thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Quyền-lực và Tự-zo [§15]

 

Zựa trên nguyên-tác tiếng Anh Power and Freedom (2008-2009), Nguyễn Quỳnh.

 

Hơn bốn trăm năm trôi qua, tư-tưởng trong triết-học Tây-fương, chủ iếu là Anh và Đức đã đóng góp rất nhiều cho sự hiểu biết của con người về mặt chính-trị, xã-hội và đạo-đức; ảnh hường rất lớn vào sự thay đổi văn-hoá, khoa-học, kĩ-thuật, chính-trị và kinh-tế toàn cầu. Kể từ gần hai trăm năm lại đây, triết-học thực-tiễn của Hoa-kì, coi hành-động là điểm khởi-hành trước khi tiến về lí-thuyết. “Philosophy is a point of actions, NOT a point of interpretations.” Quan-niệm này đã từ từ đẩy triết-học Âu-châu (continental philosophy) vào hậu-trường. Triết-học nào — Âu-châu hay Hoa-kì — sẽ júp con người thức-tỉnh hơn và can-đảm hơn để tiếp-tục đi lên? Chương cuối của chuyên-luận sẽ bàn đến triết-học hiện-đại (contemporary/post-modernism) và xã-hội con người trong đó Mĩ, Việt và Tầu là ba thực-tại chính-trị và xã-hội được tác-jả khai-thác nhiều nhất vì chúng ta đang chứng-kiến quyền-lực và tự-zo trong hai thái-cực: Vòng biện-chứng mở rộng biên-cương của bá-quyền (circle dialectics), và vòng biện-chứng ngịch-đảo (negative dialectics) để júp chúng ta hiểu vì sao có những thể-chế đang trở về man-rợ.
 
Nguyễn Quỳnh

 

 

 

HỌC-THUYẾT CHÍNH-TRỊ CỦA KANT

 

Nguyễn (Ruan/Juan) An (1378-1453),

Thảnh Bắc-kinh/Forbidden City (1406-1420)

 

Trước khi vào đoạn 15 bàn về học-thuyết chính-trị của Kant, tôi xin jới thiệu với độc-jả Tiền-vệ một bức hình mầu chụp kiến-trúc Cấm-thành ở Bắc-kinh, có liên-quan tới chủ-đề. Cũng xin tặng bài viết hôm nay cho Ziễm-châu. Khi gặp nhau ở New York City, Ziễm-châu đã khích-lệ tôi bằng một câu nói mà tôi trích ra đây để nhớ bạn, với lòng khiêm-tốn: “Mày là Kant của Việtnam”.

 

§15.

Fê-bình Lí-trí Thuần-lí của Kant trở thành Thức-tỉnh (Enlightenment/ the Age of Reason) cho í-thức về chính-trị và đạo-đức.

Theo Kant, zù là quan-niệm về tự-zo của í-chí thế nào chăng nữa, xét theo siêu-hình học, quan-niệm ấy cũng chỉ là những cách fô-ziễn của í-chí qua nhiều hiện-tượng ở thế-jan mà thôi. Ví-zụ: Mọi hành-động của con người fải tuân-theo định-luật của thiên-nhiên, vì chúng là những biến-cố theo lẽ tự-nhiên. Lịch-sử đã cho chúng ta thấy rất nhiều hiện-tượng này. Lịch-sử cũng cho chúng ta thấy rõ sức-mạnh tự-zo của í-chí con người ở một kích-thước bao la, ziễn ra liên-tục qua những hành-động được í-chí chỉ đạo không sao kìm hãm được.

Cũng theo Kant, con người không theo đuổi mục-đích của mình hoàn toàn zựa vào thú-tính, và cũng không hoàn toàn zựa vào suy-ngĩ của con người lịch-lãm (cosmopolitans). Điều này đã và vẫn còn cho chúng ta thấy lịch-sử con người không thể đóng khung trong luật-fáp. Đôi lúc chúng ta không sao tránh khỏi có một cảm-jác bực mình khi thấy hoạt-động của con người trong những tấn-tuồng rất lớn ở thế-jan. Mặc zù ở đâu kia vẫn có những cá-nhân minh-triết, nhưng điều chúng ta thường thấy ở thế-jan là cái fù-fiếm và ngu-ngốc, điếm-đàng và fá-hoại rất trẻ con của con ngưởi. Thế thì, con người là jì trong khi chúng ta cứ tự-hào cho rằng con người là một loài siêu-đẳng. Triết-ja không thể định-ngĩa con người là một bản-ngã có thiên-hướng thuần lí ngay trong ngĩa-vụ nhân-quần (collective actions). Triết-ja fải cố gắng tìm cho ra í-chỉ theo nhiên-tính (purpose in nature) zấu ziếm trong những mưu-đồ hành-động của con người. Sự tìm-hiểu ấy fải zựa trên một fương-fáp truy-tầm bản-chất để biết lịch-sử của con người luôn luôn hành-động ra ngoài mục-đích của chính mình. Sự tìm hiểu này fải có tính khoa-học như một Kepler khám fá ra fương-fáp gom góp những hiểu biết về quĩ-đạo của các hành-tinh để thành lập ra những định-luật cơ-bản; và như một Newton zùng những định-luật của Kepler để jải-thích cội-nguồn hay nguyên zo theo lẽ tự-nhiên và fổ-quát (universal natural cause).

Với những nhận-định trên, Kant đưa ra chín luận-đề (propositions) để thảo luận, zựa trên nhiên-tính (nature). Để tránh hiểu lầm zụng-ngữ “nature” của Kant, và của những cách zùng thông-thường trong Việt-ngữ có ngĩa “thiên-nhiên” — chỉ về ngoại-jới” hay “bản-chất” — hoặc chỉ về “nội-tại” như “tính người”, tác-jả bài này zùng chữ “nhiên-tính” để chỉ vận-hành tự-nhiên của trí-tuệ và tâm-tình, jống như hoạt-lực đã an bài xét theo vận-hành của thiên-thể và kiếp người. Kant gọi Nature hay vận-hành này là một “hidden mechanism of nature’s scheme”. Nó cần được chúng ta hiểu rõ và làm sáng tỏ. Hiểu nhiên-tính và làm sáng tỏ nhiên-tính là ngĩa-vụ của con người, jống như khi ta nói, làm sáng tỏ “đạo”. Trong tư-tưởng chính-trị và đạo-đức của Kant, fát hiện nhiên-tính có ngĩa là làm sáng tỏ sự công-bằng và văn-minh của nhân-loại.

Xin tóm tắt 9 luận-đề của Kant như sau:

1

Mọi khả-năng của fù-sinh sớm muộn jì cũng fải rõ ràng để được fát-triển trọn vẹn hợp với cứu cánh hay thiên-hướng của khả-năng.

2

Trong trường-hợp con người — và vì con người là hữu-thể có tri-tuệ trên mặt địa-cầu — những khả-năng kể trên fải được lí-trí soi tỏ và fải được fát-triển theo lẽ nhân-quần, chứ không chỉ khư khư theo lẽ cá-nhân.

3

Nhiên-tính (nature) đã cho thấy rõ là con người cần fải hoàn tất thật đầy đủ những jì con người muốn làm, và việc làm ấy fải vượt lên trên bản-năng có tính máy móc theo lẽ sinh-tồn của con vật. Con người không được đòi hỏi người khác fải chia sẻ hạnh-fúc và cái jì tuyệt hảo của người ấy cho mình mà mình không có. Như vậy, không có lí-zo đòi hỏi.

4

Nhiên-tính cho ta fương-cách để mở mang những khả-năng tự-nhiên. Fương-cách đó chính là khuynh-hướng mâu-thuẫn trong xã-hội. Nhờ những mâu-thuẫn xã-hội này ta mới có lí-zo đặt ra trật-tự và luật-fáp trong xã-hội.

5

Vấn-đề lớn nhất của nhân-loại hay cách jải-quyết vấn-đề mà nhiên-tính (nature) bắt con người fải tìm ra cho bằng được là đạt tới một xã-hội văn-minh có công-lí cho tất cả mọi người.

6

Cái khó khăn thứ nhất và cũng là cái khó khăn cuối cùng của con người là sống cùng nhau. Nhưng con người cũng jống như con vật, cần fải có một người lãnh-đạo. Vì cá-nhân chắc chắn sẽ lạm-zụng tự-zo của mình, bằng cách khôn-ngoan làm ra luật để jới hạn tự-zo của người khác. Hơn thế nữa, cá-nhân vẫn còn vướng mắc bởi thú-tính (animal inclinations). Hắn muốn mình không bị chi-fối bởi luật-fáp. Đó là lí-zo con người cần fải có một nhà lãnh-đạo để júp hắn vứt bỏ lòng vị-kỉ và tuân theo ước muốn chung của cộng-đồng trong đó mọi người sống tự-zo.

7

Chúng ta cần thành-lập một hiến-fáp toàn hảo vì có vấn-đề để liên-hệ theo luật-fáp với những nước khác. Có hiến-fáp thì mới jải quyết được những khó-khăn ở những liên-bang.

8

Lịch-sử của các zân-tộc cho thấy có một í-thức toàn bộ về zự-fóng ẩn-tàng của nhiên-tính (nature). Nó cho thấy bên trong cũng như bên ngoài chúng ta cần một hiến-fáp chính-trị toàn hảo hay một cơ-cấu (possible state) cụ-thể nhờ vào đó mọi khả-năng của nhân-loại được fát-triển toàn bộ.

9

Nỗ-lực của triết-học là thực-hiện một lịch-sử fổ-thông cho toàn thế-jới theo đúng zự-fóng của nhiên-tính, tức là tiến về một cộng-đồng nhân-loại toàn-thiện. Nỗ-lực của lịch-sử fổ-thông này fải có khả-năng nâng cao mục-đích của nhiên-tính.

 

Kant đã bàn kĩ hơn về í-niệm “một lịch-sử fổ-thông”, để tránh hiểu lầm, như sau: Lịch-sử fổ-thông trong tư-tưởng của Kant là lịch-sử chính-trị ở những jai-đoạn khác nhau, bắt đầu từ mô-hình Hi-lạp và La-mã cho tới thời-đại của Kant [và tới đại của chúng ta trong chuyên-luận này]. Kant nhận thấy có tiến-bộ khả-quan trong những những hiến-fáp chính-trị ở Âu-châu. Nhận xét ấy cho Kant một niềm tin trong nỗ-lực đưa xã-hội lên đỉnh vinh-quang.

Thế thì những ưu-điểm trong lịch-sử chính-trị zẫn zắt chúng ta ra khỏi u-mê để biết cách thay đổi cơ-cấu chính-trị trong tương-lai và xây zựng những nền-tảng với nhiều chương-trình có hi-vọng lớn hơn. Í-niệm về một lịch-sử fổ-thông zõi theo qui-luật tự-nhiên (a priori rule) để vượt qua việc làm của lịch-sử một cách thật chính xác, tức là fải biết fối hợp mọi kinh-ngiệm. Như vậy, khối óc của triết-ja hiểu biết lịch-sử fải cố gắng nhìn lịch-sử từ nhiều góc cạnh. Thời-đại nào cũng có vấn-đề lịch-sử của nó, và chúng ta fải biết vài trăm năm sau kể từ hôm nay con cháu của chúng ta sẽ fải gánh chịu sức nặng ja-tài chúng ta để lại, và họ chỉ thâu nhận những jì có já-trị với họ mà thôi. Như vậy, các nhà cai-trị và ja-nhân của họ nên hiểu là nhửng thế-hệ mai sau chỉ nhớ đến họ nếu họ có cái jì đáng kính. Đây chính là lịch-sử mang tính triết học mà Kant gọi là một lịch-sử fổ-thông cho tất cả nhân-quần.

Nhưng lịch-sử fổ-thông không chỉ thu hẹp trong hoạt-động chính-trị. Zù rằng trên thực-tế chính-trị — theo nhận xét của Aristotle, là một đạo học cao-quí — bao gồm toàn ziện hoạt-động fải đạo của con người trong xã-hội. Nhưng từ thủa nào đây chỉ là jấc mộng của Aristotle và của chung nhân-loại. Tại sao chỉ là jấc mộng? Đạo-trị đã và vẫn cho chúng ta thấy quá nhiều mâu-thuẫn của quyền-lực và tự-zo. Như vậy, một cuốn lịch-sử fổ-thông như thế rất cần thiết. Nó fải trình bày thật fân-minh và cặn kẽ những công-trình của cá-nhân và cộng-đồng — thành công cũng như thất bại — cho các thế-hệ đi sau rút ra những bài học quí báu. Có những công-trình cần được tiếp tục khai triển và có những lổi lầm fải nên tránh né. Về điểm này, những xã-hội như Việnam thiếu sót vô cùng.

Người Việt thử tự hỏi họ đã biết đầy đủ về những trang sử trong quá khứ của họ chưa, kể từ thời Hồng-bàng cho tới các triều-đại tự-trị? Tức là từ những anh hùng như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Mai Hắc-đế, Fùng-hưng, Bố-Cái Đại-vương, Ngô Quyền, Lê-hoàn, Trần Hưng-đạo, Nguyễn Trãi, Quang-trung? Hay là những jì họ biết, hoặc là rất fiến ziện, hoặc là rất sai lầm. Ví zụ trong khi sử Tầu gi rõ bà Triệu rất đẹp, thì người Việt gọi Triệu Trinh-Nương là “Triệu Ẩu (Con Mẹ Triệu)” có “vú zài ba thước!” Trong khi sử ja Tầu và Tây-fương ca ngợi kiến-trúc sư Nguyển An là người thiết kế đồ-án xây zựng thành Bắc-kinh và cung điện cho nhà Minh ở thế-kỉ 15, trong suốt 14 năm trời, thì người Việt vẫn thường tin rằng những công-trình kiến-trúc đẹp ở Việtnam đều zo thầy Tầu vẽ kiểu. Người Việtnam fải có cái jì kì quái trong lối suy-tư của họ!*

Như vậy, người Việtnam ngày nay, từ jai-cấp lãnh-đạo cho đến thứ-zân, trong và ngoài nước rất cần một cuốn lịch-sử fổ-thông, gối đầu jường, vì họ bị chứng nô-lệ như một căn bệnh nan-i từ nhiều thế-kỉ. Họ cần một nhà thương chuyên trị bệnh u-mê. Chúng ta buồn khi thấy chính kẻ thù truyền-kiếp gi chép sử về Việtnam rất đúng. Ví-zụ về quân-sự họ viết “Triều-đình nhà Minh sai Trương-fụ đưa 200,000 quân (quá lớn lúc bấy jờ) tiến chiếm Việtnam.” Nhưng chính Tầu nhận định là họ “fải trả cuộc chinh-fục ấy bằng một já quá đắt là vì chẳng bao lâu Lê Lợi đánh đuổi quân Minh và lập ra Triều-đại nhà Lê.” Họ cũng còn hết mình ca ngợi những tài năng xuất chúng như Phạm Hoằng (Bồng-lai Cát-sĩ)* và kiến-trúc sư Nguyễn An. Cả hai vị này bị bắt đưa sang cống triều Minh. Họ chính là những nô-lệ. Họ đã trở thành Hoạn-quan (Thái-jám). Nhưng sự ra đi của họ đã cứu được nước Việt, zân-tộc Việt và triều-đình Trần mạt. Sau đó, họ trở thành những nhân-vật fi-thường mà năm 1947 sử-ja Tầu, Trương Tú-zân đã khuyên người zân ở Bắc-kinh fải nhớ ơn Nguyễn An. Người Việt không có một lời tiếc thương và nhớ ơn thiên-tài Việt. Tại sao fải nhớ ơn? Người Việt nên í thức rằng nhở những hi-sinh vì nước của tiền-nhân, từ binh-lính, thứ-zân cho tới vương-hầu nên người Việt mới có mảnh đất ngày nay. Thế thì, “những cái hột của tiền-nhân bị ngoại bang cắt đi” oan uổng có làm xúc động người Việnam không? Thân-fận của người Việtnam rất bi-thảm, i như hai câu thơ của Vương Đức-lệ vào đầu thập-niên 60, như sau:

Trong xứ ấy, trên mỗi tên tuổi ấy,

Một nỗi buồn đã bén rễ xanh cây!

Năm Tân-Hợi (1407) Nguyễn Trãi viết Bình-Ngô Đại-cáo, kể tội tham-tàn của Bắc-fương và chiến-thắng của Đại-Việt. Một năm trước đó (1406), Nguyễn An đã khởi công xây cất thành Bắc-kinh. Không hiểu xa nhau trong không-jan bao la ấy cả hai thiên-tài đó có biết họ đã làm lịch-sử hay không? Nguyễn Trãi đã được UNESCO tưởng niệm, kinh-thành Bắc-kinh còn đó, và người Tầu đã bảo nhau nên tưởng niệm Nguyễn An. Thế thì, ngày nay người Việt có thể suy ngĩ rất mông lung — khoảng sáu trăm năm về trước — zo ngẫu-nhiên của lịch-sử có một hội-thông trong suốt không-jan — từ Thăng-long cho tới Bắc-kinh — về cái vĩ-đại của người Việt hay không? Nếu có như thế thì cả hai, Nguyễn An và Nguyễn Trãi, đã ngĩ jì? Chúng ta mong sao họ thấy nỗi buồn tha thiết của nhau. Nguyễn An mất “jống”, còn Nguyễn Trãi, đệ-nhất khai-quốc công-thần của nhà lê, lui về qui-ẩn:

Côn-sơn suối nước trong xanh,

Ta nge suối chảy tựa hình cầm ca.

Chúng ta ước ao, qua không-jan bao la, hai vĩ-nhân tâm-đắc với nhau, như lời của Nguyễn Zu:

Đầu tường Quyên nhặt, cuối trời Nhạn thưa.

Năm 1420 Nguyễn An hoàn tất công-trình xây cất thành và cung-điện Bắc-kinh, và được vua nhà Minh là Anh-tông ban-thưởng. Chúng ta có một chút cảm-tình với cái đầu fương Bắc, vì kẻ thù của chúng ta biết zùng và kính trọng người tài của chúng ta.* Rồi chúng ta cũng cảm thấy bẽ bàng khi tự hỏi, những thiên-tài như Nguyễn An, Phạm Hoằng và Hồ (Lê) Nguyên-trừng nếu còn ở lại Việtnam liệu họ có làm được jì không? Hay là, chọ chỉ được fép làm “thư-lại” như trường-hợp Trần Đức-thảo.

Ngày 16 tháng 8 năm Nhâm-Tuất 1442, Nguyễn Trãi bị người Việt tru-zi ba họ tại Chợ Đông! Chúng ta chỉ biết ngửng mặt nhìn trời vì không hiểu cái đầu Việtnam ra sao!**

Thế-kỉ 20 ở Việtnam còn có rất nhiều tội-ác jữa người Việt vớí nhau, ví zụ vụ thảm-sát Mậu-Thân ở Huế, và sự đoạ-đầy Trần Đức-thảo. Ngày nay sau khi ông Thảo đã qua đời, chính-fủ lại lôi cái “hình nhân” của ông ta ra “Gọi là trả chút ngĩa người.” Nhưng trên thực-tế người Việtnam đã cảm nhận rằng: “Sầu này jằng zặc muôn đời chưa quên!” Chưa chắc 50 năm nữa Việtnam sẽ có một người như ông Thảo. Ngảnh học nào cũng rất đa-đoan, vì “học có sôi cơm, chưa chắc đã chín!” chứ đừng nói tới “thần đồng” hoặc “thiên-tài”.

Một trong những nỗ-lực song song với biên soạn cuốn sử fổ-thông là chúng ta cần zùng kĩ-thuật ấn loát tối tân ngày nay, in ra những công-trình vĩ-đại của người Việt để fát không cho quần chúng, cũng như cho các trẻ em mới đến trường. Đảng Cộng-sản Việtnam đã fí-fạm rất nhiều tiền để nhét vào đầu zân Việt những thứ u-mê, như việc xây lăng và ướp xác ông Hồ. Có linh thiêng jì đâu! Tiền bạc ấy nên zành cho những việc ích quốc lợi zân, mà cụ thể nhất là ngay bây jờ fải in ra những cuốn sử fổ-thông, fát không cho quần-chúng. Câu nói của M. Foucault: “Quá khứ là một chuyện, nhưng hiện-tại là điều cần-thiết.” Câu nói đó không sai nhưng fiến-ziện. Quá khứ cho chúng ta rất nhiều bài học, tốt cũng như xấu. Cái gọi là “tinh-thần của người Fáp” không fải từ trời rơi xuống trong thời hiện-tại. Hiện-tại là “nỗ-lực/action” liên-tục sửa sai. Sửa sai cái jì? Và liên-tục đi lên. Đi lên ra sao? Bởi thế khi đọc Foucault, người ta đã zí zỏm thế này: “Tư-tưởng của Foucault zễ thương như một người tình tuyệt vời. Nhưng lên jường không được!” Zĩ nhiên, Foucault không fải là một triết-ja.

 

TƯƠNG-QUAN JỮA

LÍ-THUYẾT VÀ THỰC-HÀNH VỀ

CÁI QUYỀN LÀM CHÍNH-TRỊ TRONG TRIẾT-HỌC CỦA KANT

 

Trong luận-cương này Kant có một vài khái niệm khác hẳn Hobbes. Khác ở chỗ Hobbes không bàn sâu vào trách-nhiệm của cá-nhân và tập-thể. Muốn biết một xã-hội có khả-năng tiến bộ hay không chúng ta nên nhìn vào chiều sâu của hai jai-cấp: chính-quyền và zân. Cả hai tuy khác nhau trong chức-fận, nhưng có cùng mẫu số chung. Mẫu số chung này rất oái oăm. Nó có thể là cần-mẫn, anh-hùng hay zối trá, vô trách-nhiệm. Một xã-hội có thể có rất nhiều người tài nhưng vẫn không tiến bộ, không fải chỉ vì xã-hội ấy thiếu khả-năng lãnh-đạo mà vì người zân, nói chung, thiếu đam-mê tiến-bộ. Thế thì, một chính-thể không ra jì có khi chỉ là kết quả rất tự-nhiên của những vấn-đề chủng-tộc.

Kant nhận-định rằng trong tất cả những thiên xã-ước júp cho một nhóm người đồng lòng xây zựng xã-hội (pactum sociale) thì sự xây-zựng khối thịnh-vượng chung (pactum unionis civilis) là nền-tảng quan trọng nhất để mọi người đồng lao cộng tác. Tuy trong khối thịnh-vượng này luôn luôn có nhiều sai biệt, nhưng mọi người cùng theo đuổi mục-đích chung theo tinh-thần hiến-fáp (constitutionis civilis). Và cũng theo tinh-thần của hiến-fáp mọi người trong khối thịnh-vượng chung có bổn-fận cùng nhau chia sẻ trách-nhiệm. Kant gọi điều này là những liên-đới ra ngoài cá-nhân hay liên-đới tập-thể (external relationships). Chính liên-đới tập-thể mới là điều-kiện căn-bản tối cao (conditio sine qua non) tạo ra cái quyền của con người theo đúng luật-fáp xã-hội. Chúng ta thường thấy điểm này không được quán-triệt bởi những cộng-đồng thiếu tiến-bộ. Những cộng-đồng thiếu tiến-bộ này không í-thức rằng í-niệm về tự-zo nằm trong những liên-hệ hỗ-tương của cộng-đồng. Liên-hệ sinh ra tự-zo này khác hẳn với tư-zo theo nhiên-tính. Tự-zo theo nhiên-tính ví như câu nói “Mục-đích của tôi là theo đuổi hạnh-fúc.” Mục-đích như thế không zính-záng jì đến quyền-lợi chung (external right) của cộng-đồng. Theo Kant, quyển-lợi chung nhằm jới-hạn tự-zo cá-nhân bằng cách jao-hoà tất cả tự-zo cá-nhân lại với nhau. Muốn jao-hoà như thế mọi người fải sống trong những điều-kiện luật-fáp chung. Quyền-lợi chung này (public right) chính là sắc-thái độc-đáo nằm trong những đạo-luật cộng-đồng (external laws), có thế xã-hội mới hoà-hài và vững mạnh. Kant gọi thứ tự-zo có jới-hạn bởi í-muốn có tính trung-hoà ấy là một hành-động hay áp-lực theo bổn-fận (coercion). Nói rõ hơn nữa, hiến-fáp của xã-hội chính là sự hoà-nhịp jữa những công-zân có tự-zo nhưng những người này fải chấp nhận sống theo quyền-lực gò bó của luật-fáp (coercive laws). Họ vẫn zuy trì tự-zo của họ nhưng tự-zo ấy fải hoà hợp với đồng loại. Kant cho rằng đòi hỏi ấy là một đòi hỏi thuần-lí, tức là theo lẽ tự-nhiên (a priori), không zính záng jì tới những mục-đích hay cứu-cánh zựa vào kinh-ngiệm. Ở đây Kant muốn nói, nếu lấy kinh-ngiệm ra làm nền tảng để bàn tới tự-zo thì chúng ta sẽ có vô số kinh-ngiệm. Mỗi thứ kinh-ngiệm đều có cứu cánh và mục-đích rõ ràng nên kinh-ngiệm này không tạo thành qui-ước cộng-đồng, để mọi người ngồi lại với nhau cho lí-tưởng chung.

Zựa vào lí-zo trên, Kant đưa ra ba điểm then chốt để luận rằng, xã-hội con người fải là một xã-hội có luật-fáp rõ ràng, với những nguyên-lí hiển-nhiên (a priori principles):

1. Tự-zo là quyền của mọi người trong xã-hội vì họ là con người (human being).
2. Quyền bình-đẳng jữa con người trong xã-hội chính là quyền của người zân (subject). [Trong í-ngĩa luật-fáp, tức chính-trị]
3. Mỗi người trong xã-hội có quyền độc-lập vì người đó là một công-zân (citizen) trong khối thịnh-vượng chung. [Trong í-ngĩa xã-hội]

Để làm sáng tỏ nguyên-lí thứ nhất, Kant luận rằng:

Không ai có quyền bắt tôi fải mưu cầu hạnh-fúc theo quan-niệm hạnh-fúc của người khác. Nếu zựa trên í-niệm “chính-quyền như cha mẹ” (imperium paternale) thì chính-quyền ấy có thể được thành hình vì hạnh-fúc của toàn zân, như cha đối với con. Chữ “con” ở đây chỉ có ngĩa khi “con (hay zân) chưa trưởng-thành và không đủ khả-năng fân biệt fải trái.” Như vậy, chính-quyền đóng vai trò júp zân hiểu bổn-fận để biết rõ thế nào là “hạnh-fúc” (ought to be happy). Đây cũng là trường-hợp fó thể sinh ra quái-thai, điển-hình của chế-độ độc-tài và fong-kiến Tầu, xưa cũng như nay. Và đây cũng là trường-hợp của Đảng Cộng-sản Việtnam — tự cho mình thông-thái, còn zân toàn là ngu zốt.

Nhưng nếu người zân đủ khả-năng hiểu biết bổn-fận của mình, thì xã-hội không thể có thứ chính-quyền như cha mẹ kể trên. Ở trường hợp này, người zân cần một thứ chính-quyền iêu nước (imperium non paternale, sed patrioticum), không có thứ chính-quyền “cha mẹ” jì hết. Vì người zân đã trưởng-thành nên họ coi xã-hội hay khối thịnh-vượng chung là một thứ “bào-thai của mẹ” hay “nền-tảng của ông cha” khởi từ đó người zân bung lên [fát-triển] và để lại cho các thế-hệ mai sau một ja-sản đáng quí fải trân-trọng và hết lòng bồi zưỡng (a treasured pledge). Mỗi người zân trong xã-hội có chính-quyền iêu nước (a patriotic government) — không fải iêu đảng — tự cho mình cái quyền zùng luật-fáp bảo vệ xã-hội của mình, theo í-hướng chung (general will) chứ không vì lợi-ích riêng. Kant gọi í-niệm này là cái quyền tự-zo của mỗi người trong xã-hội vì zân chính là con ngưởi. Quan-niệm về một con người (a human being) chỉ có thể rõ ràng khi con người có khả-năng biết rõ quyền của mình. Lại xin một câu hỏi để làm sáng tỏ í-niệm “sed patrioticum” của Kant: Ngày nay “Đảng Cộng-sản Việtnam có fải là chính-quyền iêu nước không?” KHÔNG! Họ iêu địa-vị và tiền-bạc của họ. Cho nên, zân Việtnam bị mất nhân-vị!

Để làm sáng tỏ nguyên-lí thứ hai, Kant luận rằng:

Quyền bình-đẳng của con người trong í-ngĩa người zân fục-tùng xã-hội (subject) có thể được jải-thích như sau. Mỗi người zân trong xã-hội có rất nhiều quyền có jới-hạn vì con người sống trong liên-hệ với nhau. Nhưng con người trong xã-hội không có liên-hệ jì với người đứng đầu một nước. Bởi vì người đứng đầu một nước fải đứng riêng ra để lãnh-đạo cho nên người ấy không fải là zân trong í-ngĩa này. Kant nói rõ hơn: người đứng đầu một nước là người tạo ra xã-hội và zuy-trì xã-hội. Nói rõ hơn, người lãnh-đạo fải có tài vận-chuyển, hằng ngày đương đầu với nhiều vấn-đề và jải-quyết vấn-đề. Cho nên người lãnh-đạo có quyền jới-hạn người khác và không bị chi fối bởi luật-fáp, trong cả hai í-ngĩa vật-chất và tinh-thần. Nếu không thì trật-tự trên zưới sẽ không có. Mặc zù chúng ta hiểu thời điểm xã-hội và chính-trị của Kant, nhưng để tránh hiểu lầm, chúng ta cần bổ túc một điều rất căn-bản như sau: zân và người lãnh-đạo đếu có trách-nhiệm hỗ-tương trước hiến-fáp để tránh những lỗi lầm chí-tử, như “bán nước” và “fản quốc”.

Quyền bình-đẳng của con người lại fải được bàn theo fương-án của cái không bình-đẳng trong quần-chúng zựa trên tài-sản. Tài-sản ở đây có thể là vật-chất hay tinh-thần. Thế thì đời sống (welfare) của người này fụ thuộc vào người khác, như ngèo fụ thuộc vào jầu. Có người đi làm cho người ta để kiếm sống, và người kia có khả năng trả lương cho nhân-viên làm việc cho mình. Họ chỉ có một cái quyền ngang nhau đó là sự bình-đẳng trước fáp-luật. Quyền bình-đẳng trước fáp-luật sẽ không có đối với những người fạm tội ác chống lại con người.

Í-niệm về bình-đẳng ở đây cần fải hiểu rõ hơn nữa. Ngĩa là ai cũng có tự-zo mơ ước tiến lên trong xã-hội, theo tài-đức của mình. Không ai có quyền lấy thế-lực “ông cha” (hereditary prerogatives or privileges of rank) ngăn cản bước tiến của người khác. Ai cũng có quyền làm chủ đời mình, và hạnh-fúc với chính mình ngày nào người ấy í-thức rõ là mình hạnh-fúc. Kết luận: không ai có quyền lấn áp lẫn nhau vì mọi người đều là công-zân fục-tùng luật-fáp (subjects).

Để làm sáng tỏ nguyên-lí thứ ba, Kant luận rằng:

Cái gọi là tinh-thần độc-lập (sibisufficientia/independence) của mỗi người trong xã-hội mà ta gọi là công-zân (citizen) có thể được hiểu như sau: Theo đúng tinh-thần luật-fáp mọi người trong xã-hội đều bình-đẳng và tự-zo. Nhưng điều này không có ngĩa ai cũng có quyền soạn ra zân-luật. Không làm ra luật thì fải theo luật và được luật-fáp che chở. Luật được soạn ra theo ước muốn của zân (a public will) nên luật-fáp fải công bằng bởi vì luật-fáp zựa trên tinh-thần tự-zo, bình-đẳng và đoàn-kết của hết thẩy mọi người trong xã-hội. Để có tinh-thần đoàn-kết con người trong xã-hội cần tinh-thần độc-lập, nằm trong í-chí hay ước muốn chung của toàn zân và chúng ta gọi nó là xã-ước nguyên-thủy. Theo xã-ước này ai có quyền bầu fiếu thì người đó là công-zân (citizen). Người có quyền bầu fiếu là người có độc-lập tự-zo, chứ không fải là nô-lệ. Toàn zân không thể nào xuất-hiện cùng một lúc, mà fải zựa trên đa số lá fiếu, chấp nhận rõ ràng (unanimously) theo luật-fáp của xã-hội, tức là có những lá-fiếu thuận và có những lá-fiếu chống. Sau hết, quyết-định của đa-số fải được hoàn toàn thông qua và fải được gi vào xã-ước. Chính xã-ước này mới là nền-tảng thiết-iếu cho việc thành-lập hiến-fáp.

 
 
[Hết đoạn §15]
 

----------

GI-CHÚ

 
Xin đọc những tài liệu sau đây về kiến-trúc sư Nguyễn An gi trong:
 
The Cambridge History of China (14 volumes), Ed. D. Twitchett và J. Fairbank, Cambridge University Press, 1978 - trang 248. Volume 7.
 
Dictionary of Art (34 volumes), Ed. Jane Turner, Grove’s Dictionaries, New York, 1996 - . Tác-jả bài này là một trong những cộng-tác viên viết về lịch-sử kiến-trúc Việtnam trong tập (volume 32). Ngay lời mở đầu tác-jả zựa vào hình khắc kiến-trúc trên mặt trống đồng Đông-sơn để nêu lên kiểu cách mái cong.
 
Lê, Thanh-hoa, Người Việtnam Vẽ-kiểu và Xây-zựng Thủ-đô Bắc-kinh. Tài liệu này không gi năm, zo Kiến-trúc sư Nguyễn Sonny cung cấp. Cũng trong tài-liệu này độc-jả sẽ được đọc một số tư-liệu trích-zẫn về Nguyễn An, ví-zụ: Trong Tuần-san Sử-Địa Cái-thế, Nov. 11-1947, Trương Tú-zân viết: “Zân thành Bắc-kinh ngày nay nên kỉ-niệm Nguyễn An, vị Công-trình Sư đời nhà Minh, người An Nam.” Độc-jả Tiền-vệ cũng có thể đọc bài này để biết thêm chi-tiết ở những điểm đánh zấu hoa-thị (*).
 
Willetts, William, Chinese Art (2 volumes), New York, G. Braviller, 1958, trang 681.
 
** Xin đọc: Feray, Eveline, Dix Mille Printemps (Roman) Julliard, Paris, trang 766-767

 

 

 

Đã đăng:

Quyền-lực và Tự-zo [§1]  (tiểu luận / nhận định) 
Quyền-lực và tự-zo là sức-mạnh và khát-vọng, quyết-định định-mệnh của vũ-trụ và con người. Chúng có mặt từ thủa khai-thiên lập-địa, và được í-thức (intellectus) bởi con người trước khi có sử... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§2]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một bản-thể có suy-tư là một con người biết rõ đường-hướng của mình, không chờ cho đến khi có ai bảo tốt hay xấu mới theo. Đây không fải chỉ là chuyện cá-nhân. Nhiều zân-tộc không có chí-hướng rõ rệt, fải ngồi chờ zân-tộc khác tiên-fong, rồi mới hiểu vấn-đề. Đó là những zân-tộc đê-hèn, mang máu nô-lệ từ nhiều thế-kỉ... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§3]  (tiểu luận / nhận định) 
... Napoléon, trong những ngày đi tù biệt xứ, chắc chắn hiểu rằng ông đã mất tự-zo, và câu “Tổ-quốc là Ta!” trở nên viển-vông vì quyền-lực của ông thiếu cái khôn ngoan của trí-tuệ (mind). Cũng vậy, câu nói, “Iêu nước là iêu Đảng” là một câu nói thiếu trí-tuệ, vì quyền-lực trong câu nói ấy nhắm đến í-thức hệ đấu tranh chính-trị để động-viên và hăm zoạ người iêu nước... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§4]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một người có tự-zo là người có khả năng thấy rõ sự lựa chọn trí-tuệ của mình, biết rõ hành-động của mình có hay không, đúng hay sai. Người ấy thấy rõ có thứ tự-zo cao hơn cả í-chí vươn tới của mình, biết rõ tự-zo nào nằm trong khả-năng hay quyền-lực của mình. Tóm lại, con người tự-zo là con người hiểu thứ tự-zo nào có thể tiêu biểu cho, hoặc làm nên người đó... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§5]  (tiểu luận / nhận định) 
... Thường thì chúng ta chỉ thấy và fê-bình những người ngiện-ngập vì người ấy hiện ra zưới mắt chúng ta. Song le, chúng ta không có con mắt để nhìn ra những vấn-đề “ngiện” nằm trong trí-tuệ. Chúng ta, vì thiếu minh-triết, hành-động như con vẹt nói tiếng người (parrotting). Một con vật khôn ngoan biết nge lời chủ, bảo sao làm đó, và làm một cách ngoạn-mục, nhưng con vật ấy không có tự-zo... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§6]  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi Lê Quí-li (hay Hồ Quí-li) nhận thấy áp-lực của những người Việt trung-thành với Tầu và áp-lực nhà Minh đang đè nặng lên ông, ông fải xuống nước, và cũng là sự-thật khi ông nói: “Áo-mũ này cũng của Thiên-triều!” Năm 1972, một kĩ-sư Tầu còn trẻ từ Đài-loan đứng trước lăng-tẩm nhà Nguyễn ở Huế, đã mừng rỡ, nói rằng: “Rất Tầu (Very Chinese)!” Người nge iên-lặng vì đó là sự-thật... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§7]  (tiểu luận / nhận định) 
... Người Tầu nên hiểu rằng, ngay trong nước Tầu ngày xưa, những thiên-tài như Hàn-tín, Trương-lương, Tuân-tử, Ngũ Tử-tư, Hạng-võ không fải Hán. Ngược lại, con người ngu, hèn và jảo-hoạt nhất thế-jan chính là Lưu-bang, coi như tổ của Hán-tộc. Như vậy, tập-đoàn xưng tụng Đại Hán là một tập-đoàn điếm đàng, rất jỏi về fương-fáp “ngu zân để trị”... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§8]  (tiểu luận / nhận định) 
... Chúng ta cần fải đọc kĩ cuốn đạo-đức của Aristotle để tránh hiểu lầm. Theo Aristotle, cá-nhân hay tập-đoàn làm chính-trị fải có tài-năng và đức-độ cao, nếu không, người lãnh-đạo sẽ là ma-quỉ, và xã-tắc sẽ rơi vào hoả-ngục... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§9]  (tiểu luận / nhận định) 
... Nhà nước có í-thức và muốn sống còn fải quán-triệt điều này: Khi nhà nước không zo zân mà ra thì nhà nước đó rất có thể mãi mãi là một đơn-vị kì-lạ và kinh-hoàng với zân, mặc zù ở những lúc ban đầu, cả hai có những lí-zo tương trợ lẫn nhau, zo hoàn-cảnh từ bên ngoài đưa tới khiến cho đơn-vị nhà nước và zân fải đoàn-kết. Đúng theo tinh-thần luận-lí, hai đơn-vị này khác nhau, zo đó hoạt-động của A và B trong tinh thần tương-trợ X chỉ tồn-tại trong hoàn-cảnh Y. Cho nên, khi hoàn-cảnh Y không còn, sự tương-trợ trở thành một câu hỏi lớn, đặc biệt khi A đặt để ra đường-lối chỉ đạo để ép buộc B. Làm như thế A quên rằng A đang đi vào con đường cô-độc... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§10]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một xã-hội chỉ có một đảng trong đó các đảng-viên thay nhau cai trị là một cơ-chế chính-trị fản tiến-bộ, không nhân-bản và bệnh-hoạn. Fản tiến-bộ và không nhân-bản vì quần-chúng và nhà nước không có đối-thoại. Như thế không fải là một xã-hội con người, mà đúng là một xã-hội tôi-mọi... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§11]  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi nhân-quyền không có thì nhiều nhóm ngoài công-ước fải đứng lên đòi hỏi công-lí. Nhà nước fải ngồi xuống lắng nge và tìm hiểu ngọn nguồn. Không được zùng công-an và quân-đội đàn áp zân. Không được nguỵ tạo chứng cớ để bắt zân. Mọi người fải được xét xử công minh, và fải có luật-sư tranh tụng cho họ. Họ chỉ bị khép tội khi có minh-chứng hiển-nhiên trước một fiên-toà công-lí, chứ không fải do những cánh tay mang zanh fáp-luật nhưng vi-hiến của chính-quyền... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§12]  (tiểu luận / nhận định) 
Khó có thể bàn về fải trái với cường-quyền, vì cường-quyền — vua chúa hay đảng fái — coi jang-sơn là của họ và quần-chúng fải tuân lệnh họ. Cường-quyền cai trị bằng bạo-lực và nhà tù. Những chính-quyền ấy không có đối-thoại với zân, không chia sẻ quyền-lực với ai hết trừ những người trong fe nhóm họ. Trong chính-thể chuyên-chế (totalitarian) không có quyền tự-zo ngôn-luận, và không có xã-ước... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§13]  (tiểu luận / nhận định) 
... Ngày nay, đảng Cộng-sản lạm zụng chiêu bài “quân-đội nhân-zân” và “cán-bộ nhân-zân”, không fải để bảo-vệ zân và tổ-quốc, mà chính là để bảo-vệ Đảng. Cho nên, đã có hồi Đảng Cộng-sản Việt Nam lên mặt tuyên bố rõ ràng: “Iêu nước là iêu Đảng.” Như vậy, zụng-tâm của đảng Cộng-sản Tầu và Việt nhằm fục-hưng Nho-jáo đã rõ ràng. Họ zùng lễ-ngĩa ngu-zân để trói buộc zân. Làm cho zân mất tính người là một lối thống trị man rợ. Chắc chắn, ở một thời điểm nào đó, quân-đội và cán-bộ nhân-zân fải thức-tỉnh đặt ra câu hỏi: “Có thật chúng ta từ zân và vì zân hay không?” ... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§14]  (tiểu luận / nhận định) 
... Jean Tardieu nhận định rất đúng, chính-sách thuộc-địa của Fáp đã nhét những cái ngu-xuẩn vào đầu zân Việt. Nếu người Fáp thực tình muốn júp người Việt, thì người Fáp fải cùng người Việt sánh bước mà đi, chứ không thể bắt người Việt fải theo fương-hướng của mình. Sau gần một thế-kỉ xa cách, Việtnam ngày nay khá jống xã-hội thuộc-địa Fáp ở Việtnam thời Jean Tardieu, và rất oái-oăm, vì nhà nước và zân rất khác nhau. Bây jờ người Việt chỉ thấy độc-tài, tham-nhũng và khủng-bố. Bẽ bàng hơn nữa khi người ta zuy-trì một Hoả-lò ở Hànội để nhớ đến vết hằn trên lưng nô-lệ, thì người ta lại có vô số “hoả lò”, quỉ-quyệt, man-rợ và kinh-hoàng như một xã-hội không có hoà-bình... (...)
 
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021