thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
[THƠ CỦA CA/NHẠC SĨ] Paris bụi đời
 
Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường
 
 
LÉO FERRÉ
(1916-1993)
 
Lời người dịch:
Chúng ta đã biết quá nhiều về Paris lãng mạn: Paris của lá chết xúc bằng xẻng, của dưới cầu Mirabeau / dòng Seine chảy, của ga Lyon đèn vàng, của Paris có gì lạ không em / bây giờ trời mưa hay trời... mửa, ê-xê-tê-ra-và-vân-vân. Để thay đổi không khí (trong lành), với không khí (trong hẻm), nhưng "xem xem", xin mời quí vị tới viếng Paris... thứ thiệt (xăng puộc xăng), dù cũng là huyền thoại (chẳng kém) và lãng mạn (không thua), nhưng kích động (đít) hơn: Paris của găng-tơ, Paris của ma cô, Paris của gái đường, Paris của ngõ cụt, Paris của dao găm, Paris của súng sáu, Paris của gậm cầu... Nghĩa là... PARIS BY NIGHT.
 
Nhưng... nhưng không phải "Paris By Night" có hộp đêm, có sâm banh, có thoát y. Cũng không phải "Paris By Night" của Thúy Nga tôi chưa dám rớ vì chửa bán khuyến mại. Mà... "Paris bụi đời", thi vị và thú vị hơn, của bọn thi nhân và đám họa sĩ "bị nguyền rủa": Villon, Rimbaud, Verlaine, Carco, Mac Orlan, Genet, Lautrec, Utrillo, Modigliani... Nghĩa là: Paris Maudit (hay Paris Modi cũng thế)!
 
Nào, hãy nghe thử chơi:
 
Nguyễn Đăng Thường
 
_____________
 
 
Paris bụi đời
 
 
Paris ma cô
Với mắt con gái
Mặt mày du côn
Quần rách áo mạng
Và giọng rình rang
Của đàn phong cầm
Không tạo hưu bổng
Nhưng rất ngon lành
Mấy tên ma cô
Tuột xiêm y mi
Dưới hầm métro
Của trạm Bastille
Để say để sưa
Với váy của mi
La hét ầm ĩ
Nhưng rất ngon lành
 
 
Nào cành Lila
Nào hoa Pantin
Biết bao nhiêu là
Những ả hàng nem
Mang cái tuyệt diệu
Vào mọi thời tiết
Chả được xu hào
Nhưng rất ngon lành
Dédé-thập-giá
Bébert d'Anvers
Cả mấy tháng rồi
Nghỉ mát xà lim
Thế nên quí bà
Đã phải tính chuyện
Một thiếp hai chàng
Thế là ngon ơ
 
 
Paris găng-tơ
Tay trượt như lươn
Không bạn không bè
Trong giới công an
Giữa vòng áo nịt
Rực đèn nê-ông
Chẳng khôn chẳng lanh
Nhưng rất ngon lành
Đánh cướp ngân hàng
Để đăng lên báo
Chiến thuật tẩu mã
Bằng xế trắc-xông
Một cái thúc mạnh
Sao cho ăn khớp
Ko-pec* giấu kĩ
Nếu muốn ngon lành
 
 
Nào là trang nhứt
Nào là trang hai
Chi tao vài xấp
Sẽ gặp mi lại
Trên báo trên chí
Phát hành lần cuối
Thấy mi khổ sai
Tin chót tin chọt
Tin vịt tin gà
Mi là găng-tơ
Bằng ruột bánh mì
Muốn làm bìa cứng
Thì phải rất chì
Hi vọng kì tới
Mi sẽ xịn hơn
 
 
Paris ta mở
Trong quả tim đá
Một trương mục khẩn
Cử chỉ hào hoa
Một cái ngả mũ
Bên trái bên phải
Tốn thì phải hao
Nhưng rất ngon lành
Những hội những hiệp
Nặc danh giấu tên
Một ông dân biểu
Được dân nể trọng
Một cái hình nộm
Đã được chế sẵn
Chẳng bằng hôn tay
Nhưng rất ngon lành
 
 
Trả lại tiền lẻ
Hào nhoáng bóng bẩy
Cứ bán hạ giá
Rất công tử Anh
Một cuốn ngân phiếu
Không tiền bảo chứng
Thì phải ráng chịu
Nhưng rất ngon lành
Một khu phố bé
Saint Honoré
Ba chiếc bánh nhỏ
Xong rồi ta de
Ngạc nhiên ra đi**
Ngạc nhiên ì lại
Ai cũng ngạc nhiên
Nhưng rất ngon lành
 
 
Paris ta nốc
Bằng giọng ca xám
Dọc những con đường
Tiếng mi ngân nga
Đéo có hi vọng
Trong rách nát mi
Chỉ có vỉa hè
Nhưng rất ngon lành
Những kẻ lang thang
Gây gổ với mi
Nhưng dưới gậm cầu
Có dòng Seine chảy
Cho những cuộc tình
Huyền mơ ảo mộng
Như nước sông dâng
Nhưng rất ngon lành
 
 
Gái gú lạc đường
Trong những ngoại ô
Đồng cỏ lát đá
Có tình yêu mọc
Nó vẫn còn nhú
Trong khu trong nhà
Thiên hạ nghĩ bậy
Nhưng rất ngon lành
Những mắt bơ vơ
Chìm vào rãnh nước
Con phố chảy theo
Như một con tàu
Lắc lư một tí
ở cái tầng dưới
Lao động chăm chỉ
Nhưng rất ngon lành
 
 
Paris ồn ào
Hồn mi như pháo
Và số tiền triệu
Để tặng thi sĩ
Vài đồng xu cay
Cho bài ca này
Thế là hợp vần
Vậy là ngon ơ
 
 
 
Nguyên tác:
 
Paris canaille
 
Paris marlou
Aux yeux de fille
Ton air filou
Tes vieilles guenilles
Et tes gueulantes
Accordéon
Ça fait pas d'rentes
Mais c'est si bon
Tes gigolos
Te déahabillent
Sous le métro
De la Bastille
Pour se saouler
A tes jupons
Ça fait gueuler
Mais c'est si bon
 
 
Brins des Lilas
Fleurs de Pantin
Ça fait des tas
De p'tits tapins
Qui font merveille
En tout' saison
Ça fait d' l'oseille
Et c'est si bon
Dédé-la-croix
Bébert d'Anvers
Ça fait des mois
Qu'ils sont au vert
Alors ces dames
S' font un' raison
A s' font bigames
Et c'est si bon
 
 
Paris bandit
Aux mains qui glissent
T'as pas d'amis
Dans la police
Dans ton corsage
De néon
Tu n'es pas sage
Mais c'est si bon
Hold-up savants
Pour la chronique
Tractions avant
Pour la tactique
Un p'tit coup sec
Dans l' diapason
Rang' tes kopecks
Sinon t' es bon
 
 
A la la une
A la la deux
Fil'-moi trois thunes
Y te verrai mieux
La tout' dernière
Des éditions
T'es en galère
Mais c'est si bon
A la la der
A la la rien
T'es un gangster
A la mie d'pain
Faut être adroit
Pour fair'carton
La prochain' fois
Tu s'ras p' têt' bon
 
 
Paris je prends
Au coeur de pierre
Un compt' courant
Des bell's manières
Un coup d'chapeau
A l'occasion
Il faut c'qui faut
Mais c'est si bon
Des sociétés
Très anonymes
Un député
Que l'on estime
Un p'tit mann'quin
En confection
C'est pas l'bais'-main
Mais c'est si bon
 
 
Pass'la monnaie
V'la du clinquant
Un coup d'rabais
And gentleman
Un carnet d'chèque
Sans provision
Faut faire avec
Mais c'est si bon
Un p'tit faubourg
Saint Honoré
Trois petits fours
Et je m'en vais
Surpris'party
Surpris'restons
On est surpris
Mais c'est si bon
 
 
Paris j'ai bu
A la voix grise
Le long des rues
Tu vocalises
Y a pas d'espoir
Dans tes haillons
Seul'ment l'trottoir
Mais c'est si bon
Tes vagabonds
Te font des scènes
Mais sous tes ponts
Coule la Seine
Pour la romance
À illusion
Y a d'l'affluence
Mais c'est si bon.
 
 
Môm's égarées
Dans les faubourgs
Prairie pavée
Où pouss' l'amour
Ça pousse encore
A la maison
On a eu tort
Mais c'est si bon
Regards perdus
Dans le ruisseau
Où va la rue
Comme un bateau
Ça tangue un peu
Dans l'entrepont
C'est laborieux
Mais c'est si bon
 
 
Paris flon flon
T'as l'âme en fête
Et des millions
Pour tes poètes
Quelques centimes
A ma chanson
Ça fait la rime
Et c'est si bon
 
 
 
Nhạc và lời: Léo Ferré, 1953
Nguồn: Léo Ferré, La Mauvaise Graine, Textes, poèmes et chansons (Paris: Livre de Poche, 2000)
 
------
Chú:
* Kopeck: xu, tiền lẻ của Nga, để cười cợt.
** Nguyên tác: “Surpris’ party”, buổi nhót ở nhà riêng của giới trẻ Mỹ vào thập niên 50, đã lan khắp thế giới. "Surpris' party / Ngạc nhiên ra đi", [dịch "party" theo nghĩa tiếng Pháp của "parti"], và "Surpris' restons / Ngạc nhiên ở lại" ["restons / ì lại", dịch theo nghĩa tác giả đã sử dụng để chơi chữ.]
NĐT.
 
------
Để phụ hoạ với bản dịch của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, tôi xin trích gửi đến thính giả một vài phút âm nhạc từ một đĩa hát rất cũ kỹ cách đây chừng nửa thế kỷ, mà tôi tìm lại được. Giọng hát của chính Léo Ferré thuở ấy, qua bài Paris canaille...
(HN-T)
 
 
 
Đã đăng:
 
"Bài hát cho người Auvergnat" ngợi ca tình huynh đệ bác ái, một trong vài ca khúc hiếm hoi của Brassens vắng bóng hài hước, đã gây xúc động mãnh liệt trong thời chiến và hậu chiến... Bài hát này cho anh / Anh, người Auvergnat không kiểu cách / Đã cho tôi bốn que củi nhỏ / Khi trong đời tôi trời làm gió rét... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Léo Ferré (1916-1993) là một trong ba chàng "ngự lâm" của ca khúc Pháp, được quần chúng âu yếm gọi là ca sĩ-thi sĩ hay thi sĩ-ca sĩ, cùng với Georges Brassens và Jacques Brel... Em khoả thân / Dưới áo thun / Có con phố / Nó ma bùn / Ơi gái xinh // Trái tim em / Đeo ở cổ / Và hạnh phúc / Nằm dưới đó / Ơi gái xinh... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Hài hước của Brassens rất "cool", rất "tỉnh bơ" vì đến từ sự quan sát tỉ mỉ thực tại và tâm lý chứ không cố tình làm hề để chọc cười. Chưa thấy ai kể chuyện "xui" (nghĩa tếu) lý thú hơn tác giả bài "Marinette"... Khi con chạy tới hát bài ca nhỏ tặng con Marinette, / Người đẹp, con phản bội, đã đi nghe nhạc ô-pê-ra. / Với cái bài ca nhỏ, trông con quê quá, mẹ ạ. / Với cái bài ca nhỏ, trông con quê kệch quá trời... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Nhiều lời ca của Brassens (1921-1981) đã đọng lại trong ký ức của người đương thời như những bài thơ hay, và ông đã được xem là một trong những nhà thơ hàng đầu của Pháp thời hậu chiến. "Les lilas" là một trong những bài nổi tiếng của ông... ... Tôi ghi bằng một chữ thập trắng / Để nhớ ngày hai đứa bay thẳng / Hổn hển bám vào một cành hoa / Một cành một cành hoa lilas... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
“Il n'y a plus d'après” của Guy Béart (1930~), do cô ca sĩ “hiện sinh” Juliette Gréco (1927~) trình diễn, là bài ca một thời vang bóng ở Pháp... Không còn mai sau đâu nhé / Ở Saint-Germain-des-Prés / Không còn trưa mốt em ghé / Những trưa hè ấy phai rồi / Chỉ có hôm nay mà thôi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Nhiều lời ca của Brassens (1921-1981) đã đọng lại trong ký ức của người đương thời như những bài thơ hay, và ông đã được xem là một trong những nhà thơ hàng đầu của Pháp thời hậu chiến. "La mauvaise réputation" là một trong những bài nổi tiếng của ông... Trong làng mình dù chẳng muốn khoe khoang / Tôi được tai tiếng là không đàng hoàng / Dẫu có nói năng hay dầu câm lặng / Tôi vẫn bị coi là kẻ nhập nhằng / Thế đấy tôi đâu có chọc ghẹo ai / Khi đường tôi tôi đi rất thoải mái / Nhưng ai nấy đều không ưa những đứa / Chưa theo họ trên đường ngay ở giữa... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Lâu lắm, lâu lắm, lâu lắm / Sau khi các thi sĩ khuất bóng / Những bài ca họ còn chạy rong trên đường phố... | Ngôi làng tôi dưới đáy sông / Nhớ lại những giờ khắc rất gần gũi / Khi bắt đầu ngày mới âm thanh vui / của những cái chuông bay bổng... | Biển / Ta thấy đang tung tăng dọc theo những vịnh nước trong / Lấp lánh ánh bạc / Biển / Của những phản ảnh vạn trạng / Dưới làn mưa... [Bản dịch của Hoàng Ngọc Biên & Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Charles Trenet (1913-2001), ca sĩ với chiếc gậy và chiếc "mũ phớt" (feutre) hoặc "mũ cói/mũ chèo thuyền" (canotier), lúc ca hay đảo tròng mắt, nổi tiếng cuối những năm 30 và những thập niên kế tiếp. Một ca sĩ-thi sĩ hay thi sĩ-ca sĩ, đã được giới ái mộ tặng cho cái biệt danh "anh chàng hát như điên" ("Fou Chantant")... Tôi nhớ mãi một cái góc phố / Hôm nay nó không còn đấy nữa / Tuổi nhỏ tôi nô đùa nơi ấy / Tôi vẫn còn chưa quên điều đó / Chỗ ấy có một cái hàng rào / Một lùm cây để phục kích nhau / Lũ du côn trong khu phố tôi / Kéo tới đó đập đánh nhau chơi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Mick Micheyl (1922~) là một nghệ sĩ đa diện: hoạ sĩ, nhà trình diễn nhào lộn (acrobat), kịch sĩ, ca khúc tác gia, ca sĩ, và hiện nay bà là một nghệ sĩ điêu khắc trên thép... Một chú lỏi Paris / Là cả một bài thơ / Chưa hề ở xứ nào / Có được y như vậy / Vì chú nhỏ ti ti / Bé con tí tí này / Được mọi người đều si... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Wassily Kandinsky (1866-1944), nhà danh hoạ của thế kỷ 20, không chỉ tập trung vào việc vẽ. Ông nói: "Marc và tôi đã ném chính mình vào hội hoạ, nhưng hội hoạ đơn thuần không làm chúng tôi thoả mãn..." Thế rồi, ông làm thơ... Mặt. / Xa. / Mây. / . . . . / . . . . / Một người đàn ông đứng đó với một cây kiếm dài. Cây kiếm dài và to bản. Rất to bản... | Ôi, hắn đi chậm làm sao. / Giá như ở đó có một người nào bảo hắn: Nhanh hơn, đi nhanh hơn, nhanh hơn, nhanh hơn, nhanh hơn, nhanh hơn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Paul Klee (1879-1940) luôn được thế giới tưởng nhớ như một thiên tài hội họa, nhưng... ông cũng làm thơ. Trong khi đang nhai một con người, / con sói giảng giải / cho bầy chó: // Nói cho tao biết... đâu... thế rồi... là... / nói cho tao biết... đâu? / thế rồi... là thượng đế của lũ con người?... | Tôi đứng trong bộ giáp trụ kín mít / Tôi không có ở đây / Tôi đứng trong những chiều sâu / Tôi đứng đằng xa... / Tôi đứng rất xa... / Tôi toả sáng cùng người thiên cổ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Léo Ferré (1916-1993) là một trong ba chàng "ngự lâm" của ca khúc Pháp, được quần chúng âu yếm gọi là ca sĩ-thi sĩ hay thi sĩ-ca sĩ, cùng với Georges Brassens và Jacques Brel... Đó là những kẻ kỳ cục sống bằng ngòi bút / Mà cũng có khi không sống tuỳ lúc của mùa / Đó là những kẻ kỳ cục xuyên qua sương lạnh / Với những bước chân chim dưới cánh của ca thi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Jean Hans Arp (1886-1966) là một điêu khắc gia lừng danh thế giới và cũng là một họa sĩ kiêm thi sĩ viết bằng hai thứ tiếng Pháp, Đức... Trước tiên phải để mọc lên những hình dạng, sắc màu, ngôn từ, cung độ và kế đó giải thích. / Trước tiên phải để mọc lên những bắp chân, những chiếc cánh, những bàn tay và kế đó để chúng bay chúng ca hát hình thành biểu hiện... | Thánh đường là một trái tim. / Làm sao tôi nói được / Thánh đường Lộ-trấn / là một trái tim?... [Bản dịch Diễm Châu]
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021