thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Quyền-lực và Tự-zo [§10]

 

Zựa trên nguyên-tác tiếng Anh Power and Freedom (2008-2009), Nguyễn Quỳnh.

 

 

§10.

Tiếp theo Thời-đại Mới, tức Thời Phục-hưng, Thời-đại Baroque xứng đáng là Thời-đại huy-hoàng và được coi là bình-minh của khoa-học, triết-học và văn-chương. Hobbes là một trong vài ngôi-sao bắc-đẩu, và cuốn Leviathan III của ông là một minh-chứng hùng-hồn.

Theo Hobbes, tôn-jáo sinh tự lòng người. Chúng ta có thể nói chẳng qua vì con người không thể trả lời được những câu hỏi vượt ra ngoài kinh-ngiệm và lí-trí, nên con người suy-ngĩ mông-lung như trong jấc mộng. Chẳng qua chỉ vì trước những biến-cố bất-thường, những mong-manh trong đời sống, những bệnh-hoạn, khổ đau và những bất công trong xã-hội, con người hướng về Hoá-công, một hình-ảnh (vision) trong trí-tuệ, hoàn-hảo, vô-cùng, không khởi không tàn. Con người coi hình-ảnh ấy như một an ủi cứu-rỗi cuối cùng. Trên thực-tế vì tất cả suy-ngĩ trên đều đến từ lòng người nên chúng chỉ là jấc-mơ, chứ đâu có câu trả lời cụ-thể. Trong Văn-tế Thập-Loại Chúng-sinh, Nguyễn Zu có những câu an ủi thế này:

Fật hữu-tình từ bi fổ-độ,
Có chữ rằng vạn có jai không.
Ai ơi lấy Fật làm lòng,
Tự nhiên siêu-thoát khỏi trong luân-hồi.

Chữ Fật ở trên không fải là Thích-ca, mà là Fật-tính, tức sự jác-ngộ của con người. Còn vấn-đề có ra khỏi luân-hồi hay không chẳng zính záng jì đến chuyện từ kiếp này sang kiếp khác. Đấy chỉ là cách nói bóng bảy cho ước-mơ cứu rỗi của con người. Sự thực, nếu ta hiểu luân-hồi nằm trong thời hiện-tại (present) thì: Ngay trong lúc này, nếu ta thức-tỉnh, ta fải quyết-tâm chặt đứt xiềng-xích Karma, tức là những căn-cơ đã làm bận lòng ta, đã khiến ta mất tự-zo, và trở thành nô-lệ của chính mình. Chặt đứt xiềng-xích Karma ngay trong thời hiện-tại để ta tiếp tục vươn lên, và cứ như thế, không bao jờ trở lại với những vướng mắc ban đầu.

Để làm sáng tỏ thêm cái nhìn về tôn-jáo, Hobbes đã hình-zung ra những chuyện gọi là “mặc-khải” mà nội-zung của “mặc-khải” tuy huyền-hoặc nhưng cốt để júp cho con người tin-tưởng. Đây chính là vấn đề sống còn của con người trong khung quyền-lực và tự-zo, hay chính-trị và xã-hội. Cũng từ con người mới sinh ra truyền-thuyết. Hobbes nói, ông không rõ Hoá-công đã zùng cách nào để nói với Moses. Truyển-thuyết cho rằng Hoá-công nói với Moses qua tiếng nói linh-thiêng (supernatural voice) mà người khác không thể nge được. Có lúc tiếng nói của Hoá-công đến với Moses trong jấc-mộng của Moses, và có lúc không bằng tiếng nói, nhưng qua hình-tượng (vision), tức là hiện ra với Moses mà thôi (p.295). Để cho mọi người trong xã-hội tin vào chuyện hạnh-ngộ jữa Hoá-công và mình, vai trò của Moses với người Zo-thái quả là đặc biệt, nếu không nói rằng đó là một niềm tin tuyệt-đối jữa thần-zân và con người lãnh-đạo. Niềm tin ấy cũng cho rằng những jì Hoá-công truyền đến tai Moses, để là linh-thiêng, không thể qua tiếng nói bình-thường (face to face or mouth to mouth) vì tiếng nói bình-thường không chuyên-chở được í-niệm linh-thiêng.

Niềm tin ấy zựa trên cái jì? Niềm-tin ấy zựa trên một thực-tại chứ không fải huyền-thoại. Tức là, zân Zo-thái vốn là nô-lệ, bị mất hết quyền làm người. Người Zo-thái không có tự-zo và nhân-vị. Moses lãnh-đạo đám zân nô-lệ ấy và ông hiểu zân ông khao khát cái jì. Hiểu zân muốn jì và thoả-mãn được ước muốn của zân, trên fạm-vi lí-thuyết mà thôi, đã là một việc-làm siêu-đẳng. Moses thông cảm với zân và biết zân muốn có sức-mạnh, zù chỉ là một thứ quyền-lực fù-zu trong cuộc hành-trình zường như vô-vọng. Quyền-lực đó là đức-tin “linh-thiêng” nhưng cũng là quyết-định có tính định-mệnh. Tức là theo luật nhân-quả, “Ăn cây nào, rào cây ấy” hay “Cầu được, ước thấy”. Suy ngĩ như thế zân Zo-thái nhìn thế-jan không đúng là một thế-jan của con người, cho nên bị con người hắt hủi.

Khao-khát về quyền-lực và tự-zo của zân Zo-thái là: (1) Zân Zo-thái là jống zân tinh-khiết, và (2) chỉ có zân Zo-thái, qua Moses, mới được gần-gũi với Thượng-đế, hay nói một cách khác, họ là con của Hoá-công.

Hai điểm trên xác-định một cách hùng-hồn tinh thần đoàn-kết đến độ cuồng-tín của một zân-tộc, trong lúc còn nhiều khổ đau, lang thang, sống gửi nằm nhờ. Họ không thể tưởng-tượng họ là một thành-fần có chút já-trị hay bình-đẳng trong cộng-đồng nhân-loại. Zo đó, cái gọi là Kinh-thánh (Bible) bao gồm những lời mệnh-zanh là linh-thiêng (Scriptures) đã ra đời. Đọc những lời linh-thiêng (Scriptures) là chấp nhận nội-zung mà điều linh-thiêng ấy muốn nói. Nhưng, theo Hobbes, đối với những người luôn luôn đặt ra câu hỏi “đúng/sai” thì không thể chỉ có một đức-tin mà còn nhiều đức-tin khác nữa. Ví zụ, đức-tin cũa người Zo-thái, đức-tin của người theo Thiên-chúa Jáo, và của người theo đạo Hồi, vân vân.

Kể như tiếng nói của Moses đã đáp-ứng được nguyện-vọng về quyền-lực và tự-zo của người Zo-thái. Trên thực-tế, trong thế-jan này – kể cả con người và súc-vật – quyền-lực và tự-zo là hai thực-thể luôn luôn đòi hỏi nhiều công-fu để xác-nhận và tái xác-nhận (claim/re-claim; recognize/re-recognize; invent/re-invent). Nếu tiếng nói của Moses không “bịa” ra từ đức-tin, thì hiệu-quả của tiếng nói ấy sẽ tan trong “sa-mạc” Câu hỏi đặt ra: “Như vậy, để cho một xã-hội iên-bình thì mọi người trong xã-hội ấy cần một đức-tin zù là rất fi-lí hay sao?” Có nhiều xã-hội, như Nho-jáo đề cao: “Zân Vi Quí” Trên thực-tế có đúng không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xác-định một sự-thực hiển-nhiên. Môt ông vua hay một tập-đoàn lãnh-đạo cai-trị xã-hội có ngĩ rằng zân là nền-tảng không? Họ fải hiểu rằng nếu không có zân, tức là không có xả-hội, thì hoá ra họ đang cai-trị một hoang địa? Như vậy “Zân Vi Quí” là một khẩu hiệu mơn trớn để zân ngồi lại với mình, tức là để cho mình có “cái jì rõ ràng” là mình đang cai trị, và để cho thế-jan nhìn vào thấy rõ mình là chủ. Hay là “Zân Vi Quí” quả là một í-thức rốt ráo cho thấy “zân ở quanh đây, cùng với người cai trị”, cho nên thiếu zân, xã-tắc không còn, vua chúa hay tập-đoàn cai trị cũng “đi đoong”. Thế thì, “Zân Vi Quí” trong ngĩa thứ hai hoàn-toàn đúng. Nhưng chuyện này chỉ đúng trong í-thức triệt-để sống còn và thịnh-vượng của cộng-đồng, chứ không đúng i như suy-tư của vua chúa và bạo-quyền. Trong đầu óc của vua chúa và bạo-quyền thì chỉ có sức mạnh của cá-nhân hay tập-doàn cai-trị có mặt, chứ zân không có mặt. Một xã-hội đúng-ngĩa zân-chủ tự-zo fải zựa trên xã-ước (covenant hay constitution) thì mọi người mới được xét xử như nhau (equity). Đó là xã-hội có tự-zo và trách-nhiệm chung như theo nhận xét của Hobbes.

Mười bốn điều sau đây được jản-lược, rút từ mô-hình tự-zo của người zân. Những điều này được fân-tích theo tinh-thần luật-fáp trong Leviathan (t. 170-180) của Hobbes. Những chữ hay câu đặt trong móc vuông [...] là cách ziễn-jải của tác-jả bài này.

Thế nào là Tự-zo?

Tự-zo (libery/freedom) chỉ có mặt khi không có sức-mạnh nào ngăn cản, ví zụ: cấm zi-chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Nhưng khi ta cần tự kiềm chế đi lại để lấy lại sức-khoẻ, ta không thể nói lúc đó ta không có tự-zo.

Sợ hãi và tự-zo có liên-quan tới nhau.

Ta có thể thấy như chuyện một người cần bơi qua sông vì không có thuyền nên fải bỏ bớt tài vật mang theo. Người ấy sợ rằng mang nặng quá không thể tới bờ bên kia. Có người vì sợ mất tự-zo nên fải thanh toán nợ nần. Có người vượt đại-zương đi tìm tự-zo vì sợ chế-độ độc-tài.

Tự-zo và điều-kiện thiết-iếu có liên-quan đến nhau.

Bầt cứ hành-động nào cũng zo í-chí (will) và khát-khao (desire) thúc-đẩy. Ta gọi chúng là nguyên-nhân (causes) hay điều-kiện thiết-iếu để sinh ra hành-động. Nhưng điều-kiện thiết-iếu này, theo Hobbes, lại fải zựa vào định-luật tự-nhiên, “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên.”

Khối Thịnh-vượng chung (artificial bonds) hay là zân-luật (covenants).

Để có hoà-bình và bảo-vệ lẫn nhau con người cần một Khối Thịnh-vương chung gắn bó với nhau như những mắc xích. Ví von này chính là zân luật. Không thể có thứ tự-zo bừa bãi và vị-kỉ. Mọi người đều có quyền làm chủ đời mình và mưu-cầu những jì hợp với đời sống của mình, miễn là hợp fáp.

Tự-zo trước cái gọi là định-luật của “Trời-Đất” (The Laws of Nature).

Chúng ta thường ngĩ hoặc nói tới “Theo luật Trời-Đất” tức luật của Hoá-công là nguyên-lí hay lẽ fải tối-thượng. Tuy nhiên, có cách nào júp chúng ta hiểu lẽ đúng-sai của hành-động thuận theo luật Trời-Đất hay không? Uriah không có tội, nhưng bị David, luận theo lẽ The Laws of Nature, jiết đi. Jiết xong Uriah, David ăn năn nhưng ông không ngĩ tới Uriah, ông hướng về Hoá-công và nói: “Tôi chỉ có tội với Người mà thôi! To thee only have I sinned!” Đó là một thứ tự-zo ra ngoài hiểu biết của con người, “nhân zanh đạo Trời!” Quần chúng Athens, khi quyết định cho một người – không có tội rõ ràng – biệt xứ mười năm, đã quyết-định mỗi người viết tên “nạn-nhân” vào vỏ sò theo luật “Trời-Đất”. Trong í-ngĩa tự-zo này, Aristides fải biệt xứ vì quá công-minh, và Hyperbolus, cũng bị biệt xứ vì tài đóng vai kẻ “ngu đần” quá xuất sắc của ông. Cái gọi là luật “Trời-Đất” ở đây đúng ra fải gọi là “Tính Người”

Tự-zo được viết ra và được ca ngợi bởi nhiều người chính là thứ tự-zo người cai-trị fải lắng nge vì đây không fải là những lí-lẽ riêng tư.

Thế nhưng, theo Aristotle, trong chế-độ zân-chủ fải có tự-zo. Thế mà, ông nhận xét thấy trên thực-tế con người không có tự-zo trong bất cứ thể-chế nào. Tất cả chỉ là tự-zo jả-tạo. Tự-zo theo đúng ngĩa ở đâu cũng như nhau, zù ở trong chế-độ quân-chủ hay cộng-hoà (popular). Người La-mã từ bé vốn được zạy bảo fải biết khinh gét chế-độ quân-chủ, fải truất-fế vương-tử, để cùng nhau nắm lấy quyền-lực và chủ-quyền La-mã. [Tức là trách-nhiệm xã-hội fải nằm trong tay zân, chứ không nằm trong tay một người].

Làm cách nào để người zân hiểu được tự-zo?

Tự-zo nào người zân có thể có và tự-zo nào người zân không thể có? Vấn-đề này liên-quan tới trách-nhiệm (obligation) và fải cần rất nhiều thảo-luận jữa người zân trong một nước để zuy-trì hoà-bình, và đồng thời đặt ra vấn-đề trách-nhiệm và tự-zo khi đứng trước kẻ thù chung.

Người zân zùng quyền tự-zo của họ để bảo vệ chính họ, trong í-ngĩa thân-xác và tinh-thần

Hiểu rằng uy-quyền của xã-hội nằm trong hiến-fáp được chấp nhận bởi zân, tức là hiểu rằng từ trẻ thơ cho đến người lớn đều có tự-zo. Nếu uy-quyền của xã-hội (nhà nước) đi ngược lại quyền căn-bản của zân thì zân có tự-zo chống lại uy-quyền. Người zân uỷ quyền cho nhà nước được hiểu rõ ràng trong câu này: “Tôi uỷ quyền cho nhà nườc thay mặt tôi toàn quyền hành-động” (I authorize, or take upon me, all his actions)

Tự-zo và bổn-fận đấu tranh của người zân

Khi xã-hội cần mọi người chiến-đấu để bảo vệ xã-hội thì mọi người fải fục-tùng. Từ chối không chiến-đấu cho xã-hội để bảo-vệ một người nào đó có tội hay vô tội, sự từ chối đó không fải là tự-zo. Khi quyền-lực nhà nước trở nên bất công thì người zân có quyền tự-zo đứng lên bảo vệ mình.

Tự-zo không có ngĩa là tự-zo gây chiến, trừ fi, tự-zo chiến đấu là í thức đúng như khi xã-hội bị xâm lăng.

Tự-zo lớn nhất của zân là thứ tự-zo mà luật-fáp không được fép đụng đến.

Trong trường-hợp nào người zân quyết-định bất tuân chính-quyền?

Bất tuân chính-quyền khi chính-quyền không bảo-vệ được zân và làm mất chủ-quyền quốc-ja (sovereignty). Vì chủ-quyền quốc-ja là linh-hồn của xã-hội, cho nên khi chủ-quyền không còn, người zân trắng tay. Trong trường hợp này mục-đích của sự bất tuân chính quyền là người zân zùng quyền tự-zo của họ để đứng lên fản-đối chính-quyền.

Một người zân bị jam jữ vì tình ngi là fạm tội ngịch xã-ước (covenant) có quyền tự-zo làm mọi cách để thoát khỏi ngục-tù.

Mất hay không mất quyền công-zân?

Khi một người bị xã-hội xử “có mặt” đi biệt xứ thì người đó mất quyền công-zân. Nhưng, nếu bị xử “khiếm ziện” thì người đó không mất quyền công-zân.

Nước mất nhà tan: Có còn tự-zo không?

Trong chiến-tranh, nếu lãnh-đạo nhà nước xin hàng đối-fương, người zân của nước bị thua mất tự-zo và đành fải fục-tùng kẻ thắng (his subjects become obliged to the victor). Trường-hợp nhà lãnh-đạo bị bắt, người zân sẽ nge lời nội-các (magistrates). Nội các này vẫn tiếp-tục hành-xử zưới zanh-ngĩa của nhà lãnh-đạo đang bị đối-fương quản-thúc.

Xã-hội mà Hobbes bàn đến ở trên là cơ-cấu chính-trị bởi zân, zo zân và vì zân. Bây jờ chúng ta trở lại vấn-đề “Zân Vi Quí”.

Người zân không fải là “tài-sản riêng/property” của nhà nước. Cho nên, ở những xã-hội khác, câu nói “Zân Vi Quí” là một ziễn-tả “lãng-mạn” của người cai-trị, ban ơn cho zân để zân iêu mình, và thuộc về mình. Câu nói ấy xảy ra trong xã-hội hoàn toàn thiếu í-thức về tự-zo, zân-chủ. Cũng vậy, câu nói “Trẫm thương zân NHƯ thương con” là câu nói “trống rỗng” và “fi-lí”. Người hiểu biết sẽ không hài lòng với câu nói đó, vì tình cha mẹ thương con là chuyện tình-cảm ja-đình và lên xuống bất thường, tùy vào hoàn-cảnh. Nhà nước không thể nói “thương zân”, mà fải nói “kính trọng zân” vì zân ngang hàng với mình, chứ không ở zưới mình. Hơn nữa, chữ NHƯ là chữ zùng để “ví von” hay nói cho “qua loa”. Trong ngĩa “ví-von”, chữ NHƯ xuất hiện khi minh-chứng để bảo-vệ vấn-đề còn mơ-hồ và có lẽ không bao jờ rõ rệt. Bởi thế, chữ NHƯ trong mệnh-đề, thảo-luận cho đúng tinh-thần luận-lí, gây ra một câu hỏi lớn, vì NHƯ cho biết ngay hai vế không jống nhau. Theo đó, ta thấy, “như ma” không fải là “ma”, và “như Tây” không fải là “Tây”. Trong ngĩa “qua loa” chúng ta zùng chữ NHƯ để đưa đẩy (rhetoric) cho cách viết hay nói zễ lọt tai. Như thế, NHƯ không có nội zung cụ thể.

Một xã-hội thành-hình không zo í-thức rốt ráo về quyền-lực và tự-zo của zân và không cho zân chia sẻ với người lãnh đạo là một xã-hội ít nhiều còn sống trong man-rợ. Theo luật rừng thẳm “sự bất công” được mô-tả là “một nỗi oan”, như câu sau đây:

Bẩm Ngài con mới ra đời,
Cón đang bú mẹ nge lời oan thay! [1]

Trong một xã-hội zân-chủ, “sự bất công” fải được chỉ-trích hay fê-bình thẳng thắn, vì là một vi-fạm xã-ước:

“Chúng tôi uỷ-quyền cho nhà nước lãnh-đạo, nhà nước không thể bắt chúng tôi fải chấp nhận bất cứ cái jì nhà nước muốn. Như thế là bất-công và vi Hiến.”

Xã-hội có công-ước hay hiến-fáp là mô-hình thịnh-vượng chung của kỉ-nguyên mới (Renaissance/Baroque) và là í-niệm cơ-bản cho khuôn-mẫu xã-hội ngày nay. Nhưng hằng ngìn năm trước Công-nguyên nhiều xã-hội đã ra đời trong đức-tin vào tôn-jáo (theology) và thần-thoại (mythology). Hai í-niệm sơ khai này đôi khi lẫn lộn với nhau. Trở về với fần đầu của chuyên-luận §10, chúng ta đụng fải đức-tin của người Zo-thái qua sự zẫn-zắt và thủ-đoạn của Moses. Tuy thế, có những “huyền-thoại” (myths) về jống nòi không cho chúng ta thấy rõ í-niệm sống còn và fát-triển của tập-đoàn để trở thành một đức-tin khẩn-thiết. Ta có thể nhìn vào mô-hình Việt Nam cổ để luận bàn và đưa ra những câu hỏi liên-quan tới sự fát-triển và trưởng-thành tư-tưởng của xã-hội Việt trước thời Bắc-thuộc. Đây là jai-đoạn chúng ta vẫn chưa có đủ iếu-tố để fác-hoạ ra một bức chân-zung theo cái nhìn trong tư-tưởng chính-trị và xã-hội.

Lạc-long Quân gặp tiên-nữ Âu-cơ ở Động-đình Hồ. Hai người kết zuyên và có được một trăm con. Đây là một jai-thoại (legend) hơn là truyền-thuyết, vì nó quá đơn sơ và hoàn toàn thiếu cấu-trúc tư-tưởng. Nó cũng không gay go như những chuyện thần-tiên (fairy tales), mặc zù câu chuyện Âu-Lạc đẹp như một bài thơ, thanh-bình như trong tiên cảnh, và jản-zị hơn cả một bức hoạ theo thủ-fáp Đơn-sơ (Minimalist painting). Chúng ta tạm coi “tình-sử” Âu-Lạc là một jai-thoại (legend) chứ không fải thần-thoại (mythology). Thần-thoại là cách trình bày tư-tưởng trong văn-minh cổ. Thay vì tư-tưởng được viết ra cho mạch lạc, người xưa, vì chưa fát-triển nhận-thức học và fương-fáp học, nên tưởng tượng ra một thế-jan của thần-linh rất jống nhân-loại, và cũng tưởng-tượng ra thiên-jới với đấng chí-tôn để quyét-định fải trái ở thế-jan. Trong cách trình-bày tư-tưởng này, con người vẽ ra đủ nhân-vật có nhân cách và tài-năng khác nhau, tiêu-biểu cho những vấn-đề thế-jan cần học hỏi. Vì thế lẽ “Đúng/Sai” fải được mặc-khải từ Trời (Thượng-đế). Để cho vấn đề rõ ràng như thật, thần-thoại đưa tư-tưởng vào anh-hùng ca (epics) hay tôn-jáo. Trong khi tôn-jáo zựa vào đức tin để thần-thánh hoá jáo-điều. anh-hùng ca trình bày luật nhân-quả về những jì con người khao-khát, ví như Odyssey Iliad của Homer ở Hi-lạp và Mahabharata ở Ấn-độ. Thần-thoại cũng trình bày đức-tin vào thần-linh để fán xét hành-động và tư-tưởng của con người. Đức-tin ấy trình bày những âm-mưu và khắc khoải qua những cuộc jao-tranh jữa thiện và ác. Những xung-đột trong thần-thoại jữa các thần-linh chính là ẩn-zụ fô-bày bản-tính hiền-hậu hay thô-bạo của con người. Con người đứng jữa tiếng gọi với khát vọng tiến về jấc-mơ tiên-thánh và tiếng gọi từ tư-cách đê-hèn.

Thêm một ví-zụ nữa, thần-thoại trong văn-hoá Sumer (c.3,000 BCE) qua anh-hùng ca Gilgamesh (c.2150 BCE), trình bày sự jác-ngộ của một bạo-vương. Bạo-vương này chính là Gilgamesh. Tuy sinh ra là người nhưng fần lớn mang cốt-cách thần-linh (god), Gilgamesh có uy-lực fi-thường và đã có zịp chiến đấu cạnh một người bạn tên là Enkidu– một người theo đúng ngĩa con người – chứ không fải thần-linh. Ở lúc lâm chung của “con người ấy” Gilganmseh đã khóc vì mất một người (tức là Gilgemesh đã mất chính mình) vừa là bạn và cũng vừa là chiến-hữu tuyệt vời. Enkidu chính là “ziện” (double) của Gilgamesh, là một con người theo đúng ngĩa người, thật cao quí và huy-hoàng, mặc zù không thoát khỏi vòng sinh tử. Gilgamesh tỉnh ngộ, ông tìm ra cây trường-sinh và quyết-tâm mang về cho xã-hội. Í-thức đó đã júp ông trở thành một nhà nhân-bản (humanist), và một minh-vương. Anh-hùng Ca Gilgamesh là sự thức-tỉnh hay jác-ngộ (enlightenment) đầu tiên trong lịch-sử nhân-loại. Nó cho ta thấy liên-hệ chặt chẽ trong xã-hội, trong đó zân và nhà nước nương tựa vào nhau, thiếu nó, lí sinh-tồn của cộng-đồng (commonwealth) trở thành mây khói. Chính vì thế Gilgamesh được coi là thiên anh-hùng ca cổ-điển có tinh thần của thời-đại mới (a modern ancient epic).[2]

Theo jai-thoại hay truyền-thuyết Âu-Lạc (tôi chủ í zùng Âu-Lạc thay Lạc-long), một trăm con được chia ra làm hai nhóm đồng đều. Mỗi nhóm đi về một fía, mà chúng ta không bao jờ biết mục-đích và nơi đến của họ -- chả nhẽ chỉ là “rừng nuí hoang-vu” và “biển đông bao la”. Vì không fải là thần-thoại nên jai-thoại Âu-Lạc không trình bày fương-án tư-zuy, hành-động và lẽ sinh-tồn rõ rệt, có lẽ vì thiếu chữ viết? Jai-thoại ziễn-jải thô sơ qua fương-fáp truyền-khẩu, về “một trăm con” và “chia đôi” thiếu quá nhiều sự-kiện. Chúng ta ngờ rằng “trăm con” có thể là ẩn-zụ cho Bách Việt, và sự “chia đôi một trăm con” là sự fân-hoá của Bách Việt. Xã-hội nào và con người nào cũng có tư-tưởng, nhưng ở Âu-Lạc chúng ta không tìm thấy zấu vết tư-tưởng, trong í-ngĩa con người, xã-hội, văn-hoá, và chính-trị. Nhất định fải có. Nhưng nó đâu rồi? Đó là câu hỏi tuyệt vọng khi chúng ta muốn trở về nguồn. Vắng bóng tư-zuy Âu-Lạc (không có ngĩa là không có tư-zuy), chúng ta không thể nào nối kết jai-thoại này với Mười Tám Vua Hùng và đi xa hơn nữa. Thời Bắc-thuộc là thời người Việt kể như bị mất gốc. Từ nay cỗi-nguồn trở thành một vấn-nạn vu-vơ.

Vì thiếu quá nhiều minh-chứng để júp chúng ta hiểu tư-tưởng Âu-Lạc nên chúng ta đành gác jai-thoại này sang một bên để đi vào lịch-sử.

Chì trong thời Hán thuộc, chúng ta mới biết guồng máy chính-trị và xã-hội của người Việt thời đó (khoảng 100 năm trước và sau Công-nguyên) nằm trong tay hai thế-lực: Các Lạc-tướng, Lạc hầu và Thái-thú Tầu. Nói nôm na đây là một liên-minh Việt-Hán. Liên-minh này chỉ chấm zứt khi có sự tranh chấp đổ máu vì quyền-lực jữa hai nhóm lãnh-đạo Việt và Tầu. Cuộc nổi zậy của hai Bà Trưng đã thành-công (triumph) nhưng không có vinh-quang (glory) vì trong thanh-bình zân Việt vẫn không có tương-lai. Nói tóm lại, thắng một cuộc chiến nhưng thất bại trong thời-bình, vì không có khả-năng làm cách-mạng. Điều căn-bản, nếu muốn làm cách-mạng, và nếu muốn cho zân ủng-hộ mình, thì hai Bà fải nhìn rõ MẶT zân (a face). Khuôn MẶT ở đây, fải hiểu theo ngĩa bóng, là những vấn-đề u-ẩn mà nếu chỉ nhìn vào mặt zân – tức khuôn mặt bên ngoài bằng xương bằng thịt của con người (being) – chúng ta sẽ không sao hiểu được toàn-ziện con người. Fải nhìn thật sâu xa xuyên qua (beyond) hữu-thể (being) mới thấy được những jấc mơ cao quí hay hèn mọn của con người, từ vật-chất đến tinh-thần. Khuôn MẶT đó là zân và là xã-hội.

Một cuộc nổi zậy với sự thức-tỉnh về khuôn MẶT kể trên chính là nỗ lực làm cách-mạng. Nếu cuộc nổi zậy chỉ là cơn fẫn-nộ để zành thế-lực chính-trị về cho fe nhóm, thì cuộc nổi-zậy ấy thiếu hiểu biết về những động-cơ cấp-thiết của con người kinh-tế và con người xã-hội. Như thế, cuộc nổi-zậy ấy không có chính-ngĩa cộng-đồng, tức là không cho zân và vì zân. Vì sao hai Bà Trưng đã chiến-đấu cô đơn và sớm thất bại? Có fải vì hai Bà thiếu cái nhìn cấp-thiết về những vấn-đề cần fải đổi mới trong xã-hội đương thời ngay sau khi zành độc-lập. Chiến đấu vì zân vì nước chứ không fải vì quyền lợi riêng tư. Vậy thì, hai câu sau đây, vẫn tương truyền có thể fát xuất từ thời hai Bà Trưng:

Nhiễu điều fủ lấy já gương,
Người trong một nước fải thương nhau cùng.

zường như chỉ có mặt trong thời chiến, mà không có mặt trong thời bình. Cho nên, khi Mã-viện mang quân vào Việt Nam, nhiều người Việt bỏ nước theo Tầu. Thế thì ta ngờ rằng, xã-hội Jao-châu thủa đó chưa fát-triển thành một nước có cá-tính (national identity) và trong xã-hội đó đã có mầm chia rẽ.

Tuy chuyện xưa và chuyện hôm nay có những hoàn-cảnh và điều-kiện khác nhau, trong khung lí-luận chúng jống nhau. Nếu ngày nay nhà nước và zân ngi kị lẫn nhau thì xã-hội rất khó đứng vững. Tình trạng này càng kéo zài thì sự fân-hoá càng nặng. Để sống còn và cũng vì tham quyền cố vị, nhà nước và đảng-viên của nhà nước cấu kết với nhau, zùng quân-đội và công-an fong toả nhân-zân. Làm như thế “quân-đội nhân-zân” đã trở thành “quân-đội nhà nước”, một sự cưỡng-chiếm không tha thứ được, và vi-fạm chính ngĩa ban đầu, khi quan-niệm rằng chiến-sĩ từ zân mà ra.

Một xã-hội chỉ có một đảng trong đó các đảng-viên thay nhau cai trị là một cơ-chế chính-trị fản tiến-bộ, không nhân-bản và bệnh-hoạn. Fản tiến-bộ và không nhân-bản vì quần-chúng và nhà nước không có đối-thoại. Như thế không fải là một xã-hội con người, mà đúng là một xã-hội tôi-mọi. Những người có khả-năng nhưng ở ngoài đảng có thể được zùng, nhưng luôn luôn bị theo zõi, và có thể bị hại. Không ai có thể cộng-tác với nhà nước ấy bằng tất cả tâm-huyết, lòng iêu nước và tinh-thần sáng-tạo, khi sống và làm việc trong hoàn-cảnh bấp-bênh như thế. Bệnh-hoạn ở đây có ngĩa là chuyện thần-kinh của nhà nước vì nhà nước độc-quyền nên có cái nhìn méo mó đầy ảo-jác. Nhà nước luôn luôn e sợ bị mất quyền-lực bởi một cuộc nổi zậy của toàn zân. Chúng ta nên nhớ không có một mô-hình xã-hội, kinh-tế và chính-trị nào, zù đã và đang có hiệu quả, có thể zùng làm kim chỉ-nam toàn-cầu. Người Việt và người Tầu rất khác nhau. Cái jì đã nở hoa ở Bắc-kinh chưa chắc đã nở hoa ở Hà-nội. Người Tầu ưa huyênh-hoang, zễ luồn cúi trước kẻ mạnh và “quá nhạy cảm” trước lá bài iêu nước. Người Việt cứng đầu nên thấy rõ VIỆT và NHÀ NƯỚC khác nhau. Nói như thế không có ngĩa là người Việt nói chung không có vấn-đề. Nhưng luận rằng vì “có vấn-đề” nên phải cùm zân lại thì không fải là jải quyết sâu sắc và thông-minh cho một xã-hội còn rất nhiều khó khăn trong thời hậu-chiến.

Fải thắng thắn nhận rằng guồng máy công-an ở Việt Nam là một trong những tổ chức nguy-hiểm nhất. Guồng máy ấy sinh ra và trưởng-thành trong thời-chiến và bây jờ zùng để trị zân. Thế có ngĩa là trong nuớc Việt hiện nay có một cuộc-chiến iên-lặng trong đó nhà nước không coi zân là người, và zân cũng thấy nhà nước không fải là người. Cho nên, nhà nước vẫn zuy-trì những hình-ảnh mị zân đã một thời coi như những đấng cứu rỗi thiêng-liêng. Nhưng, người hiểu biết đã thấy rõ là những thứ giả như Jesus có cứu rỗi được ai đâu? Và bao jờ những bóng ma ấy trở lại làm người? Theo Nietzche, cái chết của Jesus là một sự sỉ-nhục của cuộc đời. – Tức là thất-bại chua chát.

Người Việt sau những hi-sinh trong thời chiến không ngây thơ đòi hỏi một xã-hội vô chính-fủ và không muốn zùng bạo lực trong một xã-hội đã quá đau-thương. Người Việt không chủ-trương “cướp chính quyền”, nhưng nhà nước lúc nào cũng lo âu. Người Việt muốn chính quyền cấp tốc hiểu rằng: chính-quyền fải từ zân và cho zân, chứ không cho đảng. Bởi thế, người Việt đòi hỏi nhà nước nên đi cải-tạo, để nhìn thấy thật sâu sắc đâu là mộng và đâu là thực, đâu là quyền-lực và đâu là tự-zo, đặc biệt khi hai chữ “tự-zo” không còn nằm trong khẩu-hiệu của nhà nước. Zân Việt muốn “đổi mới” (reform) là làm cái mới, chứ không fải là “chỉnh-trang” (renovation). “Reform” đòi hỏi việc làm táo-bạo, thông-minh và sáng-tạo. “Renovation” chỉ là hình-thức chắp vá có fần trí-trá, trông cho được mắt nhưng vấn-đề căn-bản (foundation) vẫn chưa được jải-quyết. Khoa kiến-trúc júp mọi người thấy rõ “reform” rất khác với “renovation”. Như vậy “reform” có ngĩa cách-mạng như Akhenaton (1345 BCE) đã chấm zứt thuyết đa-thần đầu tiên trong lịch-sử. Câu nói táo-bạo của vị hoàng-đế Ai-cập này, “Sống trong sự-thật/ Living in Truth” đáng cho mọi người suy ngẫm.

Trên thực-tế, đảng-viên (zù theo bất cứ đảng nào) và quân-đội đều là máu mủ của zân trao cho nhà nước để bảo vệ đất nước và zân, chứ không fải là tài-sản riêng tư của một đảng, để độc quyền cai-trị và để uy-hiếp zân. Làm như thế không chỉ ngịch-lí mà còn man rợ.

Không có một mô-hình xã-hội nào hoàn-hảo, vì con người còn mang nhiều thú-tính. Mô-hình xã-hội muốn trưởng-thành và tốt đẹp hơn bắt buộc fải tuân theo đúng vòng biện-chứng. Tiến-trình biện-chứng là tiến-trình mở (open ending), để xã-hội tiếp-thu cái tốt và loại trừ cái xấu. Theo Hobbes, mô-hình xã-hội fải như một thân-thể cường-tráng, gồm những Cơ-cấu (systems) hợp với zân, hợp với chính-trị và và hợp với cá-nhân . Những cơ-cấu hay hệ-thống này làm việc cùng nhau theo những nhu-cầu và trách nhiệm rõ ràng. Quyền hành của những cơ-cấu này fải có jới-hạn. Quyền-hạn và trách-nhiệm của một cá-nhân đại-ziện cho zân có já-trị độc-lập zo zân jao-fó (chỉ cần một fiếu). Quyền-hạn của tập-thể đại-ziện cho zân (assembly) cần fải có sự ưng thuận và hỗ-trợ của tập-thể (cần đa số fiếu). Dân có quyền chống lại lệnh (decrees) của nhà nước, nhưng [trong trường-hợp này] zân không được chống lại nguyên-thủ. Chính-sách thương-mại với nước ngoài fải zo một hội-đồng đại-ziện cho zân điều-hành và quyết-định, để tránh nạn độc-quyền (monopoly) trong tay một người hay một fe nhóm.

 

[Hết đoạn §10]

 

_________________________

[1]La Fontaine, “Chó Sói và Cừu Non”. Nguyễn Văn Vĩnh chuyển sang thơ Việt.

[2]Anh-hùng Ca Gilgamesh được kể trong zân-jan, bắt đầu vào khoảng 2600 TCN. Đây là một tác-fẩm thơ tuyệt vời và cổ nhất trong lịch-sử nhân-loại, ít nhất cả ngàn năm trước Cựu-Ước và Bible. Tương truyền của một thi-bá vĩ-đại khuyết zanh vào năm 2150 TCN. Một bản khác có thêm chi-tiết trong Thời Cổ Đại Babylon (1700 TCN). Tác-fẩm được viết bằng lối chữ Cuneiform (wedge-shaped) trên mười hai tấm bia làm bằng đất.

Những tấm bia này, được fát hiện trong thư-viện ở Nineveh trong thời-đại vua Ashurbanipal (668-627 TCN). Bia có vài chỗ xây xát cho nên các học-jả đã fải zày công ngiên cứu để đoán ra những chữ bị mất này. Sau đây là một vài đoạn ngắn chuyển sang Việt-ngữ để độc-jả Tiền-vệ suy ngẫm.
 
[...]
Enkidu (Engidu), bạn ta, người bạn iêu zấu của ta, đã từng đuổi đánh ngựa báo trong đồng hoang.
Chúng ta cùng nhau khuất fục mọi jan-nan: trèo lên núi non,
Bắt sống bò mộng Thiên-cung và jiết nó đi;
Tiến vào hang sâu ziệt trừ sư-tử
[...]
Enkidu, người bạn thân-iêu của ta, cùng ta trải bao jan-nan.
Nhưng định-mệnh con người đã cướp mất bạn ta
Từ đó ta đâm ra sợ chết. Ta đi lang thang trong đồng cỏ hoang-vu. Cái chết của bạn ta làm nặng lòng ta.
[...]
Enkidu, người bạn thân iêu của ta đã trở về lòng đất,
Còn ta, liệu ta có nằm xuống như bạn ta không?
Vĩnh-viễn im lìm?
[...]
Ta đã jiết bò và cừu hằng ngày cho zân ta ăn
Zân ta uống bia, uống rượu
Ta đã cho jai-cấp thợ-thuyền tha hồ uống nước tựa hồ như nước đến từ sông,
Để cho họ vào hội đón mừng năm mới.
[...]
“Đây là cái cây của những jì Thức-tỉnh,
Cho người có cuộc sống nội-tâm.
Ta sẽ mang cây này về Uruk, cho các bô-lão cùng ăn, vì tên cây này là “Cải Lão hoàn Đồng”
Ta cũng sẽ ăn cây này để trẻ lại như xưa.
[...]
 
Đoạn kết của Anh-hùng Ca Gilgamesh như sau:
 
“Nhà ngươi có thấy một người bất chợt qua đời?”
“Vâng, tôi có thấy, ngưòi ấy ngủ trên chõng và uống nước trong lành.”
 
“Nhà ngươi có thấy một người bỏ mạng ở sa-trường?”
“Vâng, tôi có thấy cha người ấy nâng đầu người ấy; vợ người ấy nắn vuốt xác-thân người ấy.”
 
“Nhà ngươi có thấy một người xác-thân của hắn bị ném vào bãi rác?”
“Vâng, tôi có thấy, nhưng tinh-thần người đó không xuống A-tì.”
 
“Nhà ngươi có thấy kẻ có tinh-thần cô độc chẳng còn ai thương mình?”
“Vâng, tôi có thấy người ấy ăn cơm thừa canh cặn, tức là những thứ bỏ đi không chó nào muốn đớp.”
 
Có rất nhiều bản Gilgamesh bằng Anh-ngữ, kể cả kịch-bản, ví zụ hai cuốn sau đây:
 
Gilgamesh. Translated from the Sîn-leqi-unninnì verson by John Gardner and John
Maier, Alfred A. Knopf, New York 1984.
 
Gilgamesh: Epic of Old Babylonia. A Rendering in Free Rhythms by William Ellery Leonard, New York. The Viking Press, 1934.

 

 

Đã đăng:

Quyền-lực và Tự-zo [§1]  (tiểu luận / nhận định) 
Quyền-lực và tự-zo là sức-mạnh và khát-vọng, quyết-định định-mệnh của vũ-trụ và con người. Chúng có mặt từ thủa khai-thiên lập-địa, và được í-thức (intellectus) bởi con người trước khi có sử... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§2]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một bản-thể có suy-tư là một con người biết rõ đường-hướng của mình, không chờ cho đến khi có ai bảo tốt hay xấu mới theo. Đây không fải chỉ là chuyện cá-nhân. Nhiều zân-tộc không có chí-hướng rõ rệt, fải ngồi chờ zân-tộc khác tiên-fong, rồi mới hiểu vấn-đề. Đó là những zân-tộc đê-hèn, mang máu nô-lệ từ nhiều thế-kỉ... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§3]  (tiểu luận / nhận định) 
... Napoléon, trong những ngày đi tù biệt xứ, chắc chắn hiểu rằng ông đã mất tự-zo, và câu “Tổ-quốc là Ta!” trở nên viển-vông vì quyền-lực của ông thiếu cái khôn ngoan của trí-tuệ (mind). Cũng vậy, câu nói, “Iêu nước là iêu Đảng” là một câu nói thiếu trí-tuệ, vì quyền-lực trong câu nói ấy nhắm đến í-thức hệ đấu tranh chính-trị để động-viên và hăm zoạ người iêu nước... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§4]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một người có tự-zo là người có khả năng thấy rõ sự lựa chọn trí-tuệ của mình, biết rõ hành-động của mình có hay không, đúng hay sai. Người ấy thấy rõ có thứ tự-zo cao hơn cả í-chí vươn tới của mình, biết rõ tự-zo nào nằm trong khả-năng hay quyền-lực của mình. Tóm lại, con người tự-zo là con người hiểu thứ tự-zo nào có thể tiêu biểu cho, hoặc làm nên người đó... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§5]  (tiểu luận / nhận định) 
... Thường thì chúng ta chỉ thấy và fê-bình những người ngiện-ngập vì người ấy hiện ra zưới mắt chúng ta. Song le, chúng ta không có con mắt để nhìn ra những vấn-đề “ngiện” nằm trong trí-tuệ. Chúng ta, vì thiếu minh-triết, hành-động như con vẹt nói tiếng người (parrotting). Một con vật khôn ngoan biết nge lời chủ, bảo sao làm đó, và làm một cách ngoạn-mục, nhưng con vật ấy không có tự-zo... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§6]  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi Lê Quí-li (hay Hồ Quí-li) nhận thấy áp-lực của những người Việt trung-thành với Tầu và áp-lực nhà Minh đang đè nặng lên ông, ông fải xuống nước, và cũng là sự-thật khi ông nói: “Áo-mũ này cũng của Thiên-triều!” Năm 1972, một kĩ-sư Tầu còn trẻ từ Đài-loan đứng trước lăng-tẩm nhà Nguyễn ở Huế, đã mừng rỡ, nói rằng: “Rất Tầu (Very Chinese)!” Người nge iên-lặng vì đó là sự-thật... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§7]  (tiểu luận / nhận định) 
... Người Tầu nên hiểu rằng, ngay trong nước Tầu ngày xưa, những thiên-tài như Hàn-tín, Trương-lương, Tuân-tử, Ngũ Tử-tư, Hạng-võ không fải Hán. Ngược lại, con người ngu, hèn và jảo-hoạt nhất thế-jan chính là Lưu-bang, coi như tổ của Hán-tộc. Như vậy, tập-đoàn xưng tụng Đại Hán là một tập-đoàn điếm đàng, rất jỏi về fương-fáp “ngu zân để trị”... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§8]  (tiểu luận / nhận định) 
... Chúng ta cần fải đọc kĩ cuốn đạo-đức của Aristotle để tránh hiểu lầm. Theo Aristotle, cá-nhân hay tập-đoàn làm chính-trị fải có tài-năng và đức-độ cao, nếu không, người lãnh-đạo sẽ là ma-quỉ, và xã-tắc sẽ rơi vào hoả-ngục... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§9]  (tiểu luận / nhận định) 
... Nhà nước có í-thức và muốn sống còn fải quán-triệt điều này: Khi nhà nước không zo zân mà ra thì nhà nước đó rất có thể mãi mãi là một đơn-vị kì-lạ và kinh-hoàng với zân, mặc zù ở những lúc ban đầu, cả hai có những lí-zo tương trợ lẫn nhau, zo hoàn-cảnh từ bên ngoài đưa tới khiến cho đơn-vị nhà nước và zân fải đoàn-kết. Đúng theo tinh-thần luận-lí, hai đơn-vị này khác nhau, zo đó hoạt-động của A và B trong tinh thần tương-trợ X chỉ tồn-tại trong hoàn-cảnh Y. Cho nên, khi hoàn-cảnh Y không còn, sự tương-trợ trở thành một câu hỏi lớn, đặc biệt khi A đặt để ra đường-lối chỉ đạo để ép buộc B. Làm như thế A quên rằng A đang đi vào con đường cô-độc... (...)
 
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021