thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
thơ 48
 
 

thơ 48

 
có một bài thơ nhớ có lần soi gương ở nhà vẫn thấy bóng mình trong gương, nhưng khi đến nhà bạn Học Dạy Văn chơi và rủ bạn đi nhậu, thì bạn Học Dạy Văn không nhìn hay nghe thấy gì hết. Bài thơ đi về, nghĩ về cuộc đời với những lần gặp mặt, càng nghĩ càng buồn và làm thơ về tha nhân, về bản ngã rất hay. Những ý tưởng siêu hình về cái ta thấy vậy nhưng không phải vậy, ví như “đá nổi trên mặt nước...” hay “đá dạy ta mềm mỏng...”, thế giới đang tồn tại trong những dấu hỏi đầy nghi vấn của bài thơ. Nói chung bài thơ vẫn biết “đừng thấy đỏ mà tưởng chín” hay “đừng tưởng thấy được đùi là thấy được... vân vân”. Bài thơ ngồi uống rượu một mình (vì rủ bạn không được) với các ý tưởng không thể giải thích trong đầu, nhiều cái ở đâu đâu, không biết vì sao bài thơ lại bật ra...
 
khi bài thơ có dịp gặp lại bạn, bài thơ kể về những chuyện đó. Nhân tiện bài thơ nói lan man về sự chờ mong của chữ và những ẩn dụ mà bài thơ chưa kịp thể hiện
 
bạn bài thơ cười ôi trời vậy mà bữa đó tao tưởng mày đến mượn tiền
 
bạn và bài thơ cùng cười, rủ nhau ra quán nhậu, gọi một dĩa Chán Muốn Chết, uống một ly Y Như Mẫu (bữa đó quán có chương trình uống bia cào khuyến mãi, bài thơ cào trúng một móc chìa khóa Chơi Hổng Vô nữa, mang về)
 
sau đó, có mấy lần bài thơ nghe tiếng bạn gọi, nhưng nhìn quanh chẳng thấy dáng người, chỉ nghe tiếng vọng ơ ơi i âu ó, pha phất như hương hoa...
 
 
-----------
Đã đăng:
 
thơ 1, 2, 3 & 4  (thơ) 
có một bài thơ không có chữ, không có dòng nào, chỉ những ký hiệu @,%^&^J $$$ và được gọi là thơ cụ thể... | có một bài thơ vì quá trớn đã té nhào ra trang giấy, vỡ tung ra những tiếng kêu, khóc, chửi bới, đau đớn... nhưng không thấy văng ra một chữ nào
 
thơ 5, 6, 7 & 8  (thơ) 
... có một bài thơ chưa kịp viết xong thì bị rơi xuống nước. Một bài thơ khác chưa kịp viết xong thì rơi vào lửa. Còn nữa... khá nhiều bài thơ tiếp tục rơi trên đường chạy tiếp sức của mình...
 
... có một bài thơ chạy vào nhà tôi vì sợ hãi. Nó nhận ra tất cả chữ của mình đã bị đánh cắp. Nó trần truồng trên trang giấy, mắc cỡ dùng tay che (bụm) những gì phải che (bụm)...
 
thơ 16, 17 & 18  (thơ) 
có một bài thơ bị rơi mất hai mắt nên mò mẫm đi tìm. Hắn va phải một người đàn bà cũng bị rơi mất cặp vú nên cũng đang đi tìm như hắn...
 
thơ 19 & 20  (thơ) 
có một bài thơ thích nói chuyện sâu xa, ví như triết học. Nó than phiền về việc người ta cứ lẫn lộn hết cả giữa tôn giáo với ý nghĩ giả dối của mấy ông lãnh tụ (hồi xưa) & mấy ông lãnh chúa (bây giờ) và triết học...
 
là tắc tị khó hiểu. Người ta trách nó cứ học đòi các thứ “đã cũ rích ở bên Tây” mà không biết rằng dân tộc của nó đã tự tình ngàn năm với những cảm xúc chân thành, chân chân chân thật thật thật...
 
thơ 25, 26 & 27  (thơ) 
có một bài thơ đang đi giữa một phố trưa đầy nắng. Nó thấy bóng của nó đổ dài, leo lên leo xuống thoăn thoắt giữa mọi chướng ngại vật. Chiếc bóng của bài thơ linh hoạt đến nỗi nó không còn là chiếc bóng nữa mà đã biến thành một bài thơ thứ hai...
 
thơ 28, 29 & 30  (thơ) 
có một bài thơ rất hay viết thơ tình, kiểu anh nhớ em em hỡi anh nhớ... Nhiều khi em quên rồi nhưng anh (bài thơ) vẫn nhớ, dù em ở nơi nào em vẫn không xa cách anh (là bài thơ) được đâu... Sau đó người ta kêu nó lên nhắc nhở không nên uỷ mị vàng vọt như thế...
 
thơ 31, 32 & 33  (thơ) 
... đêm bài thơ nằm ngủ thấy linh hồn của mình bay đi đâu mất, giống như ngôi làng tuổi nhỏ của bài thơ đã bỏ đi đâu chơi. Bài thơ muốn làm thơ về vần ơi này nhưng lại thấy chơi vơi, thế là lại thôi (vần ôi). Nhưng viết về vần ôi thì bài thơ lại sợ mất gói xôi, vì thực ra người ta chỉ coi bài thơ như thằng Bờm mà thôi...
 
thơ 34, 35 & 36  (thơ) 
có một bài thơ thường ấm ức các bạn của nó cứ nhẩn nha cầm chừng, nhìn sau trông trước, lầm thầm trước không có ai sau không có ai quanh quất chỉ mình ta... lúc nào cũng lầm thầm về sự cô độc mở cửa ra thấy núi (làm như bây giờ người ta không còn mở cửa ra để đóng tiền điện, coi người khác cãi lộn, đi chợ hay dắt con đi học nữa vậy)...
 
thơ 37, 38 & 39  (thơ) 
... có một bài thơ cứ tưởng mình rất dễ vỡ, dù bài thơ không phải là món đồ bằng sứ hay pha lê. Nó đứng trong tủ kính, lơ đãng nhìn những người mua sách đi ngang qua. Các cô gái mơ mộng thường hay dừng lại khá lâu ngắm nó...
 
thơ 40 & 41  (thơ) 
... có một bài thơ được người ta dặn phải canh chừng cảm xúc, vì cảm xúc hay đến rồi đi bất chợt. Mỗi đêm bài thơ thường mất ngủ vì cứ sợ cảm xúc bay đi mất / một đêm nọ bài thơ mệt quá nằm thiếp đi thì có một cái gì bò nhồn nhột ở tay, bài thơ giật mình tưởng cảm xúc đến...
 
thơ 42  (thơ) 
... người yêu của bài thơ và bài thơ cũng nói chuyện rất đắm say, chỉ than phiền căn gác có nhiều muỗi. Bài thơ hay làm thơ tặng người yêu sau mỗi đêm như vậy, ví như anh thức suốt đêm đuổi muỗi cho em anh thức suốt đêm đuổi muỗi cho em (mà quả bài thơ thức suốt đêm đuổi muỗi thật, nhiều bữa sáng dậy bài thơ mệt ngắc ngư)...
 
thơ 43 & 44  (thơ) 
có một bài thơ gương mặt hơi ám khói vì hút nhiều thuốc lá. Một lần đi chơi bài thơ thấy một quán bán cháo gà ăn khuya, trước có treo một tấm biển: hãy vứt hết tất cả hy vọng khi vào đây...
 
thơ 45  (thơ) 
có một bài thơ vì héo úa dần dần rồi chết già chứ chả phạm tội gì nên khi chết được lên thiên đường. Lên đó, bài thơ gặp lại nhà thơ như thế này, năm xưa, đã từng cắt mạch máu cứu mình nhưng không thành, hai bên nhìn nhau mừng mừng tủi tủi...
 
thơ 46  (thơ) 
... Nó cũng muốn được sống lâu lâu một chút, vì thế nó cứ đi tìm cách để đưa thời gian vào. Có điều, khi cố nhét thời gian vào, bài thơ bị phình to và sau đó vỡ tung ra muôn ngàn mảnh vụn. Những mảnh vỡ ấy chính là các xác chữ, bị bài thơ làm chết oan...
 
thơ 47  (thơ) 
có một bài thơ có gương mặt ngây thơ và mái tóc xoăn xoã trước trán dịu dàng. Những nơi đông người, bài thơ thường hay ngồi khuất vào góc tối, ngượng nghịu nhìn xuống chân mình. Sở dĩ như thế là vì bài thơ sống vào cái thời có quá nhiều phù thuỷ...
 
 
----------------
 
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021