thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Quyền-lực và Tự-zo [§13]

 

Zựa trên nguyên-tác tiếng Anh Power and Freedom (2008-2009), Nguyễn Quỳnh.

 

Hơn bốn trăm năm trôi qua, tư-tưởng trong triết-học Tây-fương, chủ iếu là Anh và Đức đã đóng góp rất nhiều cho sự hiểu biết của con người về mặt chính-trị, xã-hội và đạo-đức; ảnh hường rất lớn vào sự thay đổi văn-hoá, khoa-học, kĩ-thuật, chính-trị và kinh-tế toàn cầu. Kể từ gần hai trăm năm lại đây, triết-học thực-tiễn của Hoa-kì, coi hành-động là điểm khởi-hành trước khi tiến về lí-thuyết. “Philosophy is a point of actions, NOT a point of interpretations.” Quan-niệm này đã từ từ đẩy triết-học Âu-châu (continental philosophy) vào hậu-trường. Triết-học nào — Âu-châu hay Hoa-kì — sẽ júp con người thức-tỉnh hơn và can-đảm hơn để tiếp-tục đi lên? Chương cuối của chuyên-luận sẽ bàn đến triết-học hiện-đại (contemporary/post-modernism) và xã-hội con người trong đó Mĩ, Việt và Tầu là ba thực-tại chính-trị và xã-hội được tác-jả khai-thác nhiều nhất vì chúng ta đang chứng-kiến quyền-lực và tự-zo trong hai thái-cực: Vòng biện-chứng mở rộng biên-cương của bá-quyền (circle dialectics), và vòng biện-chứng ngịch-đảo (negative dialectics) để júp chúng ta hiểu vì sao có những thể-chế đang trở về man-rợ.[1]
 
Nguyễn Quỳnh

 

 

§13.

Tại sao những xã-hội như Việt Nam fải sống mãi như trong một lời nguyền rủa để đến nỗi — không thể tiến bộ và fải trở về man rợ? Thế nào là một lời nguyền rủa?

1. Chúng ta thường nge nói về “nguyền rủa và bùa chú” (curses) và sự linh-ngiệm của chúng. Nhưng trên thực-tế không ai biết sự linh-ngiệm ấy?

2. Lời nguyền rủa của A ám-chỉ vào B, có thể như thế này, “Năm đời mười đời mày cũng chỉ là đầy tớ của tao thôi!”

3. Zù cho lời nguyền rủa đó đến từ A và chưa chắc có ma-lực, nhưng B vẫn tức và sợ, nên B fải fản kháng mãnh liệt để ra khỏi lời “nguyền rủa” của A. Tức là làm cho zã-tâm của A không có hiệu quả.

4. Nhưng nếu sau khi đã chứng minh rằng ở một “hoạt-cảnh” trên sân-khấu cuộc đời lời nguyền rủa của A không có hiệu quả thì B lại ngây ngô theo gót A đến độ mất tư-cách, không còn khôn ngoan và nhân-tính. Như vậy vấn-đề ngược lại vì bây jờ chính B tự nguyền rủa mình.

5. Không còn hồ ngi jì cả, vì thiếu khôn ngoan và trí-tuệ, B đã nguyền rủa chính mình trong vô-thức. Lời nguyền đó từ miệng B thì thầm vào tai B, “A là nhất. Chỉ có A mà thôi!” Đó là suy ngĩ của B. Vì suy-ngĩ này chứng minh lời nguyền rủa của A là đúng, nên suy-ngĩ của B lại là lời nguyền-rủa đối với chính-mình. Một suy-ngĩ thiếu trí-tuệ, thiếu khôn-ngoan, và thiếu tiến-bộ như thế, nên B sống rất gần với con vật, đánh mất já-trị của chính mình, và zo đó B trở về man-rợ.

6. Một xã-hội như B là một xã-hội còn quá nhiều vướng mắc ở thủa ban đầu, sống rất gần bản-năng sơ-khai, có tiếng nói nhưng không có chữ viết, có nhận-thức còn lơ-mơ về hình (form), cho nên thiếu tinh-thần trừu-tượng (abstract), và không thể nhìn ra iếu-tính (essence), để khai-triển í-niệm ban-đầu (the primordial concept), tức là không có khả năng chuyển biểu-tượng (metaphor/symbol) thành ra kí-hiệu (sign). Nếu không thể chuyển metaphor thành sign, thì suy-đoán của lí-trí rất rườm rà. Để cho một suy-đoán của lí-trí rõ ràng về lẽ “đúng/sai”, con người trong xã-hội B fải fát-triển óc trừu-tượng (abstract), và tinh-thần luận-lí (logic); có thế mới nhìn ra được những vận-hành (operations) qua liên-hệ của kí-hiệu (signs).

 

VĂN-HOÁ TẦU CÓ ĐÁNG ĐỂ VIỆT THEO KHÔNG?

 

Sau một ngìn năm Bắc thuộc, người Việt mất quyền tự-chủ, không biết nguồn gốc của mình có những já-trị nào gọi là cụ-thể, ngoại trừ tiếng nói và một huyền-sử kể ra chưa đầy năm mười fút. Vì không tự fát triển được chiều sâu của trí-tuệ, nên tiếng nói — đúng là tiếng Việt — chỉ ở lãnh vực fổ-thông. Bởi lẽ ấy để fát biểu những jì nằm trong chiều sâu của tư-tưởng — tức là những từ chuyên-chở í-niệm, Việt fải học từ Tầu. Điều này chúng ta cũng thấy ở những nước ít nhiều chịu ảnh-hưởng văn-hoá Tầu, như Đại-hàn và Nhật. Ở Đại-hàn, trong thế-kỉ thứ nhất trước Công-nguyên, tức là những năm cuối cùng của nhà Tây-Hán, các bày tôi trong triều-đình Đại-hàn gọi vua là “Bệ-hạ”. Thời Trung-cổ ở Nhật — có lẽ còn tệ hơn, khi đứng trước cổng Thành (hay cổng Lâu-đài), người ta hô: “Khải-môn!”

Nhưng tiếng nói của con người không chỉ jản-zị như tiếng của cầm-thú, bởi vì hoạt-động của trí-tuệ cần được fô-ziễn (articulate) để con người trao đổi với nhau, cho nên con người fải hình-zung ra í-niệm và đặt tên cho í-niệm. Ở điểm ngặt ngèo này, chúng ta đồng í với M. Foucault là, “Thôi đừng nói jì tới quá khứ, hãy bàn tới những cái jì trong hiện-tại.” Foucault chỉ đúng có một nửa, còn nửa kia chúng ta sẽ bàn tới ở những chương sau. Đúng ra, Việt Nam bị ép buộc làm nô-lệ trong cả ngàn năm ấy. Nhưng chấp nhận sự-kiện lịch-sử như thế, không có ngĩa Việt fải theo Tầu. Tại sao?

Tư-tưởng của Tầu zựa vào đức tin và suy-luận theo những fạm-trù rất nặng thần-quyền, cho nên Tầu kém tinh-thần fân-tích (critical thinking) và luận-lí. Về fương-ziện luận-lí, Tầu còn thua xa Ấn-độ (xin đọc Buddhist Logic của Stcherbatsky, 2 tập, zo Dover xuất-bản, 1930, 1962). Hệ-thống Kinh-zịch (sách Tượng-số để bói toán [Trần Trọng-kim (TTK), t.186]) của Tầu, không fải là Lí-học (logic) mà là Nguyên-lí trá-xưng (false principles/norms). Kinh-zịch (The Book of Changes) tuy có tính lí-trí (rationality) nhưng nặng về thần-quyền, cho nên suy-luận bế tắc, không zựa trên kinh-ngiệm và thiếu kết-quả cụ-thể. Hệ-thống ấy có ảo-tưởng cho là đã nắm được í-ngĩa vận-chuyển của Trời-Đất. Trên thực-tế, 64 quẻ trong Kinh-zịch khởi đi từ định-ngĩa không có cơ-sở vững-vàng, bởi vậy chỉ là kết-quả của ảo-tưởng. Ảo-tưởng ban đầu là những “vạch” (quẻ) được xác-định với định-ngĩa rõ ràng, cho nên chúng là những jả-định (predicates) cho rằng các “vạch” jao-thoa cho ta thấy ngĩa-lí. Nhưng sự jao-thoa này chỉ là suy-tư zưới ảnh-hưởng của ảo-tưởng, ra ngoài lẽ sinh-tồn (existing/existential) và không có đối tượng cụ-thể. Kết quả là ảo-tưởng sinh ra ảo-tưởng.

Có lẽ Kinh-zịch của Fục-hi (4477-4363 TCN) là một hình thái của chữ viết hơn là kí-hiệu của số-học, lẫn lộn jữa í (biểu-tượng/symbols) với tiếng nói (speech). Nhưng vì những symbols này không đủ khả năng ziễn tả ngôn-ngữ thông-thường (language) và lại có tính ma-quỉ thần-quyền, mà người sau xưng tụng là cái-học tâm-truyền, có tính cách Tiên-thiên (a priori), nên Văn-vương (1144-1142 TCN) và con ông, Chu-công Đán, zùng cách thoán-từ để cắt ngĩa từng hào trong quẻ có gi ở sách Hậu-thiên Bát-quái. Vì là công-trình suy-tưởng thần-quyền, nên thoán-từ “lơ-lửng, khó hiểu” (TTK, t.187), nếu không nói là tối tăm, vô ngĩa.

Bước vào lãnh-vực gọi là Địa-lí, Fong-thuỷ, chúng ta thấy ảo-tưởng Kinh-zịch đi tới cùng cực của fi-lí (nonsense) là, nếu cứ theo văn-hoá Kinh-zịch (cultural I-ching), thì trong suốt mấy ngìn năm ở Tầu chẳng có công-trình kiến-trúc nào, zù to hay nhỏ — cho vua-chúa hay cho thứ-zân — thuận theo lẽ hưng-vượng của đất trời. Và như thế, suốt đời con người là kẻ vô ja-cư (homeless).

Ở Việt Nam, thời Nguyễn Ja-long, La-sơn Fu-tử nổi tiếng về Địa-lí (Tả-ao). Ông đã sắp đặt đất cát cho vua Ja-long và cho chính ja-đình ông. Trên thực tế — theo sử-ja Hoàng Xuân-hãn trong cuốn La-sơn Fu-tử — không ứng ngiệm. Ja-long lên ngôi 1802, và chỉ khoảng nửa thế-kỉ sau Việt Nam bị Tây đô-hộ, và nhà Nguyễn tiếp tục đi vào suy-thoái.

Hệ-thống kí-hiệu của Kinh-zịch có ít nhất hai nhược-điểm. Điểm thứ nhất: Thiếu khả-năng nhìn ra vận-hành qua liên-hệ (opperations and relations) của kí-hiệu, nên khoa toán-học của Tầu không tiến-tới lượng-jác. Bởi vậy, cách tính vận-hành thiên-thể của Tầu không chính xác.(Theo ngiên-cứu của Hoàng Xuân-hãn).

 

TƯ-TƯỞNG NHO-JÁO

 

Khổng-tử là một người thích “fán” chứ không biết fân-tích vấn-đề cùng kì lí zưới ánh-sáng của trí-tuệ.

Khổng-tử nhận định rằng: “Xuân vương chính nguyệt” (Mùa xuân là tháng jiêng vua nhà Chu). Í nói Khổng-tử vẫn nhận nhà Chu là chủ của thiên-hạ [TTK, t. 197]). Nhà Chu đã làm jì đúng theo thiên-đạo? Thiên-đạo là cái jì cụ thể mà nhà Chu nắm được? Tại sao mùa Xuân là biểu-tượng của chính vương? Nếu có chứng-liệu hùng hồn thì nhà Chu là “Trời”. Nếu không, đó chỉ là một lối nói về “chân-lí” trá xưng. Và nếu thế, tại sao cứ fải theo nhà Chu?

Khổng-tử “fán” như thể ông ta là Trời: “Zịch là để mở ra muôn vật, thành được mọi việc, trùm lên trên cái đạo của thiên-hạ, có thế mà thôi. Cho nên Thánh-nhân zùng đạo Zịch để thông được cái chí của thiên-hạ, định được công-ngiệp của thiên-hạ, đoán được cái ngờ của thiên-hạ.”

“Có thế mà thôi”? Khổng-tử có hiểu câu nói này không? Câu “Có thế mà thôi” là kết-luận thâu tóm minh-chứng. Nhưng không có fương-fáp (strategy) và minh-chứng (proof) “mở ra muôn vật”, “thành được mọi việc”, “trùm lên cái đạo của thiên-hạ”, thành ra câu nói của Khổng-tử là những từ “zao to búa lớn” mà chúng ta thường gọi là “bốc fét” hay “khoa-trương”.

“Thánh-nhân zùng đạo”. Sai! Thánh-nhân nào? Zùng đạo ra sao? Hơn nữa, chữ “zùng” ở đây sai bét. Ông chỉ có thể nương theo đạo chứ không thể “zùng” đạo, vì ông là con người, với tất cả jới hạn của con người. Ông mà mó tay vào đạo thì đạo “nát bét”.

Đã “biết” được đạo mà còn fải “đoán”, như vậy là “nói mò”.

 

CHÍNH TRỊ NHO-JÁO

 

Cứ tạm cho rằng chính-trị Nho-jáo là hay cho nên ngày nay đảng Cộng-sản Tầu cho fục-hưng Nho-jáo, và đảng Cộng-sản Việt Nam cũng đi theo. Như vậy, nhà nước chỉ cần in ra những lời zạy của “Thánh Nho” như một tấm gương cho nhà nước và zân nhìn vào. Zựa trên những “jáo-huấn” này, rút ra từ cuốn Nho-jáo của Trần Trọng-kim (Tân-Việt, Saìgòn, xuất bản vào năm 1930 khi có những trao đổi jữa Trần Trọng-kim và Fan Khôi; Khai-trí tái bản, không gi năm) nhà nước và zân sẽ biết ngay hành-động của đảng Cộng-sản là chính hay tà.

 
01. Đạo người thì chính-trị là lớn. (Nhân đạo chính vi đại - Lễ-kí)
 
02. Chính-trị là làm mọi việc cho ngay thẳng, ông lấy ngay thẳng mà khiến người, thì ai zám không ngay thẳng? (Chính jả chính jã, tử suất zĩ chính, thục cảm bất chính — Luận-ngữ)
 
03. Mình ngay chính thì không sai khiến người ta cũng làm, mình không ngay chính thì tuy có sai-khiến cũng không ai theo. (Kì thân chính, bất lệnh nhi hành, kì thân bất chính, tuy lệnh bất tòng — Luận-ngữ)
 
04. Zanh không chính thì nói không xuôi, nói không xuôi thì việc không thành (Zanh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tất sự bất thành — Luận-ngữ)
 
05. Vua lấy lễ mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua (Quân sử thần zĩ lễ, thần sự quán zĩ trung — Luận-ngữ)
 
06. Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con (Quân quân, thần thần, fụ fụ, tử tử - Luận-ngữ)
 
07. Kinh-thư: Ông Trời không thân riêng ai, chỉ có đức là Trời júp; lòng zân không có thường, chỉ có ơn là mến. Làm điều lành cũng không jống nhau, nhưng kết quả là trị; làm điều ác cũng không jống nhau, nhưng kết quả là loạn.
 
08. Nho-Jáo cho rằng: Trời thương zân, zân muốn điều jì, Trời cũng cho (Thiên căng vu zân, zân chi sở sở zục, thiên tất tòng chi. Thư — Thái-thệ thượng)
 
09. Nho-Jáo cũng cho rằng: Trời trông thấy, tự ở zân ta trông thấy, Trời nge thấy, tự ở zân ta nge thấy (Thiên thị tự ngã zân thị, thiên thính tự ngã zân thính — Thư-Thái-thệ trung)
 
10. Khổng-tử cho rằng: Hà-chính gớm gê hơn cọp. (Hà-chính mãnh ư hổ jã — Lễ-kí: Đàn-cung hạ, II)
 
11. Mạnh-tử cho rằng: “Tính người có thể làm điều bất thiện.”
 
12. Mạnh-tử cũng cho rằng: “Cứ theo cái bản-năng của người ta, thì ai cũng có thể làm lành, cho nên mới nói là thiện. Nếu có làm điều bất thiện là không fải là cái tội ở cái bản-năng người ta.” [Rất mơ-hồ về hai chữ “bản-năng”]
 
13. Mạnh-tử luận rằng: “Người ta ai cũng có lòng thương người (Nhân jai hữu bất nhẫn nhân chi tâm)” [Lại mơ hồ]
 
14. Mạnh-tử cũng cho rằng: “Người không học mà jỏi là lương-năng; không suy-nghĩ mà biết là lương-tri.”
 
15. Mạnh-tử quyết-liệt: “Jiết một người không có tội, không fải là nhân; không fải của mình mà lấy, không fải là ngĩa.”
 
16. Nho-jáo tin “Hợp với thiên-lí = Khí hạo-nhiên”
 
17. Theo Mạnh-tử thì trong đạo-trị: “Vua hà tất fải nói lợi. Chỉ có nhân-ngĩa mà thôi.”
 
18. Cũng theo Mạnh-tử: “Vua Ngiêu lấy thiên-hạ cho vua Thuấn, việc ấy có không?” “Không!”
 
19. Mạnh-tử có lí khi ông nói: “Có zân mới có nước. Có nước mới có vua. Cái chức vụ của vua là fải bảo zân (jữ jìn hạnh-fúc của zân).
 
20. Zo đó, Mạnh-tử đã tiếp lời: “Người vui cái vui của zân, thì zân cũng vui cái vui của mình; người lo cái lo của zân, thì zân cũng lo cái lo của mình” (Lương Huệ-vương. Hạ)
 
21. Mạnh-tử khuyên: “An ủi zân, vỗ về zân, nắn cho thẳng đức-tính của zân, júp đỡ zân. Che chở zân, khiến tự mình biết vui về đạo, lại theo và làm cho fấn khởi cái đức của zân” (Đằng Văn-công, thượng)
 
22. Mạnh-tử hùng hồn nói: “Người làm hại zân gọi là tặc, người làm hại ngĩa gọi là tàn. Người tàn-tặc gọi là một đứa không ra jì. Ta nge nói jiết một đứa Trụ, chưa nge nói: jiết vua vậy.” (Lương Huệ-vương, hạ).
 
23. Mạnh-tử tiếp lời: “Người lấy sức mạnh mà bắt người ta fục, là không fải người ta tâm-fục, chỉ vì sức không đủ mà thôi.” (Công-tôn Sửu, thượng).
 
24. Mạnh-tử lên tiếng: “Muốn làm vua fải biết đạo làm vua. Không theo cách cai-trị zân của vua Ngiêu là hại zân.” (Li-lâu, thượng).
 
25. Mạnh-tử rất có lí: “Không tin người hiền thì nước trống không.” (Tận-tâm, hạ).
 
26. Mạnh-tử rất khá khi ông nói: “Vua xem bày tôi như chó như ngựa, thì bày tôi xem vua như người lạ trong nước. Vua xem bày tôi như đất như cỏ, thì bày tôi xem vua như jặc như thù.” (Li-lâu, hạ)
 
27. Mạnh-tử hơn xa Khổng-tử khi ông thấy: “Đời xưa làm cửa ải để ngăn chống sự tàn-bạo; đời nay làm cửa ải để làm điều tàn-bạo. (Tận-tâm, hạ).
 
28. Mạnh-tử thấy rõ tâm-địa man rợ của con người: “Đánh nhau để lấy đất jiết người đầy đồng; đánh nhau để lấy thành, jiết người đầy thành; như thế gọi là đem đất ăn thịt người, tội ấy đem xử-tử còn chưa hết tội.” (Li-lâu, thượng).
 

Nge hay lắm. Hà Nội chỉ cần in ra những câu trên rồi gửi đến Bắc-kinh, với vài zòng nhắn nhủ: “Nếu đây là tinh-lí của Nho-học thì chúng ta fải cắp sách đi học lại. Nếu không, chúng ta cũng jống như chức-sắc của đạo Công-jáo ở Vatican. Nếu hiểu được cặn kẽ những điều trên, chúng ta mới đúng là người. Nếu không chúng ta trở lại ngàn năm man rợ.”

Năm 2005, tôi được zịp nói chuyện tại Viện Văn-hoá ở Hànội. Sau khi trình bày chuyên-đề, tôi đưa ra một nhận xét như sau: Tôi bước vào Quốc-tử Jám với một tinh-thần sảng-khoái, hãnh-ziện và biết ơn. Nhưng tôi đã từ chối bước vào chính-điện nơi có bàn thờ Khổng-tử. Chúng ta không nên đập fá hình-ảnh Khổng-tử, mà hãy mang nó vào viện bảo-tàng để người Việt mãi mãi thấy cái tủi nhục của mình khi nge lời Khổng-tử. Ví-zụ: Khổng-tử nói: “Trời thương zân, zân muốn điều jì, Trời cũng cho.” (Thiên căng vu zân, zân chi sở zục, thiên tất tòng chi. (Thư: Thái-thệ thượng).

Khổng-tử quen miệng “fán” rất bá vơ. Nếu thật “Trời thương zân” thì “zân muốn, trời cho.” Có đúng thế không? Bởi vậy, Nho-jáo không đặt nền tảng ở zân, không lắng nge zân. Nho jáo chỉ bàn tới “đức Thiên-tử”, tức là chỉ thảo luận với kẻ thống-trị, và làm sáng zanh-đức của kẻ thống-trị mà thôi. Kẻ thống-trị trong văn-hoá Nho-jáo chính là Thiên-tử ban ân-huệ cho zân, mà chủ iếu không fải lấy zân làm gốc theo quan-niệm chữ “nhân”. Ân-huệ ấy ban ra với zụng tâm để zân chịu ơn, xả thân vì Thiên-tử. Zân đi lính và làm nô-lệ bảo vệ vương-quyền. Đó là điều zân được zạy để “fục tùng” theo ngĩa “thần-tử” và “trung quân”. Ngày nay, đảng Cộng-sản lạm zụng chiêu bài “quân-đội nhân-zân” và “cán-bộ nhân-zân”, không fải để bảo-vệ zân và tổ-quốc, mà chính là để bảo-vệ Đảng. Cho nên, đã có hồi Đảng Cộng-sản Việt Nam lên mặt tuyên bố rõ ràng: “Iêu nước là iêu Đảng.” Như vậy, zụng-tâm của đảng Cộng-sản Tầu và Việt nhằm fục-hưng Nho-jáo đã rõ ràng. Họ zùng lễ-ngĩa ngu-zân để trói buộc zân. Làm cho zân mất tính người là một lối thống trị man rợ. Chắc chắn, ở một thời điểm nào đó, quân-đội và cán-bộ nhân-zân fải thức-tỉnh đặt ra câu hỏi: “Có thật chúng ta từ zân và vì zân hay không?” Khi câu hỏi ấy được đặt ra, theo vòng biện-chứng của Hegel, quân-đội và cán-bộ nhân-zân sẽ hốt hoảng thấy rằng: “Chúng ta bị lừa! Những bọn ngồi ngất ngưởng trên kia cướp đoạt chính-ngĩa của zân, biến chúng ta trở thành công-bọc của chúng và là kẻ thù của zân. Chúng fủ zụ chúng ta zưới những lá cờ ‘iêu nước, thương nòi’, để chúng ta làm tay sai cho chúng!” Nếu quả có ngày ấy. Ngày ấy sẽ là ngày kinh-hoàng rất đáng thương cho zân Việt. Vì viễn-tượng nồi za sáo thịt, Việt Nam còn fải khấp khểnh, một chân hướng về fía trước, và một chân zậm mãi vào thời Trung-cổ!

Chuyện Tầu thờ fụng “thánh” Tầu không fải là ưu-tư của người Việt. Chuyện người Việt đáng ưu-tư là tại sao người Việt lại ngớ ngẩn thế này:

Không thờ ông vải trong nhà,

Lại thờ lũ quỉ lũ ma ngoài đường.

Nhân-loại học khôn của nhau đề tiến-hoá. Nhưng nếu túi khôn của thiên-hạ làm chúng ta mù loà thì chúng ta fải vứt cái túi ấy đi. Trong đầu óc của người Việt toàn là những anh-hùng và tiên-thánh của Tầu, nào là Tống Địch-thanh, Tiết Nhơn-quí, Tiết Đinh-sơn, Quan Vũ, Hoa Mộc-lan, Zương Qúi-fi, Chiêu-quân, Điêu-thuyền, Mã-viện, Lí-bạch, Tô Đông-fa, Khổng-tử và “thất-thập đại-hiền…” Những anh-hùng của Việt Nam như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Mai Hắc Đế, Bố-cái Đại-vương, Ngô-quyền, Đinh Tiên-hoàng, Fạm Ngũ-lão, Trần Hưng-đạo, Nguyễn Trãi, Quang-trung, Bùi thị Xuân… ít khi được đưa vào văn-học ngệ-thuật, và cũng không được nổi tiếng như những con người lịch-sử của Tầu. Tự-đức còn cho là nếu Càn-long biết zùng người thì Nguyễn Huệ không thể fá được quân Thanh. Ngày nay tiểu-thuyết kiếm-hiệp loại Kim-zung của Tầu đưa vào DVD là món ăn “tinh-thần” của người Việt, trong và ngoài nước. Có người Việt còn cho là người Việt zo Tầu mà ra. Những người ấy quên rằng người Tầu ở Quảng-Đông và Fúc-kiến khi gặp người Việt Nam họ đã thẳng thắn nói rằng: “Đất đai này xưa kia là của người Việt.” Lạ thật! Tầu bao jờ cũng biết cỗi-nguồn, còn Việt bao jờ cũng ngu! Nhà Nho Việt Nam tôn sùng Tầu đến độ khi thấy một mảnh jấy chữ Nho zưới đất vội vã nhặt lên, hoặc là bỏ vào miệng nhai rồi nuốt, hoặc là đốt đi. Rất là đê tiện. Ngày nay ở Việt Nam còn sính zùng tiếng Tầu hơn trước, có lẽ để cho mình có “văn-hoá hay văn-minh” một tí. Thay vì nói: “Nhanh lên” thì nói “khẩn-trương lên”. Thay vì nói: “Xuống quầy tiếp-khách” thì nói “Xuống Lễ-tân”. Thay vì nói “Đứng đắn” thì nói “Ngiêm-túc”… Rõ ràng tiếng Việt bị coi là “mách qué”!

Nhà thơ Đỗ Quí-toàn có một bài viết khá lâu nên tôi không nhớ tiêu-đề. Trong bài ấy nhà thơ đã zùng lịch-sử để zẫn chứng chuyện cụ Fan Bội-châu gặp một tướng Tầu và xin ông này júp Việt Nam đánh Fáp, zành độc lập. Vị tướng Tầu trả lời rất rõ ràng: “Người Việt Nam chỉ thích làm nô-lệ. Cho nên nếu có những người Việt Nam tài jỏi cũng chẳng thề làm được trò jì?” Đúng không? Làm sao để người Việt Nam thức tỉnh bây jờ? Có fải đây là lởi nguyền rủa đối với Việt Nam hay không?

 

VÌ NƯỚC VÌ ZÂN, CHÚNG TA ZUNG-THỨ CHO NHAU?

 

Zưới hình thức một bức thư, A Letter concerning Toleration, Locke trình bày nhiều điểm júp chúng ta hiểu biết khi fán xét hành-động của người khác một cách công-bằng. Điểm chính của ông là: vì quyền-lợi của zân-tộc (civil interests). Vấn đề chính-trị và xã-hội ở thời-đại Locke là vấn-đề tín-ngưỡng, là mầm-mống của thù-hận và chiến-tranh. Khi nói tới tín-ngưỡng, A Letter chỉ thẳng vào hai điểm: Thiên-chúa Jáo (Christianism) và Jáo-hội Công-jáo La-mã (Catholicism). Vì lí-zo này A Letter nhằm jải-quyết vấn-đề thời đại của Locke, một cách hoà-bình, vì lợi ích chung. Nhưng cũng chính vì lí-zo ấy nhiều học-jả ngày nay đặt lại vấn-đề zung-thứ/toleration của Locke (The theorization of rights — xin đọc Jim Dunn’s Measuring Locke’s Shaddow, 2003) trong một thảo-luận có bình-ziện hay địa-bàn lớn hơn để tránh cái nhìn hạn-cục trở thành fiến-ziện. Nếu đúng theo Locke, một xã-hội thành-hình trong tinh-thần chính-trị gồm đủ mọi cá-nhân, chứ không fải là hình-thái của ja-đình trị hoặc đảng trị. Ở Hoa-kì hai đảng tranh đua lèo lái quốc-ja vì lợi cho zân-tộc, và chỉ fục-vụ quốc-ja và zân-tộc có hạn-kì nhất định mà thôi. Ở những xã-hội Cộng-sản, độc-tài đảng-trị nắm chính-quyền vô hạn định.

Locke fân biệt rõ sự khác nhau jữa Jáo-hội (the Church) và Tân-ước (the Gospel). Sự khác nhau xảy ra vì những người cầm đầu Jáo-hội Công-jáo La-mã (Catholicism) bị lôi cuốn bởi lòng tham không đáy (avarice) và khát-vọng không ngừng thống-trị thế-jan (insatiable desire of dominion). Vì thế, theo ông, những người hay nhóm Thiên-chúa Jáo li khai (heresy/schism) để thành lập jáo-hội mới, như Calvinism và Protestanism, họ li-khai khỏi Jáo-hội Công-jáo đầy tội lỗi, chứ họ không từ bỏ Thiên-chúa (the Gospel). Do đó, Locke kêu gọi mọi người chấp nhận những hành-động li-khai từ truyền-thống, miễn là không ra ngoài Tân-ước mà điều này ở ngoài lãnh-vực lí-tưởng tôn-jáo, chúng ta có thể nói là “fản-quốc”. Li-khai là không đồng-í với chính-thể, chứ không fải là từ bỏ tổ-quốc hay bán nước.

Kể từ khi Locke ra đời, nỗ-lực của trí-tuệ Âu-châu là xoá bỏ quan-niệm về một đấng chí-tôn toàn-năng và toàn trí. Nói một cách khác là nỗ-lực nhìn vào niềm tin của chính mỗi người, tức là fương-thế tìm tòi theo í-thức (cognitive strategy). Và đó cũng chính là niềm tin của Locke. Nhưng sau khi Locke qua đời thì suy-tư chính-trị theo zòng fân-tích của ông, cũng như những khai-fá rất trí-tuệ của ông không chỉ mờ nhạt mà còn bị bật ra khỏi môi-trường (displaced). Chúng ta nên nhớ rằng trong tư-tưởng của Locke không hề có quan-niệm về một đấng toàn-năng và toàn trí, mà chỉ có quan-niệm về tính-chất và sức-mạnh cụ-thề của quyền bình-đẳng cho tất cả mọi người. Bởi vậy Locke được coi là người tư-zuy nâng zậy nữ-quyền (Feminist). Quyền của mỗi người trong xã-hội chính là quyền-lực của nhà nước được uỷ-thác theo hiến-fáp, hay, nói một cách khác, quyền ấy chính là sự uỷ-nhiệm được hiến-fáp công nhận. Qua những liên-hệ theo tinh-thần tư-bản, chúng ta thấy bóng záng chủ-thuyết Thực-tiễn (Pragmatism) đã lờ mờ xuất hiện trong lịch-sử, để rồi chúng ta thấy cái quyền cá-nhân kia trở thành sức-mạnh của Hoa-kì.

Trên thực-tế có lẽ chúng ta chưa nhận ra đời sống trí-tuệ của Locke trong mô-hình đạo-đức và chính-trị của John Rawls, qua khía cạnh công-lí nằm trong mọi liên-hệ về chính-trị và xã-hội con người, nhưng chúng ta thấy rất rõ ràng khi chúng ta nhìn sâu vào những quyền-lợi (rights) khiến con người zành zật với nhau. Sự tranh zành quyền-lợi này chính là vấn-đề căn-bản của trí-tuệ có trong Những Định-luật Thiên-nhiên (Natural Laws). Một đôi khi trong tình-trạng khẩn-trương, chúng ta mới thấy những quyền này mở ra rõ ràng và bổ túc cho nhau trong những vấn-đề như: mục-đích và sự fát-triển đích-thực của chính-quyền zân-sự, nền-tảng và jới-hạn nhằm khoan-zung cho những đức-tin tôn-jáo, và đồng-lao cộng-tác với người khác. Cuối cùng khi bàn tới quyền tư-hữu (private ownership), ví zụ về đất-đai, chúng ta fải định ra jới hạn (how far) và lí-zo (why) để cho quyền này zanh chính ngôn thuận.

 

HÃY VÌ QUYỀN-LỢI CỦA ZÂN-TỘC

 

Chúng ta ngừng với Locke ở đây để đặt một câu hỏi cho nhà nước Việt Nam. Có thật như Nông Đức-mạnh nói rằng “mọi í-kiến fê-bình đều được chấp nhận”? Nếu đúng như thế tại sao nhà nước đã và đang bỏ tù và uy-hiếp những người lên tiếng fê-bình đảng chỉ vì công-lí? Vì có quá nhiều mâu-thuẫn trong lời nói và việc làm của đảng Cộng-sản Việt Nam, nên chúng ta ngờ rằng hoặc là Nông Đức-mạnh đã đi ngược lại với đường lối của Đảng. Hoặc là Nông Đức-mạnh nói láo. Nếu thực đảng Cộng-sản Việt Nam iêu nước iêu zân, thì đảng fải thực tâm sửa soạn từng bước tiến về thế-jới văn-minh, cùng với zân với nước, trong tinh-thần zung-thứ ăn năn. Kẻ thù của Việt Nam không fải chỉ là ngoại-bang. Kẻ thù của Việt Nam chính là người Việt Nam, trong cũng như ngoài nước. Trước khi bàn tới một fương-án gỡ rối này, chúng ta tạm hình zung ra những fác-hoạ sau đây, zựa trên chính kinh-ngiệm của tác-jả bài này. Chúng ta thấy trước mặt chúng ta, một người zân, một bộ-đội, một cán-bộ, một học-sinh/sinh-viên và một công-an. Chúng ta không thể mang Trung-ương đảng Cộng-sản Việt Nam ra, vì “chúng đóng cửa ải (thành)” như lời Mạnh-tử nói. (Câu 27… “Đời nay làm cửa ải để làm điều tàn-bạo.”

1. Bác là người zân, bác có hiểu lí-tưởng Cộng-sản không? Bác có hiểu rằng ngày nay nhà nước và zân thích Mĩ không? Thế thì, lí-tưởng Cộng-sản ở đâu? Bác có ngĩ rằng chế-độ này zo xương máu của zân không? Hãy ngĩ đến “cả triệu liệt-sĩ”. Thiếu zân, Hồ Chí-minh và đảng của ông ta có ngày nay không? Thế thì, đảng nợ zân, chứ zân không nợ đảng.

2. Anh là bộ-đội nhân-zân, tức là từ zân và của zân. Cha anh là Đại-tá có mặt trong trận Điện Biên-fủ với bao nhiêu huy-chương đầy ngực áo. Anh nói và tôi rất fục sự khôn-ngoan chín chắn của anh, thế này: “Nói cho cùng, người Việt Nam iêu nước. Jặc đến là đánh!” Chính nhờ lòng iêu-nước của anh mà đảng “nên người”. Chính nhờ lòng iêu nước của anh nên mới thắng quân thù. Chứ không fải chủ-ngĩa Mác-Lê đâu. Ngày nay đảng cho anh mảnh đất ở một nơi thơ mộng thế này, cho các con em liệt-sĩ ăn học, là một hình thức trả ơn, nhân zanh tổ-quốc, nhưng đừng quên rằng có một lời răn qua ánh mắt và nụ cười nham hiểm: “Liệu hồn! Fải biết điều!” Nếu anh chống lại tổ-quốc và nhân-zân thì anh có tội. Nhưng nếu anh chống lại thối nát của đảng thì anh có tội không? Nếu đảng bảo anh cầm súng bắn zân anh có bắn không?

3. Anh là cán-bộ và là đảng-viên. Anh tuân lệnh đảng và trung-thành với đảng. Nếu có sự jì xảy ra cho đảng các anh fải đứng zậy ngay, thúc đẩy quân-đội và cầm vũ khí để bảo vệ ngai-vàng của đảng. Các anh có thể nói: “Chúng tôi chống Tầu vì Tầu là bọn xâm lăng.” Các anh quên rằng Tầu mà thắng thì đảng cũng tan. Các anh không vì dân vì nước.

4. Các em là sinh-viên đại-học. Các em nói với tôi rằng: “Các trường đại-học ở Hoa-kì jảng zạy tư-tưởng bác Hồ.” Ai đã tẩy não các em như thế? Các em xứng đáng được ra nước ngoài zu-học. Rồi các em sẽ biết thực hư là Hồ Chí-minh có fải là nhà tư-tưởng hay không. Có lẽ không cần fải zu học các em cũng biết rằng, nhà tư-tưởng là một người uyên-bác có tư-zuy độc-đáo (original). Trăm năm may ra mới có được một nhà tư-tưởng. Đi học chưa xong, ăn nói chưa xong, đọc được một vài cuốn sách, có khi hiểu sai, sao gọi là “nhà tư-tưởng”? Có người gần đây nói thế này, và tôi chỉ xin nhắc lại: “Hồ Chí-minh là một thằng ngu zốt!” Có lẽ đảng Cộng-sản Việt Nam biết rõ ông Hồ hơn ai hết. Nhưng đảng, theo đúng tinh-thần Trung-cổ coi zân Việt Nam “ngu zốt” cho nên mới “fẹt” ra những huyền-thoại Hồ Chí-minh, để zân ngĩ rằng ông ta là “thánh”.

5. Các anh là công-an, những tai những mắt của đảng. Các anh không fải là bạn của zân, là con của nước Việt. Bởi vì trước mặt các anh ai cũng có thể là thành-fần không được “hoan-ngênh” và có í “cướp chính-quyền”. Các anh được huấn luyện để rình mò, hồ ngi, và chụp mũ. Là con người, nhưng các anh có biết rằng các anh mất nhân-vị hay không? Các anh có biết rằng các anh là cánh tay của “đồ tể” hay không?

 

8/2009

 

[Hết đoạn §13]

 

 

Đã đăng:

Quyền-lực và Tự-zo [§1]  (tiểu luận / nhận định) 
Quyền-lực và tự-zo là sức-mạnh và khát-vọng, quyết-định định-mệnh của vũ-trụ và con người. Chúng có mặt từ thủa khai-thiên lập-địa, và được í-thức (intellectus) bởi con người trước khi có sử... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§2]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một bản-thể có suy-tư là một con người biết rõ đường-hướng của mình, không chờ cho đến khi có ai bảo tốt hay xấu mới theo. Đây không fải chỉ là chuyện cá-nhân. Nhiều zân-tộc không có chí-hướng rõ rệt, fải ngồi chờ zân-tộc khác tiên-fong, rồi mới hiểu vấn-đề. Đó là những zân-tộc đê-hèn, mang máu nô-lệ từ nhiều thế-kỉ... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§3]  (tiểu luận / nhận định) 
... Napoléon, trong những ngày đi tù biệt xứ, chắc chắn hiểu rằng ông đã mất tự-zo, và câu “Tổ-quốc là Ta!” trở nên viển-vông vì quyền-lực của ông thiếu cái khôn ngoan của trí-tuệ (mind). Cũng vậy, câu nói, “Iêu nước là iêu Đảng” là một câu nói thiếu trí-tuệ, vì quyền-lực trong câu nói ấy nhắm đến í-thức hệ đấu tranh chính-trị để động-viên và hăm zoạ người iêu nước... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§4]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một người có tự-zo là người có khả năng thấy rõ sự lựa chọn trí-tuệ của mình, biết rõ hành-động của mình có hay không, đúng hay sai. Người ấy thấy rõ có thứ tự-zo cao hơn cả í-chí vươn tới của mình, biết rõ tự-zo nào nằm trong khả-năng hay quyền-lực của mình. Tóm lại, con người tự-zo là con người hiểu thứ tự-zo nào có thể tiêu biểu cho, hoặc làm nên người đó... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§5]  (tiểu luận / nhận định) 
... Thường thì chúng ta chỉ thấy và fê-bình những người ngiện-ngập vì người ấy hiện ra zưới mắt chúng ta. Song le, chúng ta không có con mắt để nhìn ra những vấn-đề “ngiện” nằm trong trí-tuệ. Chúng ta, vì thiếu minh-triết, hành-động như con vẹt nói tiếng người (parrotting). Một con vật khôn ngoan biết nge lời chủ, bảo sao làm đó, và làm một cách ngoạn-mục, nhưng con vật ấy không có tự-zo... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§6]  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi Lê Quí-li (hay Hồ Quí-li) nhận thấy áp-lực của những người Việt trung-thành với Tầu và áp-lực nhà Minh đang đè nặng lên ông, ông fải xuống nước, và cũng là sự-thật khi ông nói: “Áo-mũ này cũng của Thiên-triều!” Năm 1972, một kĩ-sư Tầu còn trẻ từ Đài-loan đứng trước lăng-tẩm nhà Nguyễn ở Huế, đã mừng rỡ, nói rằng: “Rất Tầu (Very Chinese)!” Người nge iên-lặng vì đó là sự-thật... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§7]  (tiểu luận / nhận định) 
... Người Tầu nên hiểu rằng, ngay trong nước Tầu ngày xưa, những thiên-tài như Hàn-tín, Trương-lương, Tuân-tử, Ngũ Tử-tư, Hạng-võ không fải Hán. Ngược lại, con người ngu, hèn và jảo-hoạt nhất thế-jan chính là Lưu-bang, coi như tổ của Hán-tộc. Như vậy, tập-đoàn xưng tụng Đại Hán là một tập-đoàn điếm đàng, rất jỏi về fương-fáp “ngu zân để trị”... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§8]  (tiểu luận / nhận định) 
... Chúng ta cần fải đọc kĩ cuốn đạo-đức của Aristotle để tránh hiểu lầm. Theo Aristotle, cá-nhân hay tập-đoàn làm chính-trị fải có tài-năng và đức-độ cao, nếu không, người lãnh-đạo sẽ là ma-quỉ, và xã-tắc sẽ rơi vào hoả-ngục... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§9]  (tiểu luận / nhận định) 
... Nhà nước có í-thức và muốn sống còn fải quán-triệt điều này: Khi nhà nước không zo zân mà ra thì nhà nước đó rất có thể mãi mãi là một đơn-vị kì-lạ và kinh-hoàng với zân, mặc zù ở những lúc ban đầu, cả hai có những lí-zo tương trợ lẫn nhau, zo hoàn-cảnh từ bên ngoài đưa tới khiến cho đơn-vị nhà nước và zân fải đoàn-kết. Đúng theo tinh-thần luận-lí, hai đơn-vị này khác nhau, zo đó hoạt-động của A và B trong tinh thần tương-trợ X chỉ tồn-tại trong hoàn-cảnh Y. Cho nên, khi hoàn-cảnh Y không còn, sự tương-trợ trở thành một câu hỏi lớn, đặc biệt khi A đặt để ra đường-lối chỉ đạo để ép buộc B. Làm như thế A quên rằng A đang đi vào con đường cô-độc... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§10]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một xã-hội chỉ có một đảng trong đó các đảng-viên thay nhau cai trị là một cơ-chế chính-trị fản tiến-bộ, không nhân-bản và bệnh-hoạn. Fản tiến-bộ và không nhân-bản vì quần-chúng và nhà nước không có đối-thoại. Như thế không fải là một xã-hội con người, mà đúng là một xã-hội tôi-mọi... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§11]  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi nhân-quyền không có thì nhiều nhóm ngoài công-ước fải đứng lên đòi hỏi công-lí. Nhà nước fải ngồi xuống lắng nge và tìm hiểu ngọn nguồn. Không được zùng công-an và quân-đội đàn áp zân. Không được nguỵ tạo chứng cớ để bắt zân. Mọi người fải được xét xử công minh, và fải có luật-sư tranh tụng cho họ. Họ chỉ bị khép tội khi có minh-chứng hiển-nhiên trước một fiên-toà công-lí, chứ không fải do những cánh tay mang zanh fáp-luật nhưng vi-hiến của chính-quyền... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§12]  (tiểu luận / nhận định) 
Khó có thể bàn về fải trái với cường-quyền, vì cường-quyền — vua chúa hay đảng fái — coi jang-sơn là của họ và quần-chúng fải tuân lệnh họ. Cường-quyền cai trị bằng bạo-lực và nhà tù. Những chính-quyền ấy không có đối-thoại với zân, không chia sẻ quyền-lực với ai hết trừ những người trong fe nhóm họ. Trong chính-thể chuyên-chế (totalitarian) không có quyền tự-zo ngôn-luận, và không có xã-ước... (...)
 
 
---------------
 

_________________________

[1]Nhẽ ra lời mở đầu này fải được gửi đến độc-jả Tiền-vệ ngay từ bài thứ nhất. Sự chậm trễ cho tới hôm nay vì tác-jả chưa quyết-định có nên theo sát bản Anh-ngữ hay không. Bây jờ fương-án khai-triển đã rõ ràng là chính bản Anh-ngữ cần được chỉnh lại cho sát bản Việt-ngữ. Xin ban biên-tập Tiền-vệ và độc-jả thông cảm. NQ


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021