thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Quyền-lực và Tự-zo [§2]

 

Zựa trên nguyên-tác tiếng Anh Power and Freedom (2008-2009), Nguyễn Quỳnh.

 

 

§2.

Chính chúng ta đã khám-fá ra, ngay trong chúng ta, một hoạt-lực để bắt đầu, để ngừng, để tiếp-tục, cũng như để chấm zứt hành-động của tinh-thần và thể-xác của chúng ta. Điều này hoàn toàn zo trí-tuệ điều-khiển. Xin gi nhận là chữ trí-tuệ hay ‘mind’ ở đây luôn luôn không mang mầu sắc ‘tốt’ hoặc ‘xấu’. Trí-tuệ điều khiển đường hướng và hành-động. Cho nên, trong trường hợp này ta gọi trí-tuệ là í-chí (will). Hoạt-động của í-chí là khát-vọng vươn tới (volition) bằng hành-động cụ-thế. Tóm lại, will không có volition là chuyện tào lao. Câu nói “hữu chí cánh thành” chỉ có ngĩa khi í-chí đi cùng với hành-động.

Hành-động của í-chí cho fép chúng ta ‘tiến’ hoặc ‘ngừng’ theo đúng tinh-thần của chúng ta. Zo đó, ‘tiến’ hay ‘ngừng’ fải theo lẽ tự-nhiên hay tự-nguyện (voluntary). Hành-động không thuận theo lẽ tự-nhiên là hành-động cưỡng ép (involuntary). Hành-động ấy không đến từ í-chí. Thế thì, nói cho rõ, theo Leibniz, hoạt-động của í-chí (volition) là một nỗ-lực có mục-đích rõ ràng (endeavouir/conatus). Mục-đich này fải là mục-đích tốt. Cho nên, triết-học của Leibniz thiên về đạo-đức, ngụ í rằng chúng ta fải hiểu rõ nỗ-lực đạt đến mục đích của chúng ta. Ví zụ, mục-đích chinh-fục, mục-đích jải-thoát khỏi bị lệ-thuộc. Zo đó, Leibniz triển một hệ-luận đã trở thành fương-châm nổi tiếng ở Tây-fương: “Hành-động đi theo í-chí và quyền-lực.” Bởi vì hành-động có mục-đích (endeavour) nào cũng trào vọt tự nhiên, trừ phi có sức đề kháng. Như vậy, không chỉ có những hoạt động tự-nhiên đến từ khát-vọng vươn lên (volition) của í-chí (will) trong cõi sâu thẳm của trí-tuệ mà thôi. Nhưng cũng còn có những hoạt-động tương tự từ ngoài trí-tuệ, ví-zụ vận-chuyển tự-nhiên của cơ thể chúng ta. Ở đây, Leibniz chấp nhận có sự kết-hợp của trí-tuệ và thân-xác.

Theo Locke, khả-năng nhận-thức (intellectus) là tư-tưởng của trí-tuệ. Chúng ta thường gọi khả-năng này là nhận-thức hoặc khả-năng hiểu biết. Chúng ta cũng thường có những nhận-thức về í-niệm, về í-ngĩa của kí-hiệu, về hội-thông và bất-đồng.

Chúng ta để í thấy có rất nhiều thứ chúng ta không hiểu ở trong chúng ta và ở ngoài chúng ta. Chúng ta chỉ hiểu chúng khi chúng ta có thể fân-biệt được chúng một cách rõ ràng nhờ vào khả-năng hay sức-mạnh suy-tư và đối-chiếu, và biết rõ chân-tính của chúng đến từ những í-niệm kể trên. Con vật không hề có khả-năng suy-tư và đối chiếu. Leibniz đi tới kết-luận là nhận-thức (intellection/intellectus) chỉ có khi tư-tưởng của chúng ta trong sáng.

Vì chúng ta có sức, hay khả-năng ngĩ hay không ngĩ, zi-chuyển hay không zi-chuyển, theo đường-hướng trí-tuệ của chúng ta, cho nên chúng ta có tự-zo. Ta thường nói mỗi người trong chúng ta là một con người tự-zo. Trên thực-tế, tự-zo là một í-niệm rất mơ-hồ. Tư-zo theo luật hay luật-fáp (law) và tự-zo là một cái jì cụ-thể (fact). Cứ theo luật thì kẻ nô-lệ không có tự-zo. Một công-bộc trong xã-hội không hoàn-toàn có tự-zo. Nhưng người jàu cũng như người ngèo đều có tự-zo.

Nhưng khi ta nói tới tự-zo là một cái jì cụ-thể (fact) thì cái gọi là cụ-thể ấy lại liên-quan tới sức-mạnh hay quyền-lực. Ngĩa là ta có sức-mạnh đề làm theo í-muốn (will). Ta nói, “tôi muốn”, hoặc ta nói, “với quyền-lực hay sức-mạnh ta làm cái jì ta muốn nếu ta có cách để làm.” Khi Leibniz nói, “Chuyện của ngài là tự-zo hành-động!” thì trong câu đó bao-hàm nhiều ngĩa khác nhau. Khác nhau thế nào?

Một người có tự-zo làm theo í mình có ngĩa người đó có khả-năng sử-zụng những jì theo sức-mạnh. Không có sức để làm là mất tự-zo, ví như khi thân-thể người đó suy-iếu, bệnh tật, hoặc tù-đầy. Theo Leibniz câu nói tự-zo theo í-muốn chỉ đúng khi trí-tuệ lành-mạnh và không hề bị kiềm-chế. Bị kiềm-chế hay bị ảnh-hưởng bởi những đam-mê khác làm mất tự-zo. Cho nên, theo quan-niệm của thuyết khắc-kỉ, chỉ có những nhà minh-triết mới có tự-zo. Chữ đam-mê zùng ở đây ziễn-tả cuồng vọng che mờ trí-tuệ khiến cho tự-zo lạc hướng.

Như vậy, tự-zo nơi con người quả là fức-tạp. Vì thế, Leibniz nhận thấy rằng chỉ có Tạo-hoá là có tự-zo tuyệt đối, và cũng vì thế tâm-tư sáng tạo chỉ thực-sự có khi không bị ảnh-hưởng bởi những đam-mê ngịch với tự-zo. Tự-zo là một í-niệm hay một hành-động đã được chúng ta quán-triệt rõ ràng.

Như chúng ta đã biết, sở zĩ những jấc-mộng bá-vương, chính-sách kinh-tế toàn-cầu, và cách-mạng thất bại vì quyền-lực đi ngịch với tự-nhiên, bị lạm-zụng đến nỗi những jấc mộng trên đã trở thành ác-mộng. Nói một cách khác, Đường lồi của những jấc mộng trên (volition) theo tinh-thần thực-tiễn, nhằm thoả mãn con vật trong tính-người. Nhưng tham lam quá lớn sẽ fản lại nhân-bản. Kinh-ngiệm kinh-tế tư-bản đang chạm mặt Hư-vô, không những chỉ vì tham-nhũng, mà vì mọi já-trị bị fá-sản vì ảo-tưởng. Khi tan, nó cuốn theo cả xã-hội, và tất cả những nước hội-viên của chủ-ngĩa toàn-cầu. Trừ fi, tương kế tựu kế, đây cũng là ván bài mới của Hoa-kì, khi trật-tự của Thế-jan (world order) mà Hoa-kì đề xướng không có lợi cho Hoa-kì, thì nó fải tiêu ma.

Chúng ta cũng còn nói tới “í-chí tự-zo” (free will) tức là “mặc tình làm sao thì làm.” Theo Leibniz, đây là trường-hợp khi chúng ta có áp-lực mạnh nhất vào í-chí, í-chí vẫn hành-động zù cho hành-động ấy có mơ hồ hay chưa hội đủ iếu-tố tuyệt đối. Leibniz gọi iếu-tố tuyệt-đối này là ‘một thiết-iếu siêu-hình’. Và ông luôn luôn cho rằng í-thức chỉ có khả-năng hướng zẫn í-chí, nếu có sự vững vàng của nhận-thức và lí-trí. Tức là ta đòi hỏi rằng í-thức fải chắc chắn như một chân-lí.

Ai cũng biết quả bóng tennis không fải là một cơ-cấu có tự-zo, zù cho nó được đánh đi hay nằm zưới đất. Ta vẫn cho là trái bóng tennis không biết suy-tư và cũng không có khát-vọng của í-chí, cho nên quả bóng ấy nằm iên một chỗ.

Hễ một vật chuyển-động (hay hành-động) không bị ngăn cản, ta gọi vật đó “có tự-zo”. Như thế khi một quả bóng bị đẩy và lăn trên một đoạn nhất định ta gọi quả bóng đó là cơ-cấu có tự-zo. Aristotle còn có một nhận xét rất rõ ràng là “chúng ta chỉ biết thế nào là tự-zo khi chúng ta không bi kiểm toả hay chúng ta quyết định theo í mình. Cho nên một quả bóng đứng iên hay chuyển động đều mang tính chất tự-zo của nó, mà Leibniz gọi bằng một hạn-từ khác: “tính thiết-iếu/necessity” Nên hiểu “tính thiết-iếu” này rất cẩn thận để biết rõ “tính thiết-iếu” là “tự-zo”. Ở đây, chúng ta mới thấy vì sao Leibniz luận rằng í-chí fải tách rời khỏi cái bó buộc tuyệt đối của Siêu-hình học (metaphysical necessity).

Thế thì “tính thiết-iếu” là một chân-lí có điều-kiện (conditional truth), và chúng ta fải thấy rõ thế này: “Khi một quả bóng lăn trên một đoạn thẳng không hề bị lực nào chi fối, thì quả bóng đó cứ tiếp tục lăn.” Thế có ngĩa là điều kiện ắt có và đủ là quả bóng đó không chỉ lệ-thuộc vào hướng đi như trong hình-học mà còn fải zựa vào một jả-thiết là quả bóng đó còn fải tuân theo luật Hoá-công. Trong trường-hợp chúng ta không đặt quả bóng lăn trong jả-thiết, thì chúng ta chỉ cần nói, “Quả bóng này chuyển động trong không-jan này” là một sự-thật rất tuỳ thời (contigent). Nếu fải tuỳ thời, thì quả bóng là một cơ cấu không có tự-zo vì có ảnh hưởng bất thường.

Theo Newton (1642-1727), trong cuốn sách nổi tiếng của ông, Principia, luật vận-chuyển hoàn toàn có tính khoa-học, và là nền-tảng của khoa Cơ-học cổ-điển (classical mechanics). Định-luật đầu tiên của ông thường được gọi là luật cưỡng lại sự thay đổi hướng đi (velocity) của một vật. Luật ấy được gọi là The Law of Inertia, như sau:

Nếu một vật không bị chi fối bởi một lực ngoại lai thì vật đó vẫn tiếp-tục đi thẳng với vận-tốc đều đặn, và zo đó nếu vật ấy ngưng ngỉ nó sẽ ở trong vị-trí ngưng-ngỉ.

Sách Vật-lí đã jản-lược định-ngĩa trên của Newton như sau:

Vận-chuyển của một vật không thay đổi nếu không có ngoại-lực ngăn trở.

Như vậy, trong Vật-lí, Inertia là luật cưỡng lại sự thay đổi của hướng đi, chứ không cưỡng lại sự liên tục của vận-chuyển. Nếu quả bóng lăn xuống chỗ trũng, quả bóng sẽ ngừng. Nếu nó lăn xuống một mặt fẳng trơn tru thì nó sẽ tiếp tục lăn. Luật cưỡng lại (inertia) thường thấy khi ta ở trên xe hay tầu. Ngĩa là khi tầu bắt đầu chạy ta cảm thấy bị hất về sau. Khi tầu ngừng ta cảm thấy bị hất về trước. Hai ngàn năm trước cả Galileo, Aristotle đã nhận-định thế này, “Tình trạng tự-nhiên của một vật là ở thế không zi chuyển. Để cho vật zi chuyển ta cần một lực đẩy vật đó đi liên tục.” Zựa vào đó, Galileo làm sáng tỏ hơn, “Nếu không có sự cọ xát, và nếu không có những lực ảnh-hưởng ngoại lai thì vật cứ tiếp tục trên đà vận-chuyển.” Cho nên, Newton chấp nhận, nếu không có những vĩ-nhân đi trước như Aristotle và Galileo, ông sẽ không thể nào nhìn ra những jì mới mẻ. Chúng ta sẽ trở lại những định-luật zi-chuyển của Newton (The Laws of Motion), khi cần thiết.

Một người khi say ngủ được đưa vào một căn-fòng ấm-cúng. Như vậy, ngịch với tự-zo của người đó, vì người ấy không muốn thế (involuntarily). Nhưng khi thức zậy người ấy vui tươi khi thấy mình ở trong fòng ấm-cúng. Thái độ ấy Leibniz gọi là tự-nguyện (voluntarily). Nhưng, tự-nguyện ấy đâu fải là tự-zo của người đó. Trong trường-hợp này, tự-zo không nằm trong ước ao (volition) của í-chí (will).

Leibniz đi tới kết-luận: có những việc (actions) trông ra có vẻ “tự-nguyện” nhưng lại thiếu “tự-zo”. Triết-ja và nhà thần-học luôn luôn bất đồng í-kiến với nhau về cái gọi là “í-chí tự-zo”. Triết-ja fân-tích vấn-đề và zùng minh-chứng để hiểu vấn-đề. Nhà thần-học “phẹt ra linh-thiêng” qua đó, người ấy cho rằng í-chí tự-zo nằm trong đức-tin. Người ấy quên rằng, “đức-tin” là một đam-mê mờ tối nên không thế nào biết thế nào là tự-zo, là tự-nguyện, hay ngịch với í-muốn,

Một người vừa tỉnh ngủ không có khả-năng suy-tư, cũng không có í-thức về sự vận-chuyển của xác-thân. Vậy thì chỉ khi nào người ấy có í-thức thì người ấy mới biết xác-thân đang vận-chuyển hay trí-tuệ đang tập trung vào một vấn-đề nào đó mà thôi. Tư-tưởng cũng như vận-chuyển đều có trật-tự và liên-hệ mật thiết với nhau một cách tự-nhiên, khỏi cần fân-tích lôi thôi. Trong khi ấy, theo Leibniz, có tự-zo là có lựa chọn, vì nó nằm trong bản-thể có suy-tư. Một bản-thể có suy-tư là một con người biết rõ đường-hướng của mình, không chờ cho đến khi có ai bảo tốt hay xấu mới theo. Đây không fải chỉ là chuyện cá-nhân. Nhiều zân-tộc không có chí-hướng rõ rệt, fải ngồi chờ zân-tộc khác tiên-fong, rồi mới hiểu vấn-đề. Đó là những zân-tộc đê-hèn, mang máu nô-lệ từ nhiều thế-kỉ.

Chữ “linh-hồn” mà Leibniz zùng, thực ra chỉ là “trí-tuệ”, nếu không, tư-tưởng của ông mờ tối. Trí-tuệ khiến cho cái thân ta hoàn hảo. Nhưng thực ra cả hai, trí-tuệ và xác-thân, hỗ-trợ cho nhau, tuy rằng hiện-tượng này còn mang mầu sắc siêu-hình.

 

[Hết đoạn §2]

 

 

Đã đăng:

Quyền-lực và Tự-zo [§1]  (tiểu luận / nhận định) 
Quyền-lực và tự-zo là sức-mạnh và khát-vọng, quyết-định định-mệnh của vũ-trụ và con người. Chúng có mặt từ thủa khai-thiên lập-địa, và được í-thức (intellectus) bởi con người trước khi có sử... (...)
 
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021