thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
[THƠ CỦA CA/NHẠC SĨ] Marinette
Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường
 
 
GEORGES BRASSENS
(1921-1981)
 
 
Lời người dịch:
Thính giả vừa cười bằng thích vừa bùi ngùi xót xa cho cái anh chàng si tình ngờ nghệch trong ca khúc bất hủ này của Georges Brassens. Vì nghĩ cho cùng thì có anh chàng si tình nào mà không ngờ nghệch buồn cười, nhiều hay ít, có phải thế không ạ? Hài hước của Brassens rất "cool", rất "tỉnh bơ" vì đến từ sự quan sát tỉ mỉ thực tại và tâm lý chứ không cố tình làm hề để chọc cười. Chưa thấy ai kể chuyện "xui" (nghĩa tếu) lý thú hơn tác giả bài Marinette, vừa siêu thực tột đỉnh vừa hiện thực hết mức! Cái nhìn về nữ giới của Brassens có thể chưa thoát khỏi định kiến, hơi bị "misogyne" (ghét đàn bà), vì nó chỉ gồm hai loại phụ nữ: mẹ hiền (Madonna) và gái hư (Eva). Mong độc giả mua vui cũng được một vài phút giây!
Nguyễn Đăng Thường
 

Marinette

 
Khi con chạy tới hát bài ca nhỏ tặng con Marinette,
Người đẹp, con phản bội, đã đi nghe nhạc ô-pê-ra.
Với cái bài ca nhỏ, trông con quê quá, mẹ ạ.
Với cái bài ca nhỏ, trông con quê kệch quá trời.
 
Khi con chạy tới mang hũ mù-tạc cho con Marinette
Người đẹp, con phản bội, đã ăn xong bữa rồi.
Với cái hũ nhỏ, trông con quê quá, mẹ ạ.
Với cái hũ nhỏ, trông con quê kệch quá trời.
 
Khi con tặng xe đạp làm quà tết cho con Marinette,
Người đẹp, con phản bội, đã sắm ôtô rồi.
Với cái xe đạp nhỏ, trông con quê quá, mẹ ạ.
Với cái xe đạp nhỏ, trông con quê kệch quá trời.
 
Khi con hí hửng chạy tới chỗ hẹn với con Marinette,
Người đẹp, con phản bội, đang thỏ thẻ “Em yêu anh!” với một thằng chó đang hôn hít nó.
Với cái bó hoa mọn, trông con quê quá, mẹ ạ.
Với cái bó hoa mọn, trông con quê kệch quá trời.
 
Khi con chạy tới định chiên bộ óc của con Marinette,
Người đẹp, con phản bội, đã qua đời vì bệnh cúm bất ngờ.
Với cái khẩu súng lục, trông con quê quá, mẹ ạ.
Với cái khẩu súng lục, trông con quê kệch quá trời.
 
Khi con thê lương chạy tới để đưa ma con Marinette,
Người đẹp, con phản bội, đã hồi sinh sống nhăn lại rồi.
Với cái vòng hoa cườm, trông con quê quá, mẹ ạ.
Với cái vòng hoa cườm, trông con quê kệch quá trời.
 
 
Nguyên tác:
 

Marinette

 
Quand j'ai couru chanter ma p'tit' chanson pour Marinette,
La belle, la traitresse était allée à l'opéra.
Avec ma p'tit' chanson, j'avais l'air d'un con, ma mère.
Avec ma p'tit' chanson, j'avais l'air d'un con.
 
Quand j'ai couru porter mon pot d'moutarde à Marinette,
La belle, la traitresse avait déjà fini d'diner.
Avec mon petit pot, j'avais l'air d'un con, ma mère.
Avec mon petit pot, j'avais l'air d'un con.
 
Quand j'offris pour étrenne un'bicyclette à Marinette,
La belle, la traitresse avait acheté une auto.
Avec mon p'tit vélo, j'avais l'air d'un con, ma mère.
Avec mon p'tit vélo, j'avais l'air d'un con.
 
Quand j'ai couru tout chose au rendez-vous de Marinette,
La bell' disait: "J't'adore" à un sal' typ' qui l'embrassait.
Avec mon bouquet d'fleurs, j'avais l'air d'un con, ma mère.
Avec mon bouquet d'fleurs, j'avais l'air d'un con.
 
Quand j'ai couru bruler la p'tit' cervelle à Marinette,
La belle était dejà morte d'un rhume mal placé.
Avec mon revolver, j'avais l'air d'un con, ma mère.
Avec mon revolver, j'avais l'air d'un con.
 
Quand j'ai couru lugubre à l'enterr'ment de Marinette,
La belle, la traitresse était déjà ressuscitée.
Avec ma p'tit' couronn', j'avais l'air d'un con, ma mère.
Avec ma p'tit' couronn', j'avais l'air d'un con.
 
Nguồn: Georges Brassens, Poèmes et Chansons (Paris: Les Éditions du Seuil, 1993)
 
 
Đã đăng:
Nhiều lời ca của Brassens (1921-1981) đã đọng lại trong ký ức của người đương thời như những bài thơ hay, và ông đã được xem là một trong những nhà thơ hàng đầu của Pháp thời hậu chiến. "Les lilas" là một trong những bài nổi tiếng của ông... ... Tôi ghi bằng một chữ thập trắng / Để nhớ ngày hai đứa bay thẳng / Hổn hển bám vào một cành hoa / Một cành một cành hoa lilas... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
“Il n'y a plus d'après” của Guy Béart (1930~), do cô ca sĩ “hiện sinh” Juliette Gréco (1927~) trình diễn, là bài ca một thời vang bóng ở Pháp... Không còn mai sau đâu nhé / Ở Saint-Germain-des-Prés / Không còn trưa mốt em ghé / Những trưa hè ấy phai rồi / Chỉ có hôm nay mà thôi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Nhiều lời ca của Brassens (1921-1981) đã đọng lại trong ký ức của người đương thời như những bài thơ hay, và ông đã được xem là một trong những nhà thơ hàng đầu của Pháp thời hậu chiến. "La mauvaise réputation" là một trong những bài nổi tiếng của ông... Trong làng mình dù chẳng muốn khoe khoang / Tôi được tai tiếng là không đàng hoàng / Dẫu có nói năng hay dầu câm lặng / Tôi vẫn bị coi là kẻ nhập nhằng / Thế đấy tôi đâu có chọc ghẹo ai / Khi đường tôi tôi đi rất thoải mái / Nhưng ai nấy đều không ưa những đứa / Chưa theo họ trên đường ngay ở giữa... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Lâu lắm, lâu lắm, lâu lắm / Sau khi các thi sĩ khuất bóng / Những bài ca họ còn chạy rong trên đường phố... | Ngôi làng tôi dưới đáy sông / Nhớ lại những giờ khắc rất gần gũi / Khi bắt đầu ngày mới âm thanh vui / của những cái chuông bay bổng... | Biển / Ta thấy đang tung tăng dọc theo những vịnh nước trong / Lấp lánh ánh bạc / Biển / Của những phản ảnh vạn trạng / Dưới làn mưa... [Bản dịch của Hoàng Ngọc Biên & Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Charles Trenet (1913-2001), ca sĩ với chiếc gậy và chiếc "mũ phớt" (feutre) hoặc "mũ cói/mũ chèo thuyền" (canotier), lúc ca hay đảo tròng mắt, nổi tiếng cuối những năm 30 và những thập niên kế tiếp. Một ca sĩ-thi sĩ hay thi sĩ-ca sĩ, đã được giới ái mộ tặng cho cái biệt danh "anh chàng hát như điên" ("Fou Chantant")... Tôi nhớ mãi một cái góc phố / Hôm nay nó không còn đấy nữa / Tuổi nhỏ tôi nô đùa nơi ấy / Tôi vẫn còn chưa quên điều đó / Chỗ ấy có một cái hàng rào / Một lùm cây để phục kích nhau / Lũ du côn trong khu phố tôi / Kéo tới đó đập đánh nhau chơi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Mick Micheyl (1922~) là một nghệ sĩ đa diện: hoạ sĩ, nhà trình diễn nhào lộn (acrobat), kịch sĩ, ca khúc tác gia, ca sĩ, và hiện nay bà là một nghệ sĩ điêu khắc trên thép... Một chú lỏi Paris / Là cả một bài thơ / Chưa hề ở xứ nào / Có được y như vậy / Vì chú nhỏ ti ti / Bé con tí tí này / Được mọi người đều si... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Wassily Kandinsky (1866-1944), nhà danh hoạ của thế kỷ 20, không chỉ tập trung vào việc vẽ. Ông nói: "Marc và tôi đã ném chính mình vào hội hoạ, nhưng hội hoạ đơn thuần không làm chúng tôi thoả mãn..." Thế rồi, ông làm thơ... Mặt. / Xa. / Mây. / . . . . / . . . . / Một người đàn ông đứng đó với một cây kiếm dài. Cây kiếm dài và to bản. Rất to bản... | Ôi, hắn đi chậm làm sao. / Giá như ở đó có một người nào bảo hắn: Nhanh hơn, đi nhanh hơn, nhanh hơn, nhanh hơn, nhanh hơn, nhanh hơn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Paul Klee (1879-1940) luôn được thế giới tưởng nhớ như một thiên tài hội họa, nhưng... ông cũng làm thơ. Trong khi đang nhai một con người, / con sói giảng giải / cho bầy chó: // Nói cho tao biết... đâu... thế rồi... là... / nói cho tao biết... đâu? / thế rồi... là thượng đế của lũ con người?... | Tôi đứng trong bộ giáp trụ kín mít / Tôi không có ở đây / Tôi đứng trong những chiều sâu / Tôi đứng đằng xa... / Tôi đứng rất xa... / Tôi toả sáng cùng người thiên cổ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Léo Ferré (1916-1993) là một trong ba chàng "ngự lâm" của ca khúc Pháp, được quần chúng âu yếm gọi là ca sĩ-thi sĩ hay thi sĩ-ca sĩ, cùng với Georges Brassens và Jacques Brel... Đó là những kẻ kỳ cục sống bằng ngòi bút / Mà cũng có khi không sống tuỳ lúc của mùa / Đó là những kẻ kỳ cục xuyên qua sương lạnh / Với những bước chân chim dưới cánh của ca thi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Jean Hans Arp (1886-1966) là một điêu khắc gia lừng danh thế giới và cũng là một họa sĩ kiêm thi sĩ viết bằng hai thứ tiếng Pháp, Đức... Trước tiên phải để mọc lên những hình dạng, sắc màu, ngôn từ, cung độ và kế đó giải thích. / Trước tiên phải để mọc lên những bắp chân, những chiếc cánh, những bàn tay và kế đó để chúng bay chúng ca hát hình thành biểu hiện... | Thánh đường là một trái tim. / Làm sao tôi nói được / Thánh đường Lộ-trấn / là một trái tim?... [Bản dịch Diễm Châu]
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021