thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Ảnh-hưởng của thẩm-mĩ trong thời toàn-cầu hoá

 

(Bản dịch Việt-ngữ của tác giả)

 

Nguyên-tác Anh-ngữ của chuyên luận này, “Aesthetic and Cultural Impacts in the Age of Globalization”, đã được tác giả trình-bày song song với sự thông-zịch sang tiếng Nga của các sinh-viên đại-học Moscow: Kate Ukhlinova, Anton Belskikh, và Ramil Nafikov, tại Lomonosov Moscow State University, trong International Congress “Globalistics – 2011”, ngày 20 tháng Năm, 2011. Hội nghị này được thực hiện zưới sự bảo-trợ của UNESCO nhân Kỉ-niệm 300 năm thành-lập Moscow University và 50 năm kỉ-niệm Fi-thuyền đầu tiên có người lái ra ngoài không-jan.
 

NỘI-ZUNG:

MỞ-ĐẦU

A. Mô-hình Thẩm-mĩ Hi-La

B. Mô-hình Thẩm-Mĩ Byzantine

C. Mô-hình Thẩm-mĩ Gothic

D. Những Ảnh-hưởng Thẩm-mĩ trong Tân Ngệ-thuật và trong Ngệ-thuật Hiện-đại

E. Có hay không một thứ Thẩm-mĩ trong Thời Toàn-cầu Hoá ở lãnh-vực Xã-hội, Kinh-tế và Chính-trị?

F. Công-zân Thẩm-mĩ?

 

_______

 

ẢNH-HƯỞNG CỦA THẨM-MĨ TRONG THỜI TOÀN-CẦU HOÁ

 

MỞ-ĐẦU

 

Thẩm-mĩ bàn tới những quan-niệm đẹp. Theo truyền-thống, cái đẹp xuyên qua con mắt của chúng ta, vì vậy nói tới cái đẹp chúng ta thường liên tưởng đến ngệ-thuật tạo-hinh — hội-hoạ, điêu-khắc và kiến-trúc. Điều này có thể bị coi là fiến-ziện nhưng rõ ràng xác-định jới-hạn của cảm-quan về những sự-vật hữu-hình. Chuyên-luận này chỉ bàn tới cái đẹp trong các fạm-trù kể trên xuyên qua lịch-sử Tây-fương và ảnh-hưởng của cái đẹp hữu-hình trong thời-đại Toàn-cầu Hoá. Một vật đẹp hay một hình-ảnh đẹp quyến rũ cảm-quan của chúng ta rồi ảnh-hưởng tới tâm-trí, zo đó chúng ta có một kinh-ngiệm thẩm-mĩ để chúng ta cùng chia sẻ với nhau không cần áp-lực bên ngoài như trong đời sống xã-hội, kinh-tế và chính-trị. Tuy nhiên, vì con người kinh-ngiệm ra bất cứ vẻ đẹp nào vẫn nằm trong xã-hội, kể từ những triều-đại lớn (dynasties), cho nên chúng ta cần nhìn rõ cơ-cấu của mỗi jai-đoạn thẩm-mĩ có khuynh-hướng Toàn-cầu. Cứ như sách-sử đã gi, chúng ta có những mô-hình thẩm-mĩ toàn-cầu như: Hi-La, Byzantine, Gothic, Fục-hưng, Baroque, Ấn-tượng, Nhật-bản, Ngệ-thuật mới, và Ngệ-thuật Hiện-đại. Vì jới-hạn của bài này, tôi fải tạm gác sang một bên những mô-hình thẩm-mĩ khác của nhiều xã-hội ở ngoài Tây-fương. Trong chuyên-luận này tôi cũng sẽ xét tới khuynh-hướng Toàn-cầu trong lãnh-vực xã-hội, kinh-tế và chính-trị trước khi bàn tới hai vấn-đề đang được nêu lên: Công-zân Văn-hoá và Công-zân Thẩm-mĩ.

Kinh-ngiệm thẩm-mĩ có tính bất vụ lợi vì chúng không cần một cơ-quan vận-động và sức-mạnh thị-trường. Chỉ có tác-fẩm ngệ-thuật khi muốn bán mới cần vận-động và cần thị-trường tiêu-thụ. Thực vậy, já-trị của tác-fẩm ngê-thuật và já-trị thẩm-mĩ rất khác nhau. Những hoạ-sĩ của trường-fái Pop-art như Jasper Johns nhận-định rằng làm ngệ-thuật là một hành-động sáng-tạo, chứ không fải làm đẹp. Chúng ta không rõ là nhận-định riêng của Johns có fải là kết-quả của nhận-thức hay đó là cách fê-bình những quan-niệm về cái đẹp trong truyền-thống, nhất là khi cái đẹp được coi là “toàn-thiện”. Theo Adorno, cái gọi là “toàn-thiện” ấy đã trở thành “rất xa-lạ” (Aesthetic Theory, 1984, trang 250-251). Adorno đồng í với Benjamin là tác-fẩm ngệ-thuật, khi đã thấy trong nó có một cái jì “lạ ngoắc” tức là tác-fẩm ấy tự-nhiên cưỡng lại chính nó. Zo đó quan-niệm thẩm-mĩ cũng chống lại chính quan-niệm thẩm-mĩ theo vòng biện-chứng. Nhận-định này cho thấy thẩm-mĩ của quần-chúng và các lí-thuyết thẩm-mĩ không đứng nguyên mãi mãi.

Một cái jường đẹp, với kiểu-thức hoa-lệ như tranh của Bronzino, nếu thêu trên gối chăn, có lẽ không fải để ngủ, nhưng chắc chắn là một mĩ-quan tuyệt vời cho ta ngắm nhìn. Một cái jường đẹp chưa chắc đã làm chúng ta thèm ngủ, nhưng nhìn vào nó chúng ta thấy sự ấm-áp và thơ-mộng trên đời. Theo lí-trí vụ vào thực-tiễn chúng ta cần một cái jường chắc chắn để ngủ, nhưng đồng thời chúng ta không thể bỏ đi cảm-jác về một cái jì lành-mạnh và đẹp. Không có jì gọi là xa cách tuyệt đối jữa lí-trí và tình-cảm cũng như jữa mộng và thực đối với một người đích-thực là người. Thế thì, chúng ta có thể tò mò đặt ra câu hỏi và cũng nên xét lại trường-hợp của Johns, khi ông ta tự cho mình là một ngệ-sĩ theo thuyết zuy-thực, — có hoàn toàn zuy-thực không? — I như trong vài bài fỏng-vấn Johns của sử-ja mĩ-thuật Leo Steinberg và những người khác trong thập-niên 70. Tuy nhiên, vấn-đề này không nên bàn thêm nữa, vì quá fức-tạp, và có thể ra ngoài chuyên-luận hôm nay.

Tác-fẩm ngệ-thuật có bắt buộc fải thiên về hay liên-quan tới cái đẹp hay không? Gustave Flaubert nhận xét rằng, “Cái đẹp nằm trong thiên-nhiên, trong nhiều zạng khác nhau. Khi chúng ta khám-fá ra cái đẹp, cái đẹp ấy thuộc về ngệ-thuật, hay nói đúng hơn ngệ-sĩ khám-fá ra cái đẹp.” ( Lois Richtner-Rathus, Understanding Art, 2001, 6th Edition, p.5) Nếu quả như thế, nói tới ngệ-thuật là nói tới cái đẹp. Hai thực-thể ấy chỉ là một mà thôi. Nhưng khi nói tới ngệ-thuật tức là nói tới ngệ-sĩ? Như vậy có fải chỉ có ngệ-sĩ mới nhìn ra cái đẹp? Câu hỏi: “Có fải quần chúng không có khả năng nhận thức ra cái đẹp?” Quần-chúng và ngệ-sĩ nhận-thức cái đẹp khác nhau. Suy-tưởng thẩm-mĩ và ngệ-thuật của Flaubert có thể bị coi là quá xa xưa, nhưng chúng ta fải gi-nhận là suy-tưởng thẩm-mĩ ấy đã trưng ra một trong muôn-vàn sự-thật.

 

A.

MÔ-HÌNH THẨM-MĨ HI-LA

 

Phidias rồi Ictinos (Iktinos), Praxiteles rồi Alexandros đã tạo ra những khuôn-mẫu thẩm-mĩ tuyệt vời. Kinh-ngiệm thẩm-mĩ của họ là của riêng họ, là chân-lí của họ, tuy có sức lôi cuốn người xem, nhưng không fải là những fương-châm bất-tử. Thoạt kì thuỷ, thẩm-mĩ của họ có tính địa-fương rồi lan mãi ra để trở thành toàn-cầu, đi theo jấc-mộng bá-vương của Hi-La. Zù là iêu hay gét, hay cả iêu lẫn gét, thẩm-mĩ Hi-la đã có ảnh-hưởng tới các nền văn-hoá xa-xôi, ngay cả ngày nay chúng ta vẫn thấy thấp-thoáng đâu đây.

Ngày nay, mỗi khi bước vào một sân-khấu lộ-thiên, một vận-động trường hay ngắm nhìn những cái vòm chúng ta không thể quên nguồn gốc xa xưa của chúng. Chúng đến từ sân-khấu ở Epidauros, từ Coloseum ở Rome, và từ đền Pantheon cũng ở Rome. Ngay cả một trong những kiểu cách trophy (biểu-tượng chiến-thắng) cũng lấy từ đài kỉ-niệm xây theo hình ống ở Lysikrates. Hình-zạng hay biểu-tượng “chiến-thắng” / “trophy” ấy làm đẹp mắt người nhìn, đặc biệt nằm trong tay những người thắng cuộc.

 

B.

MÔ-HÌNH THẨM-MĨ BYZANTINE: CÁI VÒM

 

Tại sao thẩm-mĩ cái vòm lại hấp-zẫn thế? Sau kiến-trúc cái vòm của La-mã zựa trên khối ống (hình cái trống) của điện Pantheon, năm 117 ở Rome, với một cửa sổ tròn trổ ra trên nóc, có đường-kính khoảng 30 bộ Anh mà người La-mã cho là biểu-tượng tôn-jáo và thể-chế Cộng-hoà của họ, chúng ta có một cấu-trúc tương-tự như thế tại điện-thờ (miếu) Santa Costanza, năm 350, trong thủa ban-đầu của thầm-mĩ Byzantine, cũng tại Rome. Thẩm-mĩ kiến-trúc vòm của Byzantine còn nhiều hoá-thân khác nữa. Trước tiên, chúng ta thấy vòm của thánh-đường Hagia Sophia (the Church of Wisdom) xây năm 450 tại Istanbul, xưa kia là Constantinople. Vòm Hagia Sophia xây trên bốn vòng cung lớn hay trên một cái vòm lớn hơn vòm chính. Kiểu-cách này được gọi là “pendentives” (4 vòng cung). Thế rồi năm 1550, Sinan, nhà kiến-trúc vĩ-đại, gốc Hi-lạp theo đạo Hồi, fác-hoạ đồ án, lớn hơn Hagia Sophia, có tên là Mosque Sukeyman Đệ-nhất. Vòm này zựng trên hình chữ-nhật, bên zưới có vòng cung chống đỡ. Ở mỗi góc của khối vuông lại có một hay nhiều vòng cung nhỏ, đặc (blind arcades) xây chắc vào tường. Chúng là những cái chốt jữ cho góc tường siết chặt lại nhau. Mosque Sukeyman Đệ-nhất xây ở Irdine, sát với Istanbul. Sau năm 843 kiểu-cách Byzantine tiến thêm bước nữa, gọi là kiểu-cách thứ ba, với hai vòm của hai nhà thờ (churches) trong tu-viện Hosios Lucas, xây năm 1020 tại Hi-lạp. Hai vòm này có tên là KatholiconTheotokos. Vòm Katholicon xây theo kiểu-thức “squinches”, vòm Theotokos theo kiểu-thức “pendentives”. Cả hai vòm nằm jữa điểm hội-tụ của lối đi trong nội điện, zẫn thẳng tới bàn thờ và đường ngang tạo thành hình thập-tự, cho nên trong kiến-trúc hai vòm này có tên là “crossing domes” hay “domes at crossing”.

Để cho thẩm-mĩ Byzantine trong thời-đại vùng lên thách đố thời-đại cũ, bức tường bên ngoài của hai nhà thờ này được thiết-kế bằng gạch mầu làm nổi bật đường nét cho nên thời đó gọi là “cloisonné”, một chữ vay mượn từ kĩ-thuật tráng men. Fần nối với chân vòm, cũng gọi là “cổ” vòm, kéo zài ra, nhấn mạnh vào nét thẳng đứng là kiểu-cách của Theotokos. Fần này được chia thành tám cạnh. Mỗi cạnh có hai cửa sổ cao. Trên đầu mỗi cửa sổ là một vòng cung. Tất cả nằm sâu trong một vòng cung lớn có hai cạnh cao song song với cạnh của cửa sổ để cho người xem thấy rõ vẻ thanh-tao. Ở đây chúng ta không bàn tới những tranh mosaic tân-kì tiêu biểu cho thời-đại vàng son thứ hai của thẩm-mĩ Byzantine.

Kiểu-cách thứ tư, tuy chưa fải là kiểu vòm cuối cùng của thẩm-mĩ Byzantine, zo hai kiến-trúc sư Barna và Postnik thiết kế cho thánh-đường St.Basil ở Moscow năm 1554. Đây là một đồ-án Byzantine tuy có nhiều vòm khác kiểu, nhưng cùng chung một khái-niệm thẩm-mĩ rất bay-bướm đến độ chúng ta không cảm thấy sức nặng của vật-chất và kĩ-thuật. Thay vào đó chúng ta có cảm-tưởng đang ngắm những hình-tượng chưa bao jờ thấy ở trẩn-jan, có chăng là trong truyện thần-tiên. Thánh-đường St. Basil là một hoà hài của hai sắc-thái đơn-jản và đa-ziện, khiến ta nhận ra ngay thẩm-mĩ của người Nga thiên về huyền-bí Đông-fương hơn là lí-trí của Tây Âu, cũng ví như sự khác biệt của một Tchaikovsky và một Beethoven.

 

C.

MÔ-HÌNH THẨM-MĨ GOTHIC

 

Đế-quốc La-mã theo đức-tin Thiên-chúa ở fía đông-nam Âu-châu còn gọi là Orthodox Church, nổi tiếng hơn nữa về hội-hoạ trong kĩ-thuật Mosaic, thường được gọi là “Bút-fáp Quốc-tế”, mà Gentile de Fabriano (1331) là một tổng-hợp đề độc-đáo cuối cùng, trước kỉ-nguyên chói lọi của thời Fục-hưng . Trên thực-tế, tuy Đế-quốc Byzantine bắt nguồn từ Constantinople trải hết fía nam Đông Âu, xuyên qua một fần Cận-đông, trải qua một fần của Bắc-fi, và ảnh-hưởng tới cả Nga, nhưng chưa bao jời tiến tới toàn-cầu hoá, cho đúng với í-ngĩa “Bút-fáp Quốc-tế” của nó. Chúng ta có thể thấy bút-fáp này qua những bức hoạ Mosaic trong nội-thất San Vitale (trước 547) ở Ravenna. Chúng tiêu biểu cho quyền-lực của đế-quốc La-mã và Jáo-hội, một bên là Hoàng-đế Justinan, và một bên là Bishop Ecclesius. Đồng thời bút-fáp này chính là nền-tảng của hội-hoạ Tây-fương với Giotto — 1305 là năm ông hoàn tất bộ tranh tường cho điện Arena ở Padua. Bút-fáp Byzantine còn fảng fất rõ ràng trong tranh của Botticelli — 1480 là năm bức The Birth of Venus ra đời, ngay lúc thẩm-mĩ Fục-hưng đã bắt đầu. Nhưng fải đợi đến kiến-trúc Gothic ở thời Trung-cổ Tây Âu, thường được coi fát-xuất từ Fáp, để thực sự có kiểu-cách gọi là “Bút-fáp Quốc-tế”, hay toàn-cầu hoá.

Thẩm-mĩ tuyệt vời của kiến-trúc Gothic, còn gọi là “Bút-fáp Thẳng-đứng” có thể được tóm tắt qua những sắc-thái độc-đáo sau đây: [Vì chưa có từ-ngữ tương-đương trong tiếng Việt, xin tạm jữ nguyên Anh/Fáp – cũng là một zịp júp độc-jả zễ nhận ra khi có zịp tham-khảo] The traceries, the gables, the spires, tháp chuông, the pointed arches, the jamb statues, the flying buttresses, the ribbed vaults, the cluster piers, the stained glass windows, the triforiums, the deep embrasures, the lancet windows, and the rose windows. “Bút-fáp Thẳng-đứng” tiêu biểu nhất ở chiều cao từ sàn lên tới trần chính-điện (Choir), vươn cao hơn 150 bộ Anh ở Thánh-đường Beauvais tại Fáp và Thánh-đường Cologne ở Đức. Trần cao như thế vượt hẳn các trần thánh-đường kiểu Romanesque, kể cả Laon, một hoà hợp của hai kiểu cách Gothic và Romanesque. Thẩm-mĩ kiến-trúc Gothic tiến tới jai-đoạn cuối cùng với vẻ đẹp gọi là “rực-sáng / sử-zụng rất nhiều kính mầu” như điện-thờ Sainte-Chapelle, và cái đẹp gọi là “fô-trương lộng-lẫy hoặc bay-bướm / flamboyant” như thánh-đường Saint-Maclou ở Fáp. Những vẻ đẹp ấy cốt để tôn-vinh lòng ngưỡng-vọng về cái cao-vút của sức mạnh thẩm-mĩ tâm-linh, quả thực đã và vẫn còn rung động trí-tuệ và tình-cảm của con người.

 

D.

ẢNH-HƯỞNG THẨM-MĨ TỪ FONG-TRÀO MỚI TỚI HIỆN-ĐẠI

 

Ngệ-thuật Mới (Modern Art), — chưa fải là Fong-trào Tân Ngệ-thuật (Modernism) — bắt nguồn từ trường-fái Ấn-tượng trong hội-hoạ, vào khoảng hạ bán thế-kỉ 19, zo í-thức trước quan-niệm thẩm-mĩ của Nhật, và zo cảm-quan trước cuộc đời ra ngoài cánh cửa, trong ánh-sáng chờn vờn, trong trung-tâm đô-thị, qua những bức-hoạ fố-xá ở Paris, rồi đến miền-quê thơ mộng trong nước Fáp. Cùng với Fong-trào Thẩm-mĩ Cẩp-tiến hay Tiên-fong chúng ta thấy tranh chân-zung Émile Zola zo Manet vẽ (1868) và những bức hoạ của van Gogh (1887) đều có nhiều zính lưu đến Hiroshige (1857). Tranh của Picasso (1907) có những ảnh-hưởng đến từ những tác-fẩm Fi-châu trưng bày năm 1906. Rõ ràng là zo gặp gỡ này chúng ta thấy sự ra đi của fối-cảnh hoạ Tây-fương quá chú trọng vào một hay hai điểm biến (vanishing points) trong không-jan và sự chấp-nhận một không-jan vô-biên hay có rất nhiều điểm biến. Chúng ta có thể thấy sự khác biệt này jữa Utamaro (1798) và Degas (1886). Sự thay đổi này rất tự nhiên vì có lợi cho tự-zo và sáng-tạo của ngệ-sĩ.

Fong-trào Ngệ-thuật Mới (Modernism) thực sự xuất hiện năm 1906 với tác-fẩm Les Demoiselles d’Avignon của Picasso. Khuynh-hướng fá đổ truyền-thống bắt đầu với fong-trào Dada, 1916, và Duchamp trong những năm 1913, 1917. Trước đó chúng ta cũng fải kể đền Khuynh-hướng Tiên-fong của Nga (1913) và khuôn mặt độc-đáo thời đó là Tatlin. Mô-hình kiến-trúc Monument of the Third International 1919-20 của Tatlin đã đi trước kiến-trúc Deconstruction khoảng một nửa thế-kỉ. Những ngệ-sĩ cấp tiến này, tiêu biểu là tiếng nói của Dada và Duchamp đã coi ngệ-thuật và thẩm-mĩ truyền-thống như những thứ đã chết rồi, trong hai í-ngĩa “Tính Không” và “Hư-vô”. Fải nói rằng “Tính-không” và “Hư-vô” đã được Leonardo bàn đến rất ngắn gọn trong í-ngĩa Sinh-Ziệt ở thời Fục-hưng. Điều này chính là một nỗ-lực thức-tỉnh trước không-khí của thời-đại (Zeitgeist), khuyên ngệ-sĩ chớ nương mình vào những khuôn-thước xa xưa, vì cái xa xưa đâu có sống với chúng ta. Cho nên thuyết Biện-chứng Sử-quan của Hegel tuy có lí nhưng không cụ-thể. Trong ngệ-thuật, tác-fẩm jống như một biến-cố đang ziễn ra không cần sân-khấu. Một vật cũng có thể là một tác-fẩm ngệ-thuật. Từ đó, chúng ta suy ra kinh-ngiệm thẩm-mĩ đâu cần fải đến khuôn vàng thước ngọc Hi-La, ví như vẻ minh-triết của kiểu-cách Dorian, vẻ nhẹ-nhàng bùng lên mãnh-liệt của kiểu cách Phrygian, vẻ ai oán trong thơ kiểu Lygian, vẻ ngọt-ngào thần-thánh kiểu Hypolydian, và cái vui trong cung-cách Ionian. Chúng là những í-niệm đẹp đã hớp hồn Poussin. Vậy thì, bất cứ cái jì, và bất cứ một thoáng nào cũng có vẻ đẹp của nó. Ngệ-thuật cũng thế. Chúng ta có thể tiếp tục kể.

Trên thực-tế, “Tính-không” và “Hư-vô” đã tiến tới tận cùng để sinh ra “sáng-tạo mới” kể từ thập-niên 60. Cơn khủng-hoảng của “Hư-vô” júp con người thấy mọi já-trị không còn khi con người ở trong hoàn-cảnh bắt buộc mình fải thấy rõ thế-jan trong con người của mình và thế-jan ở ngoài kia. Cả hai thế-jan này có thể đã hoàn toàn bị fá-sản trừ fi con người có một quyết tâm đi lại từ đầu để sửa-soạn cho mình một bình-minh sáng-tạo. Bình-minh này cần được thảo-luận công-fu để thấy rõ đâu là “Tính-Không”. Thế nên, những í-tưởng fôi-thai, fi-lí và rất quàng-xiên của nhóm Dada và của Duchamp đã trở thành suy-tưởng riêng cho nhóm Pop-art, Conceptual Art, Installation Art, và nhiều nhóm khác tới độ “Hư-vô” để cho cuộc đời thực-sự trở về. Í-niệm về “Không” (không đúng / không hẳn thế) của Hegel đã được Heidegger hiểu rất đúng, vì í-niệm “Không” này đòi hỏi chúng ta fải đi sâu mãi vào nền-tảng của câu nói “Tôi ngĩ về một cái jì” (Heidegger, Mindfulness, pp. 261-262). Hegel gọi “Negativity / Không, hay khước-từ” là cỗi nguồn của “Tính-không” để cuối cùng, sau khi đã hiểu thấu đáo câu “Tôi ngĩ về một cái jì” thì “Không / khước-từ” trở thành í-thức rõ ràng và tuyệt đối nhất. Cho nên, trong í-thức về “Không / khước-từ” rốt ráo ấy “Tính-không” và bản-thể (being) trở thành một. Vậy thì Duchamp cũng như những ngệ-sĩ của nhóm Dada, và của những trường fái kể trên đã có í-thức về “Không” một cách cùng kì lí như suy-niệm của Hegel không? Đoạn sau đây là cách trả lời.

Xét theo tinh-thần của Siêu-hình Học, zường như mọi câu hỏi đều có vẻ “triết” khi chúng ta đương đầu với một thực-tại — thực-tại của hành-động hay của tư-zuy. Làm jì có í-niệm rõ ràng khi chúng ta sáng-tạo, bởi vì một tác-fẩm ra đời không fải là đáp-số của vấn-đề. Vấn-đề trong sáng-tạo luôn luôn là một bóng ma thử thách chúng ta. Vấn-đề sáng-tạo không fải là vận-hành như cái máy để sản-xuất hàng loạt. Vận-hành sáng-tạo ví như một cái mạng của những lẽ bất-ngờ và zường như có-lẽ như thế này hay như thế khác, jống như tầng tầng lớp lớp nằm trong cấu-trúc. Vậy thì, tâm-tư của ngệ-sĩ bắt buộc fải trở thành “Tính-Không” sau khi đã thấy rõ cả một cơ-cấu đổ-vỡ. Sự-kiện ngệ-sĩ chống lại tất cả nguyên-lí độc-tài cũng jống như í-niệm “Không / khước-từ” của Hegel, một cách rất tự-nhiên khỏi cần lí-jải lôi thôi. Sau một sáng-tạo, ngệ-sĩ để lại khoảng trống vô-biên cho tác-fẩm tương-lai. Khoảng trống ấy trở thành câu-hỏi của triết-ja đòi hỏi nền-tảng và thái-độ rõ ràng. Như vậy, những câu hỏi đó nằm trong í-ngĩa siêu-hình. Và đây cũng chính là điều mà Heidegger đặt ra cho Siêu-hình Học trong cuốn Zur Besinnung (p. 262).

Vì những kinh-ngiệm thẩm-mĩ đa-ziện và fức-tạp cho nên một số kinh-ngiệm ấy có thể thuộc về “Tính-Không” hay “Hư-vô”. Kinh-ngiệm thẩm-mĩ nào cũng có tính riêng tư, nên theo chữ-ngĩa của Hegel và Heidegger kinh-ngiệm thẩm-mĩ là “Privatation” tức là của riêng mình. Bởi vậy, nếu không cảm được một thứ kinh-ngiệm thẩm-mĩ nào đó chúng ta cứ việc đặt vấn-đề. Ví-zụ chúng ta đặt vấn đề với tác-fẩm của Tinguely, của Smithson, và của Kaprow. Như trên, có lẽ những tác-fẩm này nằm trong hoàn-cảnh hay không-khí rất đặc biệt đến độ vượt ra ngoài cảm-xúc của quần-chúng. Trong khi ấy, những tác-fẩm mở rộng trong không-jan (Environmental Art), như The Lightning Field của De Maria, và Running Fence của Christo cho ta thấy cái đẹp tuyệt vời khi thiên-nhiên và ngệ-thuật trở thành một thứ thẩm-mĩ tự-nhiên xúc-động tình cảm của người xem, và thực sự mỗi lần nhớ đến chúng ta nhận ra thời-jan ấy, nơi chốn ấy đã một lần đổi thay.

Zi-sản của trường-fái Dada sinh ra Happening Art và Performance Art. Zi-sản của Duchamp sinh ra hai hiện-tượng: “vật và ngệ-thuật” và “sự jao-thoa của ngôn-ngữ và ngệ-thuật”. Jai-đoạn ngệ-thuật hiện-đại chẳng qua là sử-zụng lại những í-niệm của thời-đại mới (Modern Art) bằng kĩ-thuật tối-tân, như ngệ-thuật bằng vi-tính và bằng video, bằng nhiểp-ảnh và bằng Internet. Tới đây, những ziễn-tả và kinh-ngiệm thẩm-mĩ sử-zụng nhiều chất-liệu khác nhau, nổi bật trên màn ảnh (screen). Đối với những tác-fẩm chuyển-động (animation) chúng ta cần xem sự chuyển-thể từ đầu đến cuối để thấy kĩ-thuật cổ-truyền không còn nữa — hay đã lỗi-thời. Hình-ảnh linh-động như hoạt-hoạ được sáng-tạo nhờ softwares khiến khán-jả và những người chơi games fải bàng-hoàng vì những softwares này júp ngệ sĩ tăng cường trí tưởng-tượng, làm cho sự-thực trở nên zữ-zội và cái đẹp trở nên đặc-sắc, lạ lùng. Đúng là chúng ta đang sống trong một nền Văn-hoá mới thiên về Hình-ảnh (Visual Culture), khởi đầu từ thập-niên 60. Thứ văn-hoá mới này tăng sức truyền-thông và thẩm-mĩ. Hơn nữa, những kĩ-thuật mới như software Catia júp cho kiến-trúc sư như Gehry fác hoạ và jải-quyết đồ-án zễ zàng. Lí-thuyết Khai-mở hay Fê-bình Cấu-trúc (Deconstructionist Architecture) trong kiến-trúc của Eisenman, Koolhaar, Himmeblau, Hadrid, Libeskink, Berhnish, và Tscchumi không còn vụ vào luật cân-xứng của Bút-fáp Quốc-tế, thay vào đó là những toà-nhà trông như xiêu-vẹo, rất trừu-tượng, và rất gần-gũi với điêu-khắc. (Gehry xuất thân là một điêu-khắc ja chứ không được đào-tạo trong môn kiến-trúc). Cái đẹp của kiến-trúc Deconstruction đang chiếm ưu-thế, và trong tương-lai sẽ trở thành hình-ảnh đô-thị rất lạ-lùng mà thế-kỉ 21 đang vươn tới.

 

E.

CÓ HAY KHÔNG MỘT MÔ-HÌNH THẨM-MĨ

TRONG KHUNG-CẢNH XÃ-HỘI, KINH-TẾ VÀ CHÍNH-TRỊ TOÀN-CẦU HOÁ?

 

Avatar hay “Trật-tự Mới ở Thế-jan” có lẽ là jấc-mơ lâu nhất của con người. Trong trật-tự ấy mọi quốc-ja đều chấp-nhận một chính-thể, cho nên quan-niệm Toàn-cầu Hoá ra đời. Nước mạnh nhất thế-jan, lúc này cứ tạm cho là Hoa-kì, vốn không zấu-ziếm mộng Bá-Vương chỉ muốn độc-tôn trên quả địa-cầu. Trong khi ấy nước nào cũng muốn jàu-sang, cương-cường và bình-đẳng với Hoa-kì. Con đường đi đến Toàn-cầu Hoá rất cam-go và đầy thử-thách cho mọi quốc-ja — mạnh cũng như iếu. Thế nhưng trong cuốn The Anti-Globalization Breakfast Club tác-jả Laurence J. Brahm đã fanh-fui rằng í-niệm Trật-tự Mới ở Thế-jan là một thất-bại lớn cho Hoa-kì về mặt kinh-tế và chính-trị kể-từ thời Great Depression. Ông Brahm vốn là luật-sư và cũng là cố-vấn chuyên-môn về tài-chánh thị-trường trong nhiều năm ở Lào, Tầu, và Việtnam (1981-2002) còn cho biết chính-sách Toàn-cầu Hoá của Hoa-kì không thành công ở hải-ngoại (Brahm, pp. 24 – 36). Và điều làm chúng ta sửng sốt hơn nữa là những nước tự mệnh-zanh “vô-sản jàu-sang” vẫn mị zân với những khẩu-hiệu Mác-Lê-nin đã lỗi thời, cốt để bóc lột quần-chúng hay nói khác đi là jữ zân trong cảnh bần-cùng.

Từ cái nhìn đàn-áp đầy tính thực-zân của những đế-quốc xưa như Hi-La và Tầu, thì “Trật-tự Mới ở Thế-jan” coi các nước nhỏ iếu láng-jiềng chỉ là fiên-thuộc cần fải được jáo-hoá theo mẫu-quốc (the model state), nhưng không được quyền bình-đẳng. Lối nhìn này rất rõ trong thời thuộc-địa mà ngày nay có những ảnh-hưởng không tốt vẫn còn tiềm-tàng ở nhiều nơi trên mặt địa-cầu. “Toàn-cầu Hoá cho ai?” Chắc chắn không cho mọi quốc-ja vì những vấn-đề như tiềm-năng, bình-đẳng, vận-hội và công-lí còn fải tùy thuộc vào hoàn-cảnh. Chúng ta suy ngiệm về những vấn-đề trên nhiều hơn là chúng ta có kinh-ngiệm về chúng cho nên những vấn-đề đó không xảy ra theo lẽ tự-nhiên. Kinh-ngiệm ở đời tuy coi ra rất cụ-thể nhưng nhiều kinh-ngiệm không có nền-tảng rõ ràng hay chỉ vì con người chưa đủ khả-năng hoặc chưa hết lòng jải-quyết chúng?

Khi chúng ta truy-tầm những ảnh-hưởng của thẩm-mĩ trong thời-đại Toàn-cầu Hoá, zường như chúng ta quên đi những ràng buộc của xã-hội, chính-trị và kinh-tế. Triết-học thiên về thẩm-mĩ không thể định-ngĩa cái đẹp mà chỉ gi-nhận và trình-bày kinh-ngiệm thẩm-mĩ. Thế thì, chúng ta chớ ngĩ rằng “cái tôi đang suy-tư thẩm-mĩ” không bị vướng mắc vào kinh-tế, xã-hội và chính-trị. Fong trào thẩm-mĩ Hip Hop là một ví-zụ rõ ràng trong vấn-đề gọi là sức-mạnh đổi-thay của ngôn-ngữ. (Mela Sarkar, in Global Linguistic Flows, 2009, edited by H.Samy Alim et al, p.139.) Đây là trường-hợp xã-hội ở Quebec trong đó người za trắng cũng như không fải za trắng, người Thiên-chúa Jáo cũng như không fải Thiên-chúa Jáo đã và còn đang thay đổi tỉ-lệ chủng-tộc và ngôn-ngữ. Valdés có một chuyên-luận liên-quan tới tư-tưởng của Foucault, đi từ chuyển-hoá sang lãnh-vực thông-tin, những xung-đột và những thử-thách không ngừng, và tác-jả đã đề-ngị — xuyên qua suy-tưởng của Foucault — là trong trường-hợp Mĩ-châu La-tinh, “lịch-sử fải khai thác đời sống văn-hoá qua văn-chương, ngôn-ngữ và địa-zư của nhiều sắc-tộc.” (Cultural History after Foucault, edited by John Neubauer; pp.101, 112,117).

Trong cuốn Der Wille zur Macht (Chí Hùng-vĩ / Í-chí vươn tới Quyền-lực, bản dịch Nguyễn Quỳnh, 2008) Nietzsche đã nhận xét rằng quyền-lực ở điểm cao nhất sinh ra khủng-hoảng. Trong khi triết-học nêu lên những câu hỏi về mọi hiện-tượng gê-tởm trên đời thì khoa xã-hội học trong thời hiện-đại như thuyết SSA (Social Structure of Accumulation) đi ngay vào những vấn-đề cụ thể của kinh-tế tư-bản ở nhiều zạng khác nhau gọi tắt là VoC (the Varieties of Capitalism).

Kinh-tế Tư-bản, ở Hoa-kì, Âu-châu hay Nhật-bản đều zựa trên lí-thuyết trật-tự điều-hoà kinh-tế để liên-tục kiếm lời. Lí-thuyết này zựa vào ba tiêu-chuẩn: a) Sức-mạnh sản-xuất; b) Khả-năng đưa hàng-hoá tới thị-trường; và c) Nắm vững liên-hệ hàng-hoá thích-hợp với nhu-cầu đòi-hỏi của xã-hội. Những điều trên cần fải được hỗ-trợ bằng cách kiểm-soát tiền-tệ, sắp-xếp lương-bổng, cạnh-tranh thị-trường trong chính-sách kinh-tế toàn-cầu, để kiếm lời. Vậy thì, kinh-tế tư-bản hiển nhiên đã đã đi vào Toàn-cầu Hoá, với quan-niệm rằng toàn-cầu chỉ có một chính-fủ gọi là trật-tự kinh-tế thịnh-vượng quốc-tế. Liệu chính-sách này có ổn không?

Không có jì mạnh và bền-vững mãi trong đời sống, đặc biệt đời sống zựa vào nhân-sinh và trù-fú. Tư-bản đã sinh ra những ván-bài kinh-tế, và đã biết trước sẽ có nhiều khủng-hoảng trong tiến-trình của nó. Những sự-kiện như: tranh-chấp jữa chủ-nhân và ngiệp-đoàn, đưa công-việc tới những nước đang mở-mang, tiêu-thụ càng cao nợ-nần càng lắm, hệ-thống cho vay trả góp có lời (financialization, 1990s), và sự suy-iếu của sức-mạnh nhân-công. Những tình-trạng trên đã và có thể còn tiếp-tục xảy ra khiến cho jai-cấp trung-lưu biến đi từ từ. Khi ấy, xã-hội chỉ còn hai jai-cấp: rất jầu và rất ngèo. Các nhà ngiên-cứu như McDounough, Lippit, Wallace, Brady và Nardone (Contemporary Capitalism and Its Crises, Cambridge UP, 2010) đã bàn tới nhiều vấn-đề và cách jải-quyết vấn-đề trong kinh-tế, kể từ fong-trào Tân Zân-chủ hay Tân Jải-fóng ở thập-niên 70 và đầu thập-niên 80. Họ cũng để í đến những khủng-hoảng jai-cấp và môi-sinh, ví-zụ vấn-đề nước và khí-hậu toàn-cầu (Clapp, 2005: 223-245). Họ cũng thấy rất cần fải có những cơ-cấu thịnh-vượng, như Ngiệp-đoàn Âu-châu và Liên-minh Thị-trường Á-châu. Những cơ-cấu này hợp-tác với tổ-chức tư-bản quốc-tế như World Bank, và một đôi khi cần sự iểm-trợ của WTO. Tuy nhiên, nhiều nhà ngiên-cứu như Singer lại thấy những cơ-sở kinh-zoanh tư-bản tới lúc nào đó sẽ mất quyền thiết-lập í-thức hệ và fương-án thực-hành của chúng bởi những đoàn-thể xã-hội khác (societal actors), như ngiệp-đoàn nhân-công chẳng hạn [nhưng rồi chính ngiệp-đoàn cũng có vấn-đề khi đời sống kinh-tế và xã-hội suy-thoái]. Zo đó, địa-bàn Toàn-cầu Hoá trong suốt thập-niên 1990 đã tạo ra vận-hội cho những đoàn-thể xã-hội định-ngĩa lại lá-bài tư-bản (Finger, 2005: 275-276 in Business of Global Environmental Governance, edited by Levy and Newell, MIT.)

Nếu vậy có thẩm-mĩ trong thời-đại Toàn-cầu Hoá hay không? Có chứ! Miễn là những quan-niệm ngệ-thuật và thẩm-mĩ làm cho thời-đại ấy đẹp và khích-động. Trên thực-tế, ngệ-thuật thương-mại đã vượt ra ngoài suy-ngĩ cổ-truyền, không fải chỉ vì ngệ-thuật ấy làm tăng sức-mạnh tiêu-thụ của xã-hội, mà nó còn sinh ra cảm-xúc như đang sống ở thiên-đường, zù sự thật thiên-đường ấy chính là cõi fù-zu. Nói cho cùng, cái đẹp nào mà chả “fù-zu”?

 

F.

CÔNG-ZÂN THẨM-MĨ?

 

Các quốc-ja và zân-tộc nên tiến tới gần nhau để trở thành một cộng-đồng nhân-loại. Cộng-đồng ấy fải có tính đa-nguyên và nhiều bản-sắc. Trên thực-tế và trước hết là những nguyên-lí tự-nhiên và xã-ước của mỗi zân-tộc cần fải được hiểu-thấu rõ ràng. Nếu không, những va-chạm về quyền-lợi trong lãnh-vực chính-trị, kinh-tế, xã-hội, jáo-zục và tôn-jáo có thể xảy ra. Trong khi những zị-biệt của “con người văn-hoá” và của “con người xã-hội” có thể được zàn xếp theo luật tư-nhiên và luật xã-ước, thì zị-biệt của thẩm-mĩ đâu cần jải-quyết, vì thẩm-mĩ không có luật-lệ jì hết. Một “xã-hội thẩm-mĩ” là một xã-hội làm chúng ta khoái-cảm. Làm jì có jao-tranh về quyền-lực chỉ vì thẩm-mĩ. Tuy ảnh-hưởng của thẩm-mĩ rất mạnh, nhưng không có vấn-đề gọi là hội-nhập thẩm-mĩ, cho nên học theo bút-fáp này hoặc bút-fáp kia là việc làm của những ngệ-sĩ mới bước vào ngệ-thuật. Trên thực-tế, chúng ta cần hội-nhập vào đời-sống văn-hoá khi những vấn-đề như hi-vọng, nhân-sinh, vận-hội, công ăn việc làm, bình-đẳng và quyền-sống của chúng ta trở nên cấp-thiết. Đời sống văn-hoá là một xã-ước với hoạt-động thực-tiễn, chứ không fải là những suy-tưởng siêu-hình như thẩm-mĩ.

Chúng ta đã thấy những cuộc nổi-zậy hay cách-mạng đòi-hỏi tự-zo zân-chủ. Đó là những vần-đề của xã-hội và chính-trị. Tuy-nhiên, chúng ta vẫn chưa biết rõ một mô-hình zân-chủ như thế nào là thích-hợp. Khả-năng lèo lái một con tầu qua đại-zương — nhất là trong bão-táp — cần đến tài lãnh-đạo của thuyền-trưởng và í-chí cương-cường của thuỷ-thủ đoàn. Chúng ta chỉ có thể có một Toàn-cầu Hoá zựa trên văn-hoá và chủng-tộc đa-nguyên, khi mà sự khôn-ngoan của nhân-loại thực-sự chin mùi. (Husserl, Cartesian Meditations, 1970, pp.120-136). Cho tới khi một cộng-đồng lí-tưởng như thế ra đời, “những công-zân nhân-loại” chia sẻ cái đẹp cùng nhau. Có thể nói là ảnh-hưởng lẫn nhau về thẩm-mĩ để trở thành “công-zân thẩm-mĩ”.

Một công-zân thẩm-mĩ chỉ có thể xảy ra trong hai trường-hợp. Thứ nhất đó là những kinh-ngiệm hoàn toàn fi văn-hoá, chính-trị, kinh-tế và chủng tộc. Tức là những zị biệt không còn, và có thể không còn cả cá-tính. Thứ hai đó là cái thú được coi như chung cho tất cả mọi người. Như vậy, chúng ta e rằng những kinh-ngiệm thẩm-mĩ không nằm trong tính chung tự nhiên sẽ có thể bị loại ra ngoài cộng-đồng của những công-zân thẩm-mĩ. Chúng ta có chắc một cộng-đồng thẩm-mĩ là khuôn mẫu lí-tưởng và hạnh-fúc không, hay đó chỉ là một jả-thiết còn cần nhiều kinh-ngiệm? Khi chúng ta nói: “Các zân-tộc nên cùng nhau thưởng-thức cái đẹp.” Ví-zụ cùng nhau bước vào thiên-nhiên, đi cùng với thiên-nhiên, đâu nhất thiết fải tới những zanh-lam thắng cảnh hay vào viện bảo-tàng. Í-niệm Somatic Aesthetics nên được chuyển sang Việt-ngữ là “Thẩm-mĩ đến từ muôn vật quanh chúng ta”, ví-zụ một tảng đá, một cái cây — to hay nhỏ — một jòng suối bé con, một làn jó mát, một thoáng hương-thơm, một cảm-jác mềm mại từ đất lan ra, lúc chớm bình-minh hay cảnh chiều tà. Thế là chúng ta đã khám-fá ra cái đẹp, để thấy rằng sự nhịp-nhàng của xác-thân, của tâm-trí và của thiên-nhiên chính là vưu-vật của tự-zo. Tự-zo là suối-nguồn của mọi ngệ-thuật và thẩm-mĩ trong thời Hiện-đại hay nói đúng hơn, chính là luận-đề về ảnh-hưởng của thẩm-mĩ trong khung-cảnh Toàn-cầu Hoá bây jờ. Nhưng suy lại cho kĩ, hai chữ tự-zo ở trường-hợp này không những chỉ lung-linh mà còn fiến-ziện, khi mọi người chợt nhận ra rằng hai chữ tự-zo bắt nguồn từ cảm-xúc (emotive) cá-nhân vẫn cần fải tìm ra tri-kỉ. Zo đó, bốn chữ “công-zân thẩm-mĩ” chính là hai cặp đối-ngịch không thể có quân-bình. “Công-zân” là định-ngĩa của chính-trị, văn-hoá và xã-hội như Rawls (The Law of Peoples, 2002) đã nhận định: “công-zân là những người tham zự vào xã-hội” và “luật chung cho các zân-tộc khác nhau chỉ có thể có nếu các zân-tộc biết tự-trọng và có tinh-thần cởi mở.” Cho nên, Rawls kết-luận “quan-niệm về nhân-bản (Humanism) và zân-chủ (Democracy) có thể chỉ là những ảo-tưởng.” Trong khi ấy “Thẩm-mĩ” là hiện-tượng thuộc về cảm-xúc đến từ những thực-tại khác nhau — và như nhận-định của tác-jả bài này — ngay tử những jòng đầu, “Thẩm-mĩ là cảm-quan tự-nhiên, đến rồi đi rất vô-thường cho nên thẩm-mĩ fi định-ngĩa”. Có lẽ chúng ta fải có “con-ngưởi thẩm-mĩ” tức là con người ưa chuộng và đi tìm cái đẹp và trao đổi với nhau, hơn là bốn chữ “công-zân thẩm-mĩ” nge rất jật gân (sensational), thích hợp với những khẩu-hiểu “con buôn” và “chính-trị”. Mà nói cho cùng, ngoài í-ngĩa “sensational”, công-zân thẩm-mĩ là hệ quả của những va-chạm í-thức hệ, ngĩa là con người trong xã-hội chính là kết quả của những bước thăng trầm trong chính-trị và kinh-tế, cho nên con người cần fải zương-zanh rất “sensational” để thiên-hạ thấy rằng mình đang có mặt.

Quả thật, trong thời-đại toàn-cầu hoá, nhờ vào kĩ-thuật tinh-vi, sự truyền-thông của tư-tưởng và kinh-ngiệm thẩm-mĩ được biết đến mau chóng. Ảnh-hưởng của thẩm-mĩ quá rõ ràng như Getlein đã nhận-định — chứ ít khi gọi là trao đổi, như sau: “Western ideas about art were taken up and adapted by many cultures around the world”. (Living with Art, 9th Edition, 2010, p.524).

 

----------------------------

THƯ-MỤC THAM-KHẢO:

Adorno, T.W., Aesthetic Theory, 1984, Trans. By C. Lendlardt, Routledge & Kegan Paul, London, Boston.
 
Brahm, Laurence J., The Anti-Globalization Breakfast Club: Manifesto for Peaceful Revolution, 2009, John Willey and Sons (Asia) Pte. Ltd.
 
Contemporary Capitalism and its Crises. Edited by Terrence McDonough. Michael Reich, David M. Kotz, 2010, Cambridge University Press.
 
Cultural History after Foucault. Edited by John Neubauer,1999, Aldine de Gruyter, New York.
 
Culture and Citizenship. Edited by Nick Stevenson, 2001, Sage Publications, London.
 
Enriching the Sociological Imagination: How Radical Sociology Changed the Discipline. Edited by Rhonda F. Levine, 2004, Brill, Leiden, Boston.
 
Getlein, Mark, Living with Art, 9th Edition, 2010 McGraw-Hill, NY.
 
Global Linguistic Flows: Hi Hop Cultures, Youth Identities, and the Politics of Language. Edited by H. Samy Alim, Awad Ibrahim, and Alabastair Pennycook, 2009, Routledge, New York, London.
 
Heidegger, Martin, Mindfulness, 2006, Continuum, London, New York.
 
Husserl, Edmund, Cartesian Meditations, 1970, Martinus Nijhoff, The Hague.
 
Rawls, John, The Law of Peoples, 2002.
 
Richner-Rathus, Lois, Understanding Art, 6th Edition, 2001, Wadsworth, Australia, Canada, UK, USA.
 
The Business of Global Environmental Governance. Edited David L. Levy and Peter J, Newell, 2005, The MIT Press, Cambridge, Massachusetts.

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021