thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Dịch thuật

 

Bản dịch Hoàng Ngọc Biên
 

MICHEL BUTOR

(1926~)

 
 

DỊCH THUẬT

 

Trong đời tôi tôi từng làm nhiều công chuyện dịch thuật. Thời còn là sinh viên tôi từng giúp Lucien Goldman chuyển qua Pháp ngữ một tiểu luận tồi của Lukacs viết về văn học Đức.[1] Pierre Leyris từng nhờ tôi dịch All’s Well That Ends Well. [2] cho tủ sách Club Français du Livre. Có cái lạ, ấy là, khi tôi đọc lại vở kịch này, tôi chẳng còn nhớ chút nào cái cách tôi xoay xở để có được bản dịch ấy. Đi tìm hiểu, với tôi là chuyện dễ, nhưng tôi không cảm thấy đây là chuyện cần làm. Sau này tôi đã thử Bernardino de Sahagún[3] và luôn cả Hölderlin.[4] Thế nhưng trên tất cả, là tôi đã đưa rất nhiều phần dịch thuật và cải biên vào một số tác phẩm của mình, Mobile là cuốn khởi đầu, nhưng trong tất cả các tập Génies de lieuMatières de rêve cũng thế. Vậy nên tôi cảm nhận rất rõ những gì là sáng tạo trong sinh hoạt dịch thuật mà tôi rất ngưỡng mộ nơi những người khác. Nhất là trong lĩnh vực thơ ca; cái chính yếu là người ta cần tạo được một tác phẩm trong một thứ ngôn ngữ mới. Chúng ta có thể tưởng tượng rất dễ dàng một nhà thơ lớn lúc nào cũng chỉ biểu lộ qua bản dịch. Hẳn là lúc nào cũng có chuyện rút gọn, và người dịch chỉ còn cách phải nghiêng mình trước bản văn gốc và không ngừng phải quay trở lại với bản gốc ấy. Tôi chỉ có thể hài lòng với một bản dịch thơ của Goethe qua tiếng Pháp nếu bản dịch ấy làm tôi thấy muốn đọc bản tiếng Đức. Nhưng sự phong phú của bản gốc kia thường cho thấy là cái còn lại sau khi đã thanh lọc để qua khỏi ranh giới ngữ học có thể cạnh tranh với một số những phát kiến cao nhất trong đặc ngữ diễn đạt mới. Mọi bản dịch từ một tác phẩm lớn tất nhiên đều có tính tạm thời, và đều cần phải đem ra dịch lui dịch tới nhiều lần do những biến đổi xảy ra trong quan hệ giữa các ngôn ngữ, khi mỗi ngôn ngữ tự nó đã biến chuyển. Bản Anh ngữ Homère của Chapman làm chúng ta muốn đọc nó bằng tiếng Hy lạp, và đem nó ra dịch lại, nhưng vẫn là một tác phẩm tuyệt vời bên cạnh tất cả những bản dịch mới. Thường thì những dịch giả lớn học một thứ ngôn ngữ để dịch một tác giả, như Baudelaire hay Mallarmé để dịch Poe.[5] Nỗ lực của các vị này không chỉ là một cách để thoát khỏi tình trạng thiếu kiến thức, mà còn là để biểu lộ sự thiếu kiến thức ấy của mình. Chúng ta lúc nào cũng không biết đầy đủ ngôn ngữ của chính mình; lúc nào cũng cần phải kiểm chứng chính tả hay nghĩa của chữ; đây có thể còn là chuyện có thật hơn đối với những người khác. Vậy nên lúc nào chúng ta cũng dịch từ một thứ ngôn ngữ mà ta ít nhiều không biết rõ, qua một thứ ngôn ngữ khác mà chúng ta khám phá ra là cần phải đào sâu và biến đổi. Người dịch nào cũng là một nhà thầy bói.

 

 

_________________________

Chú thích của người dịch:

[1]Đây hẳn phải là tác phẩm Brève histoire de la littérature allemande du XVIIIè siècle à nos jours [bản dịch của Michel Butor và Lucien Goldman] (Nagel, 1949) của György Lukács (1885-1971), một triết gia và nhà phê bình văn học Mác-xit người Hungary, từng sáng lập truyền thống chủ nghĩa Mác Tây phương.

[2]All's Well That Ends Well là một vở kịch của William Shakespeare, được viết có lẽ giữa 1604 và 1605, xuất bản lần đầu tiên trong tủ sách First Folio (1623).

[3]Bernardino de Sahagún (1499-1590) là một thầy tu người Tây-ban-nha thuộc dòng Saint Francis, đi giảng đạo ở Mexico, nổi tiếng là người biên soạn bộ Historia general de las cosas de Nueva España (General History of the Things of New Spain), được các học giả nhìn nhận là một trong những người khai sinh dân tộc học và là người sáng tạo bộ bách khoa đầu tiên về tân thế giới.

[4]Johann Christian Friedrich Hölderlin (1770-1843) là nhà thơ trữ tình lãng mạn hàng đầu của Đức.

[5]Charles Baudelaire và Stéphane Mallarmé là hai nhà thơ / dịch giả Pháp nổi tiếng với những tác phẩm dịch Edgar Allan Poe: Baudelaire với Histoires extraordinaires, Le Corbeau, Manuscrit trouvé dans une bouteille, La Chute de la maison Usher... và Mallarmé với The Raven, The Tomb, Poèmes d’Edgar Allan Poe...

 
Lukacs – Shakespeare – Bernardino de Sahagún – Hölderlin – Goethe – Homere – Poe

 

----------------
“Dịch thuật” dịch từ nguyên tác “Traduction” trong Michel Butor, Michel Butor - Présentation et anthologie, Tủ sách Poètes d’aujourd’hui (Paris: Seghers, 2003).
 

 

 

Tác phẩm của Michel Butor qua những bản dịch đã đăng trên Tiền Vệ:

Tôi trễ chuyến tàu tôi mất / cái va li và bóp ví của mình / tôi để người ta cướp mất thẻ / tín dụng và giấy tờ tuỳ thân / tôi sẩy chân vào một vũng nước / tôi làm vấy bẩn bộ đồ mới / tôi va vào một bức tường / tôi làm dập mấy ngón tay... | Ấy là thời người ta có thể tin / buổi xế chiều đã đến / rằng chỉ cần chờ vài tiếng đồng hồ / thì bóng đêm lịch sử sẽ qua đi... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Ngày xưa tôi uống cà phê / đặc biệt là ở Ai Cập / nơi tôi rất thích nhai một chút / chỗ cà phê lắng dưới đáy tách // Ngày nay tôi phải kiêng cữ / nhưng tôi đi tìm mùi của nó / đưa trở về một con phố tuổi thơ / có tiếng lò rang hạt reo vui... | Đột nhiên những cánh hoa nở rộ / những tia loé trên nhị hoa / đánh thức một thế kỷ say ngủ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Mấy hạt mầm kia sẽ trở thành nội cỏ / mấy gọt nước sẽ trở thành thác lũ và sông / những cây con sẽ trở thành lùm cây và rừng / những căn lều nghèo sẽ trở thành khách sạn và cung điện... | Màn nhung buông xuống trên sân khấu bụi bặm / nơi các diễn viên đang chấm mồ hôi / Khán giả vừa vỗ tay vang như sấm dậy / vừa bắt đầu thu gom đồ đạc... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Cơn dông  (thơ) 
... Máu, / mưa máu, / mưa máu đen, / mưa máu đen cũ trong đêm, / máu của những kẻ bị tàn sát trở về gào thét trong đêm đen; / và qua các khung cửa sổ mở một luồng khí lọt vào... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Đàm thoại  (truyện / tuỳ bút) 
... Và nhiều giọng khác lặp lại giữa lùm cây nhỏ dần nhỏ dần: “Và hải cảng và thành phố, và những bạn gái của em, và những cô tớ gái của em, và những tên mọi của em, và những con chim hạc, những con ong của em, những con ong của em, những con ong của em...” [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
... Chính sương mù tháng giêng trong đầu em cũng như trong đầu anh, sương mù vàng và thấm dần, sương mù có mùi hăng và lạnh buốt giờ đây vẫn còn toả rộng giữa chúng ta, nhưng chúng ta vẫn băng qua được cũng như chúng ta đã băng qua được dạo đó... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Hãy còn rất mệt mỏi vì cuộc hành trình, lại bị túi bụi với những ngày làm đầu tiên mà những công việc người ta giao cho tôi dù có đơn giản cũng vẫn là những ngày khó nhọc nhất trong năm, vì sự cố gắng phiên dịch vẫn còn đều đặn, và vì tôi còn phải làm quen với những chi tiết vụn vặt của một lề lối hành chánh mới, cho nên tối đến là tôi lại thấy cô đơn vô cùng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
... Chính lúc đó là lúc tôi đi vào thành phố, lúc khởi đầu những ngày tháng của tôi trong thành phố này, khởi đầu một năm mà hơn phân nửa đã trôi qua, lúc dần dần tôi tỉnh dậy trong cơn ngủ mơ màng, trong góc toa xe chỉ có mình tôi, ngồi đối diện với chỗ lên xuống, gần khung cửa kính đen bên ngoài phủ đầy những giọt mưa... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Trận cháy đã kéo dài trăm năm / trong dửng dưng của những ông chủ / và vẫn kéo dài tới ngày nay / trong những mùa gián đoạn / trong cơn ác mộng của Lịch Sử / mà giờ đây chúng ta ít biết hơn bao giờ / làm sao có thể thức dậy để thoát ra... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Một cậu đen. Một cô đen. / Những đàn ông đen. / Những phụ nữ đen. / Những người da đen. / Chàng đen / Rất đen. / Một màu đen tuyền. / Phải chăng? Một pho tượng gỗ đen... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
“Chansons de la rose des voix” [được coi là một phát triển trên bản tổng phổ “Madrigal de la Rose des Voix” (1984) của nhà soạn nhạc Henri Pousseur] là một trong những tác phẩm độc đáo của Michel Butor (1921~), một cây bút kỳ đặc của văn chương Pháp thế kỷ 20. Butor sử dụng những trích đoạn từ nhiều nguồn để làm chất liệu cho tác phẩm này... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Những dòng suối sẽ chảy dưới tuyết / các cánh cửa tầng hầm ở đây sẽ mở ra // Dưới những ngón tay của gió lan toả / hương thơm của những miền đất xa // Những tia nắng thanh xuân / sẽ long lanh trên những tảng băng ngũ sắc... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Istanbul  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi thức dậy trên chiếc xe lửa bấy giờ vẫn đang chạy. Tôi vén màn để nhìn ra ngoài. Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một cảnh tượng sầu hoang đến như thế. Mưa rơi trên cao nguyên Thrace không một bóng cây, vùng đất phủ đầy những bụi gai và lan nhật quang, chen giữa sỏi đá... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Thay vì vàng ta sẽ đem lại cho em / những quả chanh và hoa mimosa / mật ngọt từ núi rừng phía Bắc / những bông lúa những chùm nho / nấm củ nấm tổ ong và nấm xép... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Những cánh đồng củ cải đường trải đến tận rào kẽm gai, bọc quanh là những lối mòn có những người đạp xe đuổi nhau; những bụi rậm đáng ngại, với những cụm lông bứt ra từ ngực những cánh bay nạn nhân của mấy con mèo đói... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Sơn ca  (thơ) 
... Lịch sử xưa lắm rồi / và chính vì thế mà / ta phải lắng nghe nó / trước khi nó đi vào quên lãng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Xám như tiếng lách tách trong tro than trong khi sương mù mở rộng đôi cánh chim mòng biển của mình giữa những mặt tiền trên bến cảng hoàng hôn. / Đỏ như than hồng sau mặt mica của lò sưởi hay miếng sắt nung người thợ rèn nện búa lên trong hang mình để bảo vệ cho những cánh cửa sổ của chúng ta... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Cái cày xoay hướng cuối cánh đồng / để gãi vào da của Trái đất / ngày xưa cày được kéo bởi ngựa hoặc bò / ngày nay bởi động cơ điezen... | Khi những đảo và lục địa / đã được để khô ít nhiều / và những màu của cá / đã đẫm màu cầu vồng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Hai bài thơ "À la croisée des temps 1977-1987" và "Jour de cafard" của Michel Butor (1926~) — nhà văn trong nhóm Tiểu thuyết mới, và một trong những cây bút nổi tiếng nhất của thế hệ ông — đến với bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Hai bài thơ "Zoo" và "Entre-temps" của Michel Butor (1926~) — nhà văn trong nhóm Tiểu thuyết mới, và một trong những cây bút nổi tiếng nhất của thế hệ ông — đến với bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Hai bài thơ văn xuôi của Michel Butor (1926~) — nhà văn trong nhóm Tiểu thuyết mới, và một trong những cây bút nổi tiếng nhất của thế hệ ông — qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Một bài thơ văn xuôi hết sức thú vị của Michel Butor (1926~) — nhà văn trong nhóm Tiểu thuyết mới, và một trong những cây bút nổi tiếng nhất của thế hệ ông — qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Bạn bè ở xa  (thơ) 
Giữa những người từng thư từ với tôi / có những kẻ / tôi không bao giờ được thấy mặt / những người khác tôi có gặp / nhưng đã quá lâu / khiến tôi không biết / nét mặt họ nay thay đổi ra sao... [Bản dịch của nhà thơ Diễm Châu]
 
Tiền Vệ trân trọng gửi đến độc giả một chùm thơ từ thi tập Zone franche của Michel Butor (1926~) — nhà văn trong nhóm Tiểu thuyết mới, và một trong những cây bút nổi tiếng nhất của thế hệ ông — qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021