thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Điều phải được nói ra
 
Bản dịch của Đinh Phương
 
 
 
GÜNTER GRASS
(1927~)
 
[photo: Graeme Robertson - The Guardian]
 
Lời người dịch:
 
Nếu xét về góc cạnh nghệ thuật, bài thơ „was gesagt werden muss“ (tạm dịch là “Điều phải được nói ra”) của Günter Grass không phải là một bài thơ hay theo quan điểm của riêng tôi nhưng với giá trị nào nó đã làm cho dư luận phương tây, ít nhất là năm tờ báo tầm cỡ của các nước Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Ý... phải đăng tải, và những cuộc meeting trong những ngày lễ mừng Chúa phục sinh vào cuối tuần vừa qua đa số chuyển hướng về phía nó, để hiệp thông, và cũng để thoá mạ?
 
Xin được tạm dịch:
 
 

ĐIỀU PHẢI ĐƯỢC NÓI RA

 
Vì sao tôi im, nín đã từ lâu
về một điều rất rõ, và nó được thực hiện trong những cuộc chơi
mà ở hồi kết, chúng ta, những người còn sót lại
luôn là những dấu ghi tạp.
 
Một thế lực được tuyên ngôn từ phát súng đầu tiên
được lèo lái từ một thầy đời
hướng đến một lễ hội
để có thể thiêu rụi bộ tộc Iran
vì trong vùng quyền lực của bộ tộc này
có một quả bom hạt nhân, được phỏng thấy.
 
Thật, tại sao tôi lại cấm cản tôi
nói với thế giới rằng nơi ấy tên gì
ở đấy từ nhiều năm qua — dẫu cho là bí mật —
có một lò hạt nhân đã rõ
nhưng nằm ở ngoài tầm kiểm soát
vì chẳng ai có thể đặt chân đến đó? để xem xét.
 
Chung qui sự câm nín về hiện tình này
mà sự im lặng của tôi ẩn nấp ở trong đó
tôi thấy nặng lòng dối trá
nó buộc tôi phải đưa nó ra trước vành móng ngựa
khi nó bị lạm dụng
bản án “kỳ thị người Do Thái” thì quá phổ biến.
 
Lúc này, vì từ quê hương tôi
những gì phi nhân từ tiền thời
không gì có thể so sánh nổi
đôi lúc được soi rọi và đặt thành tiền đề để nói
lòng vòng, và sệt mùi kiếm chác
cũng ngay cả với mồm mép mang phù hiệu sửa sai
thêm một tầu ngầm sẽ được chuyển về Do Thái
đặc thù của nó phải là có thể điều khiển những đầu đạn tàn phá tất cả
đến nơi mà sự hiện hữu còn chưa được xác minh
của chỉ một quả bom hạt nhân
vâng, cho nỗi lo toan về những chứng cứ
tôi nói thẳng, điều phải được nói ra.
 
Nhưng tại sao tôi lại im lặng đến lúc này?
Ấy là vì tôi đã cho rằng gốc gác của tôi
luôn dính liền với một vết nhơ không bao giờ được yên tịch
giam hãm, không chấp nhận sự việc này như một sự thật phải được nói ra
với đất nước Do Thái, nơi mà tôi gắn bó
luôn muốn gắn bó.
 
Tại sao bây giờ tôi mới ngỏ
lúc già cỗi, và với giọt mực cuối cùng:
Quyền lực nguyên tử Do Thái nguy hại
cho hoà bình, trước sau đang rạn sẵn, của nhân loại?
phải được nói ra, bởi
những gì mà ngày mai có khả năng sẽ là quá trễ
cũng bởi chúng ta — là dân người Đức đã phải chấp nhận —
có khả năng lại là những kẻ buôn bán sự phi nhân
điều được nhìn ra, lý do nào sự a tòng của chúng ta
là không thể quanh co biện bạch.
 
Và hơn thế: tôi không im lặng được nữa
vì tôi đang ngập ngụa dưới xảo chước của phương tây;
với hy vọng từ đây
mộng nhiều người sẽ được giải thoát khỏi sự im lặng này
đòi tác nhân nhận ra thảm họa
để từ bỏ bạo lực
và cùng như thế
một sự kiểm soát liên tục không hề khoan nhượng
đối với nguồn lực nguyên tử Do Thái
và nhà lò nguyên tử Iran
thông qua tác nghiệp quốc tế
được cả hai chính quyền chấp thuận.
 
Chỉ có thế là cứu giúp tất cả, người Do Thái và người Palestine
thêm nữa, tất cả những người đang ở trong lãnh địa
bị điên rồ điều khiển
sống chen chúc hận thù
và sau cùng, cũng là cứu giúp, chính chúng ta.
 
Günter Grass
[Chuyển dịch: Đinh Phương]
 
 
---------------
Nguyên tác:

WAS GESAGT WERDEN MUSS

 
Warum schweige ich, verschweige zu lange,
was offensichtlich ist und in Planspielen
geübt wurde, an deren Ende als Überlebende
wir allenfalls Fußnoten sind.
 
Es ist das behauptete Recht auf den Erstschlag,
der das von einem Maulhelden unterjochte
und zum organisierten Jubel gelenkte
iranische Volk auslöschen könnte,
weil in dessen Machtbereich der Bau
einer Atombombe vermutet wird.
 
Doch warum untersage ich mir,
jenes andere Land beim Namen zu nennen,
in dem seit Jahren — wenn auch geheimgehalten —
ein wachsend nukleares Potential verfügbar
aber außer Kontrolle, weil keiner Prüfung
zugänglich ist?
 
Das allgemeine Verschweigen dieses Tatbestandes,
dem sich mein Schweigen untergeordnet hat,
empfinde ich als belastende Lüge
und Zwang, der Strafe in Aussicht stellt,
sobald er mißachtet wird;
das Verdikt "Antisemitismus" ist geläufig.
 
Jetzt aber, weil aus meinem Land,
das von ureigenen Verbrechen,
die ohne Vergleich sind,
Mal um Mal eingeholt und zur Rede gestellt wird,
wiederum und rein geschäftsmäßig, wenn auch
mit flinker Lippe als Wiedergutmachung deklariert,
ein weiteres U-Boot nach Israel
geliefert werden soll, dessen Spezialität
darin besteht, allesvernichtende Sprengköpfe
dorthin lenken zu können, wo die Existenz
einer einzigen Atombombe unbewiesen ist,
doch als Befürchtung von Beweiskraft sein will,
sage ich, was gesagt werden muß.
 
Warum aber schwieg ich bislang?
Weil ich meinte, meine Herkunft,
die von nie zu tilgendem Makel behaftet ist,
verbiete, diese Tatsache als ausgesprochene Wahrheit
dem Land Israel, dem ich verbunden bin
und bleiben will, zuzumuten.
 
Warum sage ich jetzt erst,
gealtert und mit letzter Tinte:
Die Atommacht Israel gefährdet
den ohnehin brüchigen Weltfrieden?
Weil gesagt werden muß,
was schon morgen zu spät sein könnte;
auch weil wir — als Deutsche belastet genug —
Zulieferer eines Verbrechens werden könnten,
das voraussehbar ist, weshalb unsere Mitschuld
durch keine der üblichen Ausreden
zu tilgen wäre.
 
Und zugegeben: ich schweige nicht mehr,
weil ich der Heuchelei des Westens
überdrüssig bin; zudem ist zu hoffen,
es mögen sich viele vom Schweigen befreien,
den Verursacher der erkennbaren Gefahr
zum Verzicht auf Gewalt auffordern und
gleichfalls darauf bestehen,
daß eine unbehinderte und permanente Kontrolle
des israelischen atomaren Potentials
und der iranischen Atomanlagen
durch eine internationale Instanz
von den Regierungen beider Länder zugelassen wird.
 
Nur so ist allen, den Israelis und Palästinensern,
mehr noch, allen Menschen, die in dieser
vom Wahn okkupierten Region
dicht bei dicht verfeindet leben
und letztlich auch uns zu helfen.
 
Günter Grass
 
 
[Đón đọc phần nhận định về ảnh hưởng của bài thơ với bối cảnh thế giới, liên quan đến những thử thách đang tồn tại trong xã hội Việt Nam.]
 
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021