thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Cầu nối và vực thẳm

 

Cù An Hưng trích & lược dịch

 

(1914-1998)

 

 

CẦU NỐI VÀ VỰC THẲM

 

Tìm kiếm một ngôn ngữ vượt trên tất cả các ngôn ngữ là một trong những cách giải quyết sự đối kháng giữa đơn nguyên và đa nguyên. Đó là mối quan tâm luôn luôn tồn tại trong tâm trí con người. Một cách khác để giải quyết là dịch thuật. Trong bối cảnh ấy, thời xưa rất chuộng dịch thuật: Tinh thần là MỘT, ngôn ngữ thì NHIỀU, dịch thuật là cầu nối. Thế nhưng, thế kỷ 20 không chấp nhận tình trạng trung gian hoà giải: dịch thuật không phải là chiếc cầu nối mà giống như việc đâm đầu xuống vực thẳm logic. Số bản dịch tăng nhanh khiến thái độ khắt khe — về mặt triết lý, văn chương, ngôn ngữ — của các nhà phê bình cũng tăng: dịch thuật chỉ là một ảo tưởng, một món hàng giả, một bức biếm hoạ. Đối với việc dịch thơ, các nhà phê bình còn nghiêm khắc hơn. Lời cáo buộc của họ có tính cách khẳng định, chắc như đinh đóng cột, rằng dịch một câu văn xuôi là cực kỳ khó — hướng tốt nhất chúng ta có thể theo là cung cấp điều gì đó tương đương với nghĩa của câu văn xuôi trong nguyên bản — còn với thơ thì không thể dịch, dù chỉ một câu. Có thể tóm tắt lý lẽ của những người chống lại việc dịch thơ như sau: Mối tương quan giữa âm và nghĩa chính là cái tạo ra thơ, và không thể phiên dịch mối tương quan ấy.

Trong một bài viết khác, tôi đã thử phản bác lý lẽ trên. Ở đây, tôi không muốn lặp lại điều đã nói mà cố gắng chỉ ra rằng, thuyết duy ngã trong ngôn ngữ chỉ là một biến dạng của thuyết duy ngã trong triết học: người dịch bị nhốt trong ngôn ngữ của mình giống như chủ đề bị kẹt trong ý tưởng và cảm giác. Nhận xét này không chỉ áp dụng cho việc dịch thơ mà còn cho mọi hình thức truyền thông. Với độc giả, tôi muốn lưu ý rằng, các thi sĩ không bao giờ tìm cách tránh né những khó khăn của việc truyền thông mà luôn tìm cách vượt qua những khó khăn ấy! Vì thế người ta mới nói: Thơ không phải là truyền thông mà là cảm thông. Tuy nhiên, chúng ta không nên theo cung cách khá dở là dựa vào sự giống nhau có sắc thái gần như tín ngưỡng như thế để bảo vệ quan điểm là có thể dịch được thơ.

Chính trong kinh nghiệm của thi sĩ — ở bất kỳ phương diện nào của đời sống con người — sự xuyên thấu vào bên trong của điều được cảm thấy, được nghĩ tới, được nói ra... là chủ đề thường hằng. Những kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta không tạo bởi ý tưởng và cảm giác mà bởi cặp đôi ý tưởng - cảm giác, hệ quả là hai thành tố của cặp đôi ấy không thể tách rời nhau trong sự bày tỏ tương ứng bằng ngôn từ (dù chỉ là chớm khởi và im lặng). Từ bản chất, những cảm giác và những cặp đôi ý tưởng - cảm giác tự biểu lộ trong mỗi cá nhân sẽ phai mờ rất nhanh chóng; ngay trong khoảnh khắc mà ngôn ngữ cố định chúng, ngôn ngữ cũng đã làm chúng thay đổi, biến dạng. Thi sĩ lặp lại chính những quá trình ấy nhưng với một cung cách phức tạp và tinh tế hơn ngàn vạn lần. Bằng cách gọi tên điều mà thi sĩ cảm nhận và suy tư, y đã không chuyển giao nguyên trạng các ý tưởng và cảm giác ban đầu của mình mà chỉ trình bày những kiểu thức, hình dạng của các ý tưởng và cảm giác ấy trong những tổ hợp ngôn từ được tiết tấu hoá, nơi âm không thể tách khỏi nghĩa. Những kiểu thức, hình dạng — những bài thơ — này là những vật nhân tạo, những khối lập phương hoặc khối cầu chất chứa âm vang và cộng hưởng, sẽ tái tạo những cảm giác và những cặp đôi ý tưởng - cảm giác đồng dạng nhưng không đồng nhất với những cảm giác và những cặp đôi ý tưởng - cảm giác trong kinh nghiệm nguyên trạng. Bài thơ chỉ là ẩn dụ của điều mà thi sĩ cảm nhận và suy tư. Ẩn dụ này là sự phục sinh và biến dạng của kinh nghiệm sống. Đọc một bài thơ chính là tái tạo trong tâm thức quá trình song hành biến dạng và phục sinh ấy.

Việc dịch thơ lặp lại tương tự quá trình trên nhưng trong một cách thế có nhiều hiệu ứng quan trọng hơn: mục đích của dịch thơ không phải là đạt tới cái bản chất đặc thù ban đầu không thể tới kia, mà là tới một vật đồng dạng vốn cũng rất khó tới. Paul Valéry đã nói về điều này một cách giản dị đến mức không thể bổ sung: Dịch thuật là tìm cách tạo ra những hiệu ứng đồng dạng bằng các phương tiện khác.

Dịch thơ là một trường hợp ở cực điểm của vấn đề. Tuy nhiên đối với tôi, trong những giới hạn đã được nói tới, việc dịch thơ dường như không phải là bất khả...

 

 

---------------
Cù An Hưng trích & lược dịch từ Octavio Paz, Convergences: Essays on Art and Literature (PA: Harvest / HBJ Book, 1991).

 

 

Các tác phẩm khác của Octavio Paz trên Tiền Vệ:

Với đôi mắt nhắm / em toả sáng bên trong / em là đá mù loà // Từng đêm từng đêm anh khắc vào em / với đôi mắt nhắm / em là đá phẳng... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Bó hoa xanh  (truyện / tuỳ bút) 
“Nhưng, tại sao anh cần cặp mắt của tôi?” “Đó là một cuồng vọng của người yêu tôi. Nàng muốn có một bó hoa kết bằng những cặp mắt xanh. Và thật khó tìm thấy những cặp mắt xanh trong vùng này...” [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Những cánh cửa của năm, / như những cánh cửa của ngôn từ, / mở ra trước cõi miền chưa từng biết đến. / Đêm hôm qua em đã nói với anh: / ngày mai / chúng mình sẽ phải vẽ ra những ký hiệu, / phác thảo một phong cảnh, vạch ra một kế hoạch / trên trang đôi / của giấy và ngày. / Ngày mai chúng mình sẽ phát minh, / một lần nữa, / hiện thực của thế giới này... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
... Có lẽ đó là một sự căm ghét không duyên cớ, một sự căm ghét thuần tuý. Nhưng cái cảm giác ấy nuôi dưỡng ông, mang sự nghiêm túc vào cuộc sống ông, mang sự uy nghi đường bệ cho tuổi tác ông. Mặc y phục đen, dường như ông để tang sớm cho nạn nhân của mình... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Kẻ khác  (thơ) 
Hắn tạo ra một khuôn mặt cho mình. / Phía sau khuôn mặt đó, / hắn đã sống đã chết và đã tái sinh / nhiều lần... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Tỉ dụ  (thơ) 
Một con bướm bay giữa những chiếc ô-tô, / Marie José nói với tôi: chắc chắn đó là Trang Tử, / trên bước du hành qua Nữu Ước. // Nhưng con bướm / không biết nó là con bướm / đang chiêm bao thấy mình là Trang Tử... (có băng ghi âm Octavio Paz đọc bài thơ này) [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Mọc trong vầng trán tôi một cái cây, / Nó mọc vào trong đó. / Rễ nó là những mạch máu, / những dây thần kinh là cành, / những tàn lá rối rắm là những ý tưởng. / Cái liếc mắt của em làm nó bốc cháy... (có băng ghi âm Octavio Paz đọc bài thơ này) [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Gió, nước, đá  (thơ) 
Nước bào rỗng đá, / gió thổi tung nước, / đá cầm chân gió. / Nước, gió, đá. // Gió đẽo khắc vào đá, / đá là cốc đựng nước, / nước thoát ra thành gió. / Đá, gió, nước... (có băng ghi âm Octavio Paz đọc bài thơ này) [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Giữa điều tôi thấy và điều tôi nói, / giữa điều tôi nói và điều tôi giữ kín, / giữa điều tôi giữ kín và điều tôi mơ, / giữa điều tôi mơ và điều tôi quên: / thơ. // Nó trượt đi / giữa có và không, / nó nói / điều tôi giữ kín, / nó giữ kín / điều tôi nói, / nó mơ / điều tôi quên. // Nó không là diễn ngôn: / nó là hành động. / Nó là hành động / của diễn ngôn. // Thơ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Đèn  (thơ) 
Ôm choàng và vồ chụp / đêm không thân thể / nỗi đau cô đơn / Ý nghĩ đen và hạt mầm cháy bỏng / nỗi đau của nước ngọt và lửa đắng... [Bản dịch của Lê Nguyên Tịnh]
 
Bằng hữu  (thơ) 
Giờ phút hằng chờ đợi là đây / Trên bàn ăn / lung linh / ngọn đèn vàng xoã tóc / Đêm tối biến khung cửa sổ thành vô hạn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Đầu ngày  (thơ) 
Những bàn tay lạnh / vội vã tháo gỡ / từng miếng băng bóng tối / Tôi mở mắt / Còn đây / Tôi vẫn sống / Ngay giữa / Một vết thương tươi rói... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Ở đây  (thơ) 
Bước chân tôi rải dọc đường phố này / Vọng âm / Trên một đường phố khác / Mà ở đó / Tôi nghe bước chân tôi... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Thực chứng  (thơ) 
Nếu tia sáng trắng / từ ngọn đèn này có thực, và thực có / bàn tay này đang viết, có thực không / đôi mắt đang dõi nhìn điều tôi viết?... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Nguyện ngôn  (thơ) 
Những bờ môi lạnh của đêm / thốt lên một lời / thạch trụ của niềm đau / chẳng có ngôn từ, chỉ là đá tảng / không là đá tảng, chỉ có bóng đêm / tư tưởng bốc hơi / nước toả qua bờ môi tôi mờ đẫm / lời của sự thật / nguyên nhân của sai lầm tôi... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Kể và hát, bàn về thơ trương nở  (tiểu luận / nhận định) 
Thế nào là "thơ trương nở" (extensive poem)? Từ điển nói, trương, to extend, là tăng một cái gì đó, để nó chiếm thêm không gian. Trương còn nghĩa lan tràn, phát triển, làm rộng, phơi mở, chiếm phần đất lớn hơn... [Bản dịch của Nguyễn Quốc Trụ] (...)

 

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021