thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Quyền-lực và Tự-zo [§7]

 

Zựa trên nguyên-tác tiếng Anh Power and Freedom (2008-2009), Nguyễn Quỳnh.

 

 

§7.

Chữ ‘impulse’ là một từ zễ bị hiểu lầm, nếu không biết rõ nội-zung tư-tưởng chuyên chở nó. Gốc của ‘impulse’ là ‘desire/khát-vọng’. Chữ trong từ-điển có ngĩa nhưng không có linh-hồn. Muốn cho chữ có linh-hồn, chữ đó fải được zùng, zù là ngịch với ngữ-nguyên. ‘Impulse” là lực thúc đẩy bất ngờ trong chốc lát, zưới nhiều kiểu cách khác nhau, như những nhát búa đập vào đinh, không fải lúc nào cũng “bồm bộp” vì fải tùy hoàn cảnh. “Impulse” cũng zo kích-động của thần-kinh mà ra. “Impulse” zo cái hứng bất ngờ mà ra. “Impulse” cũng là tình-trạng động cỡn, ám chỉ một thái-độ (act) thiếu suy-ngĩ. Tuy-nhiên, nếu hiểu “impulse” là “lực bất ngờ” chúng ta sẽ tránh hiểu lầm “impulse” trong ngĩa của thành-kiến (bias). Lực/Impulse rất quan-trọng trong tư-tưởng triết-học Tây-fương từ thế kỉ 17, và đặc biệt trong Triết-học Thực-tiễn của Hoa-kì (Pragmatism). Thiếu ‘lực/impulse’ là thiếu hiểu biết về nguyên-nhân (cause) và sáng-tạo.

Chữ ‘act’ trong bài này cũng có thể gây ra ngộ-nhận, khi chúng ta fải ziễn ‘act’ là ‘hành-động’. Trong khoa-học ‘act’ là ‘tác-động’ và cũng là ‘cơ-bẩm’ để sinh ra hành-động. — Lực tác-động rồi sinh ra vận-chuyển. Trong khoa tâm-lí và xã-hội học, ‘act’ có ngĩa là ‘thái-độ’ hay “tỏ bày”, một hiện-tượng fù-fiếm thiếu tự-nhiên, nhưng có căn-cơ. Ví-zụ, vì sao một người thích khoa-trương. Trong kịch-ngệ, ‘act’ không có những í-ngĩa trên vì ‘act’ chỉ là cái tên gọi cho thành-fần nhỏ với ziễn-trình độc-đáo trong bố-cục của kịch-bản.

Theo Leibniz, sau những va-chạm rất tự-nhiên, cảm-nhận (perceptions) và khuynh-hướng (inclinations) của chúng ta hợp lại với nhau để biến thành í-chí vươn tới (volition). Tình-trạng “volition” này được Leibniz gọi là khát-khao trào-vọt (impulses) không sao cưỡng được. Khát-khao trào vọt ấy làm ta liên-tưởng đến suy-niệm thực-tiễn của William James, sẽ được bàn đến ở những chương sau. Tuy nhiên, sự liên-hợp này vẫn còn đôi chút lấn cấn để cho ta suy-ngĩ mông lung không sao hiểu được. Ví-zụ, khi chúng đưa ta tới một vấn-đề hay ra khỏi vấn-đề mà trong vấn-đề đó bao hàm hai iếu-tố vừa khát-khao và cũng vừa sợ hãi — như người ăn vụng. Trong tư-tưởng và sáng-tạo có ngĩa là ăn cắp í của người khác. Thế thì khát vọng tiến tới của chúng ta có cái jì áy náy trong lòng, tuy rằng ta chẳng buồn mà cũng chẳng vui. Đây là những cảm-nhận mới loé lên hoặc đến từ quá vãng trở thành nỗ-lực kiên-trì (prevailing effort) júp cho í-chí vươn tới (volitions) bung lên, không cần tới khát-vọng (desire) và í-hướng tránh-né. Vì nó là khát-khao trào-vọt (impulses).

Trên thực-tế khát vọng nào cũng làm tâm-hồn ta khắc-khoải, thiếu thanh-bình vì sự kích-thích của khát-vọng mang tính động. Theo Leibniz cái gọi là thanh-bình kia chính là hạnh-fúc, còn cái làm vẩn-đục tâm-hồn ta, chính là ‘thảm-sầu’. Chúng ta không í-thức được biên-cương jữa hạnh-fúc và khổ-đau (misery) chỉ vì chúng ta có mắt mà không nhìn thấy jì cả. Chúng ta có tai mà không biết nge. Thế thì làm sao tâm của chúng ta cảm-được vấn-đề này. Hạnh-fúc là cái cao nhất của niềm vui, mà theo tôi, Leibniz nên zùng chữ ‘joy’ thay cho chữ ‘pleasure’, Cũng theo ông, khổ-đau là cái đau thống-khổ nhất trên đời. Niềm vui (joy) là hạnh-fúc (happiness) sinh ra thiện-tâm (good). Đau đớn trong lòng là cỗi rễ của xấu-xa (evil).

Thế thì, quan-niệm về vui (pleasure) của Leibniz khác hẳn với những í-ngĩa về ‘pleasure’ mà chúng ta thường ngĩ đến. Leibniz cho rằng nền-tảng của vui fải là một cái jì toàn-hảo. Cho nên, niềm vui vĩ-đại (greatest pleasure) fải có tính vô-biên (ad infinitum), để trở thành một niềm vui bất-hủ (a lasting pleasure). Niềm vui bất-hủ chính là hạnh-fúc. Cũng theo ông, cộng-đồng thường chọn một người có khả-năng jüp họ tiến-thủ, để hoàn-tất nhiệm-vụ của họ, i như trường-hợp vua Philip xứ Macedonia, cha của Đại-đế Alexander, đã biết chọn người fụ-tá júp mình. Nếu không có người ấy, chúng ta cần có kỉ-luật để tiến-thủ. Tức là chúng ta fải có khả-năng đừng để cho khoái-lạc (desires) và đam-mê (passions) ảnh-hưởng tới chúng ta. Đây chính là hành-động của trí-tuệ liên-quan tới fạm-vi í-chí để hoàn-thiện bản-ngã của chúng ta. Trong í-ngĩa này, theo Leibniz, chúng ta không nên sống trong buông thả của tự-zo. Bởi vì khi í-thức của trí-tuệ không còn, con người gần gũi với đau-thương và tôi-mọi (the nearer we are to misery and slavery). Chúng ta nên hiểu rằng cái tâm không bị ràng buộc bởi í-niệm tốt xấu mới là cái tâm tuyệt-vời. Đến đây, chúng ta chợt thấy, một xã-hội không tiến-bộ là một xã-hội không quán-triệt được những điều kể trên. Xã-hội ấy iếu hèn ngay trong thủa thanh-bình — vì lẫn lộn tự-zo và tiến-bộ với zục-thú. Vì sợ hãi cái sự thật “iếu-hèn”, nên tập đoàn lãnh-đạo của xã-hội bất-hạnh ấy “lên gồng” quyền-lực. Vì không có đường-hướng tiến-bộ rõ-ràng, nên tập-đoàn ấy fải lơ láo ngồi nhìn người khác làm rồi làm theo. Thế thì tập-đoàn và xã-hội ấy như một người đàn ông không có khả-năng làm tình (impotence).

“Impotence” hay “bất-lực” là hiện-tượng thiếu sức-mạnh để làm chuyện tuyệt vời. Theo Spinoza, một người bất-lực mà lại muốn làm đủ thứ là một người chẳng biết jì, và như thế, người ấy chính là một tên nô-lệ, bởi vì một người bị trói buộc làm sao có thể làm chủ được chính mình. Người ấy sống nhờ may mắn, và luôn luôn lâm vào cảnh “ma đưa lối quỉ đưa đường”, theo toàn cái xấu và không nhìn ra cái tốt, ngay trước mặt mình. Spinoza cho một ví-zụ trong bài “Of Human Bondage” của tập Ethics, thế này: Để xét việc làm của một người hay zở ra sao, ta fải biết tính-chất của công việc, và fải biết trí-tuệ (mind) về việc làm của người đó. Chúng ta nhận ra tính chất của việc làm nhờ những kiến-thức fổ-thông và đặc-thù về đủ loại (types of things) được tích luỹ từ lâu. Chúng júp ta nhìn và biết việc làm tuyệt-hảo (perfect) hay không tuyệt-hảo (imperfect). Một người từ rừng thẳm bước ra thì chỉ có khả-năng nói chuyện “hoang-vu”, biết jì tới chiều sâu của trí-tuệ.

Spinoza cũng nhận thấy có vấn-đề ngiêm-trọng trong những cái gọi là tuyệt-hảokhông tuyệt hảo. Ví zụ, đứng trước tác-fẩm của Hoá-công như một cái cây, một bóng mây, hay một con bò, có người sẽ không cảm được vì những thứ này không hợp với í-niệm vế cây, về mây, và về bò của người ấy. Như vậy, theo người đó, chúng không tuyệt-hảo. Nhìn một vật zựa trên hệ fán-đoán (prejudice) là hiểu sai sự-vật. Người Tầu nhìn thế-jan qua mô-hình “Đại Hán” là một cái nhìn, không chỉ sai, mà còn ở thời kì ngàn năm man rợ. Nói theo lí-luận của Spinoza về trường-hợp zân Zo-thái trong Tractatus, thì người Tầu, khi ôm mô-hình “Đại Hán”, không còn đứng chung với những sắc-tộc khác ở Tầu, và nói xa hơn, không đứng chung với nhân-loại trong thế-jan này. Thế thì, việc fải đến sẽ đến: hoặc là có nhân-loại, hoặc là có Tầu. Người Tầu nên hiểu rằng, ngay trong nước Tầu ngày xưa, những thiên-tài như Hàn-tín, Trương-lương, Tuân-tử, Ngũ Tử-tư, Hạng-võ không fải Hán. Ngược lại, con người ngu, hèn và jảo-hoạt nhất thế-jan chính là Lưu-bang, coi như tổ của Hán-tộc. Như vậy, tập-đoàn xưng tụng Đại Hán là một tập-đoàn điếm đàng, rất jỏi về fương-fáp “ngu zân để trị”.

Tới đây, chúng ta trở lại chữ “act” hay “tỏ ra, trưng ra” của quyền-lực. Trong tập Ethics, Spinoza nói rõ ba chữ viết hoa, Bản-thể (Being), Hoá-công (Nature), và Thượng-đế (God) chỉ là một, cho nên cả ba chữ ấy chỉ là cách gọi tên cho một bản-thể mà thôi. Hoá-công hiện-hữu nhưng Hoá-công không “act”, tức Hoá-công không cần fải “trưng ra”. Bởi vậy, Hoá-công không sinh ra cứu-cánh (end) và nguyên-tắc (principle) cho hành-động. Vậy thì, cái gọi là “nguyên-nhân tối-thượng” (the final cause) không fải của Hoá-công. “Nguyên-nhân tối-thượng” là khát-vọng của con người. Từ cái “tối-thượng” này, sinh ra đủ chuyện. Ví zụ, kẻ có sức-mạnh muốn làm “cha”, một í-thức hệ chính-trị muốn làm “chúa”. Những thứ này zùng quyền-lực tuyên-bố: “Đây là nguyên-nhân tối-thượng”. Chúng ta có thể triển lời của Jesus, nếu chúng ta đọc không sai: “Ta là đường đi, là lẽ fải. Ai theo ta sẽ có đời sống zài zài.” Một người biết suy ngĩ sẽ hỏi: “Thế sao ông chết? Nếu tôi theo ông, thì tôi sẽ trở thành một bóng ma!” Có người tin Jesus trở lại. Suốt hai ngàn năm nay, sự chờ đợi đó vẫn “còn xa tắp mù khơi”. Nietzsche đã chỉ tay vào hình Jesus trên thập-tự và quả quyết: “Hình-ảnh này là sự sỉ-nhục của cuộc đời.” Ngĩa là “Đây là sự chết!” và cái chết của Jesus đâu fải là một sự cứu rỗi cho nhân-loại.

Vậy thì, bất cứ người nào, hoặc bất cứ zân-tộc nào, theo cái nhìn của Spinoza, zám nói rằng họ có khả-năng truyền-thông với Tạo-hoá, đều là những thứ ngu zốt và nguy-hiểm. Họ ngu zốt quá nên không có minh-đức nào (wisdom/intellect) có thể đưa họ ra khỏi thế-jan ma-quỉ. Họ nguy-hiểm nhất vì họ tin rằng họ có thể hành-động thô bạo, nhân zanh cho đức-tin của họ được Tạo-hoá chấp nhận (providence) để loại bỏ con người khác họ. Trong cái nhìn man rợ của họ, khuôn mặt khác họ là một sự vi-fạm luật thiêng-liêng (contravention/divine law).

Làm sao chúng ta, những fù-sinh của Tạo-hoá, lại biết được í-chí (will) và í-chỉ (intention) của Tạo-hoá? Với kinh ngiệm cụ-thể chúng ta biết được í-chí và í-chỉ của cha mẹ chúng ta, vì họ ở trước mặt chúng ta và đối thoại với chúng ta. Nhưng kinh-ngiệm của chúng ta về Tạo-hoá không fải là kinh-ngiệm cụ-thể mà cũng chẳng fải là kinh-ngiệm linh-thiêng. Nó là suy-ziễn zo tưởng-tượng mà ra. Trong thời đại của Spinoza, con người sống với đức tin cho rằng iêu Hoá-công là hạnh-fúc (happiness) và vĩnh-fúc (blessedness) của con người. Mục-đích cao nhất trong mọi hành-động của con người là tuân theo định-luật thiêng-liêng và kính iêu Tạo-hoá. Chỉ trong tình-iêu Hoá-công con người mới có hiểu biết.

Tuy nhiên, nếu í trên ziễn theo fương-fáp ngụ-ngôn (parable), và đồng thời loại bỏ tính chất thần-quyền, thì í đó có thể là suy-tư rất tự-nhiên của những con người sống trong thức-tỉnh. Khi chúng ta nhìn tất cả những hiện-tượng trên thế-jan này, từ cỏ cây sông nước, và ngay chính chúng ta, rồi từ đó lan ra vũ-trụ, với tất cả những hoạt-động đến và đi vô-thường, chúng ta thấy lực của Hoá-công thật nhiệm mầu. Nếu chúng ta iêu cỏ cây tức là chúng ta iêu cái nhiệm mẩu ấy. Nếu chúng ta iêu con người tức là chúng ta iêu nhiệm mầu ấy. Có thế thôi! Hoá-công là bản-thể sinh-ziệt ban đầu. Hoá-công không fải là “Cha” của riêng ai, cũng chẳng fải là “Cha” của riêng quả địa-cầu. Như vậy, người nào tự cho mình là đấng linh-thiêng (divine) và là con zuy-nhất của Hoá-công, người đó quá zốt nát, cần fải đi học. Người đó cũng fạm tội chống lại nhân-bản, khi bỏ cha mẹ sinh ra mình, và khư khư ôm Hoá-công, gọi Hoá-công là “Cha”. Thế mẹ của người đó đâu? Mẹ người ấy lù lù ra kia, đứng trong hàng ngũ nô-lệ, và bị con trai của mình tưóc bỏ quyền làm mẹ, làm người!

Spinoza rất có lí khi ông luận rằng Hoá-công không sinh ra luật-fáp. Nếu Hoá-công có một đạo-luật, thì đạo-luật đó fải có tính hoàn-vũ, chung cho cả nhân-loại. Bởi vậy, cái mà Moses gọi là đạo-luật của Hoá-công hay đạo-luật linh-thiêng (the divine law) là zo ông “fẹt” ra cốt để júp zân Zo-thái sống còn trong một khối. Moses ăn cắp í của Hammurabi, cả ngàn năm trước. Như vậy, Mười Điều-Răn (Decalogue) chỉ zành riêng cho người Zo-thái mà thôi.

Luật (laws) và lệnh (decree) rất khác nhau, zù rằng cả hai cơ-cấu này đều có nguyên-tắc thưởng-fạt. Theo Spinoza, những điều răn nguyên-thuỷ, làm điều tốt, tránh xa điều xấu là khái niệm chung cho luật-fáp (laws). Ví-zụ ngạn-ngữ của Solomon, như thế này: “Í-thức là nguồn suối tuyệt vời của đời sống, đam-mê rồ-zại (folly) là trừng-fạt cho kẻ ngu đần.” Kết luận, người Zo-thái (Israelites) và Adam đều không hiểu lệnh (decree) của Hoá-công là chân-lí vĩnh-cửu, như chân-lí của hình-học.

Theo Lévinas, hành-động của Moses là một hành-động điếm-đàng. Lévinas nói thẳng: “Moses là một tên bóc lột Thượng-đế jữa ban ngày!” Người Zo-thái rất gét Spinoza và Lévinas. Người Zo-thái cũng không ưa Einstein, khi ông này nói: “Nếu có một tôn-jáo nào hiểu được (cop with) khoa-học, thì chỉ có Fật-jáo mà thôi.” Như vậy, xét theo hệ-thống thần-học, Fật-jáo không fải là một tôn-jáo. Thế là hay. Còn những kẻ tu hành Fật-jáo tự xưng là “tổ nọ, tổ kia” là những kẻ bịp bợm. Họ bịp được một số “tín đồ”, vì những người này mê-tín zị-đoan. Mê-tín zị-đoan đến từ nhiều nguyên-nhân, từ sự iếu-đuối hay bất-lực của cá-nhân, từ những đức tin của thời chưa có sử, từ những thời-đại zưới áp-chế của cường-quyền, và từ những ước-mơ huyễn-hoặc.

Spinoza thấy rất đúng là sức-mạnh hay quyền-lực của con người rất có jới hạn, và có thể bị sụp-đổ mau lẹ bởi những tác-động bên ngoài. Chỉ có zanh-đức (virtue) mới júp con người zuy trì sức-mạnh và hiện-hữu của mình. Muốn được thế, Spinoza lập-luận như sau:

Luận-đề 20.

Người nào biết cố gắng tìm kiếm cái hay cho chính mình, và có khả-năng tìm được, chẳng hạn zuy-trì bản-ngã của mình, thì người đó có thêm zanh-đức (virtue). Nhưng nếu người ấy thờ ơ và không biết zuy-trì bản-ngã của mình thì người đó iếu hèn (impotent).

Chứng-minh luận-đề.

Zanh-đức (virtue) chính là quyền-lực và cũng chính là iếu-tính của con người. Iếu-tính ấy là nỗ-lực của con người khát khao zuy-trì bản-ngã của người đó. Như vậy, càng cố gắng bao nhiêu thì zanh-đức càng cao bấy nhiêu. Cũng theo cách lí-luận này, càng bỏ xa zanh-đức bao nhiêu, càng iếu-kém bấy nhiêu.

Chúng ta có thể làm sáng-tỏ luận-cương trên bằng ví-zụ rút từ lịch-sử Việt Nam.

Ví-zụ một:

Vua Quang-trung nói với La-sơn Fu-tử Nguyễn Thiếp: “Kì này ra Bắc đánh xong Tầu, tôi sẽ không mua hàng-hoá của Tầu, ngoại trừ thuốc bắc.”

Thắng Tầu và không mua hàng của Tầu là một zanh-đức (virtue), và là sức-mạnh của Đại Việt.

Sau khi đại fá quân Thanh, vua Quang-Trung nhắn với triều-đình Tầu là từ nay về sau có chuyện jì thì cứ sai Sứ nhà Thanh tới biên-jới, ở đó vua sẽ cho người đến gặp. Lí-zo, luật của nước Tầu đối với các chư-hầu là khi sứ-jả của Tầu đem chiếu đến triều-đình chư-hầu, thì vua nước chư-hầu fải quì xuống nge chiếu chỉ, hay ít nhất fải tỏ lòng kính-fục. Vua Quang-trung không thể chấp nhận điều đó.

Không chấp nhận chỉ-thị của ngoại bang là một zanh-đức (virtue), và là sức-mạnh của Đại Việt.

Để nâng zanh-đức lên cao hơn nữa, vua Quang-trung nói: “Nếu có một triệu quân, tôi sẽ đánh Tầu.”

Ziệt lang sói Bắc-fương là một zanh-đức (virtue), và là sức-mạnh của Đại Việt.

Ví-zụ hai:

Trong thời Tiền Lê, chúng ta có một tấm-gương kinh-hoàng về zanh-đức, khi Lê Hoàn hỏi sứ nhà Tống: “Jữa ta và vua Tống của nhà ngươi ai hơn ai?” Sứ-jả còn zám nói jì trước một vĩ-nhân “fá Tống, bình Chiêm”. Hồi đó nhà Tống rất kiêu ngạo, lẫy lừng mà fải chấp nhận quyền-lực của Nam Việt. Một nước Việt chưa bằng nửa nước Việt ngày nay. Câu hỏi của Lê Hoàn chỉ vào zanh-đức và sức-mạnh của Đại Việt.

Khi những zanh-đức trên tan đi trong thời Nguyễn, thì Việt Nam là một nước iếu-hèn. Quá iếu-hèn nên mới bỏ Luật Hồng-Đức để theo luật Nhà Thanh, khiến các học jả Tây-fương ngày nay, sau khi đọc Lê Codes ở Đại-học Harvard, đã fải than rằng, tại sao lại bỏ một đạo-luật quá văn-minh thế này? Tuy nhiên, chúng ta sẽ hiểu đầu óc của các vua nhà Nguyễn, nếu ngày nay chúng ta tự hỏi chính mình: “Tại sao cứ mua hàng Tầu, ăn cơm Tầu và coi fim chưởng của Tầu.” Cũng vậy, chúng ta, người Việt Nam, tự hỏi chính-mình, tại sao những tệ-đoan làm hư Nam Việt trong cuộc nội-chiến vừa qua, lại là những tệ-đoan đang làm chúng ta buồn mửa, bởi kích thước của tệ-đoan này càng ngày càng lớn, lớn hơn cả căn-bệnh của kẻ một thời bị coi là kẻ tử thù. Có fải vì sau những khác biệt về í-thức hệ, người Việt nào cũng có những mẫu số chung, tức là tâm-tư của con người nô-lệ như nhau?

Theo Spinoza, sự bất-lực và iếu-đuối (want of stability) của con người sinh ra từ ngu lậu, tức là không biết noi theo ánh-sáng của trí-tuệ. Trí-tuệ júp ta nhìn ra và chấp nhận luật zo con người đặt để, đồng thời trí-tuệ cũng júp ta chống lại cái “gọi là” luật-fáp lăng nhăng. Từ vấn-đề của trí-tuệ, Spinoza fân-tích rõ hơn tính-chất của zanh-đức (virtue), như sau:

1. Nền-tảng của zanh-đức chính là khát vọng của zanh-đức júp chúng ta bảo trì bản-ngã của mình [hay của zân-tộc và tổ-quốc] vì hạnh-fúc nằm ngay trong zanh-đức để júp con người hoàn-thiện bản-ngã của mình.

2. Con người khát khao zanh-đức vì chân-lí của zanh-đức, và vì không có jì tuyệt-hảo hơn và hữu-zụng [*] hơn là zanh-đức.

3. Con người tự sát là con người có tâm-tư hèn iếu. Đó là những con người bị ngoại-cảnh đập tan bản-ngã của họ. Bởi thế, để bảo trì bản-ngã hay zanh-đức của mình, chúng ta không thể nào zựa vào ngoại-lực. Chúng ta cũng không thể nào sống với ngoại lực. Trí-tuệ của chúng ta cho thấy rằng minh-triết (intellect) của chúng ta thiếu sót nếu chúng ta sống lẻ loi, vì chúng ta sẽ không biết jì cả, ngoại trừ sự lẻ loi ấy.

Thế thì, chúng ta fải cùng nhau đi tìm tính thiện để chứng tỏ rầng chúng ta noi theo lẽ fải. Chúng ta không chỉ khao khát cho riêng mình, mà cho tất cả mọi người. Được như thế, chúng ta là những kẻ trọng công-bằng, thuỷ-chung, và đáng kính. Ngược lại, nếu chúng ta quá ích-kỉ chỉ zùng những jì bàn ở trên, như một thủ-đoạn, thì những thứ ấy không fải là zanh-đức. Tóm lại, zanh-đức nằm trong hành-động, chứ không fải là một thứ đỏm záng làm bộ chỉ biết nói mà thôi.

 

[Hết đoạn §7]

 

_________________________

[*]Chữ hữu-zụng của Spinoza zùng ở đây rất chí lí, tương-đương với tinh-thần thực-tiễn và khiến cho zanh-đức (virtue) không fải là một lí-thuyết suông. Zanh đức fải là cuộc đời cụ-thể và hoạt náo. NQ.

 

 

Đã đăng:

Quyền-lực và Tự-zo [§1]  (tiểu luận / nhận định) 
Quyền-lực và tự-zo là sức-mạnh và khát-vọng, quyết-định định-mệnh của vũ-trụ và con người. Chúng có mặt từ thủa khai-thiên lập-địa, và được í-thức (intellectus) bởi con người trước khi có sử... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§2]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một bản-thể có suy-tư là một con người biết rõ đường-hướng của mình, không chờ cho đến khi có ai bảo tốt hay xấu mới theo. Đây không fải chỉ là chuyện cá-nhân. Nhiều zân-tộc không có chí-hướng rõ rệt, fải ngồi chờ zân-tộc khác tiên-fong, rồi mới hiểu vấn-đề. Đó là những zân-tộc đê-hèn, mang máu nô-lệ từ nhiều thế-kỉ... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§3]  (tiểu luận / nhận định) 
... Napoléon, trong những ngày đi tù biệt xứ, chắc chắn hiểu rằng ông đã mất tự-zo, và câu “Tổ-quốc là Ta!” trở nên viển-vông vì quyền-lực của ông thiếu cái khôn ngoan của trí-tuệ (mind). Cũng vậy, câu nói, “Iêu nước là iêu Đảng” là một câu nói thiếu trí-tuệ, vì quyền-lực trong câu nói ấy nhắm đến í-thức hệ đấu tranh chính-trị để động-viên và hăm zoạ người iêu nước... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§4]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một người có tự-zo là người có khả năng thấy rõ sự lựa chọn trí-tuệ của mình, biết rõ hành-động của mình có hay không, đúng hay sai. Người ấy thấy rõ có thứ tự-zo cao hơn cả í-chí vươn tới của mình, biết rõ tự-zo nào nằm trong khả-năng hay quyền-lực của mình. Tóm lại, con người tự-zo là con người hiểu thứ tự-zo nào có thể tiêu biểu cho, hoặc làm nên người đó... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§5]  (tiểu luận / nhận định) 
... Thường thì chúng ta chỉ thấy và fê-bình những người ngiện-ngập vì người ấy hiện ra zưới mắt chúng ta. Song le, chúng ta không có con mắt để nhìn ra những vấn-đề “ngiện” nằm trong trí-tuệ. Chúng ta, vì thiếu minh-triết, hành-động như con vẹt nói tiếng người (parrotting). Một con vật khôn ngoan biết nge lời chủ, bảo sao làm đó, và làm một cách ngoạn-mục, nhưng con vật ấy không có tự-zo... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§6]  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi Lê Quí-li (hay Hồ Quí-li) nhận thấy áp-lực của những người Việt trung-thành với Tầu và áp-lực nhà Minh đang đè nặng lên ông, ông fải xuống nước, và cũng là sự-thật khi ông nói: “Áo-mũ này cũng của Thiên-triều!” Năm 1972, một kĩ-sư Tầu còn trẻ từ Đài-loan đứng trước lăng-tẩm nhà Nguyễn ở Huế, đã mừng rỡ, nói rằng: “Rất Tầu (Very Chinese)!” Người nge iên-lặng vì đó là sự-thật... (...)
 
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021