi không biết, hẳn là để tiếp tục tồn tại, để giết thời gian trước khi nó giết ta”.

 

5.

 

“Une fois, j’étais en Allemagne, en voyage d’affaires, je discutais avec le directeur

d’une grande maison de sous-vêtements, à qui je voulais vendre de la dentelle. Je lui avais été recommandé par d’anciens amis”.

“Một lần ở Đức, trong một vụ làm ăn, tôi nói chuyện với giám đốc một hãng đồ lót lớn, tôi muốn bán đồ đăngten cho ông ta. Vài người bạn cũ giới thiệu tôi cho ông ta”. (Cao Việt Dũng)

“En voyage d’affaires” mà anh Cao Việt Dũng dịch thành “trong một vụ làm ăn” là thiếu mất từ “voyage”. Từ “recommander” ở trong câu này không có nghĩa “giới thiệu” thông thường mà là “gửi gắm”. Thêm nữa, cách anh không biết dịch “recommander” ở plus-que-parfait chứng tỏ anh không hiểu nghĩa của mấy câu này (thật ra, nhân vật chính đến Đức để gặp đối tác làm ăn, việc này đã được lên kế hoạch từ trước).

Theo tôi, đoạn trên nên được dịch là:

“Một lần ở Đức, trong một chuyến đi làm ăn, tôi nói chuyện với giám đốc một hãng đồ lót lớn, tôi có ý định bán đăngten cho ông ta. Trước đó, vài người bạn cũ đã gửi gắm tôi cho ông ta”.

 

6.

 

“ainsi, sans poser de questions, nous savions tous les deux à quoi nous en tenir, l’un envers l’autre”.

“thế rồi, không cần hỏi han gì nhau, chúng tôi biết ngay được là sẽ phải làm gì” (Cao Việt Dũng)

“Savoir à quoi s'en tenir”, anh Cao Việt Dũng dịch là “biết ngay được là sẽ phải làm gì”, thì hẳn là không hiểu tiếng Tây mà chỉ đoán mò (và đã đoán sai!)

Theo tôi, câu này nên được dịch như sau:

“thế là không cần hỏi han gì nhau, chúng tôi biết nên hiểu về nhau như thế nào

 

7.

 

“Le livre, d’ailleurs, était fort mauvais, confus, geignard, baigné d’une curieuse hypocrisie religieuse”.

“Cuốn sách thì vô cùng dở, lộn xộn, giọng điệu lè nhè, tắm đẫm trong một thứ đạo đức giả mang tính tôn giáo kỳ quặc” (Cao Việt Dũng)

“Geignard” dịch là “giọng điệu lè nhè” là sai, phải dịch là “than thân trách phận”. Hơn nữa, “kỳ quặc” đi với “thứ đạo đức giả” chứ không đi với “tôn giáo”. Anh Cao Việt Dũng đặt sai chỗ làm cho câu tiếng Việt rất tối: “một thứ đạo đức giả mang tính tôn giáo kỳ quặc”.

Theo tôi, câu trên nên được được dịch là:

“Cuốn sách thì vô cùng dở, lộn xộn, than thân trách phận, đẫm một thứ đạo đức giả kỳ quặc mang tính tôn giáo”.

 

8.

 

“Elle devait se douter que j’aurais refusé net, le fait accompli était plus sûr. Et une fois là, rien à faire, les petits-enfants pleureraient, etc”

“Bà ta sợ tôi sẽ từ chối thẳng thừng, chuyện đã rồi thì chắc cú hơn. Và một khi mèo đã ở đó thì còn làm gì được nữa, bọn cháu chắt sẽ khóc lóc, rồi thì đủ thứ chuyện” (Cao Việt Dũng)

Anh Cao Việt Dũng không dịch động từ “devoir” (ở đây rất quan trọng vì nó chỉ một giả thuyết). “Se douter” không phải là “sợ” mà “đoán”. “Et une fois là, rien à faire, les petits-enfants pleureraient” mà dịch là “và một khi mèo đã ở đó thì còn làm gì được nữa, bọn cháu chắt sẽ khóc lóc” thì đúng như ông Vi Văn Tuyên đã nhận xét, anh Cao Việt Dũng không nắm được conditionnel présent.

Theo tôi, đoạn trên nên được dịch là:

“Bà ta có lẽ đã đoán rằng tôi sẽ từ chối thẳng thừng, nên chuyện đã rồi thì chắc hơn. Rồi một khi con mèo đã được mang về nhà thì tôi sẽ còn chỉ còn biết chấp nhận, nếu không bọn cháu chắt sẽ khóc lóc, vân vân…”

 

9.

 

“…et dans mon sommeil je rêvais que l’on m’asphyxiait sous un tas de pierres”

“… và trong giấc ngủ tôi mơ thấy mình đang bị một đống đá chẹn nghẹt thở “ (Cao Việt Dũng)

Đang thể chủ động mà biến thành thể thụ động, trong trường hợp này là dịch sai ý tác giả (“tôi” là nạn nhân của “người ta” chứ không phải của “đống đá”)

Theo tôi, câu này nên được dịch là:

“…và trong giấc ngủ, tôi mơ thấy người ta chẹn tôi nghẹn thở dưới một đống đá”.

 

10.

 

Avec mes souvenirs, ç’a été un peu pareil (…) j’avais acheté et lu une quantité

considérable de livres sur le sujet, afin de me rafraîchir la mémoire, j’avais tracé des tables d’organisation, établi des chronologies détaillées, et ainsi de suite.”

Kỷ niệm của tôi cũng gần tương tự vậy (…) tôi đã mua và đọc một số lượng lớn sách viết về đề tài này, để cải tạo ký ức, tôi đã dựng bảng công việc, lập ra các niên biểu chi tiết, rồi nhiều việc khác nữa” (Cao Việt Dũng).

“Kỷ niệm của tôi cũng gần tương tự vậy” nghĩa là thế nào? “Rafraîchir la mémoire» mà anh Cao Việt Dũng dịch là “cải tạo ký ức” thì loạn quá. Hơn nữa, “tables d’organisation” không phải là “bảng công việc” như anh dịch mà là thuật ngữ quân đội để chỉ “bảng tổ chức các trận đánh” (nên nhớ rằng trong quá khứ nhân vật chính là quân nhân). Cuối cùng, cách anh Cao Việt Dũng dịch thành “tôi đã dựng bảng công việc, lập ra các niên biểu chi tiết, rồi nhiều việc khác nữa”, chứng tỏ trong câu này, anh hiểu là nhân vật đang chuẩn bị cho tương lai. Sai bét rồi anh ơi, tất cả những động tác này đều liên quan đến “kỷ niệm” đấy!

Theo tôi, câu trên nên được dịch là:

“Với kỷ niệm, tôi cũng có kinh nghiệm tương tự (…) trước đó tôi đã mua và đọc một số lượng lớn sách về đề tài này, để ôn lại, tôi đã vạch các bảng tổ chức các trận đánh, lập các trình tự thời gian chi tiết, vân vân”

 

11.

 

“Je m'aperçus que penser, ce n'est pas une bonne chose. J'aurais pu m'en douter.».

“Tôi nhận ra suy nghĩ không phải là một việc hay ho. Điều đó thì còn phải bàn.» (Cao Việt Dũng)

Lúc nãy lộ ra là anh Cao Việt Dũng không hiểu conditionnel présent, bây giờ lại lộ thêm là anh cũng không hiểu cả conditionnel passé. Câu “j’aurais pu m’en douter” mà dịch là “điều đó thì còn phải bàn” thì dốt thực. Dịch văn chương gì mà những gì tinh tế nhất trong ngôn ngữ, anh vứt vào sọt rác hết!

Theo tôi, câu này nên dịch là:

“Tôi nhận ra suy nghĩ không phải là một việc hay ho. Lẽ ra tôi có thể đoán được điều này từ trước”.

 

12.

 

“Mes collègues me considèrent comme un homme calme, posé, réfléchi” 

“Đồng nghiệp luôn coi tôi là một người bình thản, chậm rãi, suy tính nhiều” (Cao Việt Dũng).

Anh Cao Việt Dũng dịch “posé” là “chậm rãi” thì lại đoán mò rồi. Anh suy từ động từ “poser” (có nghĩa là “đặt”, “để”), nên mới uốn sang “chậm rãi”. “Posé” là “ung dung”, khác nhau chứ. Nhiều người “chậm rãi” nhưng không “ung dung” đâu.

Câu này, theo tôi, nên dịch là:

“Đồng nghiệp luôn coi tôi là một người bình thản, ung dung, thận trọng”.

 

13.

 

“…comme les visages à fleur d'eau des noyés qu'on ne retrouve jamais”.

“…giống như gương mặt là là trên mặt nước của những kẻ chết đuối không bao giờ vớt lên được” (Cao Việt Dũng)

“Retrouver” mà dịch là “vớt lên” thì bịa trắng trợn.

Theo tôi, câu này nên dịch là: “…giống như những gương mặt là là trên mặt nước của những kẻ chết đuối ta không bao giờ gặp lại”.

 

14.

 

“des fantaisies comme celles-ci m'habitent depuis longtemps”

“những huyễn tưởng giống như chúng thì tôi đã quá quen từ lâu rồi” (Cao Việt Dũng).

Hẳn là anh Cao Việt Dũng nhầm từ “habiter” (“ám ảnh”) với từ “habituer” («quen”). Hai nghĩa này mà nhầm được thì miễn bàn.

Theo tôi, câu trên nên được dịch là:

“những huyễn tưởng giống như chúng đã ám ảnh tôi từ lâu”

 

15.

 

“La guerre, en ce sens, n'a été qu'une confirmation”

“Chiến tranh, theo nghĩa ấy, chỉ là một lời khẳng định”.

Anh Cao Việt Dũng đã nhầm “confirmation” với “affirmation”, nên “xác nhận” thì dịch thành “khẳng định”. Dịch giả gì mà hơi chút là nhầm lẫn? Mà sao anh không liên hệ với câu ngay trước đó vậy?

 

16.

 

“… et je me suis habitué à ces petits scénarios, je les prends comme un commentaire pertinent sur la vanité des choses”.

“và tôi đã quen với những kịch bản nho nhỏ đó, tôi coi chúng như một lời bình luận xác đáng về tính phù phiếm của các sự vật” (Cao Việt Dũng)

“Commentaire” ở đây không thể dịch là “lời bình luận”. “Bình luận” chỉ là một nghĩa của “commentaire” thôi. Còn “la vanité des choses” mà dịch là “tính phù phiếm của các sự vật” thì tốt nhất là đừng nên dịch văn chương mà nên dịch cách sử dụng máy hút bụi hay máy rửa chén.

Theo tôi, câu này nên dịch là:

“và tôi đã quen với những kịch bản nho nhỏ đó, tôi coi chúng như một sự giải nghĩa xác đáng cho tính phù phiếm của mọi sự”.

 

Lời kết:

Trên đây là những lỗi dịch mà tôi tìm thấy trong mấy trang đầu tiên của “Những kẻ thiện tâm”. Về cách dịch của anh Cao Việt Dũng thì ông Vi Văn Tuyên đã đưa ra nhận xét rồi. Tôi chỉ xin kết lại bằng hai chữ: “dịch loạn”.

Tôi vừa lướt qua trang đầu tiểu thuyết “Vô tri” (L’Ignorance) của Kundera do anh Cao Việt Dũng dịch sang tiếng Việt. Nhiều vấn đề. Hẹn sẽ tái ngộ!

 

 

-----------------

Bài liên quan:

25.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc loạt bài phỏng vấn do ông Cao Việt Dũng dịch, tôi giựt mình dụi mắt hoài... Tìm đọc bản gốc (bằng Pháp văn) để kiểm tra độ chính xác trong bản dịch của ông Cao Việt Dũng, thì tôi tá hỏa. Có thể nói không quá là trang nào cũng đầy lỗi. Nhân đây, xin trình quí vị một số thí dụ thấy được trong hai bài phỏng vấn... (...)
 
19.09.2011
[CHUYỆN DỊCH “GIẢ”] ... Người dịch tác phẩm này ra tiếng Việt hẳn là không biết nghĩa tiếng Anh đã đành, cũng không biết “Windows On The World” là tên một tiệm ăn ở tầng 107 của Tháp Bắc – World Trade Center... Không biết gì ráo, nên dịch “giả” mới dám dịch là... Cửa sổ trên Tháp Đôi. Rùng rợn hơn cả chính biến cố 9.11... (...)
 
07.03.2011
[DỊCH THUẬT] ... Xin quý anh chị tienve.org vui lòng cho chúng tôi “công bố” sản phẩm dưới đây để “quần chúng nhân rân” có cơ hội thưởng lãm nghệ thuật dịch (thơ) của một người bạn mới quen của chúng tôi — “Dịch Giả Google Translate” (http://translate.google.com/#) — qua hai tác phẩm thơ Việt đương đại (một của Lý Đợi và một của Bùi Chát)... (...)
 
06.03.2011
[DỊCH THUẬT & BÁO CHÍ] ... Vietnamnet đã tự ý đổi đầu đề, không đề tên tác giả bài viết. Điều này thể hiện thái độ không tôn trọng nhân vật được nói đến trong bài là bà Thái Thị Liên và tác giả của bài viết, chưa nói tới vi phạm quyền tác giả. Ngoài những từ dùng sai, bản dịch đã dịch sai thậm chí cố tình xuyên tạc nhiều chỗ của bản gốc... (...)
 
01.03.2011
[DỊCH VĂN] ... Ngoài một câu tiếng Việt chính xác, thì từ hôm nay, thay cho 38, chúng ta đã có 39 địa chỉ trên internet có nguyên văn chính xác của bản dịch tiếng Anh cho một câu nói của Milan Kundera... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Nhà văn Đặng Thân nói các bản dịch ra Anh văn đều dùng từ “historical”. Nói thế là không xác đáng, vì ông chưa tra cứu đến nơi. Cái kết quả 2.950 do ông tìm thấy trên internet chỉ là hậu quả tai hại của sự copy đi copy lại của những websites chuyên sưu tầm các “quotes” một cách vô tội vạ. Một nơi chép sai chữ, 2.949 nơi khác cứ cắm đầu chép lại, thành ra 2.950 nơi chép sai đấy thôi... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Xin cảm ơn Xyz đã nhặt sạn cho bài viết Đoàn tầu “thống nhất” (hay là “quân tử dĩ hậu đức tải vật” [1] đăng trên Da Màu của tôi. Các lỗi mà Xyz đã chỉ ra đều xác đáng. Thực trạng chuyện “bếp núc” thì cụ thể thế này... (...)
 
26.02.2011
[DỊCH VĂN] ... Tôi dè chừng câu tiếng Anh là do tác giả tự dịch, nên có sai sót đáng kể, chứ nếu mà ông “làm biếng” hơn một chút, dùng ngay “dịch vụ chùa” Google dịch (http://translate.google.com.vn/#), thì “kết quả (tự động)” đã tốt hơn (cũng đáng kể) ... (...)
 
25.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Dù sao, thật may, chúng ta vẫn còn (dù không nhiều) những người dịch đàng hoàng khác, bằng không, tôi e... (...)
 
24.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Vừa qua người đọc “online” có dịp đọc hai bài thơ “Voyelles” và “Le Bateau Ivre” của Arthur Rimbaud (1854-1891) được ông Huỳnh Phan Anh dịch ra tiếng Việt... Rất tiếc là bản dịch tiếng Việt này không giúp độc giả thấy được tại sao hai bài thơ đó lại nổi tiếng là tuyệt tác cũng như tại sao tác giả của nó lại được ca ngợi là thiên tài thi ca (không chỉ của Pháp mà của cả thế giới)... (...)
 
26.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đến màn cô ca sỹ Mỹ Tâm hát bản nhạc “Bang Bang (My Baby Shot Me Down)” của cặp vợ chồng ca nhạc sĩ người Mỹ lừng danh Cher & Sonny Bono... mà lời Việt do nhạc sỹ Phạm Duy dịch, tôi lại thấy Đài Truyền Hình Việt Nam ghi là “Nhạc Pháp”!... (...)
 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Dịch kiểu gì mà Peter Gray lại biến thành David Hicks, chuyện nhà tù Guantanamo Bay thì biến thành chiến tranh Iraq! Dịch hay là phịa! Cho ông Võ Giang này đi một cặp với Lại Văn Sâm là vừa! “Xanh kiu vé ry mật!”... (...)
 
25.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đặc biệt lạ lùng là trong cả nước không có một bài báo nào thử đứng ở vị trí của Ngô Ngạn Tổ và người nước để xét vấn đề. Là một diễn viên quốc tế được mời phát biểu trong một liên hoan phim quốc tế trước ống kính truyền hình trực tiếp, nhưng toàn bộ những lời phát biểu của Ngô Ngạn Tổ vừa nói ra thì lập tức bị thay thế bằng những lời bịa đặt hoàn toàn khác do ông Lại Văn Sâm công khai tọng vào mồm anh. Nếu Ngô Ngạn Tổ và người nước ngoài biết được điều này, họ sẽ suy nghĩ thế nào về đất nước và con người Việt Nam? ... (...)
 
24.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Triệu chứng thiếu lòng tự trọng, xem thường công chúng, sẵn sàng loè bịp công chúng bất cứ giá nào, đang có nguy cơ lan rộng trong đời sống văn hóa của người Việt nam hôm nay. Từ bản thân một ông Chủ tịch nước cho đến một cô ca sĩ nghiệp dư, từ một ông MC văn nghệ cho tới giới “học giả”, triệu chứng này đang liên tục biểu hiện ra đến mức thậm lố bịch... (...)
 
24.10.2010
... Hiện nay tình trạng dịch và giới thiệu mảng thơ của nền văn học cổ đã cho thấy nhiều bất cập. Nhiều dịch giả dịch mảng thơ này bản thân không phải là nhà thơ, thiếu những kiến thức nhất định về văn học, thậm chí chưa nắm vững ý nghĩa trong văn bản ngôn ngữ nguồn và xuệch xoạc với ngôn ngữ đích... (...)
 
12.09.2010
... Nhưng điều kỳ lạ hơn hết là dịch giả không hiểu chút gì trong nội dung bài thơ Đường luật “tám câu năm vần” rất nổi tiếng này của bà Huyện Thanh Quan. Dịch và giới thiệu ra văn học thế giới một tác phẩm của cổ nhân mà người dịch không có chút hiểu biết mảy may nào cả về hình thức lẫn nội dung của nó là một chuyện thật hiếm có... (...)
 
08.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Sự kiện “Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long” khai mạc vào ngày 1/10/2010 (nhằm ngày quốc khách nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc) và kết thúc vào ngày 10/10/2010 (nhằm ngày quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên và nước Trung Hoa Dân Quốc) là một chuỗi vô số những trò nhếch nhác rất ư là hoàng tráng. Đã có quá nhiều người nói về những trò này trong những ngày qua. Hôm nay, gần đến ngày cao trào của “đại lễ”, tôi vào xem internet thì tình cờ phát hiện một sản phẩm văn hóa cực kỳ ngu xuẩn, điên rồ, nhưng rất ư mang “tính quốc tế”. Vậy nên tôi xin tường thuật lại ở đây cho mọi người cùng thưởng lãm... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021