thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Bàn về Cái Đẹp trong ngệ-thuật và trong khoa-học [kì 1]

 

Càng gay gắt điệu, càng tê-tái lòng. (A)
...
Máy huyền-vi mở đóng khôn-lường. (B)
Nguyễn Gia Thiều

 

Chúng tôi, Nguyễn Quỳnh, trong ngành Triết-học và Lịch-sử Mĩ-thuật, và Nguyễn Đức-Tường, trong ngành Vật-lí, cùng nhau viết chuyên-luận này, mở đầu cho những suy-ngẫm về Cái-Đẹp – trong Văn-chương, Ngệ-thuật, và trong Khoa-học. Chúng tôi không có tham-vọng trưng ra nguyên-lí, làm bộ hiểu biết và ám-chỉ rằng những jì chúng-tôi trình bày là “khuôn-vàng thước-ngọc”, một lối suy-ngĩ rất sai lầm chỉ có trong các nền văn-hoá như Tầu, mà nhiều người Việt ngưỡng-mộ, thần-thánh hoá gọi là “văn-minh Trung-quốc” cài jì cũng hay.

Để làm sáng-tỏ chuyên-luận, chúng tôi mở đầu bằng hai câu thơ của Nguyễn Gia Thiều, nhà thơ nổi-tiếng trong văn-học Việtnam, thế-kỉ 18, với tác-fẩm Cung-Oán Ngâm-Khúc. Trong cuốn này, nhà thơ cho chúng ta thấy thân-fận con-người rất đáng-thương, theo thuyết định-mệnh và bi-quan, xét theo cường-độ thẩm-mĩ ở lãnh-vực tình-cảm, chúng ta tạm gọi là loại “A”, và xét theo tiến-trình của Cái-đẹp trí-tuệ, xin tạm gọi là loại “B”.

Loại “A” hay tình-cảm có trong câu thơ sau:

Càng gay gắt điệu, càng tê-tái lòng. [Cái đẹp trong ngệ-thuật âm-nhạc]

Loại “B” hay trí-tuệ cho chúng-ta thấy định-luật của Thiên-nhiên được trình bày có vẻ khoa-học, một cách tuyệt vời:

Máy huyền-vi mở đóng khôn-lường. [Cái đẹp trong khoa-học]

Chúng tôi sẽ trình-bày theo thứ-tự.

 

FẦN MỘT

Nguyễn Quỳnh

 

Tặng em

 

JỚI-THIỆU

Tất cả những đoạn thơ Việt trích ra trong bài này đều đến từ kí-ức của tôi khi tôi còn là học-sinh Trung-học Đệ Nhất Cấp cho nên không thể tránh khỏi có những lỗi-lầm. Tôi xin cảm ơn một vài đồng-ngiệp đã đọc và chỉnh lại những chỗ nhớ sai. Đó đây có thể còn vài lỗi, tôi xin chịu trách-nhiệm về những thiếu-sót này.
 
Ngoài ra, trong chuyên-luận này (fần một), tôi, Nguyễn Quỳnh, triệt-để khai-thác hai tác-fẩm quan-trọng của Nietzsche là Geburst der Tragödie (Sự ra đời của Bi-kịch Hi-lạp)Die Fröhliche Wissenschaft (Đạo-vui Trên Đời). Hai tác-fẩm này liên-hệ vời nhau và bổ-túc cho nhau về quan-niệm ngệ-thuật Nhạc-kịch của Richard Wagner. [NQ.]

 

ZÀN-BÀI

A. Cảm-thức
B. Cái-đẹp đến từ Quan-năng
C. Cái-đẹp trong Ngệ-thuật: Trường-hợp Nhạc-kịch của Wagner
D. Từ Đối-tượng Đẹp đến Í-niệm Đẹp trong Nghê-thuật
E. Nietzsche bàn về Cái-đẹp trong Nhạc-kịch của Wagner và Thẩm-mĩ thời Lãng-man Đức (German Romanticism)
F. Mấy ví-zụ về Cái-đẹp Bi-thảm trong thơ Việt

 

A. CẢM-THỨC

 

Trong cuốn Die Fröhlich Wissenschaft, Nietzsche có đăng một số thơ, trong đó có bài tên là Hoàng-tử Tung Cánh-Chim (Prinz Vogelfrei). “Vogel” có ngĩa là “chim”, và “frei” có ngĩa là “tự-zo”. Người Việt thường nói “như cánh chim trời”, tức là “fóng-túng, tự-zo”. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Zu cũng miêu-tả Từ-Hải là con-chim tự-zo và có chí cao.:

Cánh Hồng bay bổng tuyệt vời

Cũng trong tác-fẩm trên Nietzche có một bài thơ tên là Tặng Luồng Jó Bắc thổi Sông Rhône (An den Mistral) và fụ-thêm Môt Bài Ca cho Khiêu-vũ (Ein Tnazlied), như sau:

Tanzen wir tausend Weisen

Tôi fỏng-zịch là:

Vũ đi, vũ đến vô-cùng.

Tôi tự hỏi có lẽ vũ-điệu ấy fải tuyệt vời lắm, và vũ-công cũng fải tài-tình lắm, thêm vào say mê cuồng nhiệt biểu-ziễn cái đẹp của nó, cho nên mới “điên lên” như vậy. Đúng thế, có người mê vũ-điệu này, người khác mê vũ điệu khác. Tôi thích nhìn vũ Flamenco và Múa Bụng.

Nếu chuyển câu thơ Đức trên sang Anh-ngữ, tôi sẽ viết là:

Dance for thousands of different ways.

Nhưng Walter Kaufmann đã zịch là:

Dance on myriad backs a season

Là một học-jả lẫy lừng nhất về Triết-học của Nietzsche, Kaufmann tới Hoa-kì trong tuổi thiếu-niên và trở thành Jáo-sư Triết-học tại Princeton University, ông nắm vững cả hai ngôn-ngữ Đức-Anh cho nên chúng ta fải kính-trọng ông. Zịch văn-thơ là một việc làm khó tả. Các nhà zịch-thuật lừng zanh thường xác-định rằng “zịch-văn luôn luôn là một suy-ziễn để làm sáng-tỏ tư-tưởng của tác-jả, chứ không fải zịch từng chữ, từng câu.” Tuy-nhiên, nhận-định này chỉ cho fép những người chuyên-môn và rất tài ba, chứ không fải ai cũng làm được.

Sau đây là vấn-đề của tôi. Thuật-ngữ “die Weisen” là zanh-từ số-nhiều của “Weise” có ngĩa là nhiều cách, không cách này thì cách kia. Câu “Dance on myriad backs a season” của Kaufmann chắc chắn rất thuận-tai Anh-Mĩ. Hơn nữa những bản zịch từ Đức-ngữ sang Anh-ngữ của Kaufmann đã được một vài đồng-ngiệp lỗi-lạc như Kevin Ashley và Siegwart Lindenberg nhuận sắc. Zo lẽ ấy já-trị của câu tiếng Anh không chỉ hay về ngữ-fáp mà không ngịch với nguyên-bản tiếng Đức. Nếu so sánh việc làm của tôi với việc làm của Kaufmann thì chắc-chắn Kaufmann hơn tôi quá xa.

Tuy-nhiên, nhìn vào nguyên-bản chúng-ta không thấy có chữ “Jahrestzeit” hay “Saison”. Như vậy, zo đâu Kaufmann suy chữ “seasons” ra từ “Weisen”? Thế là chúng-ta đã lạc bước vào cái-đẹp fức-tạp của ngôn-ngữ, tư-tưởng và ngệ-thuật.

Hai trong số những nét thông-minh của con người là khả-năng nhìn ra cái-đẹp và sáng-tạo ra cái-đẹp trong Ngệ-thuật cũng như trong Khoa-học. Cả hai khả-năng này loé ra từ uyên-nguyên (Idea), nhưng chỉ cụ-thể và fong-fú qua kinh-ngiệm và thức-tỉnh ở mỗi cá-nhân, đặc biệt nơi những người jầu cảm-thức và sáng-tạo. Vì vai-trò của văn-hoá và xã-hội có ảnh-hưởng tới sự fát-triển của trí thông-mình, cho nên Thẩm-mĩ có tính chung (Universality) và tính riêng (Particularity).

Như vậy, chúng ta sẽ không định-ngĩa “Đẹp là jì?” và “Thế nào là Đẹp?” để tránh những hiểu-lầm là những định-ngĩa ấy đền từ í-niệm tổng-quát (Ideas), chứ không fải đến từ kinh-nghiệm (concepts) cá-nhân. Ngay cả kinh-ngiệm thẩm-mĩ (concepts) đã fần nào trở thành nguyên-lí vẩn chưa fải là “khuôn-vàng, thước-ngọc”. Chỉ có đối-tượng thẩm-mĩ khiến cho quan-năng và trí-tuệ của mỗi người trong chúng-ta suy-ngẫm mà thôi. Bởi thế, chúng ta sẽ không bàn tới cái đẹp theo Luận-lí Căn-bản Deductive hay Inductive bởi vì sẽ có câu hỏi thế nào là theo lẽ tự-nhiên (a priori). Cái-đẹp là í-niệm trong khoảnh-khắc hay trong vĩnh-cửu? Ngay tại đây, câu trả lời là “Cái đẹp đến trong khoảnh-khắc”, và ít nhiều là ảo-tưởng (illusions). Nếu một Cái-đẹp, ví-zụ trong âm-nhạc, quá lôi cuốn đến độ khiến thính-jả nhẩy tưng tưng và la hét “như cha chết mẹ chết”, thì Nietzsche gọi hiện-tượng này là ảo-tưởng tâm-tình Dionysus (Nietzsche, Geburst der Tragödie, [21] p. 139). Chính ảo-tưởng tâm-tình Dionysus có sức thuyết-fục người nge nhạc đi tìm niềm-vui vĩnh-cửu trong cuộc đời. Theo Nietzsche, chúng-ta không tìm “vĩnh-cửu” này trong hiện-tượng, vì “vĩnh-cửu” nằm ở fía sau hiện-tượng (Nietzsche, Geburst der Tragödie, [17], p. 104). Tìm niềm-vui vĩnh-cửu bằng cách nào? Cả hai Schopenhauer và Nietzsche đề ngị rằng chúng-ta tìm bằng fương-fáp “trầm-tư trong iên-lặng” (principium individuationis).

Ảo-tưởng của của Cái-đẹp hay Thẩm-mĩ thuộc về thế-jới mộng-mơ, tức là nằm trong sáng-tạo ngệ-thuật. Ở đây Nietzsche nhấn mạnh vào ngệ-thuật điêu-khắc cổ của Hi-lạp và thơ. Trong mơ, chúng-ta chỉ để í đến hình-ảnh. Ở lúc gay cấn nhất của hình-ảnh chúng ta thấy Cái-đẹp ấy chẳng qua cũng chỉ là hiện-tượng mà thôi. Đó là kinh-ngiệm riêng của Nietzsche ( Nietzsche, Geburst der Tragödie, [1], p. 34).

Có thể nói ai mà chả thích Cái-đẹp, zù là có ít nhiều chủ-quan. Nhưng khi Cái-đẹp liên-quan tới “thánh-thiện” thì câu hỏi sẽ là “Já-trị nào cho chúng-ta biết rõ thế nào là Đẹp thánh-thiện”? Í-niệm về “thánh-thiện” có tính uyên-nguyên (Idea) hay đến từ khái-niệm luân-lí của văn-hoá? Zo lẽ trên không mấy người thích những câu-hỏi đến từ Triết-học. Nhưng có đúng là mọi người đều thích “thánh-thiện” hay không, như trong câu “La philosophie ne suffit pas au grand nombre. Il lui faut la sainteté”, mà Nietzsche đã trưng ra trong cuốn Geburst der Tragödie.1

Chúng-ta sống với hiện-tượng. Hiện-tượng hay cái-đẹp làm cho chúng-ta mê-hoặc, rồi từ mê-hoặc hay “mù-loà” chúng-ta say sưa với cái-đẹp. Tức là chúng ta sống trong ảo-tưởng (illusions). Mọi người cùng đứng trước một vẻ đẹp, nhưng mỗi-người có cảm-thụ khác nhau, cho zù nói chung, mọi người đều công nhận đối tượng “đẹp” hiển-nhiên là đẹp, nhưng ảo-tưởng sẽ cho mỗi người thấy vẻ riêng-tư của đối-tượng “đẹp”. Zo đó cái-đẹp đúng là trong mắt của người nhìn.

Trên thực-tế, khi chúng-ta ngắm một bông hoa, thì zường như mọi vẻ của bông hoa ấy tiếp tục mở ra. Trên thực thế chúng-ta đang kinh-ngiệm hay “khám-fá” những vẻ của bông hoa, từng khoảnh khắc. Sự khám fá ra “vẻ” của bông hoa qua thị-jác tạm gọi là “tiếp-cận hình-tượng” (visualization). Một bông hoa “A” được chúng ta chăm chú (visualize), và mỗi khoảnh-khắc chăm-chú chúng-ta khám fá ra một vẻ khác cho nên chúng ta tạm gọi khoảnh-khắc ấy bằng một điểm. Như vậy bông hoa “A” có vô số điểm được khám fá. Nều điểm 1 của “A” vừa được khám-fá, thì điểm 2 của “A” lại được nhận-ziện. Khi ấy điểm 1 hay visualization 1 như biến đi, nhường chỗ cho điểm 2 của bông hoa. Thế thì, sự tiếp-cận hình-tượng của “A” sẽ được mường-tượng ra thế này: A = 1, 2,…n hay ad Infinitum. Nếu theo cách ziễn-jải về số-học, tức là Luận-lí căn-bản của Wittgenstein, chúng-ta gọi bông-hoa A là một thực-thể, không ăn-nhằm jì tới suy-ziễn bên-ngoài, tức người ngắm bông-hoa A. Cách nhìn này rất fù-hợp với í-niệm “Ding an sich” của Kant. Chúng-ta có thể zựa trên cuốn Remarks on the Foundations of Mathematics Wittgenstein để ziễn-tả trường-hợp của bông-hoa A na ná như sau. Nếu gọi bông-hoa A bằng con số 72, chúng ta sẽ suy-ziễn như sau:

72 = 8 x 9 .Theo đó, 8 x 9 là cách ziễn-tả vận-hành của 72

Hoặc

72 = 12 x 6 . Theo đó, 12 x 6 là cách ziễn-tả vận-hành của 72.

Cả hai trường-hợp trên cũng cho chúng-ta thấy, “A” không hề đổi thay còn cách tính là suy-ziễn luôn luôn có jới-hạn. Trên thực-tế, chúng ta không biết trước được đâu là điểm jới-hạn của suy-ziễn. Chúng-ta cũng fải khẳng-định rằng tuy cách suy-ziễn của Toán-học rất sắc bén nhưng những con-số ziễn-tả vận-hành lại không cho chúng-ta thấy đời sống của tâm-lí, một điều rất hiển-nhiên trong Thẩm-mĩ. Chúng-ta nói: “Tôi thấy bông-hoa A đẹp” có ngĩa “Tôi cảm-thấy bông-hoa A đẹp.” Chứ không thế nói “Tôi biết bông-hoa A đẹp”.

Trong trường-hợp trên, động-từ “Thấy” chỉ vào cảm-quan, chứ không tương-đương với động-từ “biết”, một tình-trạng của nhận-thức (cognition). Zo lẽ đó, những con-số suy-ziễn hay vận-hành 8, 9,12, và 6 chỉ áp-zụng vào số-học rất an-toàn, nhưng không cho chính người cảm-xúc thấy được chiều sâu của cảm-thụ trong không-jan-thời-jan và vận-chuyển. Để thông-cảm với những đức-tính này, chúng ta fải ziễn-tả ra, ví-zụ trị-số đúng của nhận-thức và tình-cảm trong không-jan và thời-jan ở những con số 8, 9, 12, và 6. Nhưng việc này không những quá khó mà còn vớ-vẩn.

Như vậy, con số 72 là thực-tại của Toán-học không thể đổi-thay zù cho những con số vận-hành bên tay mặt có đủ minh-chứng của nhận-thức tình-cảm. Chính vì thế Wittgenstein đã hoàn toàn có lí khi ông nhận-định rằng “Luận-lí của Toán-học làm méo mó tư-tưởng của nhà Toán-học và của Triết-ja.”2

Đúng như đã bàn ở trên, trong khi chúng-ta đang kinh-ngiệm A2, chúng ta không thề trở về kinh ngiêm A1. I như trường hợp ngắm mái tóc đẹp của người iêu, chúng ta không còn ấn-tượng đội mắt đẹp của người iêu nữa., Đôi mắt đẹp kia thuộc về khoảnh-khắc chiêm-ngưỡng trước. Xin gi nhận là chúng-ta đang chiêm-ngưỡng vẻ đẹp hay đang có kinh-ngiệm về vẻ đẹp ấy, và vẻ đẹp hiện ra trong mắt chúng-ta chỉ là hiện-tượng. Muốn hiểu rõ vấn-đề này chúng ta hãy thử hỏi: “Cái đẹp thực-sự (Ding an sich) của đôi mắt ấy là thế nào?” Chưa chắc chúng ta đã trả lời được. Có chăng miêu-tả của chúng-ta về đôi mắt đẹp ấy. Nhưng miêu-tả như thế sẽ bị tình-cảm hay tâm-lí chi-fối.

Hai chữ “Hiện-tượng” ở đây rất khác với quan-niệm Đông-fương. Trong nhận-thức của quan-niệm Đông-fương, “Hiện-tượng” đồng-ngĩa với “Ảo-tưởng”. Trong quan-niệm nhận-thức của văn-hoá Tây-fương, hiện-tượng có thực ở trần-jan. Không có vẻ đẹp A ở trần-jan tức là không có đối-tượng A để ngắm nhìn. Chúng ta sống với hiện-tượng của thực-tại chứ chúng-ta không nắm trọn được thực-tại. Điều này rất tự-nhiên. Chúng-ta ôm người iêu trong tay và chúng-ta fải thành thực thú-nhận với người iêu rằng “chúng-ta chỉ làm vừa lòng người iêu, chứ chúng ta không hiểu người iêu.” Thôi thì chúng ta cứ việc “hót” lên: “Iêu là iêu không bờ bến rồi!” để thoả-mãn khát-vọng và tránh fiền-nhiễu, Hiển nhiên, “IÊU là một cái ĐẸP” không sao định-ngĩa được và iêu-đương là khía-cạnh tích-cực của hiện-tượng. Yêu vừa có đối-tượng và cũng rất chủ-quan.

Người Tây-fương cũng thừa hiểu là hiện-tượng mang í-ngĩa fù-zu. Nhưng người Tây-fương không đi tìm já-trị Vĩnh-cửu. Nếu như có nguyên-lí về já-tri vĩnh-cửu, chúng ta chỉ cần mang nguyên-lí Vĩnh-cửu ấy ra để làm căn-bản xét mọi já-trị ở trần-jan. Thật là jản-zị. Nếu chúng-ta tin rắng “Có Khởi có Tàn” là một nguyên-lí vĩnh-cửu thì chúng ta fải hiểu rõ hai thực-tại “KHỞI” và “TÀN”. Chúng-ta sẽ viết thế này : KHỞI ᵙ TÀN. Đó là chuyện của nguyên-tắc lí-luận Deductive. Tuy-nhiên, trên thực-tế, vì nguyên-tắc chỉ là cái khung , ví-zụ có p ắt có q là một cái khung lí-luận. Nhưng khi đem zữ-kiện bỏ vào “khung” lí-luận, chúng-ta sẽ có thể có kết-quả hoàn-toàn vô-ngĩa..

“KHỞI” và “TÀN” đúng là í-niệm về “NHÂN” và “QUẢ”. Theo Nietzsche, jiải thích “NHÂN QUẢ” chỉ là một lối nói quá xưa về “hiểu-biết và khoa-học”. Chúng-ta khám-fá ra rất nhiều thứ mà con-người ngây-thơ thủa xưa fân-tích về NHÂN QUẢ nhưng chẳng đi đến đâu hết. Ngay cả khi chúng-ta ngiệm từ cái này ra từ cái khác, khả-năng ngiệm ra ấy chẳng có jì gọi là hiểu-biết đích-thực.3

Nhưng KHỞI và TÀN jống như hai biểu-tượng pq, không hề có nội-zung rõ rệt. Sự-thực chúng ta đâu có biết jì về vĩnh-cửu. Ngay cả nguyên-lí “Có Khởi có Tàn” đâu có cho chúng-ta biết rõ cấu-trúc và căn-cơ của KHỞI và TÀN, ngoại trừ hiện-tượng. Zo đó chỉ có một vài nguyên-lí vĩnh-cửu mà thôi. Ví-zụ Tứ ziệu Đế (SINH, LÃO, BỆNH, TỬ) là vĩnh-cửu. Tỉ-lệ vàng 1.618 là vĩnh-cửu, và tỉ-lệ 60 trong hệ-thống Toán-học của Babylon là vĩnh-cửu.4

Vậy thì, những já-trị khác ở trần-jan đâu có vĩnh-cửu. Fải nói rằng “mọi já-trị đều ở trong lẽ tương-đối và tuỳ thời”. Thế nên, chúng ta sống trong hiện-tượng, với hiện-tượng, và vui cùng hiện-tượng. Hiện-tượng cho chúng-ta thấy nhiều vẻ đẹp não nùng, từ một fụ-nữ đẹp, cho tới fong-cảnh đẹp, từ những công-trình xây-zựng đẹp cho tới cái đep hoảng-hồn của vũ-trụ (astronomical images), hình-ảnh xoáy vòng và mầu sắc rực rỡ của những galaxies xa-xôi mà Khoa-học về vũ-trụ ngày nay đang ngiên-cứu zưới đề-án gọi là Thẩm-Mĩ và Vũ-trụ Học. (Aesthetics and Astronomy).5

Cứ cho là cái-đẹp có tính hiển-nhiên (a priori) và zo đó chúng ta có thể luận-bàn CÁI-ĐẸP theo lẽ ĐÚNG/SAI, tức ĐẸP và XẤU, thì zường như cái đẹp tuân theo lẽ tất-định (Deterministic), vậy thì tỉ-lệ nào sẽ được zùng để bàn về lẽ tất-định trong cái đẹp? Chúng-ta cũng thấy có những cái đẹp nằm trong lẽ Bất-định (Indeterministic) ở ngay trong thế-jới của cảm-xúc và của trí-tuệ. Và đây là một zịp để chúng-ta bàn về sự khó-lường của cái đẹp trong thế-jan của Lưỡng-tử (Quantum). Ở đây, Jáo-sư Nguyễn Đức-Tường sẽ có zịp cho chúng-ta thấy rõ hơn.

Bàn về cái-đẹp của Khoa-học có tính bất-định, chúng ta có thể tạm chọn bài “Visualization Lost and Regained: The Genesis of the Quantum Theory in the Period of 1913-27” của Arthur I. Miller.6 Trong bài này chúng-ta viết tắt luận-cương trên là VLR. Theo Miller: “Tầm mức quan-trọng của suy-tư sáng-tạo ở chỗ Ngệ-thuật và Khoa-học gặp nhau và được bàn đến kĩ-càng bởi các nhà Khoa-học-Triết-ja trong thế-kỉ Hai-mươi, đó là Bohr, Einstein, và Poincaré. Trong những bài ngiên-cứu của mấy vị này chúng-ta thấy ranh-jới jữa các bộ môn biến mất vì chúng không theo suy-luận deductive hay inductive của khoa Luận-lí Căn-bản, hoàn-toàn zựa vào kinh-ngiệm, mà chúng đi theo suy-tư hữu-hình và suy-tư Thẩm-mĩ.”

 

B. CÁI ĐẸP ĐẾN TỪ CẢM-QUAN

 

Thông-thường Cảm-quan (senses) và cái jì gợi-cảm (the sensible) fản chiếu trực tiếp những hiện-tượng trong cuộc đời. Nếu những hiện-tượng ấy đẹp thì theo lẽ tự nhiên (a priori) chúng đẹp. Trầm-trồ khen ngợi cái đẹp là những tán-thán về cái jì gợi-cảm zo quan-năng mang lại. Suy ngĩ về cái đẹp là fần của Lí-trí fân tích nhận-thức (Cognition) zo Cảm-quan thu hoạch được. Lúc ấy Cảm-quan và Lí-trí bắt tay nhau “tri-kỉ” như khi Apollo bắt tay Dionysus. (Xin đọc Nietzsche, Geburt der Tragödie / The Birth of Tragedy)

Theo Nietzsche, “tinh-thần Appolo, trong sáng như âm-nhạc, đưa chúng-ta ra khỏi tinh-thần nồng-nàn ở lúc ban-đầu của tâm-tình Dionysus trong truyền-thống Hi-lạp, để chúng-ta thưởng-thức từng vẻ đẹp riêng. Tinh-thần Appolo júp chúng-ta cảm-nhận sâu xa những vẻ đẹp riêng biệt này. Chính những vẻ đẹp này thoả-mãn cảm-quan thẩm-mĩ của chúng-ta và júp chúng-ta vươn-tới những vóc-záng vĩ-đại tuyệt vời. Tinh-thần Apollo cho chúng ta thấy rõ hình-ảnh của cuộc-đời. Với ảnh-hưởng bao la của hình-ảnh, của í-niệm, của đạo-đức và của tình-thương, tinh-thần Apollo lôi con-người ra khỏi sự vong-thân thác-loạn của Dionysus lúc ban đầu, rồi mới đưa con-người trở lại hoạt-động của tinh-thần Dionysus về sau. Có trong Cái-đẹp đam-mê ấy con-người mới thấy mình có một thê-jan riêng, chẳng hạn như thế-jan trong chuyện-tình của Tristan và Isolde. Như thế, chúng-ta tự hỏi, có fải âm-nhạc mới đúng là ngệ-thuật trong tinh-thần của tinh-thần Apollo hay không?”7 Sau này Nietzsche viết một bài ngắn tự xét lại một vài suy-ngĩ sai lầm của ông. Chúng-ta sẽ có zịp bàn đến điểm này.

Ai đã thấy minh-tinh Thẩm Thuý-Hằng và ai đã thấy hình của nữ tài-tử này đều công nhận rằng theo lẽ tương-đối cô ta đẹp trong con mắt người nhìn. Còn những jì đẹp nơi cô zo quần-chúng và ngệ-thuật tạo nên là những vẻ tuy hấp-zẫn nhưng cũng rất mờ tối mà chúng-ta không sao biết được. Khác với ví-zụ này chúng-ta thường nói đến cái-đẹp của Tây-thi, gái nước Việt. Nhưng vì không ai biết mặt mũi Tây-thi ra sao, nên vẻ-đẹp của Tây-thi là Cái-đẹp của Í-niệm Uyên-nguyên, ở một thời điểm quá xa-xôi, như trong huyền-thoại nên đã trở thành ẩn-zụ, chẳng hạn có jai-thoại đồn rẳng Tây-thi “càng đau bụng càng đep”. Thế thì, cái-đẹp gọi là “ngiêng nước ngiêng thành” mãi mãi chẳng zính-záng jì tới thực-tại, nhưng lại là Í-niệm uyên-nguyên jống như một bóng-ma trong lịch-sử. Bởi vậy, thay vì nói “Đẹp quá” chúng-ta có thể nói: “Đẹp tới mức gây ra tang-thương binh-lửa”.

 

C. CÁI ĐẸP TRONG NGỆ-THUẬT:

TRƯỜNG-HỢP NHẠC-KỊCH CỦA WAGNER

 

Trên thực-tế, một đôi khi đọc lại cuốn Sự Ra-đời của Bi-kịch Hi-lạp sẽ júp chúng-ta thấy rõ já-trị í-niệm Thẩm-mĩ của Nietzsche. Í-niệm này zựa trên Triết-học cổ Hi-lạp về thể-loại Bi-kịch. Bi-kịch của Hi-lạp, trong thời-đại Hellenism, tạm gọi là Thời Hoa-lệ (400 BC) chủ iếu gồm hai thể chính: Apollo và Dionysus. Apollo nguyên-thủy là Thần Ánh-sáng hay Lí-trí hoá thân trong ngệ-thuật Điêu-khắc của cổ Hi-lạp, với zụng ngữ “Plastic”. Xin gi-nhận, “Art Plastique” zo người Fáp zùng cho Hội-hoạ và Điêu-khắc là một nhận-định sai-lầm. Tuy nhiên, khi chuyển “Art Plastique” sang Việt-ngữ, vì người Việt học từ Fáp – cho nên “Art Plastique” được fiên-thành “Ngệ-thuật Tạo-hình”. Lạ thay, trong trường-hợp Việt-ngữ, thì ngĩa “Plastique” chuyển sang “Tạo-hình” rất chỉnh, mặc zù người Fáp hiểu sai chữ “Plastique”. Ngày nay người Fáp không còn zùng chữ “Art Plastique” cho hội-hoạ và điêu-khắc nữa. Họ theo Anh-Mĩ gọi Hội-hoạ và Điêu-khắc là “Visual Art / Art visuel”. Còn tinh-thần Dionysus tiêu biểu cho Âm-nhạc, theo ngĩa của Nietzsche, ở vào thời điểm khích-động ban-đầu của tình-cảm. Chúng-ta sẽ bàn kĩ hơn nữa trong fần kết-luận của chuyên-luận này.

Đóng-góp đáng-kể của Nietzsche không ở nơi ông ta jải-thích hai loại ngệ-thuật: Điêu-khắc và Âm-nhạc, mà chính là cảm-quan về cái-đẹp mà chúng-ta thường kinh-ngiệm được trong hai thể: Sung-sướng hạnh-fúc bi-đát thảm-sầu. Cả hai loại cảm-quan về cái đẹp này không chỉ ziễn ra trên sân-khấu mà ngay trong cuộc-sống của con-người. Chúng-ta băn-khoăn không hiểu vì sao con-người thích ngắm ngắm cảnh hay đọc truyện “tang-thương binh-lửa”. Đây là những thứ đã được lí-tưởng hoá cho thoả lòng khao-khát của con người. Thế là những chiến-trường đẫm-máu có thật đã trở thành “ảo-tưởng” (illusions). Sắp có chiến-tranh vì ngoại bang đã ở biên-thuỳ và khổ-đau chắc không tránh khỏi, thế mà trong thi-ca khổ đau không thấy, chỉ thấy cái đẹp mà thôi:

Trống Trường-thành lung-lay bóng nguyệt,

Khói Cam-tuyền mờ mịt thức mây,

Chín-tầng gươm báu chống tay,

Nửa đêm truyền-hịch, định ngày xuất-chinh.

Cảnh chiến-trường là những bức-tranh tuyệt-mĩ:

Tên reo đầu ngựa, záo lan mặt thành.

Cảnh chiến-trường đâu fải là chuyện vui, thế nhưng đọc những câu sau, chúng-ta xúc động vì Cái-đẹp, hơn là vì Đau-thương. Nếu đau-thương ziễn ra đúng như sự thật thì không ai chịu nổi. Nhưng zùng ngệ-thuật miêu-tả Đau-thương thì ai cũng khoái. Có thể nói “khoái vì ngệ-thuật và cũng khoái thấy sức tàn-fá gây cảnh đau-thương,”

Hồn tử-sĩ jó ù ù thổi,

Mặt chinh-fu trăng zõi zõi soi

Chinh-fu tử-sĩ mấy người,

Nào ai vạc mặt, nào ai gọi hồn

Ngày nay quần-chúng thích xem những fim đâm-chém chính là một hiện-tượng đáng cho chúng-ta tìm-hiểu. Có fải tính-người khát-máu nên khoái xem Cái-đẹp ziễn-tả đau-thương, mặc zù không fải quần-chúng nào cũng có máu sát-nhân?

Điều này đã được Nietzsche bàn tới như sau: Theo Socrates thì con mắt của quái-vật Cyclops tiêu-biểu cho “Bi-thảm” cho nên chúng-ta đừng để tình-cảm của Dinosyus làm chúng-ta điên-zại nhìn vào con mắt đó. Nhưng, theo Plato, chúng-ta chỉ khoái-tỉ nhìn vào con mắt đó khi con mắt đó khi con mắt của quỉ được ziễn-tả tuyệt vời trong Bi-kịch mà thôi.8

Để kết-luận nhận xét này, chúng-ta nên triển lời Kant. Theo Kant: “Cảnh thiên-nhiên trong bão-tố trông rất tuyệt-vời, nếu chúng ta nhìn nó từ một chỗ đứng an-toàn.” Đó là nhận xét của quan-niệm Thức-tỉnh (Enlightenment), mà người Việt zịch theo từ-điển là “Rực-sáng” hay “Ngời-sáng”. Chúng-ta nên-đọc nội-zung tư-tưởng chứ không nên đọc “chữ”, nhất là những “chữ-ngĩa vô-hồn”. Để tránh hiểu lầm chúng-ta fải hiểu Triết-học ấy là jì và ngĩa chữ “Ánh-sáng” là jì.

Chúng-ta cần fân-biệt rõ Cái-đẹp của thực-tại và Cái-đẹp của thực-tại ziễn qua ngệ-thuật.

Những ai đã đến thôn Vĩ-zạ và thấy tận mắt Cái-đẹp của thôn ấy chắc sẽ thấy Cái-đẹp của thôn Vĩ-zạ trong thực-tế khác với Cái-đẹp của thôn Vĩ-zạ trong thơ Hàn Mặc-Tử. Cái-đẹp chúng-ta bàn đến ở đây là í-niệm (concept) đền từ kinh-ngiệm bản-thân. Chúng-ta cứ mãi mãi mông-lung so sánh “Cái-Đep” của thôn Vĩ-Zạ với Cái-đẹp của thôn ấy trong thơ.

Chắc chắn là tôi sẽ không thấy Cái-đẹp của thôn ấy như ngôn-ngữ của Hàn Mặc-Tử và ngược lại. Nhưng tôi có vấn-đề. Nếu biết chắc rằng Hàn Mặc-Tử đã đến thôn Vĩ-Zạ thì những nét đẹp của thôn ấy đã hoàn-toàn biến-thể để trở thành Cái-đẹp trong ngôn-ngữ thi-ca. Theo nhận xét của Kant, cường-độ cảm-quan về cái đẹp (amplification) trước hết đi từ thực-tại rồi ra ngoài thực-tại. Thay vì đi theo một chiều của nhận-thức về Cái-đẹp ngiệm ra từ Lí-trí, í-niệm “đẹp” về thôn Vĩ-Zạ của Hàn Mặc-Tử đã “hoá-thân” và bay bổng lung-tung.

Tính “sublimation” và “mông-lung” trong bài Thôn Vĩ-Zạ của Hàn Mặc-Tử ở những câu sau đây:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc.
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
 
Jó theo lối jó, mây đường mây,
Zòng nước buồn thiu, hoa bắp lay.
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
 
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân-ảnh
Ai biết tình ai có đậm-đà?
 

Chỉ trong Thẩm-mĩ chúng-ta mới có cảm-jác “mông-lung”. Có Cái-đẹp nào mà không khiến chúng ta suy ngĩ “mông-lung”? Ngay cả một món ăn ngon cũng để lại trong chúng-ta một cảm-jác rồi trong suy-tưởng (judgment) của chúng ta cảm-jác “ngon” ấy trở nên mông-lung. Chẳng hạn chúng ta “muốn ăn món ngon ấy thêm một lần nữa”.

 

[còn tiếp]

 

CHÚ-JẢI

1. Nietzsche, F. Geburst der Tragödie, p. 161. Random House, 1987.
 
2. Wittgenstein, Remarks on the Foundations of Mathematics, p. 199. The MIT 1978.
 
3. Nietzsche, F. Die Fröhliche Wissenschaft, [112], p. 122, Random House, 1974.
 
4. G. H. Hardy, A Mathematician’s Apology, p. 80, 1993, Cambridge University Press.
 
5. Hardvard-Smithsonian Center for Astrophysics in Cambridge, Mass.
 
6. Bài này đăng trong On Aesthetics in Science, trong Bộ Design Science Collection, Chủ-biên Judith Wechsler, MIT,1988, và Birkhäuser, Boston – Basel. Từ trang 73 tới trang 97.
 
7. Nietzsche, F. The Birth of Tragedy, p. 126, Random House, 1967.
 
8. Nietzsche, F. Ibid., p. 89.

 

-------------------

 

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021