thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Allen Ginsberg hấp hối
 
Bản dịch Hoàng Ngọc Biên
 
 
Allen GINSBERG - Evgeni YEVTUSHENKO - Lawrence FERLINGHETTI
 
 

Allen Ginsberg hấp hối

 
Allen Ginsberg đang hấp hối
tin loan trên hết các báo
loan trong bản tin buổi chiều
Một nhà thơ lớn đang hấp hối
Nhưng tiếng nói của chàng sẽ không chết
Tiếng nói của chàng ở trên đất
Ở Lower Manhattan[1]
trên chính giường của chàng
chàng đang hấp hối
Chẳng làm gì được cho chuyện này
Chàng đang chết cái chết mọi người chết
Chàng đang chết cái chết của nhà thơ
Chàng cầm trên tay một cái điện thoại
và chàng gọi mọi người
từ giường mình
ở Lower Manhattan
Khắp thế giới giữa giờ khuya điện thoại kêu vang
“Allen đây” tiếng nói cất lên
“Allen gọi đây”
Biết bao lần họ đã nghe câu nói qua những năm tháng dài
Chàng không cần phải nói Ginsberg
Khắp thế giới trong thế giới những nhà thơ
chỉ có một chàng Allen duy nhất
“Tôi muốn nói với bạn” chàng nói
Chàng cho họ biết điều gì đang xảy ra
điều gì đang sa sút trong người chàng
Giọng chàng qua vệ tinh đi khắp mặt đất
đi trên Biển Nhật Bản
là nơi chàng có lần đứng trần truồng
tay cầm cây đinh ba
như vị Thần Biển[2] trẻ tuổi
một anh thanh niên râu đen
đứng trên bờ biển đá sỏi
Thủy triều lên cao và đám chim biển thét gào
Giờ đây sóng nước vỡ tràn lên người chàng
và những con chim biển thét gào
trên bến cảng San Francisco
Hôm nay có gió mạnh
Có sóng bạc đầu dâng cao quất vào khu Bến tàu[3]
Tôi đang đọc thơ Hi-lạp
Những con ngựa khóc trong thơ
Những con ngựa của Achilles khóc trong thơ
nơi đây bên biển
ở San Francisco
những con sóng khóc
Chúng khóc những tiếng sụt sịt
tiếng sụt sịt
Allen
chúng thì thầm
Allen
 
Viết ngày thứ Ba, 8 tháng Tư, 1997
 
_________________________

[1]Một trong hai vùng Manhattan ở New York: Lower Manhattan là Hạ Manhattan – nơi cư ngụ của nhiều nghệ sĩ lớn; vùng kia là Upper Manhattan / Thượng Manhattan.

[2]Xem hình Vị thần Neptune với cây đinh ba dưới đây:

 
 

[3]Embarcadero - ở San Francisco.

 
 
----------------
“Allen Ginsberg hấp hối” dịch từ nguyên tác “Allen Ginsberg Dying” c ủa Lawrence Ferlinghetti trong Lyrikline.org
 
 
Đã đăng:
 
Tôi vừa kêu một món cá ở quầy thì / ba con người ba bứa / rất bảnh bao bước vào / Tôi không biết làm sao hay tại sao tôi / nghĩ bọn này phải là / ba bứa trừ chỗ là / chúng trông rất bảnh... | Ba ông đầu hói ngồi bàn bên cạnh / nói tiếng Anh giọng trọ trẹ vốn không / phải là tiếng mẹ đẻ của người nào cả... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Thế giới là một nơi đẹp / để ta ra đời / nếu ta không màng hạnh phúc / không phải lúc nào cũng / có rất nhiều cái vui / nếu ta không ngại một chút địa ngục / khi này khi khác / ngay cái lúc mọi thứ đều tốt đẹp / bởi lẽ ngay ở thiên đường / cũng không phải bất cứ lúc nào / người ta cũng hát... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Tôi đang ở trong một bức tranh Camille Pissaro / Quảng trường Théâtre Français / Paris trong Mưa 1898 / có điều bấy giờ không phải năm 1898 / Bấy giờ là năm 1948 / đại để là các con số tung hứng / và không có những chiếc xe ngựa... | Trong một giấc mơ ấn tượng đến muộn tôi thấy mình đang ngồi trên một chiếc xe tham quan lòng vòng với một nhóm phụ nữ Pháp áo quần mùa hè và nón hoa rộng vành... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Thơ là gì?  (tiểu luận / nhận định) 
Chẳng nghi ngờ gì nữa, có bao nhiêu bài thơ thì có bấy nhiêu định nghĩa. Có lẽ còn nhiều hơn, bởi có nhiều giáo sư thi ca và phê bình gia thi ca hơn là thi sĩ. Có lẽ trong thế kỷ mới ta lại cần thêm một số định nghĩa mới... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Bài thơ “Amant des gares” của Lawrence Ferlinghetti (1919~) — một nghệ sĩ đa năng và giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn học nghệ thuật hậu hiện đại Hoa Kỳ. Bản dịch Việt ngữ của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Hai bài thơ “Underwear” và “Horses at Dawn” của Lawrence Ferlinghetti (1919~) — một nghệ sĩ đa năng và giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn học nghệ thuật hậu hiện đại Hoa Kỳ. Bản dịch Việt ngữ của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Bài thơ “[In Goya’s Greatest Scenes We Seem to See...]” của Lawrence Ferlinghetti (1919~) — một nghệ sĩ đa năng và giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn học nghệ thuật hậu hiện đại Hoa Kỳ. Bản dịch Việt ngữ của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Bài thơ “Reading Apollinaire by the Rogue River” của Lawrence Ferlinghetti (1919~) — một nghệ sĩ đa năng và giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn học nghệ thuật hậu hiện đại Hoa Kỳ. Bản dịch Việt ngữ của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Ba bài thơ  (thơ) 
Ba bài thơ “[In Golden Gate Park that day]”, “All Too Clear”, và “Monet’s Lilies Shuddering” của Lawrence Ferlinghetti (1919~) — một nghệ sĩ đa năng và giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn học nghệ thuật hậu hiện đại Hoa Kỳ — lần đầu tiên được giới thiệu đến độc giả Tiền Vệ qua bản dịch của các nhà thơ Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Đăng Thường, và Hoàng Ngọc-Tuấn.
 
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021