thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Quyền-lực và Tự-zo [§1]

 

Zựa trên nguyên-tác tiếng Anh Power and Freedom (2008-2009), Nguyễn Quỳnh.

 

§1.

Quyền-lực và tự-zo là sức-mạnh và khát-vọng, quyết-định định-mệnh của vũ-trụ và con người. Chúng có mặt từ thủa khai-thiên lập-địa, và được í-thức (intellectus) bởi con người trước khi có sử.

Í-THỨC về thủa ban đầu zo tưởng tượng mà ra vì thiếu minh-chứng. Tôi tưởng tượng một đêm nhìn lên cao, không thấy jì cả. Như một kẻ mù loà, tôi tưởng tượng một tiếng vỗ tay của Hóa-công. Tôi mở mắt ra – zĩ nhiên tôi không mù – trên kia là một mảnh nhỏ của vũ-trụ đầy sao. Lực của Hóa-công đã sinh ra vũ-trụ. Tôi lại tưởng-tượng có tiếng Hóa-công nói: “Đi! Đi mặc í đi đi!” Kể từ cái “vỗ tay” đó lực sinh ra vận chuyển cho thiên thể nương tựa vào nhau, và đập fá lẫn nhau, tất-định (deterministic) như Ôn-như Hầu ví von, “Cái quay búng sẵn trên trời”, và cũng bất-định (indeterministic) vô cùng, cũng như Ôn-như Hàu gi nhận, “Zuyên đã may cớ sao lại rủi?”. Ở thế-kỉ 20, chính Einstein, gần lúc lâm chung mới nhận ra định-luật bất-thường của Quantum; ngĩa là luật của Tạo-hóa không luôn luôn Deductive. Còn tôi, tôi băn khoăn: “Đi với tự-zo. Tự-zo thế nào? Và có tự-zo không?” Tưởng-tượng này cho fép tôi hình-zung ra một thực tại “tôi” không hề có mặt trong khi Tạo-hóa vỗ tay, vì nếu có, hóa ra tôi ngang với Hóa-công. Một điều vớ vẩn, chỉ có thể xảy ra trong tôn-jáo mà thôi. Tôn-jáo là sự iếu-đuối, ma qủi, và ngu xuẩn nhất của con người.

Tôi ngĩ tới trường-hợp của Robert Oppenheimer, cha đẻ ra trái bom nguyên-tử, và cũng là một người mê say tư-tưởng, khi ông nói: “Maya đã sinh thì Maya sẽ ziệt!” Để hiểu câu nói của Oppenheimer, chúng ta nên biết qua í-niệm ‘Maya’, tức sức-mạnh của ảo-tưởng trong Fệ-đà của Ấn jáo. Zo ảo-tưởng sinh ra sức-mạnh làm thế-jan tan rã. Nhưng, ở đây tôi sẽ cố tránh những suy-ngĩ siêu-hình, zù trong sự sống hằng ngày chúng ta luôn luôn đụng fải câu hỏi về bản-thể, hay tổng-thể mà chúng ta không hề biết. Đó là những câu hỏi “Cái quái jì đây?”

Quyền-lực, sức-mạnh (Power) hay Lực (Energy) mang í-ngĩa khác nhau tùy vào nội-zung, như chính-trị, xã-hội, kinh-tế, sức mạnh thể-chất của cá-nhân, và lực trong thiên-nhiên. Chúng là cỗi nguồn của hành-động. Lực luôn luôn đi đôi với tự-zo. Tự-zo tĩnh (passive) hay tự-zo động (active) là vấn-đề của í thức và vô-thức khi bàn tới con người trong liên-quan tới lực (quyền-lực) và tự-zo (í-chí muốn vươn lên).

Trong cuốn New Essays on Human Understanding, nguyên-tác Fáp-ngữ Nouveaux aissais sur l’entendement humain, vào khoảng 1666, trước khi bàn tới Lực hay Quyền-lực, Leibniz bàn tới trí-tuệ (mind), tức là con người. Ông luận rằng trí-tuệ (mind) nắm vai trò quan trọng, trong việc nhận ra cái jì đến, đi, còn hay mất. Như vậy, chữ “mind” trong triết-học Tây-fương có tính thuần-lí và tâm-lí. Mãi sau này trong tư-zuy “hermeneutic-phenomenology” của Heidegger, chữ “mind” thêm í-ngĩa siêu-hình. Đây không fải là vấn-đề của siêu-hình, mà là truy-tầm và fê-fán trí-tuệ, trong quán-triệt nhận-thức gọi là Mindfulness hay Besinnung, cho tất cả fù-sinh (beings). Ngĩa là khi “mind” hay trí-tuệ nằm trong những í-niệm khác nhau mang tính-chất “anthropological”, ngay cả trước khi có sử, của người (human being) và vật (beings).

Trở về với Leibniz, ta thấy trí-tuệ để í đến những lẽ đến đi và zo đó, theo Leibniz, trí-tuệ hay con người kết luận rằng trong tương lai sẽ có thể có những hiện-tượng xảy ra tương tự nếu có những cơ-cấu và điều-kiện tương-tự, để có thể sinh ra đổi thay. Thế thì, theo Leibniz, đổi thay zo lực (power) tạo thành. Ta đã thấy tư-tưởng Đức khi luận về lực trong khoa-học có liên-hệ với người, khác với cách nhìn của tư-tưởng Anh. Triết-học Anh luôn luôn có tính zuy-ngiệm, như Lock, tác-jả cuốn On Human Understanding, một nguồn hứng cho Leibniz, hoặc thuần luận-lí và khoa-học, điển-hình là Newton, người đồng thời với Leibniz.

Lực (power) chính là potentia, trong tiếng La-tinh. Lực (potentia) với hành-động (act) không jống nhau. Một đằng là nguyên-nhân và một đằng là hậu-qủa. Có lực rồi mới có hành-động. Từ lực tiến tới hành-động gọi là “chuyển”. Nói một cách khác, “lực” chuyển sang “hành-động”. Aristotle gọi sự “chuyển” này là “movement”. Khi ông gọi “movement” (chuyển) là “act” (hành-động) ông muốn nói “act” hay “hành-động” là một, tức là “sự thể hiện cụ-thể” (actualizing) của lực. Thế thì, nguyên-nhân và hậu-qủa chẳng qua là một, nếu chúng ta zùng fương-fáp biện-chứng ngịch-đảo (negative dialectics), tức là chứng-minh ngược lại, một thứ époché, minh-bạch và gạn lọc, đi từ ziện về cỗi nguồn của Husserl. Cách chứng minh này càng làm sáng tỏ quan niệm “movement-act” của Aristotle.

Nói tới “lực” là nói tới khả-năng có thể đổi thay. Khi ta nói cái jì cũng có thể thay đổi được thì ngay lập tức sẽ có câu hỏi thế này, “ Có sức để đổi thay không?” Đổi thay hòa hài hay bằng bạo-động? Nếu trên thực-tế có sức để đổi thay, thì theo tinh-thần thực-tiễn, cái jì làm được, fải làm ngay.

Leibniz cho rằng khả-năng đổi-thay là thực hiện cái jì có thể đổi thay. Như thế lực đổi thay cần fải có hai điều, hành-động (action) và đam-mê mà ông gọi tắt hai lực này là lực-tĩnhlực-động. Lực-động là “sức/faculty” còn lực-tĩnh là “khả-năng/capacity”. Lực tĩnh hay capacity cũng có ngĩa “khả-năng tiếp nhận/receptivity”. Trong khi ấy, lực-động, ngoài í-ngĩa là sức, còn bao gồm í-ngĩa “nỗ-lực tiến về mục-đích” hoặc “đạt chỉ-tiêu”.

Lực, trong í-ngĩa “force” lại có hai bản-chất: nỗ-lực (effort) và ‘entelechy’, tức là hoạt-lực ban đầu (primary acting forces), rất khác với định-ngĩa entelechy của Aristotle. Như vậy, nỗ-lực (effort) lại là lực thoát ra (derivative forces) từ hoạt-lực uyên-nguyên hay ban đầu. Lực tĩnh hay tĩnh-lực là lực của vật-chất (matter). Matter tĩnh vì nó không có khả-năng chuyển-động (mobility). Tĩnh-lực chỉ có khả-năng tiếp-nhận (receptivity). Tĩnh-lực cũng không có khả-năng fản-kháng (resistence). Bởi vậy, tĩnh-lực chính là lực không có khả-năng tham nhập (impenetretrability) và là lực “nằm chình ình” ra đó trên một đường thẳng trừ fi có một lực bên ngoài tác-động. Trong vật-lí, lực này là enertia.

Theo Leibniz, khi hoạt-lực ban đầu (entelechy) đi kèm với nhận-thức (perception) hay có khát-vọng hướng về mục-đích rõ ràng (endeavour) thì hoạt-lực ấy gọi là “một linh-hồn”. Như vậy, chữ linh-hồn trong triết-học của Leibniz cũng như chữ “linh-hồn” trong triết-học Lock chỉ là một cách gọi tên cho một thực-thể chứ không fải là “linh-hồn” theo những định-ngĩa fù-fiếm, thần-quyền.

Hiển-nhiên mọi í-niệm hay hiểu biết của con người về lực có tính tương đối. Ví-zụ í-niệm về sự zãn-nở (extension), về trường-độ thời-jan (duration), và về con số đều có một liên-hệ đối với những fần-tử nhỏ mà chúng ta không hề biết. Chúng ta thấy con số và vận-chuyển đếu có sự tương-quan ngay trong chúng rất rõ ràng. Con số và vận-chuyển là lực thuộc về những cơ-năng hay thể (bodies) khác nhau và có liên quan tới nhận-thức của chúng ta, cũng như có liên quan ngay trong chúng. Chúng fụ thuộc vào tổng-số lớn lao (bulk), vào hình-thể và vận-chuyển của từng fần. Như vậy hiểu biết hay í-niệm của chúng ta về lực zựa vào những í-niệm đơn-jản và căn bản.

Chúng ta không biết hình-thể và chuyển vận của từng fần, cho nên chúng ta ngĩ rằng chúng bất zịch. Thực ra, nếu ta sử zụng mọi quan-năng của chúng ta để theo zõi, chúng ta sẽ thấy mọi cơ-cấu (bodies) không cho chúng thấy í-niệm về hoạt-lực, như là vận-hành trong trí-tuệ của chúng ta. Có hai loại í-niệm về lực: lực của tư-zuy và lực của vận-chuyển – có thể ví như tinh-thần và vật-chất (matters chứ không fải materials). Ví như, tôi mạnh và tôi muốn. Tôi chuyển í-muốn của tôi bằng cách zùng mọi thủ-đoạn và kĩ-thuật để đạt tới mục-đích, mà tôi gọi nó là tự-zo của tôi. Chính nhờ vào tư-zuy và fản-tỉnh chúng ta mới có í-thức. chứ cơ-cấu (bodies) tự chúng không cho chúng ta í-niệm về chúng cũng như những khái-niệm về lúc ban đầu của vận-chuyển. Cơ-cấu thế nào thì hiện ra như thế, chờ đợi sự hiểu biết của chúng ta.

Khi một cơ-năng (body) tự nó vận-chuyển thì cơ-năng đó tự nó ziễn ra chứ không fải zo đam-mê mà ra. Thuật-ngữ “đam-mê” zo Lock và Leibniz zùng để chỉ một tĩnh-lực bị đẩy bởi một hoạt-lực. Ví zụ một trái billard chuyển động zo một cái cần (billard-stick) đụng vào. Trái billard tự nó không có lực chuyển-động nên fải nhờ vào sức đẩy của một lực, cho nên, ta gọi nó là “đam-mê”, một cách gọi rất lạ tai.

Có những cơ-cấu không cần trợ lực vì trong chúng có khả-năng vận chuyển theo định-luật của thiên-nhiên. Ở đây, chúng ta trở lại với trái billard. Trái billard này đụng vào trái billard kia i theo đường hướng tựa hồ như chúng chuyển í cho nhau, “tao bảo mày đi sao cho đúng.” Trong trường-hợp này, theo Descartes, trái đầu sau khi đụng trái sau, khựng lại và mất lực chuyển động, Leibniz chứng-minh rằng Descartes sai sau nhiều thử-ngiệm, và ngay cả trên cơ-sở lí-thuyết. Chính Descartes, trong luận-cương Đi tìm Chân-li cũng đã công nhận là ông sai.

Í-thức về sự truyền-lực trong chuyển-động (transfer of motion) là một vấn-đề còn tăm tối khi ta bàn đến hoạt-lực zi chuyển trong một cơ-cấu (body), bởi vì ta chỉ thấy nó chuyển (transfer) chứ ta không thấy cơ-cấu ấy sinh ra vận-chuyển. Tuy nhiên, nếu sự vận-chuyển (motion) không thành công thì vận-chuyển ấy mất lực, i như trường-hợp võ-sĩ ra đòn không trúng đối-phương. Điều này không trùng-hợp với nhận-xét sai lầm của Descartes. Và trên thực tế, mọi vận-chuyển của cơ-cấu (body) và của thể-chất con người, đều luôn luôn tự nhiên mất lực; tức là suy-iếu từ từ.

Khi bàn đến lực trong một í-ngĩa cao hơn chúng ta thấy hoạt-lực rõ ràng nhất là hoạt-lực đến từ trí-tuệ. Bởi lẽ đó, Leibniz luận rằng mọi hoạt-lực trong sự vật đều gần gũi với những hoạt-lực của trí-tuệ. Lực của trí-tuệ là hoạt-lực uyên-nguyên (entelechies). Trong khi ấy vật-chất (matter) chỉ là tĩnh-lực. Máy móc không thể vận-chuyển nếu không có khối óc của con người tạo ra và điều khiển chúng.

 

[Hết đoạn §1]

 

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021