thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Quyền-lực và Tự-zo [§17]

 

Zựa trên nguyên-tác tiếng Anh Power and Freedom (2008-2009), Nguyễn Quỳnh.

 

Hơn bốn trăm năm trôi qua, tư-tưởng trong triết-học Tây-fương, chủ iếu là Anh và Đức đã đóng góp rất nhiều cho sự hiểu biết của con người về mặt chính-trị, xã-hội và đạo-đức; ảnh hường rất lớn vào sự thay đổi văn-hoá, khoa-học, kĩ-thuật, chính-trị và kinh-tế toàn cầu. Kể từ gần hai trăm năm lại đây, triết-học thực-tiễn của Hoa-kì, coi hành-động là điểm khởi-hành trước khi tiến về lí-thuyết. “Philosophy is a point of actions, NOT a point of interpretations.” Quan-niệm này đã từ từ đẩy triết-học Âu-châu (continental philosophy) vào hậu-trường. Triết-học nào — Âu-châu hay Hoa-kì — sẽ júp con người thức-tỉnh hơn và can-đảm hơn để tiếp-tục đi lên? Chương cuối của chuyên-luận sẽ bàn đến triết-học hiện-đại (contemporary/post-modernism) và xã-hội con người trong đó Mĩ, Việt và Tầu là ba thực-tại chính-trị và xã-hội được tác-jả khai-thác nhiều nhất vì chúng ta đang chứng-kiến quyền-lực và tự-zo trong hai thái-cực: Vòng biện-chứng mở rộng biên-cương của bá-quyền (circle dialectics), và vòng biện-chứng ngịch-đảo (negative dialectics) để júp chúng ta hiểu vì sao có những thể-chế đang trở về man-rợ.
 
Nguyễn Quỳnh

 

 

 

§17.

 

THANH-BÌNH VÀ HOÀ-BÌNH

 

THANH-BÌNH và HOÀ-BÌNH là hai trạng-huống và hoàn-cảnh khác nhau, mặc zù xét về mặt thuật-ngữ chúng có những tính-chất jống nhau. Một đôi khi hai chữ này được zùng thay đổi cho nhau, một cách mặc-nhiên hay có chủ-í rõ ràng.

Trước hết, trong tiếng Việt, chữ “Bình” có ngĩa là “iên-lặng”, “bình-iên”. Nhưng hai chữ “Thanh” và “Hoà” chuyên chở trạng-huống khác nhau – zo đó í-ngĩa khác nhau. Nếu chỉ xét “Thanh” theo âm-vận rồi suy ra í-ngĩa, chúng ta sẽ thấy “Thanh” là một zấu không cao, không thấp. Để fát-âm “Thanh”, chúng ta chỉ cần hé miệng như một nét ngang, đầu lưỡi chạm nhẹ răng trên và thụt về ngay, zường như không cần đến nỗ-lực để fát-âm. Chúng ta sẽ ngạc-nhiên khi thấy âm-vận miêu tả “thanh” cũng rất nhẹ nhàng, thư “serene” trong Anh, Fáp, và “klar” trong Đức-ngữ.

Cũng xét ngĩa theo âm-vận, ta nhận thấy “Hoà” là hơi thở đưa ra, để mở môi zưới. Như vậy, “Hoà” không fải là nét ngang, xét theo đường chân-trời, mà hơi ngiêng xuống. “Hoà” jống như hơi thở hắt ra để cơ năng ngưng ngỉ. Chúng ta cũng có thể nói, “Hoà” miêu tả một zấu-hiệu ngôn-ngữ thiên nhiều về xác-thân (body language). Zấu-hiệu ấy thể-hiện tâm-trạng, sau những cố-gắng hay hoạt-động fải tới lúc ngừng.

Khi chúng ta nói, “Một tri-túc thanh-bình”, “Một thôn-xóm hay một xã-hội thanh-bình” chúng ta không ngĩ tới “Hoà-bình” vì “Thanh-bình” là một trạng thái tự-nhiên hay “an-nhiên, tự-tại”, có khi “Thanh-bình” chỉ hiện ra trong jây lát và trong đơn-điệu, không cần fải chứng-minh, và cũng không cần fải ngĩ tới những nỗ-lực tạo ra thanh-bình. Nếu “Thanh-bình” tới từ thiên-nhiên thì “Thanh-bình” là một cảnh-huống nhẹ như “tiên” (a priori) mà chúng ta chỉ cảm nhưng không hiểu. Nhưng khi con người đến và sống jữa “Thanh-bình” của thiên-nhiên thì có khi thiên-nhiên mất “Thanh-bình”. Con người đi mua “Thanh-bình” tức là bỏ tiền ra để tạo “không-khí thanh-bình!” Thế có ngĩa là con người ziễn-tả í-niệm “Thanh-bình” như khi chúng ta miêu-tả những kiểu bàn gế, hoặc những nơi chốn an zưỡng tinh-thần (resorts). Thế thì, con người tu luyện để có một tri-túc “Thanh-bình” có khi chỉ là một cảm-jác sau khi chạy trốn khỏi thực-tại và trách-nhiệm ở đời (a posteriori). “Thanh-bình” chợt đến nhưng lại rất xa-xôi. Không fải “Thanh-bình” ở mãi tận chân-trời biền-biệt, mà có khi nó chỉ ở “man-mác” trong lòng, zù trong một xứ-sở hoà-bình hay binh-lửa.

Khi chúng ta nói, “Hoà-bình rồi!” chúng ta thở ra nhẹ nhõm, trút bỏ lại fía sau những đau-thương, binh-đao, máu-lửa của ngày hôm qua. Rõ ràng, hoà-bình là mặt trái của chiến-tranh, hiểu theo hai ngĩa: 1) Đánh nhau mệt quá thì “hoà”; 2) Hoà là bộ mặt jả-zối của chiến-tranh. Đó là một thái-độ mơ-hồ, như khi ta lật bàn tay qua lại. Chiến-tranh hay hoà-bình tuỳ-thuộc vào lòng ngưởi.

Lịch-sử con người đã chứng minh: Một xã-hội muốn zuy-trì hoà-bình thì xã-hội đó fải mạnh. Câu nói “Cây muốn lặng, jó chẳng muốn dừng!” là một nhận xét tinh-vi và khôn-ngoan, vì câu nói ấy cho ta thấy, lẽ sinh-tồn rất là vất-vả. Và lòng người là “lang sói”.

Nêu lên vần-đề “vĩnh-cửu” trong “hoà-bình”, theo Kant, là một lối nói zư thừa (pleonasm).[1] Nhưng nó lại hợp-lí, vì “vĩnh-cửu” chính là khát-vọng của “hoà-bình”. Người Việt chúng ta tự hỏi đã có bao lần chúng ta có hoà-bình với Tầu? Trong hiện tại, Tầu lấn đất và xía vào nội-bộ của Việtnam, mua chuộc những tên bất-tài, vô-hạnh, và tham-nhũng. Người Việt sống trong hoà-bình, nhưng có hai kẻ thù đáng sợ: 1) Jai-cấp lãnh-đạo Cộng-sản đang suy-thoái trong nước; 2) Mối đe-zoạ xâm-lăng của Tầu.

Rõ ràng Việtnam có Hoà-bình nhưng không có Thanh-bình.

Liệu chúng ta có thề tin rằng một nước có Hoà-bình nhưng zân đang sống trong hoàn-cảnh tinh-thần bị khủng-bố bởi nhà-nước độc-tài? Câu nói này nge không được chứ đừng nói tới một thực-tại chính-trị.

Liệu chúng ta có thể tin rằng một nước có Hoà-bình nhưng zân ngèo-khổ lầm-than, jai-cấp lãnh-đạo làm jầu, ăn cắp tiền công-quĩ (tiền viện-trợ từ bên-ngoài hay zo thương ước để xây zựng xã-hội) mang ra nước ngoài? Như thế có fải là một nhà nước cách-mạng không?

Chúng ta có thể nói rằng, sau chiến-tranh, một nước có Hoà-bình chỉ vì binh đao không còn nữa. Nhưng trên thực-tế, chúng ta cần đặt câu hỏi cho Hoà-bình khi điêu-linh vẫn còn đằng đẵng mãi mãi trong thời hậu-chiến. Như thế chúng ta hiểu ngay có cái jì bất ổn – nếu không nói là đại-hoạ cho một zân-tộc sống trong Hoà-bình.

Một tập-thể chính-trị nêu cao ngọn cờ “cách-mạng” mà trong thời-bình fản-động lại chính ngọn-cờ ấy và bội-fản quốc-zân đã tin và hi-sinh cho ngọn-cờ ấy liệu chúng ta có thấy hổ-thẹn cho thứ Hoà-bình ấy không? Chính những kẻ thù của Việtnam, xưa và nay, đang cười Việtnam. Họ đã từng nói về Việtnam, và nhiều người Việtnam đã nge: “May ra một trăm năm nữa mới khá được!”

Rõ ràng, những xảo-thuật chống kẻ thù chung trước kia hiện đang được zùng để chống lại quốc-ja và zân-tộc, và những jì gọi là tệ-đoan thối nát bị fỉ-nhổ trong thời chiến hiện đang được tích-cực khai thác vô bờ bến – ngay trong thời-bình. Thế thì Hoà-bình ấy chính là môi-trường thối-nát. Cuộc cách-mạng đi tới Hoà-bình ấy không có cơ-sở vững vàng, tệ hơn cả ngọn-cờ của Từ-hải. Tức là chẳng qua cũng là một nhóm côn-đồ đáng sợ.

Vì Hoà-bình không fải là một chuyện zễ-zàng như trong jấc-mộng. Và vì manh-tâm fá-hoại Hoà-bình là những nguyên-nhân – như bệnh zịch – tới từ cả hai fía – trong và ngoài, nên chuyên-luận về Hoà-bình của Kant đòi hỏi nhiều công-fu tra-cứu, như sau:

 

KANT NHẬN-ĐỊNH VỀ MỘT HOÀ-BÌNH VĨNH CỬU (PERPETUAL PEACE)

 

Kant nói rõ, nhận-định của ông về hoà-bình là một fác-hoạ có tính fê-bình, tức là có tính suy-tư triết-học. Tại sao lại có thứ “hoà-bình vĩnh-cửu?” Hay nói một cách khác: nếu hoà-bình không vĩnh-cửu thì chắc chắn có vấn-đề.

Kant chia chuyên-luận hoà-bình thành hai fần chính.

 

FẦN THỨ NHẤT [2]

Những iếu-tố cơ-bản về một nền hoà-bình vĩnh-cửu jữa các nước với nhau.

 

1

Sở zĩ có khát-khao “vĩnh-cửu” cho hoà-bình, vì theo Kant, nếu thoả ước hoà-bình hàm-chứa một một âm-mưu chiến-tranh trong tương-lai thì thứ hoà-bình ấy gọi là ngưng chiến (truce). Hoà-bình jữa Quang-trung và Càn-long sẽ không vĩnh-viễn, vì í của Quang-trung đã rõ ràng: “Nếu có một triệu quân, tôi sẽ đánh Tầu!” Hoà-bình jữa Việt và Tầu không có thật, vì chính Mao Trạch-đông đã nói: “Đừng bao jờ để cho Việtnam mạnh!” Với câu nói đó, Đặng Tiểu-bình đã tấn-công Việtnam năm 1979, và những đợt gây hấn tiếp theo – từ chuyện vẽ lại biên-jới cho tới các đảo Hoàng-sa và Trường-sa.

Hoà-bình có ngĩa chấm-zứt mọi gây-hấn và không có điều jì ngịch với bản văn hoà-bình. Thế có ngĩa là cả hai fía không được nguỵ-tạo hay jả-trá (Jesuitical casuistry) cho mưu-đồ fản lại hoà-bình trong tương-lai. Sở zĩ có mưu-đồ ấy vì có lẽ cả hai fe lâm-chiến quá mệt mỏi, nên tạm chấp nhận hoà-bình để đợi thời cơ.

Nếu chúng ta tin vào thủ-thuật chính-trị (political expediency) cho rằng vinh-quang của một nước nằm trong sức-mạnh quyền-lực. thì luận-điểm kể trên chính là những vấn-đề then chốt. Í Kant muốn nói, không có một thứ hoà-bình nào là không có í-đồ đen tối.

 

2

Không có một nước nào zù lớn hay nhỏ, có độc-lập mà fải chịu lệ-thuộc vào quyết-định của nước khác. Quốc-ja không jống như mảnh đất muốn đổi chủ lúc nào cũng được. Quốc-ja là tập-hợp của nhiều người trong xã-hội, cho nên không ai có quyền, mà chỉ có quốc-ja mới có quyền đòi hỏi hay quyết-định vận-mệnh quốc-ja mà thôi. Quốc-ja ví như một cái cây có cỗi rễ của nó. Đem cây ấy trồng vào một nước khác tức là chấm zứt đời sống tinh-thần của cây ấy, và biến nó trở thành một đồ-vật mà thôi. Không thể coi quốc-ja là một món hàng hay đồ-vật. Ta có thể nói các nước có thể hợp lại với nhau trong đời sống kĩ-ngệ, để tăng sức-mạnh liên-minh. Nhưng nếu nước này cho nước kia mượn binh không fải để đánh kẻ thù chung, thì người zân trong những nước đó bị lạm zụng bừa bãi cho mưu-đồ đen-tối.

 

3

[Muốn có hoà-bình thực-sự] Fải từ từ loại bỏ quân-đội hiện-zịch (miles perpetuus).

Nếu hoà-bình mà còn zuy-trì quân đội thì sự-kiện đó bị coi là một đe zoạ thường xuyên cho các lân-bang. Nó cũng kích thích các nước này thi-đua võ-trang vì họ coi sự có mặt của quân-đội hiện-zịch ở một nước láng jiềng là một í-đồ sửa-soạn chiến-tranh. Như vậy ngân-sách zuy-trì hoà-bình kiểu ấy còn tốn-kém hơn một cuộc chiến-tranh nhỏ. Hơn nữa, trưng-zụng binh-lính để jiết đối-fương hoặc để cho binh-lính bị thiệt-mạng là coi binh-lính chẳng qua như máy móc hoặc những công-cụ trao vào tay nhà nước hay vào một người nào đó mà không lí tới já-trị nhân-bản trong mỗi người lính ấy. Chuyện này hoàn toàn khác với hoàn-cảnh của zân fải tham-ja ngĩa-vụ quân-zịch để bảo-vệ quê-hương chống ngoại-xâm. Nhưng chuyện này sẽ không khác, nếu sự jàu-sang và quân-đội cứ ja-tăng thì lân-bang sẽ coi đó như là một đe-zoạ. Zo lẽ ấy các nước chung quanh bắt-buộc fải đứng lên fản-đối để ngăn cản chiến-tranh. Trong ba iếu-tố quan-trọng của một nước – quân-lực, sức-mạnh liên-minh, và sức-mạnh tài-chánh – thì iếu-tố cuối cùng (tài-chánh) là iếu-tố đáng-kể của chiến-tranh. Iếu-tố tài-chánh thường sinh ra chiến-tranh nếu nước này thấy sự jàu-sang của nước khác một cách quá zễ-zàng.

 

4

Món nợ của quốc-ja (national) không được đặt chung vào chính-sách đối-ngoại của nhà nước.

Vấn-đề đi vay nợ để júp kinh-tế quốc-ja có thể đến từ trong hay ngoài nhà nước (state chứ không fải nation). Nhưng nếu hệ-thống cho vay bị các nước mạnh khuynh-đảo biến tiền bạc thành vũ-lực chống báng lẫn nhau thì sức-mạnh của tiền-bạc là một hình-thức nguy-hiểm. Tại sao? Khi món nợ đã thành sự-thực, nó luôn luôn có mặt và tiếp-tục ja-tăng. Hệ-thống cho vay nợ này sòng-fẳng, zo những zoanh-nhân ngày nay (thế-kỉ của Kant) lập ra. Theo đó khoản tiền vay để chi-zùng cho quĩ quân-đội có thể lớn hơn tất cả nguồn lợi chung của liên-bang. Món nợ này chỉ có thể được xoá bỏ nếu tiền thuế không đủ để trả, và cũng có thể hoãn lại trong khoảng thời-jan nào đó bằng tiền trợ júp thương-mãi. Các công-ti kĩ-ngệ và zoanh thương nhận được tiền này từ hệ-thống ngân-hàng (credit system).

Tránh được điều trên là tránh được chiến-tranh, và cũng tránh được những í-đồ hiếu-chiến của những con người có quyền-lực, nhiên hậu mới có hoà-bình vĩnh-cửu. Nên nhớ, những món nợ nước ngoài không được fép gi trong văn-kiện hoà-bình, nếu không, quốc-ja sẽ bị fá-sản, và zân-tộc chịu vạ lây. Liên-bang fải cùng nhau chống lại bất cứ tiểu-bang nào không rõ điều-khoản này.

 

5

Không một nước nào được fép xía vào hiến-fáp và guồng máy chính-quyền của nước khác.

Có cái jì gọi là hợp-lí khi nước này xía vào nội-bộ của nước khác không? Làm như thế người zân nước khác sẽ fẫn-nộ. Họ sẽ cho các lân bang biết rằng hành-động xía vào nội bộ ấy là một điều xấu và sai luật-fáp khiến cho một zân-tộc khác fải chịu khổ đau. Một người có tự-zo đem gương xấu cho một người khác (scandalum acceptum) tức là làm tổn-thương người ấy. Trong đời sống chính-trị, nếu có bất-hoà nội-bộ, thì jai-cấp lãnh-đạo hay nhà nước tách ra làm hai nhóm. Mỗi nhóm có cơ-chế và quyền-hạn tối-hậu. Để không bị mang tiếng là xía vào hiến-fáp của nước khác (ở đây có ngĩa là tiểu-bang trong một liên-minh. Xin để lí đến lịch-sử và cơ-cấu chính-trị, xã-hội Đức thời Kant), nước ngoài có thể júp một tiểu-bang của liên-bang khi liên-bang hỗn-loạn. Nếu nội-bộ của một nước chưa đi tới hỗn-loạn, mà chỉ là những zấu-hiệu suy-nhược, thì sự júp đỡ trở thành một hành-động xâm-fạm quyền người zân trong một nước độc-lập. Như thế, hành động xía vào nội bộ của nước khác là một vi-fạm hiển-nhiên khiến cho liên-minh cảm thấy bất-an.

 

6

Không fải vì đã có chiến-tranh jữa hai nước mà trong tương-lai không thể có hoà-bình, tức là tiếp-tục gây hận-thù với nước khác bằng những hình-thức như: thích-khách, đầu-độc, huỷ-bỏ hiệp-ước, và tạo-fản.[3]

Đây là những trò lừa-lọc thô-bỉ. Ngay trong thời chiến, chúng ta vẫn thấy loé lên một cái jì có thể tin được ở kẻ thù, nếu không, hoà-bình không thể có và hận-thù trở thành chiến-tranh huỷ-ziệt (bellum interneccinum). Nói cho cùng, chiến-tranh chỉ là một fương-tiện đạt tới cứu-cánh rất là đáng tiếc, xác-định quyền-lực của một người trong một trạng-thái bẩm-sinh (a state of nature). Trong trạng-thái này công-lí không có mặt với quyền xét-xử. Trong những trường-hợp như thế, không có fe nào đuợc coi là một kẻ-thù theo ngĩa sai lệch hết, vì điều này zường như đã được coi là một quyết-định của quan-toà. Chỉ có kết-quả của xung-đột, zo í của Đấng Chí-tôn sắp đặt, mới cho ta biết ai fải, ai trái. Một cuộc chiến-tranh gọi là Chinh-fạt (bellum punitivum) jữa hai nước là một cuộc-chiến vớ-vẩn, bởi vì chúng ta không hề có liên-hệ cao thấp jữa hai nước. Ví-zụ năm 1979, Đặng Tiểu-bình xua quân vào Bắc Việtnam nêu zanh-ngĩa láo là “trừng-fạt” (punitive) Việtnam. Tầu luôn luôn cậy lớn và đông, sinh chuyện với lân-bang, sinh lòng trịch-thượng và vũ-fu. Sự-kiện 1979 quá rõ ràng. Bên ngoài, Cam-bốt nge Tầu gây hấn với Việtnam; bên trong, Cam-bốt tàn-sát người Cam-bốt. Tầu mất mặt, “bịa ra” một cuộc chiến-tranh “chinh-fạt”.

Vì trong một cuộc chiến-tranh huỷ-ziệt, cả hai fe lâm-chiến và ngay cả lẽ fải cũng đều bị loại, cho nên nếu hoà-bình vĩnh-cửu có đến thì “đống xương vô-định đã cao bằng đầu”. Một thứ chiến-tranh tàn nhẫn như thế fải chấm zứt.

Những điều kể trên cho thấy khó có thể nào tránh khỏi chiến-tranh chỉ vì những ma-thuật (diabolical arts), ngoài tính vô-luân rất rõ ràng của chúng, chúng không chỉ thích chiến tranh mà còn chờ cơ-hội để tác iêu tác quái. Ví zụ gài ján-điệp (uti exploratoribus) chủ-iếu là đánh vào lòng bất-chính của con người. Hành-động ma-jáo này xảy ra ngay cả trong thời bình.

Những điều kể trên, zưới cái nhìn khách-quan, hay có liên-hệ tới í-đồ của những kẻ có quyền-lực trong tay, là những jới-luật cấm-kị (leges prohibitivae). Trong số những jới-luật này có những điều khoản rất khắt-khe (leges strictae) và có já-trị ở trong bất cứ hoàn-cảnh nào, vì điều-khoản ấy nêu rõ không tha thứ những trường-hợp vi-fạm hay lạm-zụng. Đó là những điều khoản của luật số 1, 5 và 6. Còn những điều-khoản khác như số 2, 3, và 4 zù không fải là ngoại-lệ xét theo công-lí, nhưng cho fép hành-động chủ-quan để tuỳ ngi vào hoàn-cảnh. Những điều-khoản 2, 3, và 4 không cần-thiết fải thi-hành cấp-tốc nếu mục-đích tối-hậu của những điều-khoản ấy vẫn được zuy-trì. Ví-zụ, điều 2 bàn về thiết-lập lại tự-zo cho tiểu-bang. Nói thế cũng không có ngĩa là hoãn vấn-đề thi-hành vô hạn-định (ad calenda greacas, như Augustus cứ lần lữa hứa hoài). Trì-hoãn chỉ được chấp-nhận nhằm tránh né một việc làm còn non kém có ảnh-hưởng không tốt tới mục-đích chung. Cũng vậy, trong điều-khoản thứ 2, sự cấm-đoán chỉ liên-quan tới vấn-đề trao quyền, chứ không liên-quan tới fạm-vi chính-trị. Bởi vì, zù cho hoàn-cảnh trao quyền hiện-thời chưa được luật-fáp thông-qua (backup) nhưng nó là cơ-cấu hợp fáp theo í zân và theo í của mỗi tiểu-bang ở lúc sự trao-quyền đã được nêu lên. Kì tới chúng ta sẽ bàn đến một số luật liên-quan tới vấn-đề này. Đó là luật cho fép (leges permissivae), luật fải trái (leges praeceptivae), và jới-luật cấm-kị (leges prohibitivae).

 
[Hết đoạn §17]
 

_________________________

[1]Kant's Political Writings, ed. and intro. Hans Reis, trans. H.B. Nisbet (Cambridge: Cambridge University Press, 1970) trang 93.

[2]Như trên, trang 93.

[3]Như trên, trang 96.

 

 

Đã đăng:

Quyền-lực và Tự-zo [§1]  (tiểu luận / nhận định) 
Quyền-lực và tự-zo là sức-mạnh và khát-vọng, quyết-định định-mệnh của vũ-trụ và con người. Chúng có mặt từ thủa khai-thiên lập-địa, và được í-thức (intellectus) bởi con người trước khi có sử... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§2]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một bản-thể có suy-tư là một con người biết rõ đường-hướng của mình, không chờ cho đến khi có ai bảo tốt hay xấu mới theo. Đây không fải chỉ là chuyện cá-nhân. Nhiều zân-tộc không có chí-hướng rõ rệt, fải ngồi chờ zân-tộc khác tiên-fong, rồi mới hiểu vấn-đề. Đó là những zân-tộc đê-hèn, mang máu nô-lệ từ nhiều thế-kỉ... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§3]  (tiểu luận / nhận định) 
... Napoléon, trong những ngày đi tù biệt xứ, chắc chắn hiểu rằng ông đã mất tự-zo, và câu “Tổ-quốc là Ta!” trở nên viển-vông vì quyền-lực của ông thiếu cái khôn ngoan của trí-tuệ (mind). Cũng vậy, câu nói, “Iêu nước là iêu Đảng” là một câu nói thiếu trí-tuệ, vì quyền-lực trong câu nói ấy nhắm đến í-thức hệ đấu tranh chính-trị để động-viên và hăm zoạ người iêu nước... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§4]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một người có tự-zo là người có khả năng thấy rõ sự lựa chọn trí-tuệ của mình, biết rõ hành-động của mình có hay không, đúng hay sai. Người ấy thấy rõ có thứ tự-zo cao hơn cả í-chí vươn tới của mình, biết rõ tự-zo nào nằm trong khả-năng hay quyền-lực của mình. Tóm lại, con người tự-zo là con người hiểu thứ tự-zo nào có thể tiêu biểu cho, hoặc làm nên người đó... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§5]  (tiểu luận / nhận định) 
... Thường thì chúng ta chỉ thấy và fê-bình những người ngiện-ngập vì người ấy hiện ra zưới mắt chúng ta. Song le, chúng ta không có con mắt để nhìn ra những vấn-đề “ngiện” nằm trong trí-tuệ. Chúng ta, vì thiếu minh-triết, hành-động như con vẹt nói tiếng người (parrotting). Một con vật khôn ngoan biết nge lời chủ, bảo sao làm đó, và làm một cách ngoạn-mục, nhưng con vật ấy không có tự-zo... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§6]  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi Lê Quí-li (hay Hồ Quí-li) nhận thấy áp-lực của những người Việt trung-thành với Tầu và áp-lực nhà Minh đang đè nặng lên ông, ông fải xuống nước, và cũng là sự-thật khi ông nói: “Áo-mũ này cũng của Thiên-triều!” Năm 1972, một kĩ-sư Tầu còn trẻ từ Đài-loan đứng trước lăng-tẩm nhà Nguyễn ở Huế, đã mừng rỡ, nói rằng: “Rất Tầu (Very Chinese)!” Người nge iên-lặng vì đó là sự-thật... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§7]  (tiểu luận / nhận định) 
... Người Tầu nên hiểu rằng, ngay trong nước Tầu ngày xưa, những thiên-tài như Hàn-tín, Trương-lương, Tuân-tử, Ngũ Tử-tư, Hạng-võ không fải Hán. Ngược lại, con người ngu, hèn và jảo-hoạt nhất thế-jan chính là Lưu-bang, coi như tổ của Hán-tộc. Như vậy, tập-đoàn xưng tụng Đại Hán là một tập-đoàn điếm đàng, rất jỏi về fương-fáp “ngu zân để trị”... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§8]  (tiểu luận / nhận định) 
... Chúng ta cần fải đọc kĩ cuốn đạo-đức của Aristotle để tránh hiểu lầm. Theo Aristotle, cá-nhân hay tập-đoàn làm chính-trị fải có tài-năng và đức-độ cao, nếu không, người lãnh-đạo sẽ là ma-quỉ, và xã-tắc sẽ rơi vào hoả-ngục... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§9]  (tiểu luận / nhận định) 
... Nhà nước có í-thức và muốn sống còn fải quán-triệt điều này: Khi nhà nước không zo zân mà ra thì nhà nước đó rất có thể mãi mãi là một đơn-vị kì-lạ và kinh-hoàng với zân, mặc zù ở những lúc ban đầu, cả hai có những lí-zo tương trợ lẫn nhau, zo hoàn-cảnh từ bên ngoài đưa tới khiến cho đơn-vị nhà nước và zân fải đoàn-kết. Đúng theo tinh-thần luận-lí, hai đơn-vị này khác nhau, zo đó hoạt-động của A và B trong tinh thần tương-trợ X chỉ tồn-tại trong hoàn-cảnh Y. Cho nên, khi hoàn-cảnh Y không còn, sự tương-trợ trở thành một câu hỏi lớn, đặc biệt khi A đặt để ra đường-lối chỉ đạo để ép buộc B. Làm như thế A quên rằng A đang đi vào con đường cô-độc... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§10]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một xã-hội chỉ có một đảng trong đó các đảng-viên thay nhau cai trị là một cơ-chế chính-trị fản tiến-bộ, không nhân-bản và bệnh-hoạn. Fản tiến-bộ và không nhân-bản vì quần-chúng và nhà nước không có đối-thoại. Như thế không fải là một xã-hội con người, mà đúng là một xã-hội tôi-mọi... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§11]  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi nhân-quyền không có thì nhiều nhóm ngoài công-ước fải đứng lên đòi hỏi công-lí. Nhà nước fải ngồi xuống lắng nge và tìm hiểu ngọn nguồn. Không được zùng công-an và quân-đội đàn áp zân. Không được nguỵ tạo chứng cớ để bắt zân. Mọi người fải được xét xử công minh, và fải có luật-sư tranh tụng cho họ. Họ chỉ bị khép tội khi có minh-chứng hiển-nhiên trước một fiên-toà công-lí, chứ không fải do những cánh tay mang zanh fáp-luật nhưng vi-hiến của chính-quyền... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§12]  (tiểu luận / nhận định) 
Khó có thể bàn về fải trái với cường-quyền, vì cường-quyền — vua chúa hay đảng fái — coi jang-sơn là của họ và quần-chúng fải tuân lệnh họ. Cường-quyền cai trị bằng bạo-lực và nhà tù. Những chính-quyền ấy không có đối-thoại với zân, không chia sẻ quyền-lực với ai hết trừ những người trong fe nhóm họ. Trong chính-thể chuyên-chế (totalitarian) không có quyền tự-zo ngôn-luận, và không có xã-ước... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§13]  (tiểu luận / nhận định) 
... Ngày nay, đảng Cộng-sản lạm zụng chiêu bài “quân-đội nhân-zân” và “cán-bộ nhân-zân”, không fải để bảo-vệ zân và tổ-quốc, mà chính là để bảo-vệ Đảng. Cho nên, đã có hồi Đảng Cộng-sản Việt Nam lên mặt tuyên bố rõ ràng: “Iêu nước là iêu Đảng.” Như vậy, zụng-tâm của đảng Cộng-sản Tầu và Việt nhằm fục-hưng Nho-jáo đã rõ ràng. Họ zùng lễ-ngĩa ngu-zân để trói buộc zân. Làm cho zân mất tính người là một lối thống trị man rợ. Chắc chắn, ở một thời điểm nào đó, quân-đội và cán-bộ nhân-zân fải thức-tỉnh đặt ra câu hỏi: “Có thật chúng ta từ zân và vì zân hay không?” ... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§14]  (tiểu luận / nhận định) 
... Jean Tardieu nhận định rất đúng, chính-sách thuộc-địa của Fáp đã nhét những cái ngu-xuẩn vào đầu zân Việt. Nếu người Fáp thực tình muốn júp người Việt, thì người Fáp fải cùng người Việt sánh bước mà đi, chứ không thể bắt người Việt fải theo fương-hướng của mình. Sau gần một thế-kỉ xa cách, Việtnam ngày nay khá jống xã-hội thuộc-địa Fáp ở Việtnam thời Jean Tardieu, và rất oái-oăm, vì nhà nước và zân rất khác nhau. Bây jờ người Việt chỉ thấy độc-tài, tham-nhũng và khủng-bố. Bẽ bàng hơn nữa khi người ta zuy-trì một Hoả-lò ở Hànội để nhớ đến vết hằn trên lưng nô-lệ, thì người ta lại có vô số “hoả lò”, quỉ-quyệt, man-rợ và kinh-hoàng như một xã-hội không có hoà-bình... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§15]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một trong những nỗ-lực song song với biên soạn cuốn sử fổ-thông là chúng ta cần zùng kĩ-thuật ấn loát tối tân ngày nay, in ra những công-trình vĩ-đại của người Việt để fát không cho quần chúng, cũng như cho các trẻ em mới đến trường. Đảng Cộng-sản Việtnam đã fí-fạm rất nhiều tiền để nhét vào đầu zân Việt những thứ u-mê, như việc xây lăng và ướp xác ông Hồ. Có linh thiêng jì đâu! Tiền bạc ấy nên zành cho những việc ích quốc lợi zân, mà cụ thể nhất là ngay bây jờ fải in ra những cuốn sử fổ-thông, fát không cho quần-chúng... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§16]  (tiểu luận / nhận định) 
... Marx và Angels khi viết Tuyên-ngôn đã thiếu nền-tảng kinh ngiệm xây-zựng thực-tế cho cuộc cách-mạng vô-sản, nên đảng Cộng-sản ở bất kì nơi nào có lá cờ của nó cũng gây kinh-hoàng và thất bại thê-thảm trong thời bình. Nó thất bại ngay trong vòng biện-chứng xã-hội chủ-ngĩa. Có thể nói Tuyên-ngôn Đảng Cộng-sản là những lời nói xúc-động nhưng không bao jờ có mặt trong cách-mạng... (...)
 
 
———————-
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021