thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Martin Heidegger: Zur Besinnung/Tỉnh-thức (Truy-tầm Bản-thể)

 

ZÀN-BÀI

Jới-thiệu

Một vài kinh-ngiệm của tôi với Triết-học Heidegger

Abgrund/Ab-grund/Vực-thẳm/Vứt bỏ Nền-tảng

Abgrund/Abîme/Abyss

01. Vấn-đề thuật-ngữ của Heidegger

02. Bàn về Tỉnh-thức hay Truy-tầm Bản-thể (Zur Besinnung)

03. Sáng-tạo (Die Machenschaft)

Kết-luận

 

____________________

 

JỚI-THIỆU

 

Bài viết sau đây là một trong những đề-tài bổ-túc cho chuyên-luận Quyền-lực và Tự-zo. Trong số những đề-tài được tác-jả khai-triển là tư-tưởng của Kant, Hegel, Nietzsche, Marx, James, Dewey và Husserl và sau đó là những tư-tưởng của hai fong-trào: Tư-tưởng Mới (Modernism) — từ khoảng đầu thế-kỉ 20, chấm-zứt cuối thập-niên 70; và Tư-tưởng Hiện-đại (Contemporary/Post-modernism) — tức khoảng từ cuối thập-niên 70 cho tới hôm nay, gồm những khuynh-hướng gần gũi với cái nhìn của M. Foucault tức “triết-học fải lắng nge những tiếng hét ngoài đường.”

Ngày nay, “Triết-học nằm ở ngay ngoài đường” (Philosophy is in the streets). Tuy rằng đó là một cách nói bóng bẩy, nhưng thực ra “Ngoài đường” chính là iếu-tính của đời sống. Để í và fân-tích đời sống quanh ta chính là việc làm của Triết-học chứ Triết-học không fải chỉ là kết-quả suy ngĩ đến từ “trầm-tư mặc-tưởng”. Những vấn-đề như: đạo-đức, văn-hoá, môi-sinh, chính-trị, kinh-tế, xã-hội, ngôn-ngữ, já-trị vân vân... là cuộc sống của tinh-thần thời-đại (Zeitgeist) chứ không fải là những ziễn-jải hay định-ngĩa. Trước hết chúng ta cần làm quen với suy-tư và thuật-ngữ của các triết-ja có ảnh-hưởng rất lớn tới những vấn-đề liên-quan đến con người và xã-hội trong thế-kỉ 20 và hiện-đại, không chỉ ở Âu-châu, mà có thể nói toàn thế-jới. Hôm nay chúng ta bắt đầu với Martin Heidegger. Trong bài này, những chữ hay câu trong móc vuông ([...]) là cách ziễn tả của tác-jả nhằm làm sáng tỏ tư-tưởng của Heidegger.

 

MỘT VÀI KINH-NGIỆM CỦA TÔI

VỚI TRIẾT-HỌC CỦA HEIDEGGER

 

Tôi để í đến Heidegger vào khoảng 1963, khi những tác-fẩm của Triết-ja này chỉ loáng thoáng ở Nam-Việt, và những bài viết về tư-tưởng của ông ở Sàigòn không nhiều và cũng không rõ ràng, nếu không nói là “có vấn-đề”. Vấn đề này là chuyện đương-nhiên khi chúng ta học tư-tưởng nước ngoài thiếu tài liệu và fương-fáp, rõ rệt qua nhận xét của Jáo-sư Tiến-sĩ Hubert Hohl. Jáo-sư Hohl lúc đó là Fó Jám-đốc Trung-tâm Văn-hoá Đức (Goethe Institut), học trò của Heidegger. Vào khoảng 1966 ông Hohl nói với tôi: “Người Việtnam không hiểu Heidegger!” Jáo-sư Hohl và tôi có hai cái bực mình khác nhau. Ông bực mình vì có người ở Đại-học Vạn-hạnh không hiểu Heidegger. Còn tôi bực mình vì câu nói của ông. Tôi tự nhủ có ngày tôi sẽ cho Jáo-sư Hohl biết ông đã zựa trên một hoặc hai ví-zụ (particular) hồi đó rồi ông đi vào kết-luận tổng-quát (universal). Sự thực là rất nhiều người Đức trong đó có sinh-viên Đức đến học với tôi ở Hoa-kì, không hiểu Heidegger.

Năm 1975, tôi tới Hoa-kì, trở lại đại-học. Tuy chuyên-ngành của tôi là Tân Luận-lí (Modern Logic), khởi đi từ Analytic Philosophy và trường-fái Chicago, với Carnap và Quine, nhưng lúc rỗi tôi đọc Heidegger và zự-trù sẽ viết một chuyên-luận fê-bình tư-tưởng của Triết-ja này để gửi đến Heidegger, rồi sẽ gửi cho Jáo-sư Hohl một bản. Hồi đó Jáo-sư Hohl là Jám-đốc Trung-tâm Văn-hoá Đức ở Ankara, Turkey, sau mấy năm là Jám-đốc Viện Goethe ờ Paris. Ở Sàigòn Jáo-sư Hohl viết vài cuốn nhập-môn về Heidegger và Husserl. Ông cho tôi mỗi thứ một quyển. Tiến-sĩ Hohl cũng là người zịch cuốn Cung-oán Ngâm-khúc của Ôn-như Hầu Nguyễn Ja-thiều sang tiếng Đức. Fần mở đầu của bản zịch đó ông ca ngợi thiên-tài Nguyễn Ja-thiều, và ông zành tặng cho người Việtnam, một zân-tộc rất hiếu-khách, để tỏ lòng biết ơn. Ông cao lớn, đẹp trai, tóc vàng. Bà Hohl zạy tôi tiếng Đức, xinh đẹp như thần Vệ-nữ. Cho đến bây jờ đôi khi tôi vẫn tự hỏi sao trên đời lại có hiện-tượng tuyệt vời như thế?

Năm 1976, tôi đang ở New York City thì Heidegger qua đời. Đó là một thiệt thòi lớn cho một người đi học như tôi. Tôi không thích Triết-học của Heidegger và luôn luôn thấy ở ông còn nặng Siêu-hình, lắm mồm, và không jỏi về Luận-lí. Tuy nhiên, có hai điều ở Heidegger khiến tôi mến ông. Trước hết, năm 1966, khi còn ở Việtnam,tôi tình cờ được đọc tập thơ Das Feldweg/Con đường của ông, và tôi đã iên-lặng nói thầm chứ không nói tục: “Cha này khá quá!” Thảo nào Heidegger rất mến mộ Hölderlin. Điều thứ hai tôi mến Heidegger là đôi khi ông nêu lên những câu hỏi vô cùng độc-đáo, chẳng hạn, Was ist ein Ding?/Vật là Jì? Những câu hỏi như thế khiến tôi ngồi iên và không “nói tục về ông”. Tuy nhiên, trên thực-tế tôi không bao jờ muốn ngiên-cứu Triết-học của Heidegger, mặc zù ông rất fảng-fất Đông-fương. Ông đã có những câu thơ như sau:

Rừng xanh rộng mở

Jòng nước tuôn trôi

Đá lì lợm thở

Sương mù mênh mông.

 

ABGRUND/AB-GRUND : VỰC-THẲM/VỨT BỎ NỀN-TẢNG

 

Có thể nói khía-cạnh quan-trọng nhất trong fương-án triết-học của Martin Heidegger nằm trong cuốn Zur Besinnung/Tỉnh-thức hay Truy-tầm Bản-thể. Besinnung theo Heidegger là chương-trình fác-họa tư-tưởng nòng cốt cho suốt cuộc đời của ông, sau luận-án Tiến-sĩ Sein und Zeit / Bản-thể và Thời-jan. Khởi viết từ 1938, Besinnung được Heidegger tin cẩn trao toàn-quyền cho Friedrich-Wilhelm von Herrmann biên-tập, và ngay cả sửa những lỗi sai về văn-fạm. Besinnung được xuất-bản năm 1976 là năm Heidegger tạ-thế, bởi nhà xuất-bản Vittorio Klostermann, đúng như nguyện-vọng của Heidegger. Bản Anh-ngữ của Parvis Emad và Thomas Kalary zưới tên đề độc-đáo Mindfulness xuất bản năm 2006 là một công-trình chuyển-ngữ rất công-fu. Tuy nhiên, ngay cả nhiều học-jả Anh, Mĩ và Đức trong khoa Triết-học vẫn không thể hình-zung ra tức thời nhiều thuật-ngữ zo zụng-công của Heidegger, ví-zụ: Seyn khác với Sein, và trở thành Be-ing trong Anh-ngữ. Chúng ta sẽ trở lại với “Seyn” sau fần §01.

Như vậy, rất nhiều điểm trong luận-án nổi tiếng Sein und Zeit đã được khai triển trước 1938 có thể khác với Besinnung. Ví zụ, cùng một chữ Abgrund/Vực-thẳm (Vết nứt sâu-thẳm zo thềm lục-địa nứt ra)Abgrund/Vứt bỏ Nền-tảng có ngĩa rất khác nhau. Một từ gi trong từ-điển có thể rất khác với cùng từ ấy trong tư-zuy của mỗi người, chỉ vì từ đó được zùng theo nội-zung tư-tưởng. Chính lịch-sử của một từ gi trong từ-điển đã có nhiều í-ngĩa khác nhau. Ở đây, chúng ta tạm xét vài trường-hợp trong thuật-ngữ và tư-tưởng của Heidegger.

 

ABGRUND/ABÎME/ABYSS

(Ngĩa trong từ-điển Fáp, Anh, Đức)

 

a) Từ-điển Fáp. Theo Từ-điển Fáp-Việt Fổ-thông (Vĩnh-bảo, Sàigòn, 1949) của Đào-văn Tập, chữ Abîme có những ngĩa như sau:

Abîme, nm. Hang-sâu, vực-thẳm, thâm-uyên, sự uyên-nguyên, uyên-bác, sự khó-lường, khôn-lường, cực điểm.

Ở đây chúng ta chỉ để í tới zanh-từ abîme mà thôi, nên chúng ta sẽ không bàn đến tính-từ (adjective) của abîme. Chúng ta thấy có mấy ví-zụ như sau:

Être sur le bord de l’abîme: Gần nguy ngập. Như vậy Abîme có ngĩa là nguy-ngập / cơn bĩ-cực (chaos).
Le Coeur de l’homme est un abîme: Lòng người khôn lường.
Abîme de science: Người học-vấn uyên-thâm.
Abîme de misère: Khổ-sở đến cực-điểm.

b) Từ-điển Anh. Theo The Oxford English Dictionary (20 cuốn) chữ Abyss mang nhiều í-ngĩa tinh-thần và cụ-thể, ngĩa đen và ngĩa bóng i như Abîme trong tiếng Fáp, ví zụ:

Abyss là một vịnh (gulf) sâu thăm thẳm (a bottomless gulf), Sự hỗn-độn uyên-nguyên ở thủa khai thiên lập địa (the primal chaos). Khoảng không hun hút jữa con người và tinh-tú (the awful abyss which separates us from the stars.) Ở đây chúng ta bỏ qua ngĩa bóng của Abyss theo suy-ziễn huyền-hoặc của tôn-jáo.

c) Từ-điển Đức. Theo Oxford/Duden German Dictionary, ngĩa của Abgrund cũng tương tự như AbîmeAbyss, ngay cả khi Abgrund ziễn tả tính người, như trong câu: “In einem Abgrund von Verrat blinken.” Ngĩa là: “Nhìn vào cõi thẳm sâu của lòng người mới thấy sự xảo-trá của con người.”

Bây jờ chúng ta nên đọc Ab-grund trong tư-tưởng của Heidegger, đi từ Vực-thẳm, như trong sách của Heidegger, “Vực-thẳm không có cầu qua” cho tới Ab-grund có ngĩa “Xa lìa nền-tảng.”

 

§01.VẤN-ĐỀ THUẬT-NGỮ CỦA HEIDEGGER.

 

a) ABGRUND: Vực-thẳm

Lại xin trở về từ-điển tiếng Đức, Abgrund(-e) có những ngĩa như sau: “vực-thẳm”, “Sự khác biệt sâu xa jữa con người”, và “chiều sâu thẳm”, ví zụ: Die Abgrunde der menschlichen Seele / Những chiều sâu thẳm của tâm-hồn nhân-loại. Hoặc hơn nữa, trong câu thơ sau đây của Hölderlin. Những chữ Abgrundereignet được tô đậm là zụng í của tác-jả bài này chứ không có trong nguyên-tác của Hölderlin.

[...] Nicht vermögen

Die Himmlishchen alles. Nämlich es reichen

Die Sterblichen eh an den Abgrund. Also wendet es sich

Mit diesen. Lang ist

Die Zeit, es ereignet sich aber

Das Wahre. [...]

F. Hölderlin (Mnemosyne <Erste Fassung>)

[...] Huyền-nhiệm

Đâu nào. Chẳng qua

Chỉ thấy con người đi về vực-thẳm. Rồi biến vào vực-thẳm

Thời-jan thăm-thẳm.

Thời-jan gây ra fúc họa khôn lường có thế mà thôi. [...]

 

Hai chữ “eh” và “das Wahre” là quán-ngữ (colloquial). Ví zụ: Es ist eh alles zu spät / zầu sao cũng muộn rồi. Das ist nicht das Wahre / Không đúng như thế đâu.

Chữ ereignet (ereignen) có ngĩa: xảy ra theo fúc họa khôn lường.

Mấy câu thơ trên của Hölderlin làm chúng ta liên-tưởng đến Xuân-ziệu:

[...] Thời-jan đến thời-jan đi ai biết.

[...] Quay mặt lại cả bầu trời đã vỡ!

 

b) ABGRUND: Xa thoát/ Vứt bỏ nền-tảng

Trong Besinnung, Heidegger zùng thuật-ngữ Abgrund rất khác với ngĩa gi trong từ-điển. Một đôi khi có gạch nối jữa tiếp-đầu ngữ “ab” và zanh-từ “Grund”. Xét về ngữ-căn, tiếp-đầu ngữ “ab” có ngĩa là “lánh xa”, “thoát khỏi”, và “Grund”“nền-tảng”. Thế thì, “Abgrund” hay “Ab-grund” trong tư-tưởng của Heidegger lại càng không nên zịch là “Vực-thẳm” theo từ-điển. Ab-grund trong tư-tưởng của Heidegger có ngĩa là “vứt đi hay tránh xa những jì gọi là nền-tảng”. Điều này rất rõ ràng trong cuốn Tỉnh-thức/Besinnung của Heidegger.

Trong câu “die Abhafte des Grundes” của Heidegger, chúng ta lại có hai thể, tiếp đầu ngữ “Ab” và zanh-từ “Haft” làm thành thuật-ngữ “Abhafte” có ngĩa là “ra khỏi tù đày hoặc thoát khỏi ràng buộc.” Chữ này không gi trong từ-điển.

Ở hai trường-hợp trên (Ab-grund và Abhafte) tiếp-đầu ngữ “Ab” trong tiếng Đức và tiếng Anh jống nhau, ví zụ: “Abhorrence” (Anh) và “Abscheu” (Đức). Tiếp-đầu Ngữ “Ab” đôi lúc trở thành “A”, như trong “Apolitical” (Anh) và trong “Anormale” (Đức).

Chữ Ereignis cũng rất lạ lùng. Trong khi zanh-từ “Eignis” có ngĩa là “biến-cố” hay “sự-kiện xảy ra”, thì tiếp-đầu ngữ “er” có ngĩa là “từ bỏ”. Nhưng zanh-từ Eignis có cỗi-nguồn từ Eigentum/sở-hữu (theo Emad và Kalary, 2006). Như vậy, “Ereignis” có ngĩa là “từ bỏ sở-hữu” hoặc nói xa xôi “không vương-vấn jì cả”, rất đúng với tư-tưởng của Heidegger. Một đôi khi Heidegger cũng zùng gạch nối jữa “er”“eignis”, viết như sau “Er-eignis”. Bởi vậy, bút-fáp và tư-tưởng của Heidegger không đi theo jòng fân-tích của luận-lí cựu-truyền và mới (classical and modern logic), mà thuộc về “many-value logic, và soft logic”, là những ziễn tả gọi là fương-fáp khai-mở (hermeneutics). Zo lẽ đó Heidegger rất thích văn triết của Nietzsche, vì nó như một ngệ-thuật đầy sáng-tạo. Tuy nhiên, thuật-ngữ của Heidegger đã tạo hiểu lầm cho một số người, non nớt trong Triết-học, ngĩ rằng cứ “fóng-bút zao to búa lớn” là có tư-tưởng. Vì quan-niệm fê-bình “hermeneutics” có thể zễ bị hiểu lầm là cứ zùng cái lung-linh của chữ-ngĩa để trình bày cái lung-linh của tư-tưởng cho nên có người viết đã quên rằng tư-tưởng của một người chỉ cho người ấy thấy jới-hạn kiến-thức của mình. Kiến-thức về iếu-tính (Wesen) chỉ là con đường đang tiến về iếu-tính, júp chúng ta thấy nhiều thể (Formen) của iếu-tính mà thôi. Tác-fẩm Über das Wesen của Heidegger là Bàn-về Iếu-tính, chứ không fải Bàn về Thể-Tính hay Tính-thể. Nếu bàn về “Thể” và “Tính” thì tựa-đề cuốn sách của Heidegger đã fải là Über der Form und das Wesen. Điều này không có trong các tác-fẩm của Heidegger. Trước khi đọc Zur Besinnung ta cần thống-nhất một số hạn-từ (terminology) trong văn-bản của Heidegger theo cách nhìn của Việt-ngữ. Nếu theo Tầu và ngay cả theo Anh-Mĩ thì việc đọc tư-tưởng Heidegger càng trở nên nặng nề và mờ tối.

 

Seyn: Bản-thể-uyên-nguyên. Tác-jả bài này viết ngiêng và có zấu nối trong tiếng Việt để chỉ một cụm-từ có ngĩa như một zanh-từ. Seyn là cách viết tiếng Đức trong thế-kỉ 18. Theo Heidegger, Bản-thể-uyên-nguyên (Seyn) là bản-thể được truy-tầm theo lịch-sử, chứ không fải bản-thể hiểu theo ngĩa siêu-hình. Trong bản Anh-ngữ, Be-ing là chữ zùng để zịch chữ Seyn.Trông có vẻ gọn gàng nhưng vẫn cần ziễn-jải lôi thôi. Tiện đây, tác-jả cũng xin minh bạch về cách zùng zấu nối (-) trong những bài Việt-ngữ của tác-jả.

Tiếng Việt là tiếng đơn âm — nằm trong ngữ-tộc với Tầu và Đại-hàn - cho nên khi tạo một zanh từ kép hay tiếng kép, chúng ta cần fải có zấu nối (-) để làm thành một chữ bổ túc cho nhau vì liên đại zanh từ này có ngĩa khác với ngĩa ban đầu của từng chữ. Thay vì zùng zấu nối (-) chúng ta có thể viết hai chữ tạo thành chữ mới zính vào nhau. Sau đây là những ví-zụ mà Tầu và Đại-hàn đã làm đúng theo qui-tắc ngữ-học, chứ không fải bắt chước nhau.

Beijing (Peking) --- Bắc-kinh
Qingdao --- Thanh-đảo
Shanghai --- Thượng-hải
Wuhan --- Vũ-hán
Hangzhou --- Hàng-châu
Fuzhou --- Fúc-châu
Kunming --- Côn-minh
Guangzhou --- Quảng-châu
P’yongyang --- Bình-nhưỡng
Taiwan --- Đài-loan

Tiếng Việt, viết theo mẫu-tự La-tinh, đã trở thành tập-quán cả trăm năm và hơn nữa, xa lìa truyền-thống Hán-Nôm, nên mất nhiều quan-niệm ngữ căn. Ví-zụ: Nước Việt ở fương nam, fải viết là Việtnam hay Việt-nam. Nếu tách hai chữ riêng ra như Việt Nam thì chúng trở thành vô-ngĩa vì Việt-nam (Việtnam) là liên đại zanh-từ. Chúng ta đã viết đúng: Hànội, Sàigòn, nhưng những tên của địa zanh khác và tên người ở Việtnam không được rõ ràng. Nếu viết Hồ Chí Minh thành ba chữ riêng như thế là vô-ngĩa và trở thành “ba que”. Nên viết là Hồ Chí-minh, Hồ Chủ-tịch. Tầu đã viết đúng như thế này: Mao Zedong (Mao Trạch-đông). Ngày nay, ngay cả sách vở Tây-fương một đôi khi tác-jả cũng zùng gạch nối (-) để tạo zanh-từ kép, có khi, trông jống một câu, ví-zụ: Da-sein, Ding-an-sich, in-der-Welt-sein. Những cụm-từ này là “liên-đại zanh-từ”, đắc-zụng nhất trong truyền-thống Heidegger. Tác-jả xin lỗi độc-jả vì đã hơi zài zòng.

Ereignung: Bản-ngã-vô-sở-trụ (xa thoát khỏi sở-quyền).
Seiend (e.en): Fù-sinh (cho mọi hữu-thể).
Da-sein: Bản-thể-có-mặt-ở-ngay-kia. Cũng là cách chỉ vào Bản-ngã-uyên-nguyên (Seyn)
Machenschaft: Sáng-tạo (máy huyền-vi, năng-lực xảo-điệu, quyền lực)

Bây jờ chúng ta hãy thử đọc Zur Besinnung của Heidegger.

 

§02. BÀN VỀ TỈNH-THỨC HAY TRUY-TẦM BẢN-THỂ

(ZUR BESINNUNG) [1]

 

Chỉ còn một cách đi ra khỏi thủa ban đầu của cái gọi là bản-thể-uyên-nguyên- trong-lịch-sử, tức là bản-thể không bị ràng buộc bởi lịch-sử, thì suy-tư của chúng ta mới có cơ-hội sửa soạn và sẵn sàng quyết-định để biết, với một trong hai cách mà thôi: hoặc là bản-năng sinh-tồn júp con người zũng-mãnh không ngừng rồi đưa con người tới quyền-lực vô-biên, hoặc là bản-thể [hiểu theo] ngĩa con người có thể júp cho chính con người thấy được sự-thật là sở zĩ con người ưu-tư vì có xung-đột jữa thần-linh và con người, cũng như xung-đột jữa trái đất — [quê-hương nơi con ngưòi đang sống] — và thế-jan [xã-hội con người].

Sự chồng chéo kể trên là một jằng co rất lớn bởi vì trong cái tâm vô sở trụ hay trong sự cởi bỏ mọi ràng buộc (Er-eigenis) con người thêm một lần nữa lệ-thuộc vào bản-thể-uyên-nguyên. Sở zĩ có chiến-tranh vì không kìm-hãm được bản-năng. Xung-đột chẳng qua vì có một sức-mạnh làm lung lay cái tâm nhu-hoà biết từ bỏ sở-quyền. Ở đây “xung-đột” xảy ra cũng chỉ vì thiếu đức trầm-tĩnh lúc xoay-vần (đổi thay). “Xung-đột” là chuyện của con người vì con người không muốn từ bỏ sở-quyền (Er-eigenis). Đúng ngĩa ra, Bản-thể vốn mang tính “khước-từ sở-hữu” (Er-eigenis). Nói đúng hơn nữa, Er-eigenis là cách thiết-lập lại tinh-thần từ bỏ sở-quyền. Tư-tưởng tiên-fong là tư-tưởng không ngĩ đến chuyện chuẩn-bị cho lịch-sử khi tư-tưởng tiên-fong vượt qua Siêu-hình Học. [Tiến lên là cứ tiến lên đừng thắc mắc].

Nguyên văn bản tiếng Đức của Heidegger như sau:

Zur Besinnung

Nur weither kommend auf dem Anfang der Geschichte >>des<< Seyns, frei von jeder Historie, vermag das Denken die Bereitschaft für die Gründung der einem Entscheidung (vgl. Unten S.45) (vgl. Überlegungen XII, 29* die ausführlichere Fassung der Entscheidung) und nur dieses: ob die Machenschaft des Seienden den Menschen übermächtige und zum schrandenlosen Machtwesen loslasse, oder ob das Seyn die Gründung seiner Warheit als die Not verschenke, aus der sich die Entgegnung des Gottes und des Menschen mit dem Streit der Erde und der Welt kreuze. Solche Durchkreuzung ist der Kampt der Krämpfe: das Er-eignis, in dem Seienden. Frieden nur die scheimbare Stillegung jener Umberrschtheit. Kampf aber ist das Widerspiel der Wesensverschenkung aus der Milde des Stolzes der Verweigerung. >>wird hier gedacht aus der Stille der Wesung. >>Kampf<< ist der allzummenschliche Name für das menschentzogene >>Er-eignis<<. Seyns ist Er-eignis, austrasames Ereignis: Aus-trag (vgl. Unten S. 84). Das Denken ist künftig das Er-denken (das er-eignete Sagen im bildlosen Wort) der Bereitschaft für die Geschichte des Übergangs (die Über-windung der Metaphysik).

 
*In: Überlegungen C. Gesamtausgabe Band 96
 

Người đọc tinh í sẽ thấy nguyên bản tiếng Đức rất lê-thê. Vì đoạn này jữ nguyên bút-fáp của Heidegger không được von Hermann biên-tập nên văn-fạm rất mờ tối. Ví-zụ: “Nur weither ... nur dieses”. Nếu đã cho rằng Bản-thể-uyên-nguyên-trong-lịch-sử (Seyn), thì câu ngay sau đó, bổ túc cho í-chính “thoát khỏi lịch-sử” rất là mâu-thuẫn, và tối-ngĩa. Câu đó fải được viết lại thế này: “Chỉ còn cách ... Bản-thể-uyên-nguyên-trong lịch-sử [để] ra ngoài lịch-sử, thì chúng ta mới ...” Nhưng, viết như thế vẫn chưa ổn bởi vì sau khi đã đọc hết tư-tưởng của Heidegger, chúng ta thấy cần fải trình-bày lại, đại lược như sau:

“Chỉ còn cách truy-tầm Bản-thể-uyên-nguyên-trong-lịch-sử (Seyn) thì chúng ta mới ra khỏi lịch-sử để ...” Bởi vì chữ Seyn có ngĩa Truy-tầm Bản-thể-uyên-nguyên-trong-lịch-sử.

 

SÁNG-TẠO/DIE MACHENSCHAFT [2] (Gewalt, Macht, Harrschaft)

 

Sáng-tạo/die Machenschaft là năng-lực uyển-chuyển sinh-hoá khôn lường, với những ngĩa sau đây: lực tác-động, quyền-lực và cũng là sức ngự-trị làm chủ tất cả fù-sinh (Seienden). Bởi thế, chỉ có trong sáng-tạo tính bản-nhiên (Seienheit) của bản-thể uyên-nguyên/Seyen mới là nền-tảng của chân-lí, júp cho fù-sinh tự nó xoay vần (Seienden sich bestimmt). Ở đây cái jì có thể sinh ra là cái jì “có thể thấy được”. Cái “có thể thấy được” này là cái có thể sinh ra (Machenbarkeit) nằm trong í-ngĩa của quyền-lực (Machsamkeit). [Thế thì] sáng-tạo bao trùm mọi thứ có khả-năng bột-fát (Sicheinrichten)

Tuy nhiên, sáng-tạo ở nơi con người jống như trong một không-jan của trò ảo-hoá (Spielraum) liên-tục ziễn ra trong sáng-tạo như một cái jì đang hủy-ziệt (Vernichtung) [sáng-tạo là hủy-ziệt]. Vì luôn luôn trong vòng hủy-ziệt nên sáng-tạo bành trướng như một bạo-lực. Sáng-tạo fải như jòng cuồng-nộ, xô đổ những já-trị cũ và mới. Heidegger vẫn thường nói như một đoạn thơ của ông sau đây:

Nắm lấy

Ném đi

Jữ jìn che chở

Để nhẩy vọt lên

Từ kí-ức xa xôi

Vào một nơi không có cỗi-nguồn:

 

Trước mặt mình luôn luôn là câu hỏi: “Ai đây?”

Và “Người là jì?”

 

Fải can đảm hỏi: “Cái jì đó?”

Và “Bản-thể-uyên-nguyên là jì?”

 

Đừng quên câu hỏi: “Làm sao?”

“Làm sao để có thanh-bình?”

 

Con người, chân-lí, và bản-thể-uyên-nguyên

Đưa bản-ngã của con người,

Sự lung-linh của chân-lí và bản-thể-uyên-nguyên

Vào tính-không.

Tính-không là nhà của

con người, của chân-lí và của bản-thể-uyên-nguyên [...]

 

KẾT-LUẬN

 

Sơ qua, chúng ta đã thấy hai fần rõ ràng trong vấn-đề đọc Triết-học của Heidegger: 1) Sự rườm rà trong thuật-ngữ và đôi khi mờ tối trong cách ziễn-tả tư-tưởng của Triết-ja này. 2) Những suy-tư sâu sắc và rất thơ của Triết-ja này, như quan-niệm về nhân-bản đáng được chúng ta lưu í.

Đúng ra, thuật-ngữ là chiều sâu-thẳm của ngôn-ngữ. Nhưng vì tính siêu-hình của nó rất đa-đoan, nên zễ bị ngộ-nhận và lạm-zụng. Sự trầm-tư về thuật-ngữ của Heidegger đến từ Husserl và Nietzsche. Trong khi Husserl với căn-bản Toán-học, Khoa-học và Luận-lí của ông đã júp ông đứng lại trước hoả-mù của ngôn-ngữ, thì mạch văn của Nietzsche rất linh-động trong cách ngắt câu. Vì tư-tưởng trong Triết-học cần sáng sủa và gọn-gàng, nên văn Triết thường là “nhạt nhẽo, chán fèo”. Ở fương-ziện khác, Triết-học không ngừng khai mở mọi vấn-đề có trong những lãnh-vực khác nhau. Cách khai mở này coi hiểu-biết (understandings) chính là khai-mở (interpretations) nhằm fê-bình bản-chất của vấn-đề được gọi là “hermeneutics”.

Triết-học nhằm fê-bình tư-tưởng kể từ Kant. Nhưng với Wittgenstein, fê-bình tư-tưởng là fê-bình ngôn-ngữ. Cũng kể từ Wittgenstein với cuốn Philosophical Investigations/Truy-tầm Triết-học, Dilthey (The Rise of Heurmeneutics), Whitehead (Modes of thought), và Gadamer (Waheheit und Methode), hermeneutics/fương-fáp khai-mở đã được đưa vào fê-bình Văn-học. Cho nên fê-bình văn-học trở thành một bộ-môn độc-lập.

Heidegger đã đẩy truyền-thống fê-bình Triết-học vào cái lung-linh của ngôn-ngữ bằng cách sáng-tạo ra thuật-ngữ riêng. Những thuật-ngữ này jống như những chữ trong từ-điển mới (Zur Besinnung rất jống một cuốn từ-điển). Nhưng vì thuật-ngữ của Heidegger chuyên chở “senses” hơn là “meanings” nên chính người Đức cũng cảm thấy rất vất vả khi đọc sách Triết của ông. Fải có năng khiếu riêng, mất nhiều năm công fu ngiên-cứu và trao đổi mới suy ziễn được lối viết của Heidegger. Từ đó, và cũng chính từ ngôn-ngữ nên tư-tưởng của Heidegger mới xuất-hiện. Những Triết-ja như Derrida và Lévinas (ngay cả Foucault) chịu ảnh-hưởng của Heidegger, nên lối viết của họ rất sáng-tạo và fức-tạp. Chúng ta sẽ trở lại với Heidegger trong chuyên-luận Quyền-lực và Tự-zo.

 

September 2009

 

_________________________

Gi-chú:

[1]Besinnung: Trích từ Überlegungen C. Gesamtausgabe Band 96. Besinnung có ngĩa là í-thức cùng kì lí hay tỉnh-thức. Nhưng trong đoạn văn này Besinnung có ngĩa truy-tầm bản-thể.

[2]Machenschaft: So sánh chữ này với đọan 65, Bản-thể-uyên-nguyên-trong-lịch-sử (Seyn) và Quyền-lực (Macht). So sánh những từ căn-bản (Grundworte), như Machenschaft và Macht/Máy Huyền-vi, Lực Sáng-tạo và Quyền-lực. Bản tiếng Anh của Parvis Emad và Thomas Kalary(2006) zịch Machenschaft là “Machination” tức là “uyển-chuyển xảo-điệu”. Cũng xin xem Seyn (Aufgang — Ereignis) Bản-thể-uyên-nguyên (Hiện lên/mọc lên [như mặt trăng, mặt trời] — Khước-từ sở-hữu)

 

 
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021