thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Nguyễn Viện: cười và đái lên những bảng chỉ đường

 

Tôi hình dung nền văn học Việt Nam nội địa hôm nay giống như một mê cung. Nhà văn là những kẻ bị giam nhốt, đang bước đi quanh quẩn trong mê cung, không thể tìm thấy lối ra. Mê cung có vô số những ngõ ngách đầy rủi ro và cạm bẫy. Vướng phải những rủi ro và cạm bẫy ấy, nhà văn có thể bị nuốt sống bởi con quái vật đầu bò. Trên những vách tường đá của mọi ngõ ngách đều có gắn những bảng chỉ đường. Muốn sống còn, hầu hết nhà văn đều mặc đồng phục, răm rắp đi theo những bảng chỉ đường ấy, tuy chúng có thể thay đổi nội dung bất kỳ lúc nào tuỳ theo tính khí và nhu cầu của con quái vật đầu bò. Họ bước đi nhưng không đến đâu cả. Chẳng mấy chốc, họ đi vòng trở lại con đường cũ. Và cứ thế, họ lại tiếp tục răm rắp đi theo những bảng chỉ đường... Nhưng có một số ít người không chịu bước theo đám đông răm rắp ấy. Họ tự tìm lối đi cho mình. Trong số ít người ấy có một nhà văn thỉnh thoảng cười lên khanh khách và đái lên những bảng chỉ đường. Nhà văn ấy có tên là Nguyễn Viện.

Nguyễn Viện không đeo kiếm. Ông biết mình không phải là dũng sĩ Theseus để giết con quái vật đầu bò. Ông chỉ có tiếng cười và nước đái. Hai thứ này, nếu có thể gọi là “vũ khí”, thì không thể dùng để tự vệ. Kẻ mạnh có thể bóp cổ dễ dàng một nhà văn vừa đái vừa cười. Nhưng hai thứ “vũ khí” này có khả năng khác. Nước đái hiển nhiên có khả năng gây gỉ sét. Và tiếng cười — tiếng cười giễu cợt — cũng có khả năng đó, như Milan Kundera đã nói: “Sự giễu cợt là một chất sét làm gỉ nát mọi thứ nó chạm đến.”[1] Vì thế, các quyền lực độc đoán rất e ngại tiếng cười. Họ luôn luôn ra sức kiểm soát tiếng cười và dạy cho nhân dân cười đúng đường lối. Tiếng cười hợp pháp là tiếng cười lạc quan ngây ngô hướng về một tương lai mà nhà cầm quyền hứa hẹn. Tiếng cười bất hợp pháp là tiếng cười châm biếm trước cái lịch sử giả mạo của quá khứ, trước những khẩu hiệu dối trá của hiện tại, và trước cái ảo ảnh lấp lánh của những lời hứa hẹn rỗng tuếch cho tương lai. Ai học thuộc những bảng chỉ đường đều hiểu rõ ràng như vậy. Nhưng Nguyễn Viện không bao giờ cười lạc quan ngây ngô. Ông cười “đểu”, cười giễu cợt, hoặc cười để tự làm mình sảng khoái, và ông đái thứ nước đái chua cay đầy tính phê phán.

Cũng Milan Kundera đã nói: “Chủ nghĩa lạc quan là thuốc phiện cho nhân dân.”[2] Sự phát hiện này của Kundera, như một lối giễu nhại Karl Marx, thật là thú vị, nhưng chẳng phải là điều gì mới lạ đối với Nguyễn Viện và một số nhà văn bất thoả hiệp ở Việt Nam; và họ cũng chẳng cần phải đọc Kundera. Thật vậy, các bảng chỉ đường đã dặn “phải hít lạc quan cho thật nhiều vào hai lá phổi”, nhưng các nhà văn bất thoả hiệp không chịu hít nên không bị nghiện, và nhờ đó họ vẫn rất tỉnh táo để thấy rõ con đường đó chỉ là cái lối đi lòng vòng trong mê cung, và trên lối đi đó, một đám đông những kẻ say thuốc với bộ mặt ngây ngây hớn hở đang cắm đầu bước theo những bảng chỉ đường. Cảnh tượng trông tức cười muốn chết đi được, và những kẻ tỉnh táo không thể nhịn cười.

Thật vậy, không chỉ có Nguyễn Viện cười, nhưng ông có một kiểu cười riêng, không giống ai cả. Nguyễn Viện vừa cười khanh khách, vừa nhảy cẫng lên, cởi cả quần áo ra, múa may, văng tục. Với kiểu cười đó, ông tạo ra cho chính mình một sự tự do giữa cái mê cung không lối thoát. Có lẽ ông đã thấy rất rõ, rằng trước khi một con người có thể có tự do, thì chính bản thân y phải có khả năng tự xác lập như một cá nhân. Có lẽ ông đã thấy rất rõ, rằng nếu một con người không phải là một cá nhân, mà chỉ là một mảnh đúc rập theo khuôn mẫu của một đám đông, thì y đã là một tù nhân ngay cả khi chưa mang xiềng xích. Có lẽ ông đã thấy rất rõ, rằng chỉ khi nào một con người có khả năng tự xác lập mình như một cá nhân, thì y mới bắt đầu có một cuộc sống thật sự, qua đó, như một cá nhân, y tồn tại độc lập trong mối tương quan giao thoa với vô số những cá nhân khác, và được thưởng thức một thế giới đầy những dạng thức tư tưởng khác và phong phú đến vô hạn.

Tự xác lập như một cá nhân giữa chốn mê cung không lối thoát, Nguyễn Viện dấn thân vào một cuộc lưu vong nội tâm. Ông thoát ly bên trong. Ta thấy ông đi lang thang trong chốn mê cung ấy, cười khanh khách và đái lên những bảng chỉ đường, nhưng thật ra đôi mắt của ông không bị giới hạn trong chốn ấy. Cuộc lưu vong nội tâm giúp ông thấy rất rõ tất cả những ngõ ngách của mê cung như thể ông là một người ở bên ngoài và có đôi mắt của kiến trúc sư Daedalus. Ông thấy rất rõ, và nhận ra rằng nó là một mê cung được vây quanh bởi những bức tường cao hoàn toàn khép kín. Những bức tường ấy chỉ có thể ngã xuống nếu một lúc nào đó có những dũng sĩ Theseus xuất hiện, giết con quái vật đầu bò, hay chính nó tự đâm đầu vào tường mà chết. Nếu không, thì ông chỉ còn một cách là tiếp tục cười và đái, và mời gọi những người bạn của mình thay nhau cười và đái, cho đến khi những bức tường ấy mục rã và sụp đổ.

Thử tưởng tượng những gì sẽ diễn ra khi những bức tường ấy mục rã và sụp đổ. Đám đông mặc đồng phục đang răm rắp bước theo lối đi lòng vòng giữa các ngõ ngách bỗng tỉnh giấc và sẽ thấy chính họ đang đứng lố nhố ngơ ngác trong một không gian rỗng. Họ sẽ thấy chính họ đang giẫm lên những mảnh vụn của các bảng chỉ đường và những mảnh vụn của những trang lịch sử giả mạo tung toé vương vãi trên mặt đất. Để có thể bắt đầu một cuộc sinh tồn mới, họ phải xác định lại vị trí của họ trong tương quan với những gì đã thật sự xảy ra trong dòng sinh mệnh mà bóng tối trong lòng mê cung từ bao lâu đã che giấu. Nhưng những trang lịch sử chân thực sẽ phải được viết lại từ những chất liệu chân thực.[3]

Phần lớn những chất liệu chân thực đó sẽ là những mẩu chuyện mà những người lưu vong nội tâm trước đó đã đứng ở vị trí độc lập, nhìn thấy và ghi nhận bằng con mắt và ngòi bút tự do. Đó là những mẩu chuyện đã từng bị cấm đoán mà những kẻ bước răm rắp theo bảng chỉ đường đã không thể nhìn thấy. Đó cũng là những mẩu chuyện đã từng phơi bày ra trước mắt hàng ngày nhưng không mấy ai dám nhìn thấy hay không mấy ai muốn nhìn thấy. Đó cũng là những mẩu chuyện đã bị thứ ngôn ngữ của mê cung bóp méo, nhưng đã được những người lưu vong nội tâm ghi lại bằng ngôn ngữ chân thực. Đó là những mẩu chuyện đầy dũng cảm, đầy lương tâm. Nhưng đó cũng là những mẩu chuyện đầy ô nhục, đầy đớn hèn, đầy nhơ nhớp, và đầy tội ác.

Trong khối chất liệu chân thực để viết lại những trang lịch sử chân thực sẽ có vô số những mẩu chuyện như thế. Trong vô số những mẩu chuyện đó sẽ có những mẩu chuyện của Nguyễn Viện, những mẩu chuyện mà hôm nay ông đang vừa cười khanh khách, vừa đứng đái lên những bảng chỉ đường, và huyên thuyên kể. Ông kể chuyện bằng ngôn ngữ của cá nhân ông; thứ ngôn ngữ của một người cởi trần truồng bước đi trên mặt đất; thứ ngôn ngữ bất chấp những giới hạn giả tạo của những nguyên tắc đạo đức giả tạo của một cơ chế văn hoá giả tạo; thứ ngôn ngữ vượt qua những bảng chỉ đường ý thức hệ; thứ ngôn ngữ của một con người tự xác lập cho chính mình một sự tự do ngay trong lòng của chốn mê cung không lối thoát.

Đó đây, từ bên trong và bên ngoài chốn mê cung ấy, có một số người thường tự hỏi và hỏi nhau: “Đến khi nào thì Nguyễn Viện sẽ bị nuốt sống bởi con quái vật đầu bò?” Điều đó thì không ai có thể đoán trước được. Nhưng chỉ có những kẻ mang ác tâm với con người và thù ghét văn chương thì mới mong điều đó xảy ra.

 

 

_________________________

[1]Milan Kundera, The Joke (New York: Harper Perennial, 1993) 242.

[2]Sách đã dẫn, ở các trang 34, 37, 43.

[3]Xin đọc thêm: Hoàng Ngọc-Tuấn, “TIỀN VỆ và tự do tư tưởng & diễn tả cho nghệ thuật Việt Nam đương đại”.

 

 

___________________

 

Danh mục những bài đã đăng trong Chuyên đề NGUYỄN VIỆN :

 

Dẫn nhập

27.07.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Trong giới cầm bút Việt Nam hiện nay, Nguyễn Viện là một trong những người sáng tác dồi dào và sung mãn nhất; một trong những cây bút có nhiều tâm huyết nhất đối với vận mệnh của đất nước, đồng thời cũng là một trong những người thường xuyên trăn trở thử nghiệm những cách viết mới hầu vượt khỏi những lối mòn cũng như những bế tắc của văn học Việt Nam đương đại... (...)

 

Nhận định

08.08.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Trong khối chất liệu chân thực để viết lại những trang lịch sử chân thực sẽ có vô số những mẩu chuyện như thế. Trong vô số những mẩu chuyện đó sẽ có những mẩu chuyện của Nguyễn Viện, những mẩu chuyện mà hôm nay ông đang vừa cười khanh khách, vừa đứng đái lên những bảng chỉ đường, và huyên thuyên kể. Ông kể chuyện bằng ngôn ngữ của cá nhân ông; thứ ngôn ngữ của một người cởi trần truồng bước đi trên mặt đất; thứ ngôn ngữ bất chấp những giới hạn giả tạo của những nguyên tắc đạo đức giả tạo của một cơ chế văn hoá giả tạo; thứ ngôn ngữ vượt qua những bảng chỉ đường ý thức hệ; thứ ngôn ngữ của một con người tự xác lập cho chính mình một sự tự do ngay trong lòng của chốn mê cung không lối thoát... (...)
 
07.08.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Tôi xác tín về một dòng văn học phản kháng đang có mặt ở Việt Nam. Điều quan trọng nhất mà dòng văn học ấy mang lại chính là việc nó xác lập khuôn mặt văn học Việt Nam đương đại. Không dừng lại ở một thái độ chính trị, mà nó đang là dòng văn học chủ lưu với tất cả mọi nỗ lực làm mới văn chương Việt bằng một ý thức mạnh mẽ của tự do sáng tạo... (...)
 
06.08.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] Trong những năm qua, nhà văn/thơ Nguyễn Viện đã xuất hiện nhiều lần qua những cuộc phỏng vấn. Để văn thi hữu và độc giả có thể theo dõi một cách thuận tiện hơn về quan niệm và kinh nghiệm văn chương của ông, chúng tôi xin gửi đến các bạn danh sách tổng hợp gồm những bài phỏng vấn đã được thực hiện trên Tiền Vệ và Talawas... (...)
 
01.08.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Trong giới viết văn xuôi tại Việt Nam hiện nay, không có người nào tàn phá thể truyện một cách mạnh mẽ và quyết liệt cho bằng Nguyễn Viện. Tàn phá? Đúng, tàn phá... (...)
 
30.07.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Tôi thấy Nguyễn Viện, người đi dây, đứng giữa chỗ hõm của cái háng lịch sử, tay cầm thanh sắt (hình ngòi bút) màu hung, lửa trái tim. Ông cố giữ thăng bằng để đi nốt con đường nối hai đỉnh điểm A, B của hai đầu gối. Con đường trộn lẫn những mâu thuẫn, những khác biệt của hai luồng văn hoá Bắc, Nam, trước và sau năm 1975. Thanh bút sắt ấy thoắt ẩn, thoắt hiện trong những giao động rối loạn, mới cũ, thanh tục, thực, ảo, láng lẫy hay thô nhám của hai nền văn chương hiện đại và hậu hiện đại... (...)
 
29.07.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... 26LẦNTỜBỜLỜ tái tạo chính xác trạng thái tinh thần của xã hội Việt Nam hôm nay, nơi dục vọng thống trị và mọi chuẩn mực tinh thần gần như đã biến mất. Sự hỗn loạn, phức tạp, và mù mờ của một trạng thái tinh thần xã hội như vậy được nắm bắt hiệu quả với cấu trúc tiểu thuyết mà Nguyễn Viện chọn lựa: một cấu trúc có vẻ lỏng lẻo nhưng phức hợp và linh động, cho phép người đọc tự lắp ráp các mẩu rời lại với nhau, đôi khi bất khả, để tạo nên một hình ảnh lập phương về hiện thực, như trong một chiếc kính vạn hoa, dù với những sắc màu ảm đạm. Văn phong của Nguyễn Viện uyển chuyển và đẹp, nhưng là vẻ đẹp khỏe mạnh, không màu mè, ngôn ngữ trong sáng và rất chính xác... (...)
 
28.07.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Tóm lại,điều ấn tượng nhất về tác giả Nguyễn Viện? ... Là nhà văn sử dụng tiếng Việt thông minh, khoái hoạt, và hiệu quả; sáng tác sung sức nhất, đa dạng nhất, “thời sự” nhất, và “hot” nhất... (...)
 
27.07.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Nguyễn Viện không chỉ phiêu lưu trong các đề tài xã hội, mà còn chạm đến những vùng huý kỵ trong các lãnh vực chính trị, tôn giáo, văn hoá, truyền thống Việt... và cả những giá trị ngỡ là bất biến từ bao lâu nay. Và ông chưa đi hết con đường của mình... Cảm hứng văn chương của ông không chỉ được gói gọn, khu biệt trong không gian và các vấn đề của Việt Nam, mà ông còn gào thét vì sự bất công, cái ác, cái xấu... đang diễn ra ở những nơi xa xôi khác, đặc biệt là ở những nơi con người đang bị khủng bố và tước đoạt quyền sống, quyền được đứng dưới mắt Thượng đế và trong cõi đời như một Con Người... (...)

 

Tác phẩm

05.08.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Chẳng làm sao cả, V nói, 60 năm hay 6 tháng cũng không khác gì nhau. Anh sẽ vào trong Tử Cung và đóng cửa lại. Vĩnh viễn. Tái sinh hoặc trở thành một thứ mắm nào đó cũng không có gì quan trọng. Vấn đề là anh muốn quay trở lại cái nơi có thể là bắt đầu, tự chọn cho mình cách để hóa kiếp... (...)
 
04.08.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Tôi tự hỏi, liệu có điều gì xảy ra nếu tôi vào sâu bên trong những vòm lá xanh tươi này, nhìn ngắm và nhớ nhung? Có lẽ trong các thứ phiêu lưu, người ta không nên phiêu lưu với “tai mắt của nhân dân.” Ngay buổi chiều, tôi quay về. Ghé vào một tiệm hớt tóc massage trên quốc lộ 13 và tôi nghĩ mật độ của các tiệm hớt tóc này góp phần không nhỏ vào thứ hạng hạnh phúc của người Việt Nam trên thế giới... (...)
 
03.08.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Vào ngày lễ của mẹ năm 2008, nhân vật N của truyện ĐI.COM đã bước ra khỏi cuốn sách vừa mới được in chui trước đó mấy ngày. N có nước da hơi đen và số tuổi đúng như bà chủ quán cà phê, mà tôi vẫn uống vào những sáng chủ nhật, đã bói cho tôi: “Đó là cô gái sẽ làm đời anh thay đổi...” (...)
 
02.08.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Yêu Thi, anh Sáu đột nhiên trở thành thi sĩ. Anh làm thơ và in được hai tập thơ rất đẹp và sang. Tuy nhiên tiền in thơ không tốn kém bằng tiền anh chiêu đãi các nhà báo và bạn bè văn chương khác. Tất nhiên đó chỉ là chuyện nhỏ. Anh muốn được công nhận như một nhà thơ đích thực và muốn được kính trọng như một người có tâm hồn, chứ không phải chỉ là một người có tiền... (...)
 
01.08.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Quán chỉ có một người khách duy nhất ngồi. Chủ quán là một bà già, thỉnh thoảng đi ra đi vào. Khách là một cô gái. Không ra vẻ chờ đợi một ai. Hững hờ. Trước mặt cô là chai bia và gói thuốc. Cho đến khi cô gái hút hết điếu thuốc thứ hai, vẫn chẳng có điều gì xảy ra như người ta có thể chờ đợi... (...)
 
31.07.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Cái chết và những ảo tượng gớm ghiếc, đau khổ của nó có thể chính là địa ngục. Nhưng còn có một nửa địa ngục mà ông Thánh sẽ phải bước vào, đó là một cảnh giới vô sở trú của âm ty, đối lập với trạng thái giải thoát, nơi mà linh hồn con người chỉ cảm nhận được một điều duy nhất, bơ vơ đến tột cùng... (...)
 
30.07.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Trên bàn nhậu. Trong rất nhiều rượu thịt được bày ra, có một đĩa lớn đựng thai nhi con người vẫn đang thoi thóp đập. Mọi người trên bàn nhậu nâng ly và cùng hô vang: “Vô”. Đó là âm thanh duy nhất trong suốt vở kịch. Hoành tráng và khô khốc... (...)
 
29.07.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Trong quán café buổi sáng hôm ấy có năm người. Tuổi tác cách biệt. Ở một chừng mức nào đó, họ vẫn được coi là một nhóm bởi một số những tính cách và thái độ chính trị giống nhau. Một trong số họ ngồi đọc báo.Bốn người còn lại tán gẫu với nhau về chỗ ngồi. Chỗ ngồi là một phạm trù về danh dự. Đơn giản chỗ ngồi là để khỏi mỏi chân. Chẳng đơn giản thế đâu, người ta vẫn đánh nhau vì chỗ ngồi. Rách việc. Ngồi chỉ là một trong ba tư thế hoặc đứng hoặc nằm. Vấn đề là ngồi ở chỗ nào và ngồi đến lúc nào. (...)
 
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Tôi lao xuống như một con chim cắt. Ngày tận cùng của nhân loại. Dưới chân núi, cánh đồng mơn mởn lông măng xanh ngút mắt. Người đàn bà cũng xanh vì hết máu vì sự ngưỡng vọng cơn cuồng nhiệt tuôn đổ. Tôi khỏa thân linh hồn ôm những ngón chân chếnh choáng đi mãi vào nhau. Mưa. Bỗng nhiên người đàn bà đứng lên hát: Em thánh thiện và hoan lạc. Mưa đến tương lai. Tôi đọng lại như những giọt mật dưới cánh hoa mãn nguyện...
 
28.07.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Thúy Kiều vĩ đại: -Ôm chân đại gia ngay khi có cơ hội. -Sẵn sàng làm vợ bé, vợ hai, gái bao khi được chung chi đủ. -Chiều khách theo yêu cầu. -Khách không yêu cầu cũng tận tình phục vụ để câu khách quay trở lại... (...)
 
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Chiếc lá vẫn liếm bầu trời nụ hôn em mang giấc mơ bay về đóng đinh trên bức tường thời gian. Anh kịp hát những khúc ru hời máu kịp đạp chân đến tận cùng số phận. Cuối cùng anh biết, cách vượt ra khỏi thế giới này là yêu em...
 
27.07.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Sẽ có ngày tất cả các hành tinh của hệ mặt trời xếp thẳng hàng. Và cũng có thể sẽ có ngày tất cả các hành tinh rơi vào những vị trí tạo thành một hình thể bí ẩn nào đó như một dạng bùa chú. Tôi tin rằng đấy là một thời điểm đặc biệt để sự sống được hoán đổi, hoặc liên thông giữa các thế giới khác nhau. Cũng có thể đó là thời điểm hủy diệt. Và tôi cảm nhận được có một lực xuyên tâm đi qua tất cả các hành tinh, các dạng vật chất và phi vật chất. Tất nhiên, cũng sẽ có một lực tương tự như thế đi qua tôi, qua K và các linh hồn... (...)
 
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Khi quả đất mọc lên cây trái lạ, em sinh ra bằng một bài thơ báo bão. Những cột đèn đứng khóc giữa tối tăm. Cuồng nhớ. / Em đứng lên bằng tình yêu. Đạp dưới chân những con rắn độc. Bình minh không có mặt trời. Bài thơ báo bão đã linh ứng cho những kẻ khước từ định mệnh...

 

Thảo luận

04.08.2009
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Ngày mai, trong quán cà phê, tôi sẽ nói với các bạn tôi: Tôi thích câu văn “Má bảo tội nghiệp con Hai nó mê... Nguyễn Viện... nên khổ.” :-) Và chắc chắn là tôi phải dính vào vụ tranh cãi với phe “thanh lịch” của những người bạn yêu văn chương... (...)

 

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021