thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Những suy tưởng rối bù [kỳ XIV]
(Diễm Châu dịch)

 

Nếu một con thú cố sát,

thì đó cũng chỉ là một phản ứng người.

 

*

 

Có một hệ thống mà chúng ta còn lâu mới bứt ra được:

thái dương hệ.

 

*

 

Mỗi khán giả tới nhà hát với âm hưởng riêng của mình.

 

*

 

Sức mạnh của nghệ thuật: những kẻ hèn nhát

cũng có thể là người hùng.

 

*

 

Thường thường, duy có bi kịch mới có thể hoàn phục

trên sân khấu tấn tuồng hề thực tại.

 

*

 

Hỡi các nhà văn, cần phải viết không phải bằng mực

mà là bằng máu! Nhưng không phải là máu của

người khác.

 

*

 

Duy có sự không thỏa mãn muôn thủa của các nhà thơ

mới có thể thỏa mãn văn chương.

 

*

 

Những kẻ đạo thi văn hoàn toàn ngủ yên:

Nàng Thơ là đàn bà và hiếm có khi nào tiết lộ danh tính

của kẻ đầu tiên.

 

*

 

Biết bao là bi kịch đáng thán phục bị biến

thành hài kịch chỉ bằng một tiếng vỗ tay!

 

*

 

Vấn nạn mà Hamlet đặt ra

không có cùng một phản hưởng ở mọi xứ.

 

*

 

Kẻ đã là người đầu tiên hiểu

một trò bỡn cợt hãy còn đủ thời giờ để

làm như không hiểu.

 

*

 

Hỡi các nhà trào phúng, hãy loại bỏ các từ,

hãy để cho những con số nói ra!

 

*

 

Kẻ sống sót sau một bi kịch không phải là

người hùng của bi kịch ấy.

 

*

 

Nguyên tắc: cấm các diễn viên nói lắp thủ

những vai nói lắp.

 

*

 

Một bảng vong danh tiểu sử sẽ là một tấm danh thiếp tuyệt hảo!

 

*

 

Bọn vỗ tay mướn thượng hạng:

những kẻ được chi tiền để không vỗ tay hoan hô.

 

*

 

Con người chỉ đóng trong cuộc đời của chính mình

một vai trò bé nhỏ thảm hại.

 

*

 

Mi hãy thực tế: đừng nói sự thật.

 

*

 

Đôi khi, những vòng nguyệt quế bắt rễ trong đầu.

 

*

 

Phương diện bi đát của một thời đại

được tiếng cười của nó phát hiện.

 

[còn tiếp nhiều kỳ]

 

Đã đăng:

Những suy tưởng rối bù [kỳ I]

Những suy tưởng rối bù [kỳ II]

Những suy tưởng rối bù [kỳ III]

Những suy tưởng rối bù [kỳ IV]

Những suy tưởng rối bù [kỳ V]

Những suy tưởng rối bù [kỳ VI]

Những suy tưởng rối bù [kỳ VII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ VIII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ IX]

Những suy tưởng rối bù [kỳ X]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XI]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XIII]

 

----------------------------

Ghi chú của người dịch:

STANISŁAW JERZY LEC [đọc như Letz] là một nhà thơ Ba-lan, tác giả khoảng hai ngàn câu "cách ngôn". Ông sinh năm 1909 tại Lwów, ở Galicie, trong một gia đình Do-thái. Sau khi học luật và ngữ ngôn học Ba-lan, ông khởi nghiệp nhà báo và nhà thơ ở Vac-xa-va. Bị bắt nhốt trong trại tập trung của Đức quốc xã từ 1941 tới 1943, ông đã vượt thoát và gia nhập hàng ngũ quân kháng chiến.

Từ 1946 tới 1950, ông làm tùy viên báo chí cho Phái bộ chính trị Ba-lan ở Vienne. Và bắt đầu viết những câu “cách ngôn”.

Những câu “cách ngôn” này xuất hiện từ 1954 trên các tạp chí văn nghệ Ba-lan và, vào năm 1957, dưới hình thức ‘xã luận’, hết sức thành công cả ở trong lẫn ngoài nước, đặc biệt là ở Đức. Trong bản Pháp văn, người ta đã có nhận xét về những câu ấy như ".. sự cô đọng có tính cách xói mòn cao độ, chống lại sự man dã đen và đỏ của thời đại, chống lại sự tầm thường quá ồn ào của những kẻ tiếm đoạt quyền bính và ngôn ngữ, chống lại sự hèn nhát và ích kỷ chung của con người..."

Stanisław Jerzy Lec mất năm 1966.

 

Bản dịch dựa theo bản Pháp văn của André và Zofia Kozimor, do nhà xuất bản NOIR SUR BLANC in tại Lausanne vào tháng 10-1991, với nhiều minh họa của Roland Topor và lời đề tựa của Claude Roy.


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021