thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Quyền-lực và Tự-zo [§19]

 

Zựa trên nguyên-tác tiếng Anh Power and Freedom (2008-2009), Nguyễn Quỳnh.

 

Hơn bốn trăm năm trôi qua, tư-tưởng trong triết-học Tây-fương, chủ iếu là Anh và Đức đã đóng góp rất nhiều cho sự hiểu biết của con người về mặt chính-trị, xã-hội và đạo-đức; ảnh hường rất lớn vào sự thay đổi văn-hoá, khoa-học, kĩ-thuật, chính-trị và kinh-tế toàn cầu. Kể từ gần hai trăm năm lại đây, triết-học thực-tiễn của Hoa-kì, coi hành-động là điểm khởi-hành trước khi tiến về lí-thuyết. “Philosophy is a point of actions, NOT a point of interpretations.” Quan-niệm này đã từ từ đẩy triết-học Âu-châu (continental philosophy) vào hậu-trường. Triết-học nào — Âu-châu hay Hoa-kì — sẽ júp con người thức-tỉnh hơn và can-đảm hơn để tiếp-tục đi lên? Chương cuối của chuyên-luận sẽ bàn đến triết-học hiện-đại (contemporary/post-modernism) và xã-hội con người trong đó Mĩ, Việt và Tầu là ba thực-tại chính-trị và xã-hội được tác-jả khai-thác nhiều nhất vì chúng ta đang chứng-kiến quyền-lực và tự-zo trong hai thái-cực: Vòng biện-chứng mở rộng biên-cương của bá-quyền (circle dialectics), và vòng biện-chứng ngịch-đảo (negative dialectics) để júp chúng ta hiểu vì sao có những thể-chế đang trở về man-rợ.
 
Nguyễn Quỳnh

 

 

 

§19.

 

QUYỀN-LỰC VÀ TỰ-ZO

TRONG TRIẾT-HỌC CỦA HEGEL

 

Descartes và Spinoza được coi như hai triết-ja mở đầu cho kỉ-nguyên mới (modernism) trong triết-học. Spinoza còn xứng đáng là triết-ja suy tư có tinh-thần khoa-học. Noi theo gương của Spinoza, Kant nêu lên những fạm-trù trong triết-học bằng cách đòi hỏi suy-tư và fê-bình tư-tưởng ở lãnh-vực sâu hơn và cao hơn (transcendentalism). Í-niệm này không có nghĩa là “siêu” hay “vượt-fóng”. Kể từ Hegel quan-niệm khoa-học ấy fải trở về Lí-tưởng-uyên-nguyên (the Ideal) để thấy rõ định-mệnh con người trong đấu-tranh vì tự-zo, và quyền-lực vì con người cần thức-tỉnh. Không có cái nhìn zuy-vật và biện chứng sử-quan của Hegel không thể nào có tư-zuy của Marx, và những tư-tưởng trong thời hiện-đại (Post-modernism/contemporary schools).

Theo Kant. bản-năng (nature) của con người sinh ra định-mệnh (fate). Định-mệnh ấy có thể là mưu-cầu hoà-bình hay chiến-tranh. Đọc kĩ Hegel, chúng ta thấy bản-năng và định-mệnh trong triết-học của Kant chỉ là hai jả-thiết (suppositions) cho nên chúng ta cần fải đào-sâu hơn nữa vào jả-thiết, tức là tìm-hiểu cỗi-nguồn (the Ideal) qua fương-fảp tiền jả-thiết (pre-suppositions).

Zo đó, Hegel coi những í-thức về jả-thiết chỉ là í-niệm (concepts) được ông bàn tới trong chuyên-luận về Quyền, về Í-chí, và về Tự-zo, như sau:

Trong cuốn Philosophy of Right, zo Oxford University Press tái-bản 1967, ở fần đầu, G. W. F. Hegel bàn về Quyền Trừu-tượng của Con-người (Abstract Right) như sau:

1. Í-chí tự-zo là một khát-khao tuyệt-đối, ở vào jai-đoạn khi í-niệm của nó còn trừu-tượng, tức là mông-lung và chưa rõ-ràng. Vì thế, Í-chí Tự-zo có tính cấp-thời (immediacy) tuyệt đối. Chữ “immediacy” nên được hiểu là một hiện-tượng chưa được suy-tư thấu-đáo. Jai-đoạn của Í-chí Tự-zo này là một thực-thể (actuality) hoàn-toàn khác với thế-jan cụ-thể trong cuộc đời. Tại sao? Tại vì Í-chí Tự-zo này là một thực-thể chỉ liên-quan tới bản-ngã của í-chí một cách mông-lung (abstractly). Nó là một í-chí đơn-độc rất tự-nhiên hay theo quán-tính của một cá-nhân. Suy theo hoạt-động đặc-biệt của í-chí, thì Í-chí Tự-zo còn có một bản-ngã nữa bao gồm những mục-đích hoàn-toàn có tính riêng-tư (individuality), và vì thế những mục-đích ấy lại jống như ngoại-jới, ngịch lại với Í-chí Tự-zo (Xin đọc thêm cuốn Phenomenology của Hegel, zo Bamberg và Würzburg xuất bản năm 1807, ở trang 101. Bản zịch Anh-ngữ, ở trang 218; và cũng xin đọc cuốn Encyclopedia of Philosophy của Hegel, ở câu số 344 (nhà xuất-bản Philosophical Library, 1950).

2. Vì tính-chất fổ-thông của Í-chí Tự-zo có í-thức cho nên chúng ta gọi í-chí này có tính fổ-thông trừu-tượng, mà Hegel gọi một cách khác đi là một í-thức về mình (self-conscious), nếu không nói í-thức này không có nội-zung (contentless) rõ rệt, vì nó là quan-điểm riêng của một cá-nhân. Quan-điểm riêng ngụ-í rằng vì là một cá-nhân, cho nên: a) Tôi hoàn-toàn quyết-định theo tôi, theo cơn động-cỡn của tôi (caprice), theo thôi-thúc bất-ngờ của tôi, theo khát-vọng của tôi cũng như theo trạng-huống cấp-bách bên ngoài (immediate external facts) ảnh-hưởng đến tôi, zo đó quan-điểm của tôi là í-chí có jới-hạn (finite). Tuy-nhiên, b) nói một cách jản-zị và khác đi, tôi là con người thuộc về riêng tôi, nên jới-hạn của tôi lại trở thành í-thức của chính tôi, nên thức này là một thức vô-biên (infinite), fổ-quát và tự-zo.

 

Theo Hegel, bản-ngã (persomality) không fải chỉ là í-thức khái-quát riêng của cá-nhân đối với chính mình, mà fải là cái biết rõ ràng rằng bản-ngã còn trừu-tượng. Trong bản-ngã trừu-tượng, jới-hạn và já-trị cụ-thể bị khước từ. Cho nên, cũng trong bản-ngã này, í-thức chỉ là cái biết về mình như một đối-tượng (object). Song le, vì đối-tượng ấy zo suy-ngĩ ở vào một lãnh-vực quá fôi-thai, nên nó chỉ nhìn thấy nó mà thôi (self-identical).

Cá-nhân (zân-tộc) và các quốc-ja không có bản-ngã (personality) trừ fi họ hiểu họ một cách sâu xa, tức là hiểu trí-tuệ khác với hiện-tượng. Trí-tuệtrí-tuệ còn nằm trong hiện-tượng rất khác nhau vì trí-tuệ nằm trong hiện-tượng chỉ là một thức về mình, tức là tuân theo í-chí còn fôi-thai (the natural will) hoặc còn zựa vào những xung-đột bên ngoài. Trong khi ấy trí-tuệ thực-sự là một bản-ngã (ego) tự-zo và trừu-tượng, cho nên nó có mục-đích rõ ràng. Chữ trừu-tượng (abstract) Hegel zùng ở đây có ngĩa là một khả-năng nhận xét sâu-xa và rõ rệt mọi vấn-đề đi từ nền-tảng. Ví-zụ khi ta nói: “Chúng ta cần một khối-óc trừu-tượng để nhìn ra cốt-tuỷ của vấn-đề.” Người Việt tuy có nhiều anh-hùng trong lịch-sử, nhưng vì thiếu óc trừu-tượng nhìn ra chân-tính anh-hùng và lịch-sử của mình cho nên người Việt quay ra ngưỡng-mộ anh-hùng và thần-thánh của Tầu. Cũng zo đó, người Việt không í-thức ra quyền căn-bản của con người nơi chính mình. Như vậy tức là không có bản-ngã.

Bản-ngã fải là một khả-năng í-thức những quyền căn-bản của mình để thiết-lập ra í-niệm và nền-tảng cho một hệ-thống fức-tạp, tức là nhìn ra quyền căn-bản, ví-zụ: “Hãy là một người và tôn-trọng kẻ khác vì họ cũng là người.”

Thế thì, một người cho đúng í-ngĩa một người fải cho thấy rõ tự-zo của mình là một thực-thể Uyên-nguyên (Idea). Thoạt kì-thuỷ, tuy bản-ngã vẫn còn trừu-tuợng, nhưng vẫn fải có khả-năng cho thấy í-chí vô-biên và cụ-thể, i như nó đứng trước mặt mình để mình biết rằng mình có tự-zo, và đồng thời cũng biết rõ ngay lập-tức những jì khác với mình.

“Immediacy” và “substantive” là hai thuật-ngữ trở thành í-niệm trong tư-tưởng của Hegel. “Í-niệm” của hai thuật-ngữ này không rõ ràng hay không được đặt ra một cách sôi-nổi trong nhiều nền văn-hoá khác. “Immediacy” có ngĩa là một í-niệm “độc-lập” ,“tự-nhiên” và “không qua trung-jan”. Cho nên chúng ta không thể bỏ í-niệm cấp-thời của tinh-thần độc-lập. “Substantive” có ngĩa là “quyền” theo luật tự-nhiên và theo xã-ước, ví zụ, “quyền làm người”, “quyền của con người”. Trong văn-fạm, động-từ “substantive” là động-từ chỉ về “hiện-hữu” tự-nhiên và quan-trọng, ví-zụ động từ “là”, như “Tôi là...” (To be, sein, và être). Bởi thế, “hiện-hữu” là một “iếu-tính” (substance).

Sau đây tôi xin tóm tắt tư-tưởng của Hegel, về hai í-niệm trên, trong chuyên-luận gọi là sở-hữu (property), tức bàn về cái mà con người fải có [tự-nhiên hay chiếm-đoạt].

Trước hết để cho mỗi người hiện-hữu như một Tư-tưởng (Idea), thì người đó fải cho thấy rõ tự-zo của mình. Bản-ngã của mỗi người, trong trừu-tượng (chưa rõ rệt), vẫn chính là nỗ-lực ban đầu trình-bày í-chí vô-biên và tuyệt-đối, vì vậy, bản-ngã (personality) khác với con người (person). Bản-ngã fải có khả-năng júp người kia nắm bắt được tự-zo (í-thức được tự-zo). Như vậy, bản-ngã, như đã nói trên là một bản-thể khác với người kia. Ta thường nge nói: “Người ấy không có bản-ngã (personality).” Khác hẳn với đầu óc có tự-zo, theo Hegel, chính là cái jì nằm ở ngoài kia — jản-zị, tinh ròng, không có tự-zo, và cũng chẳng có quyền (rights) jì cà. Cái jì ấy tiếng Đức gọi là “Ding”, tiếng Anh gọi là “Thing” thường bị hiểu lầm là “vật-chất vô-hồn”. Khi ta nói: “Cái jì vương-vấn trong tôi” hoặc “Something tickles my mind” thì “cái jì” và “something” là thực-thể lạ-lùng khiến chúng ta suy-ngĩ. Vì hiểu lầm triết-học của Hegel, và vì có thái-độ hiềm-khích với những vấn-đề của tinh-thần, nên “cái”, hoặc “thing”, hoặc “Ding” đã bị gán-gép như là “vật-chất” hoặc “zuy-vật”. Chúng ta sẽ nge Hegel jải-thích như sau:

Cái hay sự-kiện, cũng còn gọi là vật-thể (thing/Ding/chose), khác với cái gọi là “cá-nhân’ (person), không fải vì cái là một đối-tượng đặc-biệt (the particular subject). Cái khác với cái jì đã được coi là cuộc đời (substantive) mà chúng ta công nhận. Cho nên, cái hay vật-thể kia là cái jì thuần-tuý có mặt ở ngoài chúng ta. Xin lưu-í là Heidegger chịu ảnh-hưởng rất nhiều của Hegel, khi ông viết cuốn Was ist ein Ding? Và ngay cả cuốn Zur Bezinnung của Heidegger cũng là một thứ Encyclopaedia về Triết-học khác với Encyclopedia of Philosoophy của Hegel.

Từ góc cạnh tâm-thức hay khối-óc có tự-zo, chúng ta thấy í-thức tự nó chưa đủ vì cái ở kia hay cái ở ngoài ta là cáí jì tuyệt-đối theo lẽ rất tự-nhiên (inherent externality). Cũng xét theo í-niệm tự-nhiên (immediacy) hay trực-jác, mỗi người có quyền-sống tự-nhiên, tự-nhiên trong chính mình đồng thời lại có liên-hệ với thế-jới hay cái bên-ngoài.

Theo Hegel, những khả-năng của trí-tuệ, của học-vấn uyên-bác, của cái tài trong ngệ-thuật, của những hoạt-động tôn-jáo như lễ-bái, cầu-nguyện, và của những fát-minh, đều là những chủ-đề theo công-ước hay thoả-thuận (contract) hoặc thoả-hiệp theo lẽ công bằng (parity) như vấn-đề “mua” và “bán” sau khi já-trị của sự-vật trao đổi đã được chấp-nhận. Tóm lại, Hegel í-thức rằng nếu hoạt-động của A được B hưởng-ứng thì hành-động hưởng-ứng đó là một thoả-hiệp jữa A và B, cứ tiếp-ziễn như thế vì A và B tin vào nhau.

Hegel hiểu rằng khi ta gọi những hoạt-động của trí-tuệ (mental aptitudes) là “vật”, “sự-kiện” hay “cáí” (thing, Ding, chose/objet) người nge sẽ khựng lại vì họ đã quen cho rằng “vật” hay “cái” không fải là hoạt-động của trí-tuệ. Họ cũng cho rằng, “vật” hay “cái” nằm trong lãnh-vực sở-hữu như trong hoạt-động ở thương-trường, và như ta đã biết, “vật” như thế nằm trong xã-ước (contracts). Thế nhưng “vật” nào cũng có tính-chất nằm trong nội-tại tức là nó có fần trí-tuệ (mental) trong đó. Như vậy, Khi Hegel viết chữ hoa chữ Í-thức, ông muốn nói Thức đó quá fức-tạp khiến chúng ta khó hiểu (perplexity) khi chúng ta muốn ziễn-tả cái gọi là sở-hữu bằng những hạn-từ hay qui-tắc hợp với luật-fáp (legal terms). Cái chúng ta thấy bằng con mắt có những vấn-đề như “vật đó hay vật đó không có”, cũng như “cái đó hữu-hạn (finite) hay cái đó vô-biên (infinite). Cho nên, những hoạt-động của tâm-trí kể trên fải là những hoạt-động nội-tại nằm trong tâm-thức có tự-zo (free mind) chứ không fải là cái jì khác với tâm-thức tự-zo. Hegel nói, khi chúng ta ziễn-tả những hoạt-động của trí-tuệ thì những hoạt-động đó không còn là hoạt-động nội-tại. Chúng ở bên ngoài thành ra xa lạ ngay với chính chúng. Chúng ta thử cố gắng trình bày một kinh-ngiệm tâm-linh thì chúng ta sẽ thấy ngay kinh-ngiệm đó không còn “tâm-linh” nữa. Kinh-ngiệm “tâm-linh” trở thành “vật”, nằm trong những fạm-trù của vật, i như khi chúng ta fân-biệt, “đây là Công-án A, kia là Công-án B ...” Thế thì kinh-ngiệm hay hoạt-động của trí-tuệ không còn mang tính “tự-nhiên” hay “bẩm-sinh” mà là kết-quả tư-zuy của trí-tuệ khi tư-zuy trí-tuệ bày tỏ nội-zung của nó ra ngoài (externality). Trong chính bản, Hegel viết “reduces its inner possessions” tức là chắt-chiu nội-zung của hoạt động trí-tuệ thành ra cái jì tự-nhiên (immediacy) và rõ rệt ở ngoài đời. Trong trường-hợp này chúng ta thấy Lão-tử đã có li khi ông cho rằng “Đạo” đã được bàn ra không còn là “Đạo” nữa. Sự khác biệt jữa Lão-tử và Hegel là “Đạo” của Lão-tử là nguyên-lí siêu-hình tối-thượng. Trong khi ấy Hegel nhìn hoạt-động của trí-tuệ là sự-kiện được trình-bày ra bên ngoài, không mang mầu-sắc siêu-hình.

Những người hiểu lầm thuyết zuy-vật biện-chứng của Hegel, cần lưu-í tới nhận xét của ông như sau: “Theo luật của La-mã, cha coi con chẳng qua là sự-vật (things), tức sở-hữu của mình. Đây là một quan-niệm fản đạo-đức, vì theo luật đó con cái là sở-hữu của cha trong khi đạo-đức zính-záng tới iêu-thương. Bởi thế, xét về mặt fáp-lí, quan-niệm như thế là sai (injustice), và cũng theo quan-niệm này, cái gọi là “sự-vật” và cái gọi là “không fải sự-vật” trở thành một, hay không rõ rệt.” Chúng ta cũng nên thận-trọng đừng cho rằng tình-iêu và đạo-đức là một, vì tình-thương của chúng ta có thể khiến chúng ta mù-quáng làm điều vô-đạo.

Theo Hegel, khi quyền còn nằm trong trừu-tượng, thì chúng ta chỉ có thể bàn tới con-người nói chung mà thôi. Nhưng ra ngoài quyền trừu-tượng, tức là đi vào í-ngĩa con người ở vị-trí đặc-thù, quyền trở thành quan-trọng không thể nào thay thế được (indispensable) nếu tự-zo của của con người là một thực-tại có mục-đích rõ-ràng. Tự-zo ấy tạo nên bản-ngã uyên-nguyên (essential) có tính đặc-thù zù chỉ được í-thức qua nỗ-lực jải-quyết (mediation) xung-đột khi í-chí còn mang tính chất chủ-quan. Bởi vậy, Hegel kết-luận rằng quyền còn nằm trong trừu-tượng chỉ liên-quan đến khả-năng của trí-tuệ (mental aptitudes) khi những khả-năng của trí-tuệ chỉ là những sở-hữu (possessions) hay vật-thể (things) theo cái-nhìn của luật-fáp. Chúng ta cũng đừng coi thân-xác và trí-tuệ của chúng ta như là vật sở-hữu mà chúng ta có thể có được nhờ vào công-fu học-vấn và tập-quán (habit), hoặc chúng nằm trong sức-mạnh nội-tại của tinh-thần. (Ở đây, tôi tránh zùng chữ “mind” là trí-tuệ để làm sáng-tỏ tư-zuy của Hegel).

Hegel nói thêm: “Chỉ khi nào chúng ta đối-ziện với cái jì xa-lạ (chữ alienation ở đây không có nghĩa “vong-thân”) chúng ta mới đưa (transition) khả-năng hay hoạt-động trí-tuệ vào thế-jới bên-ngoài. Trong thế-jới bên ngoài, khả-năng của trí-tuệ là một trong những fạm-trù xét theo í-ngĩa của luật-fáp.” Như thế, tư-zuy hay tư-tưởng của mỗi người khi trình-bày trong thế-jan hay trong xã-hội fải có trách-nhiệm và chịu sự fán-xét của luật-fáp, nếu không, tư-tưởng ấy có thể hỗn-độn và độc-đoán. Trong bối-cảnh xã-hội và chính-trị, tư-tưởng đi theo quyền-lực zễ trở thành độc-tài.

Con người fải là con người hiện-hữu đích-thực (substantive), theo Hegel, và có quyền đưa í-chí của mình vào bất kể điều jì để cho điều đó là của chính mình. Thế cũng có ngĩa là “điều” mà người ấy làm tự nó không có mục-đích hay cứu-cánh (end) jì cả . Điều mà người ấy làm chính là kết-quả hay “định-mệnh” (chữ của Hegel) và linh-hồn đến từ í-chí của người làm ra nó. Như vậy, cần-lao chính là linh-hồn của người thợ. Nó hiển-hiện như một “định-mệnh”, ngĩa là vì nó có mặt trong thế-jan nên nhờ nó — tiêu-biểu cho í-chí của người thợ — thế-jan có í-ngĩa — nếu không nói là có hồn (chữ “soul” ở đây có ngĩa là “sinh-động”).

Hegel nhận-thức rằng khi triết-học chuyên-chở thực-tại thì triết-học có í-ngĩa đầy đủ và độc-lập hoàn toàn. Những jì chưa hề được thảo-luận cho ra lẽ tương-quan chưa fải là triết-học. Cũng vậy, nếu triết-học đưa những sự-kiện kể trên vào những chuyện thiếu tính-người (non-personal), thì triết-học đó mâu-thuẫn vì í-chí tự-zo đụng vào những sự-vật kể trên. Điều này i như tư-tưởng Khổng-Mạnh trong đó những jáo-điều luôn luôn được coi là nguyên-lí tối-hậu và vĩnh-cửu, không đếm xỉa jì đến lẽ tương-quan (immediacy) của sự-vật hay sự-kiện. Điều này cũng i như một loại triết-học cho rằng trí-tuệ của con người không thể nào hiểu được bản-chất của sự-vật trong quan-niệm “Ding an sich”, tức là sự-vật tự chúng có í-ngĩa uyên-nguyên của chúng. Chúng ta nên biết rằng — cũng theo Hegel — cái gọi là “sự-vật bên ngoài” cho thấy rõ lẽ sinh-tồn tự-nhiên của chúng cho nên chúng ta mới có í-thức và trực-nhận ra chúng, để biết cách suy-ziễn vấn-đề, và zo đó í-chí tự-zo của chúng ta ziễn ra thành mô-hình tư-tưởng cũng như chân-tính của thực-tại. Tóm lại biết vật là một chuyện, còn trình bày vật theo đúng lẽ uyên-nguyên (actual and truth) fải nhờ vào í-chí tự-zo của chúng ta. Nên nhớ, con người có í-chí tự zo để đạt tới í-thức cao sâu về sự-vật, chứ không fải “tự-zo bừa bãi”.

Theo Hegel, zùng quyền-lực nắm lấy sự-vật hay sự-kiện là một hình-thức sở-hữu. Tôi làm cho sự-vật trở thành nhu-cầu tự-nhiên của tôi. Nói một cách khác, í-chí tự-zo của tôi là một vật hay đối-tượng của tôi, cho nên trước hết tôi là một í-chí cụ-thể, để tôi thấy cái gọi là sở-hữu (property) có thực.

Nếu để í tới nhu-cầu của tôi thì quyền sở-hữu (the possession of property) chính là để thoả-mãn nhu-cầu, và điểm chính zựa vào tự-zo ở ngay trong cứu-cánh sống-còn (a substantive end). Để đúng là một người thì chính tôi fải là một cá-nhân độc-lập (immediate individual). Í-thức rằng tôi đang sống trong thân-thể này là biết về đời-sống bên ngoài của tôi, một đời sống không thể bị fân-li, ngày nào í-chí của tôi còn gắn liền với đời sống.

Thế cũng có ngĩa là, theo Hegel, ngày nào xác-thân tôi là một hiện-hữu tự-nhiên, ngày đó xác-thân tôi không zính-záng jì tới trí-tuệ của tôi. Nếu xác-thân của tôi là một cơ-cấu tự nó có ước-muốn và có linh-hồn thì thân-xác ấy thuộc về trí-tuệ. Trong cái nhìn của tha-nhân tôi chính là một người có tự-zo, ngay trong thân-xác của tôi, còn cái gọi là quyền sở-hữu thân-xác của tôi là chuyện khỏi cần bàn cãi.

Trong liên-hệ với những vấn-đề bên-ngoài thì khả-năng í-thức (rational aspect) cho thấy tôi có quyền sở-hữu. Song le í-thức ở khía cạnh riêng hay đặc-biệt lại bao gồm những mục-đích có tính chủ-quan, những nhu-cầu, những quyết-định tuỳ-thời, những khả-năng và những hoàn-cảnh bên ngoài. Bởi vậy, để nắm vững được những điều trên không fải là chuyện zễ-zàng vì khía cạnh riêng hay đặc-biệt này nằm trong lãnh-vực cá-nhân chưa rõ-rệt nên không thể gọi là tự-zo. Tôi có cái jì và có được bao nhiêu là chuyện hiển-nhiên. Nó chính là quyền tự-nhiên của con người.

Hegel nói rõ hơn nữa khi bàn tới nguyên-tắc (the principle) là hễ cái jì thuộc về người nào đó và người đó là người đầu tiên có cái đó thì cái đó chính là sở-hữu của người đó. Zo đó người khác không có lí-zo jì coi sở-hữu của người kia là của mình. Điều này khiến ta nhớ đến sở-quyền hay chủ-quyền của Việtnam trên những quần-đảo Trường-sa và Hoàng-sa, theo tài-liệu viết bằng chữ Nho và có kèm theo bản-đồ được zịch sang Fáp-ngữ để trình lên Liên-hiệp quốc, vài năm trước khi Chiến-tranh Việtnam chấm zứt. Tuy nhiên, nói tới sở-hữu như bất-động sản là nói tới sự có mặt của chủ-nhân trên bất-động sản ấy mà Hegel gọi là “Occupancy” vì một mảnh đất không không có chủ bị coi như là “của trời ơi”, tự nó không có khả-năng cưỡng lại ảnh-hưởng bên ngoài. Một mảnh đất không có khả-năng tự bảo vệ sở-hữu của nó.

Hegel đã nói rõ: khi ta có quyền đối với sự-vật tức là ta có í-niệm về sở-hữu. Đây là một vấn-đề đặc-biệt khi chúng ta biến một cái jì đó thuộc về chúng ta, zo nhu cầu tự-nhiên, zo khát-vọng hay zo cơn bốc-đồng. Cái đó là thú đặc-biệt của chúng ta vì chúng ta làm chủ nó. Xét về í-chí tự-zo thì cái tôi cũng chính là sở-hữu của chính tôi trong í-thức ban đầu. Bởi lẽ đó, cái tôi ấy chính là một fạm-trù sở-hữu. Từ cái nhìn của tự-zo, sở-hữu thuộc về tự-zo và có một cứu-cánh quan-trọng của sở-hữu. Nếu bảo rằng “nô-bộc X” là sở-hữu của “chủ-nhân A”, chúng ta sẽ thấy ngay “nô-bộc X” fải có quyền tự-zo riêng của hắn. Cái “tôi” của nô-bộc X chính là sở-hữu của X trong í-chí tự-zo của X. Trước khi đi sâu vào điểm này, chúng ta nên trở về quan-niệm ‘í-chí và sở-hữu’ trong tư-tưởng của Hegel.

Theo Hegel, là con người nên tôi có í-chí. Í-chí của tôi chính là đối-tượng sở-hữu của tôi. Trước hết nó là sở-hữu riêng của tôi, còn sở-hữu chung (common property) thuộc về nhiều người khác nhau trong khái-niệm mà Hegel gọi là quyền quản-lí chung (partnership). Partnership không vĩnh-cửu hay có thể bị fân-chia vì mỗi thành-viên đều có một fần rõ rệt tuỳ-thuộc vào sở-thích (arbitary preference) riêng của mình. Theo Hegel, luật của La-mã (Agrarian Laws) cũng như nguyên-lí triết-học của Plato về một nhà nước lí-tưởng (ideal state) vi-fạm quyền cá-nhân vì những í-niệm này không cho fép quyền tư-hữu. Hegel đưa ra hai trường-hợp như sau: 1) Vì sự đoàn-kết trong tinh-thần huynh-đệ hay vì hiếu-thảo để zuy-trì sở-hữu cho nhau nên quyền tư-hữu bị đè bẹp. Làm như vậy là fản lại quyền-lợi và í-thức tự-zo trong những trường-hợp tuy lẻ loi nhưng quan-trọng. 2) Bạn của Epicurus bị cấm không được thành-lập một tổ-chức có sở-hữu chung chỉ vì zự-án ấy không để í tới vấn-đề gọi là “sự thất-tín” hay “không tin vào nhau” (distrust). Khi đã không tin vào nhau — chỉ vì một vài quan-điểm — ví như đạo-đức hay tôn-jáo — thành-viên không còn là bạn của nhau nữa [khi đó quyền tư-hữu là vấn-đề fải được đặt ra]. Ở trường-hợp thứ nhất chúng ta thấy những đảng-fái chính-trị như đảng Cộng-sản — cho tới đầu thế-kỉ 21 — tuy có nói tới quyền tư-hữu nhưng trên thực-tế chỉ có đảng-viên là những người bảo-vệ đảng mới có quyền tư-hữu, kể cả quyền tham-nhũng. Họ cao hơn cả quân-đội nhân-zân, vì cái gọi là quân-đội nhân-zân trong chính-thể này chỉ là một chiêu-bài jả-trá hay lừa bịp (deception) đối với nhân-zân và tổ-quốc mà thôi. Đảng nhân-zanh “zân” và “tổ-quốc” trong jai-đoạn chống ngoại xâm, nhưng nhấn mạnh rằng “Iêu nước là iêu đảng.” Thứ tình-iêu đó fản tự-nhiên, tự-zo và tiến-bộ. Theo tư-tưởng của Hegel, nước và zân là sở-hữu hay xương-tuỷ của mỗi người, cho nên trong sở-hữu ấy chúng ta thấy í-chí, đam-mê, và tình-iêu của mỗi người. Những đảng-fái chính-trị nắm quyền chưa chắc đã fải là “người iêu” zân. Trong chính-trị, đảng-fái nắm chính-quyền chỉ hiện-hữu có hạn-kì ngày nào lá-fiếu tín-nhiệm còn hiệu-lực. Đồng-hoá đảng với nước với zân là một hành-động tiếm xưng, cũng như khi một người đứng lên tự-xưng mình là đấng thiêng-liêng thay mặt Thượng-đế. Đảng Cộng-sản không chỉ rơi vào “hữu-thần”, mà còn “thần-quyền, ma quỉ và đồng bóng” hơn những tín-ngưỡng đã lỗi thời, cho nên đảng ấy rất thủ-đoạn và fi-nhân, chống lại nước và zân. Như vậy í-ngĩa tự-zo và quyền làm người không bao jờ có trong những xã-hội như Cộng-sản. Hoá ra, ngay cái gọi là í-ngĩa của từ-ngữ “Cộng-sản” và lí-thuyết “Cộng-sản” đã fản lẽ tự-nhiên. Hơn nữa nó bị hiểu sai bởi những con người huyênh-hoang zùng nó như một lá cờ gọi là “cách-mạng”, hoặc jả, bởi những con người sôi máu anh-hùng nhưng ngu zốt. Kết quả như chúng ta thấy, khi Đảng Cộng-sản nêu cao khẩu-hiệu “Đổi mới”, tức là Đảng chấp-nhận sự suy-thoái của Đảng. Nhưng, chương-trình “Đổi mới” ở đây không fải cho nước hay cho zân, mà thực ra là cho Đảng. Người Việt trong nước chắc chắn đã đặt câu hỏi: “Thế ra t ong mấy chục năm qua chúng ta đã bị lãnh-đạo sai?” Và câu hỏi tiếp sẽ vô cùng bẽ-bàng và chua-chát: “Nếu thế, tại sao Đảng lại hùng-hồn tuyên-bố rằng Đảng không bao jờ sai?”

Ai cũng biết Quyền sở-hữu của Việtnam đang bị Tầu chiếm đoạt. Nhưng trên thực-tế, chuyện chiếm-đoạt sở-hữu ở đây có đúng không? Câu hỏi được nêu lên vì nếu có những đổi chác bí-mật jữa hai đảng Cộng-sản, Việt và Tầu. Chúng ta không hề thấy có bạch-thư nào được Đảng Cộng-sản Việtnam đưa ra nhằm chống lại sự vi-fạm chủ-quyền Việtnam — có lẽ ngoại-trừ vụ tranh-chấp Trường-sa và Hoàng-sa. Còn những sự-kiện Tầu vi-fạm lãnh-thổ Việtnam trên đất liền thì sao? Nếu đúng là một sự chiếm-đoạt sở-hữu thì Hà-nội chỉ cần trình-bày vấn-đề “vi-fạm sở-hữu” trước Liên-hiệp Quốc. Nhưng Liên-hiệp Quốc sẽ không thể làm jì để júp Việtnam nếu Bắc-kinh đưa ra những jao-kèo kí-kết jữa hai nhà nước Cộng-sản, không có lợi cho nước và zân Việt. Nếu đúng thoả-hiệp ngầm có lợi cho hai đảng Cộng-sản Việt và Tầu, thì Đảng Cộng-sản Việtnam đã và đang bán nước để được tồn-tại trong cái gọi là “vinh-quang” của Đảng, chứ không vì nước vì zân. Người Việt trong nước nên tích cực í-thức chuyện này và tích-cực nói thẳng với thế-jới cũng như Liên-hiệp Quốc là người Việt không tín nhiệm Đảng Cộng-sản Việt vì những thoả-hiệp bán nước của Hànội. Như vậy, trong í-thức xã-ước, Đảng Cộng-sản Việtnam và zân Việt không còn là một như trong thời chiến zành độc-lập. Đảng đang cưỡng chiếm mảnh đất gọi là Việtnam và tiếp-tục áp-zụng chính sách ngu-zân để trị. Thứ nhất, Đảng Cộng-sản Việtnam biết rằng với quân-đội hiện-zịch và với cả triệu đảng-viên không có một lực-lượng nào của người zân có khả-năng võ-trang trở thành đối-thủ của họ. Họ làm ra chính-sách, zù có hại cho đất nước và zân-tộc. Thứ hai, Đảng Cộng-sản Việtnam theo Tầu mở ra fong-trào fục-hưng Khổng-jáo, một thứ đạo-trị ép zân tuyệt đối vâng lời jai-cấp lãnh-đạo — khi xưa là vua-chuá, ngày nay là đảng.

Như vậy, mỗi người Việtnam trong nước fải triệt-để jác-ngộ chính mình, fải biết mình có í-chí, không thể để cho Đảng cai-trị mình như nô-lệ, và zẫn zắt mình vào con đường ngu-tối. Hegel nói rõ, vì í-chí của tôi là một con người, zù cho nhỏ bé thế nào cũng hiện ra rõ ràng như một sở-hữu. Í-chí của tôi cần được ziễn-tả ra, trước hết, vì tôi đang sống ngay trong cơ-thể này. Thân-xác tôi là đời-sống lù lù trước mắt, ai ai cũng biềt và không thể fân-chia. Thân-xác tôi là điều-kiện tiên-quyết trước khi bàn tới những lẽ sinh-tồn khác. Thế có ngĩa là tôi chỉ có cuộc-đời và thân-xác của tôi NẾU í-chí của tôi hiện-hữu trong cuộc-đời và thân-xác của tôi. Nếu tôi mất thân-xác làm sao tôi có thể đứng chung với cộng-đổng (zân-tộc hay nhân-loại) tranh-đấu cho tự-zo và quyền sống của con người — trong đó có tôi.

Tôi cũng fải hiểu rằng í-niệm rõ-ràng về hiện-hữu chưa đủ. Hiện-hữu fải là cái jì ngay trước mắt và tự-nhiên. Cuộc đời của tôi zựa trên í-niệm của đời sống và của trí-tuệ của tôi. Trí-tuệ của tôi chính là linh-hồn tôi. Tôi sống theo những hoạt-động rút ra từ lẽ tự-nhiên và í-thức về người (hay nhân-loại).

Tóm lại, i-thức về mình là í-thức trước tiên, sau đó mỗi cá-nhân mới có đủ khả-năng í-thức về quốc-ja, zân-tộc một cách sâu-sắc trong những vấn-đề ngiêm-trọng như tự-zo và quyền sở-hữu. Hegel fân-tích rõ hơn về sở-hữu như sau:

Sở-hữu có những đổi thay (modifications) tuỳ theo liên-hệ của í-chí hay ước-muốn đối với sự-vật, hiện ra trong ba trường-hợp như sau:

A. Nắm được sự-vật theo lẽ tự-nhiên (positive)

B. Nắm được sự-vật một cách khó khăn (negative)

C. Nắm được sự-vật, nhưng vật zường như luôn luôn xa lạ (alienation).

Cho nên, fán-đoán (judgments) về sở-hữu không thể quên rằng sở-hữu ấy theo lẽ tự-nhiên, không tự-nhiên, hay còn cái jì canh-cánh trong lòng. Lấy lịch-sử Việtnam hay Hoa-kì làm ví-zụ, chúng ta sẽ thấy có những trường-hợp fát-triển tự-nhiên, vì mảnh đất ấy không có ai làm chủ. Có những trường-hợp fát-triển nhọc-nhằn như khí-hậu, chiến-tranh, và có những trường-hợp sở-hữu luôn luôn có những cá-tính không làm cho chúng ta thoải-mái.

Kì tới (đoạn §20) chúng ta sẽ thấy Hegel khai-triển rõ ba điểm trên.

 

Nguyễn Quỳnh, January, 2011.

 

[Hết đoạn §19]

 

 

Đã đăng:

Quyền-lực và Tự-zo [§1]  (tiểu luận / nhận định) 
Quyền-lực và tự-zo là sức-mạnh và khát-vọng, quyết-định định-mệnh của vũ-trụ và con người. Chúng có mặt từ thủa khai-thiên lập-địa, và được í-thức (intellectus) bởi con người trước khi có sử... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§2]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một bản-thể có suy-tư là một con người biết rõ đường-hướng của mình, không chờ cho đến khi có ai bảo tốt hay xấu mới theo. Đây không fải chỉ là chuyện cá-nhân. Nhiều zân-tộc không có chí-hướng rõ rệt, fải ngồi chờ zân-tộc khác tiên-fong, rồi mới hiểu vấn-đề. Đó là những zân-tộc đê-hèn, mang máu nô-lệ từ nhiều thế-kỉ... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§3]  (tiểu luận / nhận định) 
... Napoléon, trong những ngày đi tù biệt xứ, chắc chắn hiểu rằng ông đã mất tự-zo, và câu “Tổ-quốc là Ta!” trở nên viển-vông vì quyền-lực của ông thiếu cái khôn ngoan của trí-tuệ (mind). Cũng vậy, câu nói, “Iêu nước là iêu Đảng” là một câu nói thiếu trí-tuệ, vì quyền-lực trong câu nói ấy nhắm đến í-thức hệ đấu tranh chính-trị để động-viên và hăm zoạ người iêu nước... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§4]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một người có tự-zo là người có khả năng thấy rõ sự lựa chọn trí-tuệ của mình, biết rõ hành-động của mình có hay không, đúng hay sai. Người ấy thấy rõ có thứ tự-zo cao hơn cả í-chí vươn tới của mình, biết rõ tự-zo nào nằm trong khả-năng hay quyền-lực của mình. Tóm lại, con người tự-zo là con người hiểu thứ tự-zo nào có thể tiêu biểu cho, hoặc làm nên người đó... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§5]  (tiểu luận / nhận định) 
... Thường thì chúng ta chỉ thấy và fê-bình những người ngiện-ngập vì người ấy hiện ra zưới mắt chúng ta. Song le, chúng ta không có con mắt để nhìn ra những vấn-đề “ngiện” nằm trong trí-tuệ. Chúng ta, vì thiếu minh-triết, hành-động như con vẹt nói tiếng người (parrotting). Một con vật khôn ngoan biết nge lời chủ, bảo sao làm đó, và làm một cách ngoạn-mục, nhưng con vật ấy không có tự-zo... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§6]  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi Lê Quí-li (hay Hồ Quí-li) nhận thấy áp-lực của những người Việt trung-thành với Tầu và áp-lực nhà Minh đang đè nặng lên ông, ông fải xuống nước, và cũng là sự-thật khi ông nói: “Áo-mũ này cũng của Thiên-triều!” Năm 1972, một kĩ-sư Tầu còn trẻ từ Đài-loan đứng trước lăng-tẩm nhà Nguyễn ở Huế, đã mừng rỡ, nói rằng: “Rất Tầu (Very Chinese)!” Người nge iên-lặng vì đó là sự-thật... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§7]  (tiểu luận / nhận định) 
... Người Tầu nên hiểu rằng, ngay trong nước Tầu ngày xưa, những thiên-tài như Hàn-tín, Trương-lương, Tuân-tử, Ngũ Tử-tư, Hạng-võ không fải Hán. Ngược lại, con người ngu, hèn và jảo-hoạt nhất thế-jan chính là Lưu-bang, coi như tổ của Hán-tộc. Như vậy, tập-đoàn xưng tụng Đại Hán là một tập-đoàn điếm đàng, rất jỏi về fương-fáp “ngu zân để trị”... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§8]  (tiểu luận / nhận định) 
... Chúng ta cần fải đọc kĩ cuốn đạo-đức của Aristotle để tránh hiểu lầm. Theo Aristotle, cá-nhân hay tập-đoàn làm chính-trị fải có tài-năng và đức-độ cao, nếu không, người lãnh-đạo sẽ là ma-quỉ, và xã-tắc sẽ rơi vào hoả-ngục... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§9]  (tiểu luận / nhận định) 
... Nhà nước có í-thức và muốn sống còn fải quán-triệt điều này: Khi nhà nước không zo zân mà ra thì nhà nước đó rất có thể mãi mãi là một đơn-vị kì-lạ và kinh-hoàng với zân, mặc zù ở những lúc ban đầu, cả hai có những lí-zo tương trợ lẫn nhau, zo hoàn-cảnh từ bên ngoài đưa tới khiến cho đơn-vị nhà nước và zân fải đoàn-kết. Đúng theo tinh-thần luận-lí, hai đơn-vị này khác nhau, zo đó hoạt-động của A và B trong tinh thần tương-trợ X chỉ tồn-tại trong hoàn-cảnh Y. Cho nên, khi hoàn-cảnh Y không còn, sự tương-trợ trở thành một câu hỏi lớn, đặc biệt khi A đặt để ra đường-lối chỉ đạo để ép buộc B. Làm như thế A quên rằng A đang đi vào con đường cô-độc... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§10]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một xã-hội chỉ có một đảng trong đó các đảng-viên thay nhau cai trị là một cơ-chế chính-trị fản tiến-bộ, không nhân-bản và bệnh-hoạn. Fản tiến-bộ và không nhân-bản vì quần-chúng và nhà nước không có đối-thoại. Như thế không fải là một xã-hội con người, mà đúng là một xã-hội tôi-mọi... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§11]  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi nhân-quyền không có thì nhiều nhóm ngoài công-ước fải đứng lên đòi hỏi công-lí. Nhà nước fải ngồi xuống lắng nge và tìm hiểu ngọn nguồn. Không được zùng công-an và quân-đội đàn áp zân. Không được nguỵ tạo chứng cớ để bắt zân. Mọi người fải được xét xử công minh, và fải có luật-sư tranh tụng cho họ. Họ chỉ bị khép tội khi có minh-chứng hiển-nhiên trước một fiên-toà công-lí, chứ không fải do những cánh tay mang zanh fáp-luật nhưng vi-hiến của chính-quyền... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§12]  (tiểu luận / nhận định) 
Khó có thể bàn về fải trái với cường-quyền, vì cường-quyền — vua chúa hay đảng fái — coi jang-sơn là của họ và quần-chúng fải tuân lệnh họ. Cường-quyền cai trị bằng bạo-lực và nhà tù. Những chính-quyền ấy không có đối-thoại với zân, không chia sẻ quyền-lực với ai hết trừ những người trong fe nhóm họ. Trong chính-thể chuyên-chế (totalitarian) không có quyền tự-zo ngôn-luận, và không có xã-ước... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§13]  (tiểu luận / nhận định) 
... Ngày nay, đảng Cộng-sản lạm zụng chiêu bài “quân-đội nhân-zân” và “cán-bộ nhân-zân”, không fải để bảo-vệ zân và tổ-quốc, mà chính là để bảo-vệ Đảng. Cho nên, đã có hồi Đảng Cộng-sản Việt Nam lên mặt tuyên bố rõ ràng: “Iêu nước là iêu Đảng.” Như vậy, zụng-tâm của đảng Cộng-sản Tầu và Việt nhằm fục-hưng Nho-jáo đã rõ ràng. Họ zùng lễ-ngĩa ngu-zân để trói buộc zân. Làm cho zân mất tính người là một lối thống trị man rợ. Chắc chắn, ở một thời điểm nào đó, quân-đội và cán-bộ nhân-zân fải thức-tỉnh đặt ra câu hỏi: “Có thật chúng ta từ zân và vì zân hay không?” ... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§14]  (tiểu luận / nhận định) 
... Jean Tardieu nhận định rất đúng, chính-sách thuộc-địa của Fáp đã nhét những cái ngu-xuẩn vào đầu zân Việt. Nếu người Fáp thực tình muốn júp người Việt, thì người Fáp fải cùng người Việt sánh bước mà đi, chứ không thể bắt người Việt fải theo fương-hướng của mình. Sau gần một thế-kỉ xa cách, Việtnam ngày nay khá jống xã-hội thuộc-địa Fáp ở Việtnam thời Jean Tardieu, và rất oái-oăm, vì nhà nước và zân rất khác nhau. Bây jờ người Việt chỉ thấy độc-tài, tham-nhũng và khủng-bố. Bẽ bàng hơn nữa khi người ta zuy-trì một Hoả-lò ở Hànội để nhớ đến vết hằn trên lưng nô-lệ, thì người ta lại có vô số “hoả lò”, quỉ-quyệt, man-rợ và kinh-hoàng như một xã-hội không có hoà-bình... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§15]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một trong những nỗ-lực song song với biên soạn cuốn sử fổ-thông là chúng ta cần zùng kĩ-thuật ấn loát tối tân ngày nay, in ra những công-trình vĩ-đại của người Việt để fát không cho quần chúng, cũng như cho các trẻ em mới đến trường. Đảng Cộng-sản Việtnam đã fí-fạm rất nhiều tiền để nhét vào đầu zân Việt những thứ u-mê, như việc xây lăng và ướp xác ông Hồ. Có linh thiêng jì đâu! Tiền bạc ấy nên zành cho những việc ích quốc lợi zân, mà cụ thể nhất là ngay bây jờ fải in ra những cuốn sử fổ-thông, fát không cho quần-chúng... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§16]  (tiểu luận / nhận định) 
... Marx và Angels khi viết Tuyên-ngôn đã thiếu nền-tảng kinh ngiệm xây-zựng thực-tế cho cuộc cách-mạng vô-sản, nên đảng Cộng-sản ở bất kì nơi nào có lá cờ của nó cũng gây kinh-hoàng và thất bại thê-thảm trong thời bình. Nó thất bại ngay trong vòng biện-chứng xã-hội chủ-ngĩa. Có thể nói Tuyên-ngôn Đảng Cộng-sản là những lời nói xúc-động nhưng không bao jờ có mặt trong cách-mạng... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§17]  (tiểu luận / nhận định) 
... Rõ ràng, những xảo-thuật chống kẻ thù chung trước kia hiện đang được zùng để chống lại quốc-ja và zân-tộc, và những jì gọi là tệ-đoan thối nát bị fỉ-nhổ trong thời chiến hiện đang được tích-cực khai thác vô bờ bến – ngay trong thời-bình. Thế thì Hoà-bình ấy chính là môi-trường thối-nát. Cuộc cách-mạng đi tới Hoà-bình ấy không có cơ-sở vững vàng, tệ hơn cả ngọn-cờ của Từ-hải. Tức là chẳng qua cũng là một nhóm côn-đồ đáng sợ... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§18]  (tiểu luận / nhận định) 
... Tình-hình chính-trị, kinh-tế và xã-hội Việtnam hiện nay càng ngày càng suy-thoái. Lòng zân trong nước chán đảng Cộng-sản lắm rồi. Nhưng đứng trước một thực-tại là không có một khả-năng nào, trong và ngoài nước Việt, có thể đương-đầu được với một đảng độc-tài, có khoảng một triệu quân hiện-zịch và hàng triệu đảng-viên sẵn sàng cầm súng bảo-vệ quyền-lợi của họ, chứ không bảo-vệ quốc-ja zân-tộc... (...)
 
 
———————-
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021