thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
TỪ ĐIỂN THI X/X LOẠI [chúng sinh] - Vần B (1)
 
 

BẦN THẦN

 
Rất nhiều lần cả bạn và tôi cũng bần thần.
 
Bần thần là một trạng thái hoàn hảo nhất của mọi sự tồn tại. Einstein đã sai khi bảo tất cả chỉ là tương đối. Cõi bần thần hình như chính là hang núi của sự tuyệt đối. Hang núi ấy có thật. Chính Chúa Trời trở thành kẻ sáng tạo vĩ đại nhất trong vũ trụ nhờ những lúc bần thần. Trước Big Bang vũ trụ ắt bần thần lắm lắm, cho đến nay thì vẫn trong quá trình giãn nở của cái nỗi bần thần kinh khủng khiếp hoảng hốt vô can cớ. Và thế là cái thế gian này đã ra đời trong một lúc bần thần. Có những quốc gia yếu xìu giành được độc lập bởi do quân thù hung hãn đang bần thần. Có những dân tộc hoát nhiên mất đất mất nước thành nô lệ chỉ vì cứ bần thần triền như miên. Có những trự thánh tích sáng ngời bỗng dưng rối bời vì Tạo Hoá trớ trêu khéo bầy đặt cuộc bần thần. Có những bậc tiết hạnh khả phong hoát trở thành tiết hạnh khả nghi vì lâm vào lúc bần thần. Có những đại hung đồ bỗng hiển thánh vì một lúc bần thần. Đã có nhiều đĩ điếm hiển linh thành mẫu nghi thiên hạ nhờ được Trời cho những phút bần thần. Đã có những chân nhân phóng xuất chứng bồ đề hay niết bàn sau những ngày đằng đẵng bần thần. Chính tôi đã ra đời trong một khoảnh khắc không thời gian khi mà bố mẹ tôi đang bần thần. Có ai phản đối gì không? Chắc là quý vị đang bần thần hết cả rồi phải không! Lúc này đây chắc hẳn có một sự sáng tạo vĩ đại nào đó sắp xẩy ra đây. Liệu có sự sáng tạo nào không? Có ai dám trả lời không? Có không...
 
Chính tôi cũng đang viết những dòng châu ngọc [hành vi kinh] này trong trạng thái... bần thần. Nhưng tôi sẽ không nói thế đâu. Ai hỏi tôi sẽ bảo tôi đang xuất thần.
 
 

BẦN TIỆN

 
Bần tiện là đáng khinh, đáng ghét hay... đáng trọng?
 
Tất nhiên là người đời chỉ trọng phú quý rồi! Nhưng, có chắc thế không?
 
“Đồ bần tiện!” là một câu chửi công khai. Vậy phải chăng đó là thứ đáng khinh đáng bỉ nhất. Chưa chắc đâu mà.
 
Vì biết bao nhiêu kẻ bần mà người đời vẫn kính trọng bậc nhất. Những ông/bà giáo, nhà văn, nhà thơ, nhà triết học, nhà Nho, nhà lí luận, nhà phê bình, nhà binh, nhà tướng, nhà nông, nhà công, hiệp sỹ... hay những vị quan thanh liêm.
 
Biết bao kẻ tiện mà người đời vẫn kinh hay thậm chí kính nể. Những tướng cướp vị nghĩa (“cướp của nhà giầu chia cho dân nghèo”), những tên trộm tài tình, những cô gái điếm có trái tim nhân hậu và có khả năng chữa lành những vết thương nhân thế (đã có gái điếm tên Maria được phong thánh), những tên cờ bạc bịp nhưng lại biết làm từ thiện... thậm chí là những kẻ giết người, nhưng mà là giết người đáng giết.
 
Chưa từng nghe ai chửi “đồ phú quý”. Hẳn nhiên.
 
Nhưng chỉ là cái vẻ ngoài nó thế thôi.
 
Bạn thử xem hiện nay có bao nhiêu tổng thống, thủ tướng và các nhà lãnh đạo được mọi người tôn kính? Phần lớn họ toàn bị chửi, thậm chí rủa sả thậm tệ (bạn hãy đưa đầu ngón tay đếm xem có bao nhiêu quan chức Việt Nam được kính trọng?); nhất lại là bọn hèn hạ, bán nước cầu vinh, rước voi về giày mả tổ, ăn hút không ghê răng, tham nhũng không ghê tay, giẫm đạp không ghê chân, tàn độc và táng tận lương tâm.
 
Đã có mấy đại gia được kính trọng đây? Chỉ thấy báo chí và đồng bào luôn đàm tiếu về toàn chuyện không hay, bỉ ổi của bè lũ ấy (Chắc cũng vì đồng bào thích nghe những chuyện đấy).
 
Vậy những ai luôn được mọi người yêu quý? Đó là những người nuôi (vật chất/tinh thần) được người khác và những người làm vui thiên hạ (như các ca sỹ, ngôi sao màn bạc, danh hài, văn sỹ hài hước hay diễm tình, thi sỹ lãng mạn hay chửi bậy, hay các nhà báo lá cải).
 
Những ai thì được mọi người kính nể? Đó là những kẻ phát ngôn mà chẳng mấy ai hiểu gì.
 
Túm lại là đừng tin/dựa vào cái [đại] dư [thừa] luận nào, thậm chí một tha nhân nào. Chỉ có thể tin vào chính mình, tự tôn trọng chính mình.
 
Hình như Bất Tử vấn:
Bất tri túc tri chỉ thị đệ nhất thiên hạ bần giả?
(Đại ý: không biết đủ biết dừng là kẻ nghèo hèn nhất thiên hạ này, dù mày có là vương tướng gì chăng nữa) [Câu này có vẻ nhái Lão Tử (chết già)]
 
Uý Tử đáp:
Thâm tâm tự khinh bỉ nhi vô địch hoàn cầu tiện gia!
(Kẻ nào trong thâm tâm tự khinh bỉ mình kẻ đó mới là đáng khinh nhất – “Tiện gia” cũng có thể hiểu là cái nhà xí nên câu trên còn là: kẻ nào trong thâm tâm tự khinh bỉ mình là cái chuồng xí/bồn cầu to nhất hành tinh) [Câu này ắt là nhại Khổng Tử (chết vì cái lỗ)]
 
 

BỜM

 
Moa léo cần, Bờm bảo bố. Moa léo cần, Bờm bảo ông... Đây là một khẩu hiệu tầm cỡ “đỉnh cao muôn trượng” chứ chẳng chơi.
 
Bờm vốn sinh ra đã là một thi sĩ, thế mà mấy ai biết.
 
Nhưng Bờm thực tế lắm. Cũng chẳng ai biết điều đó.
 
Người ta bảo Bờm mây gió. Không có đâu. Cái giống đời thật lạ, cứ thấy người ta mê quạt mà đã vội kết luận là người ta mây gió. Đâu có.
 
Bờm sinh ra đã có những câu thơ thật hay, thật ám ảnh:
Đất nước lao đao chưa bao giờ bình yên...
 
Bờm rất yêu sách. Nên thánh đường của gã chính là “hiệu sách nhân dân”. Chả thế mà khi nó bị ném bom Bờm đã làm hai câu lục bát ghi danh sử sách [bò]:
‘Hiệu sách’ bom nó phá rồi
Vẫn còn sáng ngời hai chữ ‘Nhân dân’!
 
Đất nước ta cái gì có hai chữ nhân dân đều được thánh hoá. Trừ cái đối tượng mà cái từ này được sinh ra để gọi tên, và thường trở thành vật tế thần trong cái sứ mệnh lịch sử loạn xà bần.
 
Bờm còn sính làm châm ngôn. Đây là một câu bất hủ:
Cái gì đã thối thì đã thối rồi, cái gì sắp thối cũng thành cứt thôi!
 
Bờm theo Bái vật giáo. Gã mê quạt. Đủ loại. Từ cái loại “chành ra ba góc da còn thiếu” đến các loại quạt giấy, quạt sừng, quạt đồi mồi... Gã có cái quạt mà không ngờ nó lại là một báu vật - quạt mo. Chuyện về cái quạt mo này thì cả dân tộc đã tốn bao nhiêu giấy mực để viết về nó (theo thống kê đã có 39.000 cuốn sách và bài báo từ tiểu thuyết lịch sử đến biên khảo hay chuyên luận), cho nên tôi không muốn nhắc lại ở đây làm gì nữa cho hoá nhàm. Vì vậy tôi xin được kết thúc mục Bờm tại đây, mong quý vị không cảm thấy đột ngột. Tuy nhiên, nếu ai còn thấy nhột nhột thì xin xem thêm bản nhận định sau đây của Đại học Quốc Tử Jám:[*]
 
Tại sao Bờm không đổi quạt mo lấy “3 bò, 9 trâu”, “ao sâu cá mè”, “bè gỗ lim”... mà lại lấy mỗi “cục xôi”? Đây là một câu hỏi nhức nhối đã làm đau đầu bao nhà khoa học và các GSTS ưu tú của nước Nam suốt bao thế kỷ qua. Phải chăng dân tộc ta có cái bản chất “mì ăn liền”? Hay thiển cận? Hay lười nhác? Hay ngu dốt? Hay nghiện xôi thịt đến mức mù quáng? Đại học Quốc tử giám đã tiến hành một cuộc điều tra xã hội học sâu rộng do các bậc Nghè, Cống, Cử kiệt xuất thực hiện. Sau đây là những kết quả đáng suy nghĩ trong bài “Những chi phí cơ hội trong quản trị kinh doanh” của họ:
 
- Để quản lý 3 bò, 9 trâu cần 1 đội chăn 3 người cùng 1 giám sát viên, 2 bảo vệ, 1 đội trưởng;
 
- Để quản lý ao cá mè cần 1 đội sản xuất ít nhất 12 người làm việc 3 ca, 3 bảo vệ, 2 giám sát viên, 1 đội trưởng có trình độ Cử nhân Nông nghiệp, và đội ngũ kế toán, bán hàng, marketing;
 
- Để quản lý bè gỗ lim cần 2 thuỷ thủ đoàn (mỗi đoàn ít nhất 12 thành viên gồm thuỷ thủ, tài công, hoa tiêu, an ninh, 1 thuyền trưởng), 1 đội ngũ quản lý với các ban tài chính, nhân sự, marketing và 1 giám đốc điều hành có trình độ Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh MBA.
 
Vậy kết luận rằng: cụ Bờm với trí tuệ dân gian của người nông dân Việt Nam đã hết sức khôn ngoan tỉnh táo khi khước từ mọi đề xuất thâm hiểm trên đây của các đối tác là bọn tư bản giãy chết, đang âm mưu “diễn biến hoà bình”. Như ý các cụ đã dạy thì làm gì cũng đến ăn xôi mà thôi, việc gì mà phải cố đấm cho nó rắc rối.
 
 
_________________________

[*]Xem thêm mục “Quốc Tử Jám” trong tập từ điển này.

 
 
-------------
Đã đăng:
 
... Đêm qua tôi cũng mộng. Tôi gặp một nhà văn nổi tiếng. Chúng tôi chuyện trò không chán. Ông hiểu biết, đầy tự tin trước Vũ Trụ. Nhưng gương mặt vẫn có gì hiu hắt, nụ cười đâu giấu nét đìu hiu. Thỉnh thoảng ông văng tục. Bảo văng tục không phải để nói tục hay chửi cho sướng mồm. Mà để thể hiện tinh thần phản kháng, để tỏ rõ khí tiết hiên ngang...
 
“Lồn” là một thực tại khách quan và đã được nhắc đến trong văn hoá dân gian từ xưa, thế mà nay thấy vắng bóng trên văn đàn làm nó buồn thiu là cớ vì sao? ... | ... Sông núi nước Nam là của vua nước Nam, gái nước Nam cũng là của vua nước Nam, bướm nước Nam là của chim nước Nam, không liên quan gì đến mày. Hiểu chưa?...
 
Thi x này quả cũng thật phóng dật, và “phạm cái tội vừa mới tiến đã dật [đùng đùng/lùi]”, vì thời thế nhập nhoạng thế nào mà khi lên đường vào miền Nam ra trận ông lại bị nhét vào một “tiểu đội xe không kính”...
 
ăn gì mà lắm thế?... ngủ đéo gì mà ngủ nhiều?...
 
... HH: Cái thằng cỏ giả kia, ngươi thật là quá lắm, đồ vô liêm sỉ. // GG: Dạ vâng, phận tôi cỏ giả, đâu được thơm tho như bà. Nhưng nếu không có những thằng cỏ giả như tôi thì ai biết được hương nhuỵ của mùa xuân. Vậy mà Tây phương chúng nó lại cứ thích thú với đám cỏ giả cơ bà ạ. Bà gặp có việc gì không?...
 
Đời “bỉ vỏ” ta lại về với cỏ / Nhe hàm răng mong vồ vập gì đời / Da xanh xao thiếu máu người, thổi “linh hồn” lên Tiểu thuyết thứ 7, vượt qua “thời thơ ấu” mong 1 ngày về “cửa biển” tìm chi... | Ối giời ơi, nhớ anh y tá ngày nào đầu Kháng chiến. Sau này nhờ thạo chuyên môn anh tự thiến. Từ đó chim anh hoạt động theo nghị quyết. Nghị quyết hừng hực thì anh hừng hực. Nghị quyết lạnh lùng anh lạnh lùng. Nghị quyết lùng bùng anh lùng bùng... | ... Hãy lộn ngược da anh [làm giầy da lộn] / Và ghi lên đó mật khẩu [khí xằng]: / - Không lùi bước! (Cho dù đã hết nước!)...
 
Bố già Colombia sinh năm Mậu Thìn này có cái đầu của 1 con rồng [tồng ngồng]. Nghĩa là nó [cái đầu] cũng đầy chất hoang dã... | Họ Cao (Gao) sinh năm 1940 (Canh Thìn), người Trung Nguyên, được Nobel Văn chương năm 2000 [đúng năm hạn Canh Thìn, thế mới thấy ông giời rất mẹ mìn], vì...
 
Đời ba xạo sá chi không kiêu / ngạo. Vốn sinh ta bố láo thành / thần. Dăm ba câu gẫm gạ phỉ / nhân. Đưa tình lang dỡn mặt người / đát cũ... | Một nhân vật không dễ có hai trên đời / Người của nhân dân / Mấy chục năm sống chiến đấu lao động quên mình bên những người anh em cà răng căng tai một đời không nói dối...
 
Gadji... khi nhuwngx gias trij vawn hoas khoong theer cos ddur suwcs manhj ddeer dduwngs vuwngx trong khi nhuwngx khaaur ddaij phaos laij cos ddur suwcs manhj ddeer lamf chur soos phaanj con nguwowif...
 
Tuy là một nhóm nhưng họ đông như quân Nguyên Mông. Họ luôn ở trung tâm điểm của sự chú ý nên đã có nhiều bài viết về họ. Ví dụ như Nguyễn Huy Thiệp danh tiếng mà họ cũng coi không đáng mặt Tử Kỳ, cho nên ông đã phải lầm lì ngồi lẩm bẩm “nói chuyện với hoa thuỷ tiên”... về họ...
 
Xin các bạn đừng vội nghĩ thi x này tên là Sex. Không đâu, đây là một tác gia cụ văn thể có hình hài hẳn hoi. Y thường đội một cái nón rách te tua vì mưa bão với cái mặt nghênh nghêng, thân hình dặt dẹo co quắp...
 
Thi x [nhân] này còn được gọi là “bìu”, “ngọc hành”... (các từ điển Anh - Mỹ - úc hay Niu Zí-lần gọi là “scrotum”, “penis”, “testicles”...); nhưng, một khi đã là Jái thì dù có gọi bằng bất cứ cái tên gì, vẫn toả... mùi [“A rose is a rose... would smell as sweet” (Shakespeare). Oh no! It would stink like hell]...
 
Thi x [nhân] tên thật là “Prostitute the First”, lấy initial là P.F cho sành điệu trào lưu thời đại @ và các GSTS [dân gian gọi “gia súc thiến sót”, tiếng Anh gọi là Prof. PhD (Professionally Physiological Deficiency)]...
 
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021