thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Bàn về Cái Đẹp trong ngệ-thuật và trong khoa-học [kì 2]

 

Đã đăng: [kì 1]

 

D. TỪ ĐỐI-TƯỢNG ĐẸP ĐẾN Í-NIỆM ĐẸP TRONG NGỆ-THUẬT

 

Chúng ta nge một nhận-định (remark) đã trở thành í-niệm (concept) trong hai câu sau đây:

Học trò xứ Quảng ra thi,

Thấy cô gái Huế chân đi không đành.

Mặc zù biết hai câu trên là í-niệm (concept), nhưng tôi vẫn thắc mắc: (a) “Chả nhẽ ở xứ Quảng không có người đẹp?” và (b) “Chả nhẽ cô gái Huế nào cũng đẹp?” Nếu trường hợp (b) không fải cô gái Huế nào cũng đẹp, thì chắn chắn fải có nét jì đặc biệt ở các cô gái Huế đẹp. Vì cảm-nhận về Cái-đẹp cho fép chúng-ta tưởng-tượng, cho nên chúng-ta cần fán-đoán (judgment). Fán-đoán là một khả-năng của Lí-trí, để júp chúng ta biết khi nào chúng-ta quá “chủ-quan” về Cái-đẹp, và khi nào chúng-ta cố í nâng í-niệm về Cái- đẹp mà chúng ta kinh-ngiệm được lên một kích-thước lí-tưởng tuyệt-vời (sublimation), người Việt thường gọi hiện-tượng này là “bốc lên”, “tôn-vinh”, hay “thần-thánh hoá”.

Chúng ta nên hỏi: “Nét jì gọi là đặc biệt có tính chung cho hầu hết những người đẹp ở một vùng? Ở đây chúng ta có thể tạm zùng fương-fáp “Inductive” mặc zù fương-fáp này không những chỉ tương-đối mà ở một vài trường-hợp không thể áp zụng được, khi một hiện-tượng đẹp lạ xuất hiện khiến chúng-ta fải thay đổi fương-fáp hay cách nhìn Thẩm-mĩ. Tại sao? Tại vì thực-tại có sức quyến-rũ và khuất-fục đến độ mọi kinh-ngiệm của chúng-ta có thể bị đảo lộn. Lúc ấy, chúng-ta có thể thấy rằng kinh-ngiệm của chúng-ta đã có thể bị suy-ziễn sai lầm. Từ sai lầm về suy-ziễn đi đến sai lầm về kết-luận.

Theo nhận xét chung nhưng có thể rất thiển-cận, thì nam jới ở Việtnam thường cho rằng: (1) Người đẹp ở Bắc Việt có nét kiêu-sa; (2) Người đẹp ở Nam Việt như những bức-tượng tuyệt vời, và (3) Người đẹp ở Huế có cái jì huyền-bí khiến người nam trông thấy cứ suy-ngĩa mông lung. Có fải đây là trường-hợp nhận-thức của trai xứ Quảng hay không?

Tuy nhiên, xin thú-thật, đây cũng chỉ là kinh-ngiệm riêng của tôi. Tôi có một vài cô bạn Huế, lối nói, záng đi, cử chỉ và ánh mắt của họ cứ làm tôi suy-ngĩ. Tình cờ, trời cho tôi có một người iêu xứ Huế, tôi càng vẽ chân-zung của cô ấy tôi càng thấy “cái jì làm tôi suy-ngĩ” thêm đậm nét. Tuy nhiên, tôi không thể cho fép tôi đi đến một kết luận nào khác hơn là “hôn cô ấy”. Thế là, tôi vẫn “mù-tịt” về Cái-đẹp”. Quả thế, nếu tôi biết Cái-đẹp và định-ngĩa được Cái-đẹp thì sức lôi-cuốn kì-bí của Thẩm-mĩ không còn nữa.

Câu hỏi về nét đẹp vừa fức-tạp lại vừa mờ-tối bởi vì, theo lẽ tự-nhiên (a priori) cái jì đẹp hiển-hiện rõ ràng. Cho nên chúng ta nói: “Cô ấy đẹp” là đủ. Nhưng nếu chúng ta nói: “Cô ấy đẹp huyền-bí!” thì xét theo ngữ-học, chúng-ta hiểu thế này: “Cô ấy đẹp” là một cụm-từ, tương-đương với “Her beauty” trong Anh-ngữ; và “huyền-bí” (epithet) tương-đương với “essentially a myth” (predicate). Cấu trúc của tiếng Anh và tiếng Việt khác nhau như thế này:

(1) Her beauty is essentially a myth [tiếng Anh đòi hỏi động-từ “IS” để nối “essentially a myth” và “Her beautity” lại với nhau.]
 
(2) Trong tiếng Việt, “Cô ấy đẹp ......huyền-bí” [tiếng Việt không cần động-từ để nối “Cô ấy đẹp” và “huyền-bí” lại với nhau.] Trong câu này, “đẹp” là tính-từ còn “huyền-bí” là trạng-từ, tương tự như chữ “essentially” trong Anh-ngữ. Bởi vậy để cho một nhận-xét không fải là một định ngĩa, thì câu “Cô ấy đẹp huyền-bí” nên hiểu là “Cô ấy đẹp một cách huyền-bí” (predicate). Thế là chúng-ta đã thay cách nói “xác-định” (epithet) bằng “jả-thiết” (predicate) tức là: “một cách huyền-bí” (predicate) chứ không fải “huyền-bí” (epithet). Như vậy, “epithet” không còn nữa bởi vì câu “Cô ấy đẹp một cách huyền-bí” là một ziễn-tả (description hay predicate)

Thế nhưng, tuy thêm predicate vào để nêu lên í-niệm (concept), xem ra rất tự-nhiên trong ngôn-ngữ và tình-cảm của con người về một đối-tượng đẹp, nhưng “predicate” lại làm cho đối-tượng đẹp trở nên ám ảnh và trừu-tượng vô cùng. Những í-niệm như “Kiêu-sa”, “bức tượng tuyệt-vời”, và “huyền-bí mông-lung” có đúng là những mô-tả rõ ràng về người đẹp không? Không! Những í-niệm ấy chỉ là hình-ảnh trong mắt người nhìn mà thôi. Chúng hoàn-toàn là “ảo-tưởng” (illusions).

Fải chấp-nhận thế này: Tình-iêu là một thực-thể zính liền với đời-sống. Thế thì nếu “trăm-năm” chỉ là fù-zu, thì tình-iêu không bền-bỉ, không chỉ trong í-ngĩa tâm-lí hay thể-xác, mà chính cuộc đời lắng xuống từ từ mang theo tình-iêu. Có thuốc nào chữa được không? Chúng-ta hãy tạm trả lời bằng cách thử noi theo Nietzsche. Trong Geburst der Tragödie, Nietzsche nêu lên lên vai trò của tinh-thần Dionysus, tức là hiện-tượng vui-sống đến-độ ngất-ngư mờ ảo để đạt tới niềm vui không thể nào bị huỷ-ziệt. Nói một cách khác là sống với cái vĩnh-cửu của iêu-đương ngay lúc này. Thế nào là “vĩnh-cửu iêu-đương?” Lại ảo-tưởng rồi! Khoan đã. Trong iêu-đương người iêu không sợ ảo-tưởng, tựa như khi Nietzsche nói: “Đừng sợ hãi và cũng đừng mang cảm-jác bi-thương, hãy hợp-thể với nhau để tạo-thành lẽ sống, với niềm vui luôn luôn sáng-tạo bên nhau.” Nói theo quan-niệm ngày nay ở Tây-fương thì hai người iêu nhau là cùng nhau liên-tục hoá-thân (to invent) để vươn lên vóc-thể con-người cao-hơn (becoming). Đó là điều tôi muốn thủ thỉ vào tai người tôi iêu. Và đó chính là hi-vọng sống vượt qua ảo-tưởng.

Vấn-đề là, cũng lại theo Nietzsche, chúng-ta tự hỏi trong thế-kỉ 19, người Hi-lạp nặng tinh-thần Dionysus có còn ưu-tư jì với cỗi-nguồn Bi-kịch hay không? Câu hỏi này liên-quan đến những í-niệm khát-khao về Cái-đẹp và nhiều thú-vui khác có căn cơ từ ưu-tư cô-quạnh buồn đau, có ngay trong những bài điếu-tang tuyệt-vời của Pericles. Tất cả những thứ kể trên cho chúng-ta thấy tinh-thần bi-quan hay là ảo-jác (hallucinations) của người Hi-lạp xưa, ưu-tư với ám-ảnh thảm-sầu (the tragic myth) và những hình-ảnh miêu-tả cuộc-đời xấu-xa, hãi-hùng, khó-hiểu, chết-chóc, và tang-thương. Để thoát khỏi tâm-trạng bi-đát có thể thành “bệnh-hoạn” kể trên, chỉ còn một cách là người Hi-lạp ngày nay fải có suy-ngĩ lạc-quan mà Nietzsche đề ngị là người Hi-lạp fải suy-ngĩ theo tinh-thần luận-lí, nhìn thế-jan rõ-ràng “vui-tươi” và “khoa-học”. (Nietzsche, Geburst der Tragödie, [4], p. 20-21)

Tôi biết người iêu xứ Huế của tôi rất thông-minh – là một jáo-chức có bằng Tiến-sĩ Văn-chương, cho nên cô ấy sẽ đồng í với tôi là “tôi iêu cô ấy đúng là cô ấy, chứ không fải iêu ‘ảo-tưởng’”. Có thiếu-nữ sẽ ngĩ khác cho rằng càng jăng “thiên-la, địa-võng”, ở đây có ngĩa là “ảo-tưởng”, càng làm cho “mấy cha” mê-mệt đến chết thì thôi.

Vì có chuyện “predicate” đi với cái đẹp, cho nên một í-niệm về cái đẹp đã ra đời, bởi thế chúng ta cần fán-đoán (judgment) hay fê-bình về ba í-niệm đẹp kể trên. Wittgenstein đã nhận xét thế này: Nhận xét rằng “Hiểu một câu nói về Toán-học là một í-niệm rất mơ-hồ.”9 Cũng vậy thấy Cái-đẹp như Cái-đẹp như “kiêu-sa”, “như bức-tượng tuyệt-vời” và “huyền-bí” là những í-niệm đẹp rất mơ-hồ hay chỉ là “ảo-tuởng”.

Như trên, chúng-ta đã đi từ hiện-tượng của thực-tại (Cái-đẹp) đến suy-ziễn chủ-quan zo sự hâm-mộ Cái-đẹp mà ra. Trong trường-hợp này, Cái-đẹp gắn liền với sở-thích (tastes). Thế thì, rất zễ hiểu, khi sở-thích không còn, ví-zụ vì một lí zo nào đó khiến cho A hết iêu B, í-niệm Cái-đẹp về B không còn nữa. Thêm một điểm nữa là liên-hệ (attachment) nơi người thưởng-ngoạn Cái-đẹp và đối tượng đẹp. Liên-hệ này gọi là “quyến-luyến” (attachment).

Tính mơ-hồ của í-niệm không chỉ có trong Cái-đẹp và ngệ-thuật, nó có mặt trong cả Toán-học, i như Wittgenstein đã nhận xét: “Toán-học không fải là một í-niệm có ranh jới rõ-ràng.”10 Ông còn nhận xét rõ hơn là Luận-lí Toán-học có hại cho suy-tư của nhà Toán-học và suy-tư của Triết-ja.11 Cách sử-zụng kí-hiệu trong Toán-học chỉ là một sự-kiện chẳng đặng đừng vì chúng-ta cần kí-hiệu để làm sáng-tỏ lối viết thông-thường. Ziễn-tả một bài-toán theo lối viết thông-thường không những chỉ mờ tối mà còn không fải là ngôn-ngữ của Toán-học. Ngôn-ngữ của Toán-học chính là cách Lí-luận của Toán-học bằng kí-hiệu.

 

E. NIEZSCHE BÀN VỀ CÁI-ĐẸP TRONG NHẠC-KỊCH CÙA WAGNER

VÀ THẨM-MĨ THỜI LÃNG-MẠN ĐỨC (GERMAN ROMANTICISM)

 

Trước khi bàn đến quan-niệm của Nietzsche về âm-nhạc và nhạc-kịch của Wagner, chúng ta nên thưởng-thức tài thơ của Nietszche. Trong fần Khai-từ của tác-fẩm Die Fröhliche Wissenschaft / Đạo Vui trên-đời, Nietzsche có những câu thơ mở đầu và kết-luận không những rất zễ-thương mà còn khiến chúng-ta nhớ tới Ôn-như Nguyễn Gia-Thiều, nhất là trong bài đề tặng Goethe. Xin xem cách chuyển-ngữ của tôi trong fần chú-jải. Bản zịch Anh-ngữ kèm đây của Walter Kaufmann sẽ júp đọc-jả thấy cách suy-ziễn (interpretation) của tôi và của Kaufmann rất khác nhau.

 
Dichter-Eitelkeit
 
Gebt mir Leim nur – den zum Leime
Find’ ich selber mir shon Holz!
Sinn in vier unsinn’ge Reime
Legen – ist kein kleiner Stolz!
 
Cái fiêu-zu lãng-đãng của nhà thơ 12
 
Cho ta chút hồ
Lúc hứng, ta tìm ra gỗ
Với vài í-ngĩa
Vần-thơ vớ-vẩn
Thế mà ai cũng fải khen hay.
 
Poet’s Vanity
 
Give me glue and in good time
I’ll find wood myself. To crowd
Sense into four silly rhymes
Is enough to make one proud.
 
 
An Goethe
 
Das Unvergängliche
Ist nur dein Gleichnis!
Gott der Verfängliche
Ist Dichter-Erschleichnis …
 
Welt-rad, das rollende
Streift Ziel und Ziel:
Not – nennt’s der Grollende,
Der Narr nennt’s – Spiel …
 
Welt-spiel. Das herrische,
Mischt Sein und Schein:
Das Ewig-Närrichische
Mischt uns - hinein! …
 
Tặng Goethe
 
Vĩnh-cửu
Chỉ là lời ẩn-zụ
Con-tạo đành-hanh
Như í Thi-nhân …
 
Bánh xe trần-thế
Tan nát mộng-mơ
Càng gay gắt điệu,
Càng tê-tái lòng.13
[Lò-cừ nung-nấu sự-đời,
Bức-tranh vân-cẩu vẽ người tang-thương,]
 
Trò-đời khắc-ngiệt
Chân-Jả như nhau
Cuốn chúng ta vào
Hư-hão vô-cùng! …
 
To Goethe
 
The indestructible
Is but your invention
God, the ineluctable,
Poetic pretension.
 
World wheel, while rolling on,
skims aim on aim:
Fate, says the sullen one,
fools call it a game.
 
World game, the ruling force,
blends false and true:
the eternally fooling force
blends us in too.
 

Trong chuyên-luận này khi viết mấy chữ Khuynh-hướng Lãng-mạn tôi gi thêm “Romanticism” để fân-biệt với từ-ngữ lãng-mạn thường thấy trong thơ-fú ở Vietnam. Romanticism là một fong-trào rất lớn ở Âu-châu bao gồm nhiều tính đam-mê khác nhau. Ví-zụ ở Đức khuynh-hướng Romanticism có tính bi-quan vì khoái-cảm ngắm ngía “Đau-thương” và đồng-thời cũng có-ngĩa “tinh-thần” hay “đam-mê” cách-mạng.

Nietzsche rất tin-tưởng vào sức mạnh của Triết-học trong thời-đại Lãng-mạn (Romantcism) và đồng-thời ông cũng fân-tích rõ tính vĩ-đại và sự nguy-hiểm của tinh-thần Lãng-man, nếu tinh-thần Lãng-mạn quá buông-thả, ví zụ trong âm-nhạc, theo tinh-thần ngất-ngây mờ ảo Dionysus rồi đi tới “đau-thương”. Nước Đức lúc đó cần một tinh-thần cách-mạng cho tương-lai. Lạ lùng thay, thiên-tài Wagner đã xuất-hiện với hai bộ-mặt rất khác nhau, tức là “cách-mạng lành-mạnh” và “băng-hoại của fù-zu”.

Thật là khó khi con người đã có í-thức thảm-sầu. Cho nên, trong Die Fröhliche Wissenschaft, Nietzsche đã nhận-định rằng “có lẽ không có cách nào tách con người hay thời-đại ra khỏi í-thức về “thảm-sầu”. Zù là cái đau của tinh-thần hay cái đau của thề-xác. Cái đau thể xác còn có nhiều fương-thức chữa chạy. Nhưng cái đau đớn tinh-thần hay tâm-hồn thì rất khác. Con-người không thể bàn đến cái bi-thương của tâm-hồn cho nên con-người coi cuộc-sống chẳng qua là một lối suy-ngĩ ngĩ về cái đau không sao chịu nổi đến độ fải chống lại cuộc đời. Đó là lí-zo có những thứ Triết-lí bi-quan. Nhưng trên thực tế chẳng có Triết-lí bi-quan nào biết về cái đau-thương khủng-khiếp. (Nietzsche, Die Fröhliche Wissenschaft, [48], p. 112)

Nước Đức lúc đó cần fải sáng-sủa để quyết-định, hoặc là theo con đường trí-tuệ, trầm-tĩnh và quả-quyết như một Schopenhauer (sic?) hay hùng-vĩ như một Homer, hoặc là zại zột nhào vào zục-vọng tang-hoang fi luân như trong nhạc-kịch của Wagner.

Bàn như thế hoá ra từa tựa như nhận xét của Wittgenstein trong cuốn Tractatus. Theo Wittgenstein, “Đạo-đức và Thẩm-mĩ là một”. (6.424) Nhưng chúng-ta nên cẩn-thận ở chỗ nào và lúc nào Đạo-đức và Thẩm-mĩ là một. Nhiều ngệ-sĩ và học-jả không chấp-nhận tiền-đề ấy. Ngay cả í-niệm “Trở thành một Bản-ngã cao-hơn” mà Nietzsche mới nêu lên trong tác-fẩm Die Fröhliche Wissenschaft cũng đòi-hỏi rất nhiều công-fu để xác-định khi nào “Đạo-đức và Thẩm-mĩ là một”. Lí-tưởng này chỉ xảy ra trong Cái-đẹp lành-mạnh và tự-nhiên. Chúng-ta luôn luôn hồ-ngi về í-thức của con-người cho nên trong thực-hành, Đạo-đức và Thẩm-mĩ fải thật uyển-chuyển vì chúng còn có nhiều điều-kiện và cần fải được fán-xét kĩ-càng.

Chúng-ta không thể bàn đến Cái-đẹp của ngệ-thuật trong í-ngĩa tổng-quát. Bởi vì ngệ-thuật rất đa zạng, trong hình-thể, nội-zung và bút-fáp, quá fức-tạp cho nên Cái-đẹp đòi hỏi nhiều công-fu tìm tòi và suy-ngẫm của chúng-ta. Ở đây chúng ta tạm bàn đến trường-hợp âm-nhạc, đặc biệt là thể nhạc-kịch của Wagner zưới cái nhìn của Nietzsche.

Trong cuốn Geburst der Tragödie / Cỗi-nguồn của Thể Bi-kịch Hi-lạp, Nietzsche đã nhận định thế này: Tinh-thần Apollo biểu tượng cho sức-mạnh và thăng-hoa cao vút của âm-nhạc, [sau khi đã hoá-độ Dionysus]. Trước hết, Tinh-thần Apollo đưa con nguời ra khỏi sự xúc-động nông-nổi vẫn thường thấy chung chung ở tinh-thần Dionysus, tức ở lúc ban-đầu. Đưa con người ra để con người cảm được từng khía-cạnh tuyệt vời của ngệ-thuật. Cuối cùng tinh-thần Apollo làm cho con người bị mê-hoặc đến độ mù-loà không còn biết jì cả. Khi đó Tinh-thần Apollo mới đưa con-người tới một thế-jan đặc-biệt, ví-zụ thế-jan của Tristan và Isolde. Đó là thế-jan ngất-ngây và cuồng-zại của Dionysus. Nói khác-đi, theo Nietzsche, tình cảm ngất-ngây của tinh-thần Dionysus chẳng qua chỉ là công-cụ cho tinh-thần sáng-tạo tuyệt vời của âm-nhạc được thể hiện trong tinh-thần Apollo mà ví-zụ cụ thể chính là tình-sử Tristan và Isolde, 14 theo lối biên-soạn của Wagner.

Thế rồi chúng-ta thấy một câu-hỏi quan-trọng ở thế-kỉ 19 và ngày nay về cái gọi là “một thế-jới chỉ zành riêng” cho Tristan và Isolde. Ở fần kết-thúc của Bi-kịch, Wagner cho ngưng đàn hát. Trên sân-khấu hoàn toàn iên-lặng. Tristan và Isolde nằm đó, trong vô-thức, tinh-thần và thể-xác. Họ nằm iên trong jấc-ngủ tới bao jờ? Không ai biết được vì họ không ngủ trong í-niệm của không-jan và thời-jan – để trở thành bất-tử trong thế-jới riêng của họ. Thế-kỉ 19 coi thứ nhạc-kịch của Wagner như thế là mơ-hồ và fi-lí. Nhưng ngày nay xét lại, chúng-ta thấy lối trình-bày ấy rất hiện-đại. Fải chăng, Wagner đã đi trước thời-đại.

Hơn nữa, khi tiếng nhạc ngừng, không có ngĩa là âm-nhạc không còn nữa. Người nge vẫn còn sống trong zư-hưởng và một đôi khi lắng đợi zư-hưởng ấy bùng lên, như khi chúng-ta nge Hoà-tấu Khúc hay Zư-hưởng Khúc. Thay vì được nge đàn-ca và vũ-điệu, khán-jả chỉ thấy Tristan và Isolde nằm trên sân-khấu rất lâu. Ngay lúc ấy, hay sau này có khán-jả sẽ thấy được thế-jới của Tristan và Isolde. Chính đó là í-niệm về âm-nhạc của Wagner.

 

[còn tiếp]

 

CHÚ-JẢI

9. Wittgenstein, L., Remarks on the Foundations of Mathematics, [46], p. 299. The MIT, 1978.
 
10. Wittgenstein, L., Ibid. P. 298.
 
11. Nietzsche, F. Die Fröhliche Wissenschaft, p. [56], p. 64, Random House, 1974
 
12. Nietzsche, F.Ibid., P. 350.
 
Xin xem The Gay Sience, 1974, Random House. Bản Anh-ngữ của Walter Kaufmann (Nguyên-tác Die Fröhliche Wissenschaft, 1887). Trong bài Dichter-Eitelket, chữ “Eitelkeit” có ngĩa là “fù-fiếm”. Tuy rằng chữ “Eitelkeit/Fù-fiếm” được Nietzsche nêu rõ là “thi-nhân sáng-tạo nhưng không luôn luôn í-thức việc làm của mình, nhưng vì chữ “fù-fiếm” có nhiều ngĩa bóng, cho nên tôi đã ngĩ tới những chữ khác hợp với tâm-hồn “tiêu-sái” của nhà-thơ. Bởi vậy, tôi đã chọn những chữ như “fiêu-zu” và “lãng-đãng”.
 
Đây là fiên-zịch (version) chứ không fải zịch (translation) theo lối học ở trường. Fiên-zịch cốt lấy í chính rồi fiên thành khúc mới cho hơp tiếng thơ và ngôn-ngữ của mỗi zân-tộc. Bản Anh-ngữ của Walter Kaufmann đã chứng tỏ rằng chỉ có fiên-zịch mới có linh-hồn và sáng-tạo cho độc-jả Anh/Mĩ cảm được mà thôi.
 
Lấy í trong Cung-oán Ngâm-khúc của Nguyễn Gia-Thiều, với những câu sau đây:
Càng đàn, càng địch, càng mê,
Càng gay gắt điệu, càng tê-tái long.
 
Trong nguyên-tác bài Tặng Goethe, Nietzsche zùng chữ “Narr”. Der Narr có ngĩa là “kẻ điên-khùng”.và cũng có ngĩa là “thằng-hề trên sân-khấu” hay “thằng hề trong các cuộc vui”. Tiếp theo đó là chữ “Spiel” tức là “Trò chơi” hay “Trò đùa”
 
Jáo-sư Tiến-sĩ Hubert Hohl chuyển hai câu sau:
Càng đàn, càng địch, càng mê,
Càng gay gắt điệu, càng tê-tái lòng.
 
sang tiếng Đức rất sát ngĩa, như sau:
Je länger
dieses Konzert währte,
und so mehr betäubte es mich;
der Rytmus des Verlangens
rührte mein trauriges Herz.
 
Tiện đây khi đọc bốn câu sau trong Cung-oán Ngâm-khúc, chúng ta có thể thắc-mắc về hai chữ “đan-trì”
Tiếng thánh thót cung-đàn thúy-zịch,
Jọng nỉ-non ngọn địch đan-trì.
Càng đàn, càng địch, càng mê,
Càng gay găt điệu, càng tê-tái lòng.
 
Tiến-sĩ Hubert Hohl zịch đan-trì der Markise tương đương với chữ Anh awning, tức là màn ở mái-hiên che nắng mưa. Nhưng trong Dictionaire Vietnamien – Chinois – Francaise của Eugène Gouin (Sagon, 1957) thì “đan-trì” là cung-điện. Theo một đồng-ngiệp cho biết thì “đan-trì” là cái-sân xưa kia thường thấy nơi các nhà quyền-qúi ở Thăng-long. Như vậy, “đan-trì” đúng là cái sân thường có mái che trong zinh-thự hay cung-điện để mọi người ngồi chơi. Ở Tây-fương, “đan-trì” là “lodger” chứ không fải là “awing” hay màn che ngoài hiên như Tiến-sĩ Hohl đã hiểu. Zo đó câu:
Jọng nỉ-non ngọn địch đan-trì,
 
Có ngĩa là:
Jọng nỉ-non ngọn địch ngoài sân.
 
13. Nietzsche, F. Ở đây Nietzsche muốn nói đến vở bi-nhạc kịch Tristan và Isolde zo Wagner biên soạn, zựa trên nguồn gốc tình-sử đẹp và bi-thảm (Xin xem chú-thich số 6).
 
14. Nietzsche, F. The Birth of Tragedy, p. 161. Random House, 1967.

 

-------------------

 

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021