thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 18]

 

THẾ UYÊN

(1935~)

 

 

Về miền Nam...

 
Kỳ trước: “Tôi đi học”
 

Về qua sông lớn

 

Khi còn dạy học ở Mỹ Tho, một buổi chiều rảnh rỗi đi tà tà trên vỉa hè con lộ thị tứ nhất thành phố, tôi đứng lại vì thoáng thấy một người bạn học, từ thời kỳ học Chu Văn An ở Hà Nội, trong một tiệm may lớn. Đúng lúc tôi dừng bước, người trong tiệm cũng nhận ra tôi. Anh quay lại dặn dò chi đó cho một người thợ trước khi bước ra đi dạo cùng tôi. Năm xưa học cùng lớp đệ ngũ, anh ngồi bàn trên, hiền lành, chăm chỉ. Bây giờ anh vẫn cứ hiền lành, cho biết xuống đây dạy học rất sớm, và cũng bỏ dạy rất sớm vì lấy cô gái hàng xóm chỗ ở trọ. Nhà gái giàu, bắt rể trai Bắc kỳ dễ dàng, anh đã hai con và được cho tiệm may này trong khi chờ đợi ông già vợ về hưu sẽ cho luôn nhà máy xay ở Tân Hiệp. Anh cứ thủ thỉ thù thì kể linh tinh lang tang, toàn truyện chuột sa chĩnh gạo, chĩnh gạo cao nhiêu dài bao nhiêu màu gì... làm tôi phát chán, tìm cách cáo từ, sau khi hứa cuội sẽ trở lại một ngày nào đó ăn một bữa cơm gia đình. Anh bạn thoả mãn, hài lòng về hiện tại, và cả tương lai, tôi mừng cho số may đã đến với bạn, nhưng không thấy thích cuộc đời lúc nào gạo cơm cũng ngập lên tận miệng mời ngài xơi... Thầy đồ trẻ trên răng dưới dế di cư vào Nam tìm được một cuộc sống sung túc như thế ven con sông lớn nhiều phù sa, còn mong muốn chi hơn... Nhưng không có tôi trong đó, chuột tôi sẽ chán phè trong chĩnh gạo, biết đâu chẳng mấy lúc lại đi tới chỗ, khi đã chán thân thể dù đẹp nhưng quá quen thành cơm nguội của vợ và sự đều đặn của cuộc sống thường nhật, tôi kiếm sự thay đổi, chút gia vị tiêu ớt, bằng một hai cô vợ nhỏ, mèo tam thể mèo xiêm tối ngày gấu ó ghen tuông, cào xước mặt tôi ra...

Tôi nhìn và nghe thấy như thế, mới chỉ trong dự tưởng thôi, đã muốn đi ra bờ sông, nhìn tràng giang đang ào ào ra đại hải, mang trả lại biển rộng một vài con tàu viễn duyên xuôi dòng từ Phnom Penh, mà hét lên vài tiếng thực to, không cần thiết phải hì hục leo núi cao, trước khi ném vào cõi sắc không của trời đất một vài tiếng hét, như thiền sư nào đó một buổi sáng lâu rồi. Không lẽ đời sống chỉ mang lại có thế thôi sao? Một hay nhiều đàn bà sở hữu riêng (có chắc là riêng không), một tài sản riêng, một lũ con riêng (mục con cái lại càng không chắc là của mình hết), cứ thế, cứ như thế mà sống mà ăn ngủ đụ ị cho đến xuôi hai tay về với đất, sình lầy. Tôi thở ra hít vào mấy cái dài ven sông lớn, thấy muốn tung hoành, cứu khốn phò nguy như chàng Lục Vân Tiên, người hùng của miền đất này.

Dĩ nhiên khác ở điểm không có mục “Khoan khoan ngồi đó chớ ra, Nàng là phận gái ta là phận trai” như chàng Lục Vân Tiên của cụ đồ nghiêm túc Nguyễn Đình Chiểu, mà thay bằng một chàng có tính người hơn, của đại chúng vô danh: “Vân Tiên ngồi núp bụi môn, Chờ cho trăng khuất sờ l... Nguyệt Nga...” (ca dao miệt vườn).[1] Nhưng đây chỉ là lý thuyết thôi, của văn chương chữ nghĩa lý luận, còn trong thực tế tôi tránh tối đa phá trinh, hay làm tình với các cô người yêu, bạn gái. Có họ trong vòng tay cùng lắm chỉ để hôn lên môi, thế thôi. Như đã nói nhiều lần, tôi sợ lấy vợ và cho rằng phá trinh các cô: một là sợ bắt đền, hai là sợ lỡ có bầu phải lấy làm vợ, thứ ba sợ rơi vào thói tầm thường của một số bạn quen hay huênh hoang lấy số lượng gái chinh phục được như một thứ bằng cấp, thành tích để hãnh diện. Bởi thế tôi xử trí theo kiểu, nói như nhà văn Kiệt Tấn hồi trẻ, là có một cô Ánh con nhà tử tế có thể lấy làm vợ được để nói chuyện lảm nhảm lúc ban ngày, hôn nhau và đôi khi, đôi khi thôi, cũng làm như nhà văn thơ Mai Thảo “Đặt tay lên chỗ không thể đặt, Nhưng mà đặt được chẳng làm sao”. Kèm thêm một cô Tuyết bán nước dừa xiêm ít học để làm tình ban đêm, sướng đến nỗi suýt lăn tòm xuống mương...

Nói giản dị, tôi, như mọi người khác, cần có người con gái để yêu để thương nên thường theo đuổi các cô gái, còn để giải quyết sinh lý thúc bách hàng ngày, không phải ai và lúc nào cũng may mắn kiếm ra một cô gái bán nước dừa hay một cô người làm đa tình. Cũng may, xã hội thời nào cũng có các gái điếm lúc nào cũng sẵn sàng, không bao giờ viện cớ nhức đầu, đau bụng hay trời mưa trời nắng để khước từ đàn ông. Chưa kể những phụ nữ tình dục cao, có chồng hay chưa, sẵn sàng nhập cuộc làm tình, chỉ vì làm đàn bà đôi khi cũng có nhu cầu sinh lý cần thoả mãn.

 

[còn tiếp nhiều kỳ]

 

_________________________

[1]Trong tiểu luận “Đọc... chơi vài bài ca dao”, nhà phê bình nổi danh của xứ down under (một biệt danh của châu Úc) là Nguyễn Hưng Quốc có nêu câu ca dao trần tục về Vân Tiên (Vân Tiên ngồi núp bụi môn...) như một bằng cớ chứng tỏ sự suy tàn của ý thức hệ Nho giáo tại miền Nam. Nhà văn là tôi ở miệt rừng núi tây bắc Hoa Kỳ tham chiếu bài của Nguyễn Hưng Quốc, mở rộng thêm, đặt vấn đề mới: Thái độ bảo thủ cực đoan chống đối xâm nhập của Tây phương, về cả tôn giáo văn hoá lẫn chính trị của Nguyễn Đình Chiểu (và giới sĩ phu nói chung thời đó), hay thái độ chủ hoà, cởi mở hợp tác (hợp tác để duy tân) của lớp người như Tôn Thọ Tường, thái độ nào mới là hữu ích cho tổ quốc đang lâm nguy. Chủ biên tạp chí Văn học, lúc đó là Nguyễn Mộng Giác, mở rộng địa bàn thảo luận, mời cả các “sĩ phu” nội địa tham gia. Trong bốn bài gửi ra, có ba bài vẫn ủng hộ lập trường Nguyễn Đình Chiểu, biểu lộ phe bảo thủ diều hâu chủ chiến Việt Nam vẫn còn mạnh lắm.

 

Đã đăng:

... “Những hạt cát” là tên của truyện ngắn đầu tiên tôi viết trên đời. Động cơ thúc đẩy không có gì là oai hùng, siêu hình siêu linh, hay sứ mệnh văn học hiện đại chi hết...: tôi viết chỉ vì bắt chước mọi người chung quanh, nhất là anh tôi, nhà văn Duy Lam... (...)
 
Không phải tôi bắt chước họa sĩ Picasso mà đặt tên các thời kỳ văn học bằng mầu sắc xanh đỏ vàng, mà vì văn chương viết thời kỳ cộng tác với tạp chí Tân Phong, thuộc dòng lãng mạn cổ điển kiểu Pháp thế kỷ 19, kiểu tiền chiến Việt Nam. Đặt tên màu xanh êm đềm như thế để phân biệt với vàng, đỏ như máu, văn chương có lửa, văn nghệ xám của nhóm văn hóa Thái Độ sau này... (...)
 
Nguyễn Tường là họ ngoại của tôi. Còn họ nội của tôi ra sao? Bố tôi là đứa con cuối cùng của giòng họ Cát ở Vân Đình, Hà Đông, không có gì lẫy lừng từ nhiều đời, ông nội tôi (chết sớm) chỉ là ông đồ... (...)
 
Thời gian xẩy ra sự cố nói trên, tôi đang cộng tác với nhật báo Chính Luận của Từ Chung và Đặng Văn Sung. Mới đầu tôi viết mỗi tuần một đoản văn... (...)
 
Trong khi theo học đại học ở Mỹ, tôi dần dà khám phá ra nền giáo dục xứ này không đề cao tinh thần thượng võ và ít chú trọng đến việc xiển dương, đề cao, khích động lòng yêu nước, nhiều như ở Việt Nam. Nếu lấy đơn vị là một cho dễ nói, nền giáo dục miền Nam Việt Nam đề cao tinh thần thượng võ và lòng yêu nước mười lần hơn Hoa Kỳ, và miền Bắc Việt Nam lại mười lần cao hơn miền Nam... (...)
 
... Bố tôi không khoẻ, và thuốc phiện còn làm ông suy yếu hơn. Tự ông cũng biết mình sẽ không thọ (và đúng vậy, ông chết khá sớm, năm 56 tuổi) và khả năng kiếm tiền đã thấp (sau thời kỳ làm quản lý cho Phong Hoá Ngày Nay), ông thường làm công chức cấp nhỏ, lương thấp, đông con... (...)
 
Trong danh sách những nghề bố bảo nên gia nhập, tôi còn kể sót một trường là Quân Y ngay gần nhà. Bố tôi mặn mà với trường này lắm vì ra trường vừa là trung úy vừa là y sỹ, vừa có chữ thọ to tướng vừa có thể làm ngoài, thiếu gì tiền... (...)
 
Yêu một cô bé xinh đẹp con nhà và được yêu lại, được lấy nhau làm vợ chồng, còn niềm vui nào lớn hơn. Ngồi ở công trường vắng lặng Ban Mê Thuột uống một ly đậu đỏ tồi ơi là tồi, bùn đỏ xứ này còn như muốn nở hoa, buồn làm sao được... (...)
 
Năm 1954 tôi theo gia đình rời Hà Nội di cư vào Nam, định cư tại thành phố Sài Gòn. Năm đó tôi vừa 19 tuổi. Đủ lớn để có một, không phải một người yêu, mà là một người để yêu. Nàng đầu tiên là Mặt Trăng... (...)
 
Tôi đã tưởng mối tình (tình một chiều và thất tình một phía) hồi mười chín tuổi đã bị xoá trong bộ nhớ não tôi; gần nửa thế kỷ, bao nhiêu là nước chảy qua chân các cầu rồi còn gì. Nhưng tôi lầm... (...)
 
... Phương thuốc tôi cho là hiệu lực nhất là “dĩ độc trị độc”, lấy tình mới trị thất tình cũ: “Mi đau buồn vì một cô gái phải không? Hãy tìm một cô gái khác mà thay thế (hơn phân nửa thế giới là phụ nữ, lo gì?)...” (...)
 
... Tôi ngủ một giấc ngon lành không mộng mị, khi mở mắt ra, tôi phải định thần một chút mới nhớ ra mình đang ở đâu trên đất nước Việt Nam. Trời đã sáng từ lâu... (...)
 
... Khi tôi trở lại, bốn mươi năm sau, không còn chi để thăm để viếng... Kể như xong đời một phụ nữ nghèo vùng châu thổ sông Hồng triền miên đói này. Sống âm thầm và chết cũng âm thầm, không có đến cả một nấm mồ cho cháu chắt tìm đến thắp một vài nén hương... (...)
 
Nhiều năm về sau, chính xác ra là 40 năm sau, tôi mới có dịp trở lại thành phố Hà nội, lúc đó chưa “Đổi Mới” nhiều, còn đầy rêu và mốc meo... (...)
 
... Đầu năm 1955, rời Hà Nội xuống Hải Phòng để trở lại miền Nam, tôi không tuân theo đà phát triển nam tiến của dân tộc, mà là do chọn lựa của cá nhân. Có dịp để sống ở cả hai miền theo hai chế độ khác nhau, tôi cân nhắc so sánh, đối chiếu... Chọn lựa ở lại, là vô ở trong chum trong lọ, là gia nhập một tập thể đoàn ngũ hoá tới kẽ tóc chân lông... (...)
 
Tàu đã cặp một bến khu Khánh Hội, cầu thang đã được hạ xuống và những người Công giáo di cư bắt đầu xuống thang, đặt những bước chân đầu tiên lên vùng đất mới. Họ, cũng như tôi, đều không thể nào biết được vùng đất này sẽ ưu đãi họ, hơn cả những gì các cha cố đã hứa hẹn... (...)
 
Tôi đã thuật ở đâu đó cái bản mặt của tôi không biết ra sao, mà đụng độ với ai trong đời sống, cũng hay bị khuyên “về đi học đi”. Vậy thì... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021