thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [22]
(tiếp theo)

 

Tôi nói với LT, em bảo em nhớ anh làm anh chảy nước.

“Thì lúc nào em cũng nhớ anh thật mà. Em còn nhớ cả cái quê hương Hải Dương của anh nữa. Cái mà em muốn kể cho anh nghe lần này là việc ba má của thằng bồ em đến thăm và em phải ở nhà tiếp các cụ. Gọi là tiếp nhưng chủ yếu là lo ba bữa cho các cụ thôi. Bữa sáng, phở bò, cà phê sữa cho cụ ông. Phở gà, chè nhãn trần mật ong cho cụ bà. Bữa trưa và tối thì chỉ độc một món lòng heo tiết canh, vì cả hai cụ đều mê món này. Từ 6 giờ sáng, thằng bồ em đã phải thức dậy lái xe đến một thành phố khác cách chỗ em cả gần trăm cây số, ở đó có một cái lò giết mổ, để mua dạ dày, ruột già, ruột non, tim, gan… nói chung là lục phủ ngũ tạng, và cái chính là xin bằng được mấy lít tiết heo để về làm món này cho các cụ. Vì bọn Tây, kể cả Tây làm ở lò giết mổ cũng không ăn máu uống máu, nên xin được món tiết này thằng bồ em cũng phải khéo lắm anh ạ. Chỉ là thứ đổ đi, nhưng cũng phải nói thế nào đó thì bọn nó mới tin, mới cho, rồi lại phải tự tay chọc tiết, moi tiết, hãm tiết nữa. Bọn Tây ở lò mổ có bao giờ làm cái động tác này đâu. Chúng nó có cái dùi cui điện (hay một cái gì tương tự như thế), với con heo nào cũng chỉ đập một cái vào đầu là xong, rất nhẹ nhàng, sạch sẽ. Cứ tưởng tượng cảnh thằng bồ em một tay cầm con dao nhọn hoắt, một tay cầm mõm con heo rồi thọc cổ nó, nghe tiếng nó kêu, nhìn nó dẫy chết, và máu nó chảy phọt lên cả mặt mũi quần áo… mà em thấy ghê hết cả người.

Món lòng thằng bồ em đạo diễn bao giờ cũng rất ngon, ruột non, dạ dày, dạ con… cứ gọi là trắng tinh, giòn sần sật. Còn tiết canh thì bát nào cũng đông đặc, có thể lấy lạt mà xâu được.

Nhìn các cụ đưa bát tiết lên miệng sụt soạt húp, nhai nhóp nha nhóp nhép, máu tràn cả ra mép, em kinh quá. Chả lẽ lại nói là tởm quá. Với lại chán quá rồi em cũng phẩy tay. Các cụ là ba má của thằng bồ em chứ có phải của em đâu mà em phải quan tâm nhiều.

Cũng may là các cụ chỉ ở có một ngày. Sáng hôm nay về rồi (em gởi luôn số lòng heo hôm qua ăn không hết cho các cụ mang theo). Các cụ mà ở thêm mấy hôm nữa mà hôm nào cũng tiết canh, cũng máu me be bét thế này thì em chết mất”.

Anh cũng đã nhìn thấy rất nhiều tai người được ngâm rượu. Cũng như anh nhìn thấy cái lưỡi lê thọc vào mạng sườn người lấy mật.

Thư của Chiều:

“Em bận quá, cả tháng nay giờ mới lên mạng. Đọc một lúc mấy kỳ… bí mật của anh. Em cảm thấy khi viết nghiêm túc giọng văn của anh quyến rũ lắm. Em thích câu này của anh: “Mỗi sự lựa chọn đều có giá của nó. Cứ trả cho hết cái giá ấy thì xong nợ”. Vấn đề là chẳng ai biết rõ thực chất cái giá của mỗi sự lựa chọn. Nên cũng chẳng thể biết được rằng khi nào thì trả cho xong. Hình như em cũng đang có một cái giá cần phải trả. Em đang trả góp. Bằng cả cuộc đời em. Chắc rồi cũng trả xong thôi. Cuộc đời ngẫm cho cùng thì cũng như cái cách anh đặt vấn đề: có thể rất ngắn, cũng có thể rất dài”.

Giữa ngắn và dài, còn có một chữ “dai” (trong tựa truyện lúc đầu). Không phải lúc nào dai cũng sướng, em nhỉ.

Bí mật của Nguyễn Du (trích Hồi ký viết dưới Âm phủ):

“Ngày 30.4.1975. Tôi và Thúy Kiều đang chuẩn bị dùng cơm trưa, đột ngột có mấy cái tay, mấy cái chân từ dương gian rớt xuống, ngay bên cạnh mâm cơm. Tôi bảo Thúy Kiều đi gọi Giác Duyên. Chúng tôi xếp những cái chân cái tay còn đang nóng ấy vào một cái hòm gỗ. Giác Duyên nói với những cái chân: Kiếp nạn của chúng mày chưa hết, vì xuống âm phủ mà chúng mày còn đi giày ống, dép râu thế kia”.

Tôi hỏi Nguyễn Du: Bác đi dép cỏ thì có vào Niết Bàn được không?

Tất nhiên là không.

Bác có chữ Tâm. Có cả chữ Tài. Bác có vào Niết Bàn được không?

Không.

Các la hán gác cửa có vào Niết Bàn được không?

Không.

Vậy thì ai vào được Niết Bàn?

Những cái chân trần.

Thư của LT:

“Em rất thích Nguyễn Du, rất thích Kiều, nhưng chưa bao giờ đọc hết một lần cuốn Kiều. Cứ đều đều câu sáu rồi câu tám, lên bổng xuống trầm được một hồi là em díp mắt lại. Nhưng em lại rất thích đọc những bài tán về Kiều, thí dụ như của các cụ Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Quảng Tuân, Xuân Diệu, Nguyễn Đăng Mạnh… Nhiều lúc em cứ tự hỏi, các cụ bỏ ra bao nhiêu thời gian, công sức để chỉ đi tìm sự chép đúng, chép sai hay tìm ý nghĩa của một chữ, một điển tích trong truyện Kiều để làm cái gì cơ chứ? Bản thân em cũng rất ghét bọn con trai mà ẻo lả, bọn con gái mà không có nữ tính. Nếu ra đường mà chỉ gặp ba ông hòa thượng, ba ông cha cố với ba bà sơ, ba bà vãi mặt mũi lúc nào cũng đăm chiêu suy tư về cõi Niết Bàn hay Thiên Đường, Địa Ngục… thì chán lắm, thà ở nhà đắp chăn ngủ còn hơn. Em chỉ thích đi đến đâu cũng gặp, cũng được sống chung với những Từ Hải ngang tàng, chọc trời khuấy nước mặc dầu, hay với những Kiều dũng cảm, háo hức, xăm xăm dạo lối vườn khuya một mình…”

Dễ quá. Muốn gặp Từ Hải với Thúy Kiều thì cứ về Việt Nam đi uống bia ôm.

Nguyễn Du hỏi lại tôi:

Hôm rồi, cậu có đi dự đại hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh không?

Thưa có ạ.

Có gì vui cậu kể tôi nghe nào.

Dạ, có một nhà thơ phát biểu rằng các cụ trên 70 tuổi thì nên rút lui hết đi, để chỗ cho bọn trẻ chúng tôi làm việc. Có cụ yếu bóng vía vội thưa cho em rút lui. Nhưng cũng có cụ điên tiết bảo, cứ nhìn lãnh đạo nhà nước ta xem, trên bảy mươi cả đấy, có ai phải rút lui đâu. Một nhà thơ lão thành ngồi cạnh tôi nói nhỏ: Tớ đã đi dự tất cả các đại hội, từ lúc mới thành lập hội nhà văn cơ, nhưng chưa bao giờ thấy cái văn hóa của các nhà văn thấp như bây giờ.

Còn báo chí nói thế nào?

Dạ, báo Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh kể lại câu phát biểu của một nhà văn trẻ rằng, chúng ta cũng có những vấn đề rất “hot” không thua gì Trung Quốc, nhưng vấn đề là có được phép viết không?

Đồng chí Mao Tôn Cương lúc ấy đang ăn thịt chó ngứa mồm bình:

“Nhà văn mà đợi người khác cho phép viết mới dám viết thì đấy là nhà thổ, không phải nhà văn. Ở đất nước chúng mày sao có nhiều đứa mạo nhận thế”.

 

19.3.2005

 

(còn tiếp)

 

----------------

Xem kỳ trước:

Truyện có thể cực ngắn hoặc rất dài và rất dai

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [2]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [3]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [4]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [5]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [6]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [7]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [8]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [9]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [10]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [11]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [12]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [13]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [14]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [15]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [16]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [17]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [18]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [19]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [20]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [21]

 

Lời toà soạn:
Trong thư gửi về toà soạn Tiền Vệ, nhà văn Nguyễn Viện bày tỏ ý định viết một thể loại truyện tạm gọi là “truyện mở”. "Truyện có thể cực ngắn hoặc rất dài và rất dai" là một thí nghiệm đầu tiên của “truyện mở”. Tác giả chỉ viết một câu: “Em có gì bí mật, hãy mail cho anh”. Bên dưới đính kèm địa chỉ mail. Đó là một địa chỉ thật. Truyện có thể chấm dứt ở đó, cực ngắn, hoặc sẽ rất dài, tùy thuộc vào sự tham gia của các “em”. Qua từng email tác giả nhận được từ các “em”, câu chuyện sẽ được viết tiếp, và có thể kéo dài... vô hạn.
 
"Em có gì bí mật, hãy mail cho anh" là hệ quả tự nhiên của "Truyện có thể cực ngắn hoặc rất dài và rất dai", sau khi tác giả nhận được một số email từ độc giả đáp lại lời mời gọi của ông. "Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [2]" và những kỳ tiếp theo sẽ có thể làm “truyện mở” này trở nên “rất dài và rất dai“ như tác giả dự đoán.

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021