thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Mark Frankland và “Mặt trận Ở Sài Gòn” của Ngô Thế Vinh

 

Tư liệu dưới đây là một bài nhận định của Mark Frankland về cuốn sách The Battle of Saigon (Bloomington, IN: Xlibris, 2005) của nhà văn Ngô Thế Vinh. Đọc bài nhận định này, chúng ta sẽ thấy cái nhìn trung thực và sâu sắc của Mark Frankland về Việt Nam trong thời chiến tranh và thời hậu chiến.
 
Tiền Vệ

 

 

‘Mặt Trận Ở Sài Gòn’ sẽ tạo mối xúc động hay chú tâm cho những ai còn tha thiết tới số phận của Việt Nam. Nó cũng sẽ gây ngạc nhiên cho những ai ít hiểu biết về tâm trạng phức tạp của người dân miền Nam đối với cuộc chiến tranh mà cho đến nay vẫn còn để lại những hậu quả và ảnh hưởng trên số phận của họ.

Trong và cả sau chiến tranh, tiếng nói của người dân miền Nam thường bị lãng quên. Là một phóng viên ngoại quốc trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam, tôi có may mắn được nghe phần nào tiếng nói ấy qua phụ tá người Việt của tôi. Nhưng lúc đó thì anh ta đã ở tuổi trung niên với cả gánh nặng gia đình nên đã không thể theo sát tôi đi vào vùng có giao tranh để giúp tôi hiểu biết hơn về những người lính Việt Nam Cộng Hòa, thay vì hiểu sai lạc. Ngô Thế Vinh đã đặc biệt quan tâm tới tâm trạng của những người lính miền Nam.

Trong ‘Mặt Trận Ở Sài Gòn’ những người lính ấy có cơ hội nói ra và kết quả là tác giả đã phác họa được một chân dung chính trực và nhân bản của những con người ấy giữa cuộc chiến tranh — điều mà lẽ ra phải được thế giới bên ngoài quan tâm thay vì quên lãng.

Đối với các cộng đồng người Việt đang sống lưu vong ở Bắc Mỹ, tác giả cũng đã đề cập tới những tình huống lưỡng nan cả về chánh trị lẫn đạo lý khi mà họ vẫn bị giằng co giữa tình tự yêu quê hương — một quê hương mà họ bị cưỡng bách phải xa rời, cùng với sự đối đầu một nhà nước cộng sản hành xử thô bạo ở trong nước, và rồi cả với sự khác biệt đến đau lòng về phong tục tập quán ngay trong bối cảnh một nền văn hóa xa lạ Tây phương mà họ đang phải sống với.

Cũng trong tác phẩm này, Ngô Thế Vinh vẫn sắc bén và biểu lộ sự cảm thông khi viết về những người cựu chiến binh Hoa Kỳ và cũng nhìn họ như nạn nhân của cuộc chiến tranh không khác gì người Việt. Mặt Trận Ở Sài Gòn là một cuốn sách của xúc cảm và khoan dung.

 

________

 

‘The Battle of Saigon’ should interest, and move, anyone who is interested in the fate of Viet Nam. It may also surprise those who know little about the complex attitudes of the South Vietnamese people towards a war whose consequences still shape their lives.

Both during the fighting and after the voice of the South Vietnamese has often been ignored. As a foreign correspondent in Viet Nam during the war I was lucky enough to hear something of that voice, largely thanks to the persistence of my Vietnamese assistant. But he was a man of middle age with a large family and could not accompany me into the war zones where he might have helped me understand better the so often misunderstood ARVN soldiers. And it is the mind of the South Vietnamese soldier that particularly interests Ngo The Vinh.

In ‘The Battle of Saigon’ he allows some of those soldiers to speak. The result is a judicious and humane portrayal of men at war which should concern an outside world that gave them so little thought at the time.

The author also deals with the political and moral dilemmas of the Vietnamese diaspora in North America, trapped between love of the country they were forced to abandon, the ruthlessness of its present communist rulers, and the sometimes painfully different habits of the Western culture they now live in.

Here, too, Ngo The Vinh remains shrewd yet sympathetic. And he shows the same qualities when writing about troubled American veterans who he accepts are as much the war’s victims as the Vietnamese themselves. This is a generous and perceptive book.

 

________

 

 
MARK FRANKLAND, thông tín viên nước ngoài của báo The Observer, đã làm việc ở Liên Bang Xô-viết, Đông Dương, Hoa Kỳ và Đông Âu. Cuốn bút ký về cuộc Chiến Tranh Lạnh, A Child of My Time (nxb Chatto, 1999) đã đoạt giải JR Ackerley/PEN cho thể loại tự truyện văn chương năm 2000. Cuốn sách The Patriots’ Revolution (nxb Sinclair-Stevenson, 1990) của ông, ghi nhận về sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu, đã vào vòng chung kết của giải thưởng NCR. Trong số những cuốn sách khác của ông, còn có hai cuốn tiểu thuyết, một cuốn là The Mother-of-Pearl Men, kể chuyện trên bối cảnh Việt Nam (nxb John Murray, 1985).
 
MARK FRANKLAND is a former foreign correspondent of The Observer who has worked in the Soviet Union, Indochina, the United States and Eastern Europe. His memoir of the Cold War, 'A Child of My Time' (Chatto 1999), won the JR Ackerley/PEN prize for literary autobiography in 2000. His account of the collapse of communism in East Europe, 'The Patriots' Revolution' (Sinclair-Stevenson 1990), was short-listed for the NCR Award. Among his other books are two novels, one of them 'The Mother-of-Pearl Men' set in Viet Nam (John Murray 1985).

 

 

-------------------

Một số chương trong cuốn The Mother-of-Pearl Men của Mark Frankland:

Cô ca sĩ phòng trà Queen Bee  (truyện / tuỳ bút) 
... Cô hát bài hát có nhịp êm chậm và trầm bổng với thân hình đứng thẳng gần như không cử động, hai tay buông xuôi, và rõ ràng là cô không muốn làm dáng với cử toạ. Nhưng cô diễn tả bài hát như thể nhạc và lời đến từ đời sống của cô, và cô không hát cho cử toạ mà cho chính cô, dù nghe với đôi tai ngoại quốc của tôi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)
 
Một chuyện đã qua  (truyện / tuỳ bút) 
“Nghe đây, hỡi anh bạn đồng chí cũ của tôi ơi, tôi muốn cám ơn anh về sự hỗ trợ của anh và tất thảy mọi việc khác. Kết quả tất nhiên đã không được như mong muốn, nhưng anh đã tận dụng hết sức lực của mình...” [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)
 
Cha Lam  (truyện / tuỳ bút) 
... Ông thấy đó, những người theo đạo Chúa đã mang ánh sáng chân lý đến cho chúng tôi, nhưng đồng thời họ cũng sử dụng nó để đặt chúng tôi dưới ách thống trị của người Pháp. Do vậy mà nó đã trở thành một chân lý bị ô nhiễm, và chất độc đã xâm nhập chúng tôi, những tín đồ Công Giáo, cho tới hôm nay... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)
 
Tử đạo và thánh nhân  (truyện / tuỳ bút) 
[Một chương trong tiểu thuyết The Mother-of-Pearl Men] Buổi trưa hôm sau trời đổ mưa, trận mưa đầu tiên từ khi tôi đặt chân đến thành phố này. Nhưng nó không to hơn một trận mưa vòi sen mà đường phố nóng bỏng đã hút cạn ngay, chẳng khác gì một kẻ đang khát được đưa cho vài giọt nước để bông đùa... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021