thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Điệu blues Santa Rita
 
Bản dịch Hoàng Ngọc Biên
 
 
 
LAWRENCE FERLINGHETTI
(1919~)
 
 
 

Ðiệu blues Santa Rita

 
                                    Cho Joan Baez
 
Người ở trong tù là một người không ở đâu cả
và người ở trong tù là một người không là gì cả
và tên hắn là Nada[*]
Hắn không gì khác hơn một con số
và con số của hắn là số không
và hắn là một chuỗi những số không
trong một vũ trụ khắc nghiệt
trong một thế giới khắc nghiệt
nơi hắn vẫn còn làm chủ linh hồn mình
nếu như hắn sở hữu một linh hồn
Và hắn vẫn còn sở hữu thân xác mình
Nhưng Nhà nước đã đăng bạ nó
và đã treo nó trên móc
Và cuộc đời hắn như một chuyến xe lửa
tốc hành chất đầy hàng hóa
dừng lại trên quãng đường giao nhau
ở một trạm bẻ ghi
rít hồi còi lạ lùng đơn độc của mình
trong đêm
và chuyến xe lửa nào cũng lạ lùng & đơn độc
trong đêm
Như chúng ta
Người ở trong tù là một kẻ được đếm bằng số
nhưng chính hắn lại là kẻ không được đếm kể gì
hắn mang nỗi cô đơn
của tay chạy đường dài
nín thở
và hắn không được ghi vào
sách Ai là Ai trên thế giới
Hắn được ghi vào danh sách những kẻ thất lạc
biến mất khỏi thế gian này
nhưng vẫn còn giữ lại linh hồn
nếu như những người này còn có linh hồn
nằm đâu đó
mất hút trong đêm
như những con tàu đi lạc
thân tàu cũng được đánh số
tàu hụ vang những hồi còi lẻ loi kỳ lạ
và mọi con tàu đều kỳ lạ & lẻ loi
trong đêm
Như chúng ta
Người ở trong tù ngày tháng đều được ghi số
và hắn đếm ngày tháng trong đêm
và hắn đứng lên khi người ta Điểm danh
trong ánh sáng đen đầu đêm
trong ngày tàn lụi của hắn
và mỗi ngày hắn chết dần một ít
cho qua hết một ngày
và mong mình được sống thêm chút nữa
như những người canh tù
Như chúng ta
Người ở trong tù ôi một người ở trong tù
không biết rõ những kẻ canh gác mình
thế nhưng hắn biết rõ chúng
và biết rõ chúng & và biết chúng
rõ hơn chúng biết
Và chúng thì không biết rõ hắn
cho dù chúng nghĩ là chúng có trong tay danh số của hắn
Và chúng không nhìn thấy rõ mặt hắn
cho dù chúng nghĩ là chúng nhìn thấy
Và chúng không nghe được giọng nói hắn
cho dù chúng nghĩ là chúng nghe hắn
khi hắn làm ầm ĩ
Và chúng nghĩ chúng có thể nhìn hắn xuyên suốt
khi chúng chỉ nhìn ra chỗ khác
Và chúng nghĩ chúng quả có thể túm được hắn
bất cứ nơi nào chúng muốn túm
Có điều là hắn đâu có mặt nơi đó
không hắn chẳng hề có mặt nơi đó
Hắn ở trong thế giới riêng của mình
nơi chúng vẫn chưa làm sao đập vỡ được
Và chúng thì hắc búa lại đơn độc
trong những thế giới bưng bít của chính mình
trong những thế giới riêng tư của chính mình
Như hắn
Như chúng ta
                                    Ferlinghetti
                                    Nhà tù Santa Rita
                                    Tháng Giêng 1968
 
 
~~~~~~~~~
 
Tháng Giêng 1968 Ferlinghetti chịu một hạn tù 17 ngày tại Trại tù Santa Rita California vì tham gia biểu tình tại Trung tâm tuyển quân ở Oakland.[**]
 
_________________________

[*]Nada: tiếng Tây ban nha có nghĩa là... không là gì cả, là... Nothing.

[**]Tháng Giêng 1968 nhà thơ Lawrence Ferlinghetti bị bắt giam ở Oakland, California, cùng với ca sĩ Joan Baez, nhà văn Kay Boyle, và 250 người trong một cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, trước Trung tâm Tuyển quân. Thời điểm này nhiều cuộc biểu tình tương tự đã xảy ra khắp nước Mỹ, và những cuộc đàn áp đã đưa vào các nhà giam nhiều nhân vật như nhà thơ Allen Ginsberg, nhà thơ Leroi Jones, Bác sĩ Benjamin Spock...

 
 
Dr. Martin Luther King Jr. nói chuyện tại một buổi mit tinh
bên ngoài Nhà tù Santa Rita ngày 14 tháng Giêng, 1968
– sau khi vào thăm Joan Baez và mẹ của cô trong khám.
 
 
--------------
“Điệu blues Santata Rita” dịch từ nguyên tác “Santa Rita Blues” trong Lawrence Ferlinghetti, The Secret Meaning Of Things (New York: New Directions Publishing Corporation, 1970).
 
 
------------
Đã đăng:
 
Xin chào  (thơ) 
Mọi loài thú ăn thịt và bắn vào đồng loại của chính mình... / Và mọi con người thô bỉ mang giày ống đem theo chó và súng cưa nòng / Và mọi Viên chức An ninh với lũ chó được huấn luyện tìm và diệt / Và mọi võ sĩ đai đen của một trường karate cảnh sát dạy người ta chết không biết đau / Và mọi tên mật vụ mặc thường phục hay bọn thám tử tư và lính kín với bao súng đeo vai đầy chết chóc / Và mọi thứ đày tớ nhân dân bắn vào nhân dân... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Không lâu lắm  (thơ) 
... một người có cái đầu là một tấm gương soi / trông chẳng có gì bất bình thường lắm / trừ mỗi chuyện / là đôi tai thật vểnh ra / và anh ta mang một tấm biển / người ta đọc thế này / MỘT BÀI THƠ LÀ MỘT TẤM GƯƠNG SOI ĐI XUỐNG MỘT CON ĐƯỜNG / LẠ LÙNG... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Chàng đang chết cái chết mọi người chết / Chàng đang chết cái chết của nhà thơ / Chàng cầm trên tay một cái điện thoại / và chàng gọi mọi người / từ giường mình / ở Lower Manhattan / Khắp thế giới giữa giờ khuya điện thoại kêu vang / “Allen đây” tiếng nói cất lên... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Tôi vừa kêu một món cá ở quầy thì / ba con người ba bứa / rất bảnh bao bước vào / Tôi không biết làm sao hay tại sao tôi / nghĩ bọn này phải là / ba bứa trừ chỗ là / chúng trông rất bảnh... | Ba ông đầu hói ngồi bàn bên cạnh / nói tiếng Anh giọng trọ trẹ vốn không / phải là tiếng mẹ đẻ của người nào cả... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Thế giới là một nơi đẹp / để ta ra đời / nếu ta không màng hạnh phúc / không phải lúc nào cũng / có rất nhiều cái vui / nếu ta không ngại một chút địa ngục / khi này khi khác / ngay cái lúc mọi thứ đều tốt đẹp / bởi lẽ ngay ở thiên đường / cũng không phải bất cứ lúc nào / người ta cũng hát... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Tôi đang ở trong một bức tranh Camille Pissaro / Quảng trường Théâtre Français / Paris trong Mưa 1898 / có điều bấy giờ không phải năm 1898 / Bấy giờ là năm 1948 / đại để là các con số tung hứng / và không có những chiếc xe ngựa... | Trong một giấc mơ ấn tượng đến muộn tôi thấy mình đang ngồi trên một chiếc xe tham quan lòng vòng với một nhóm phụ nữ Pháp áo quần mùa hè và nón hoa rộng vành... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Thơ là gì?  (tiểu luận / nhận định) 
Chẳng nghi ngờ gì nữa, có bao nhiêu bài thơ thì có bấy nhiêu định nghĩa. Có lẽ còn nhiều hơn, bởi có nhiều giáo sư thi ca và phê bình gia thi ca hơn là thi sĩ. Có lẽ trong thế kỷ mới ta lại cần thêm một số định nghĩa mới... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Bài thơ "Amant des gares" của Lawrence Ferlinghetti (1919~) — một nghệ sĩ đa năng và giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn học nghệ thuật hậu hiện đại Hoa Kỳ. Bản dịch Việt ngữ của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Hai bài thơ "Underwear" và "Horses at Dawn" của Lawrence Ferlinghetti (1919~) — một nghệ sĩ đa năng và giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn học nghệ thuật hậu hiện đại Hoa Kỳ. Bản dịch Việt ngữ của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Bài thơ "[In Goya’s Greatest Scenes We Seem to See...]" của Lawrence Ferlinghetti (1919~) — một nghệ sĩ đa năng và giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn học nghệ thuật hậu hiện đại Hoa Kỳ. Bản dịch Việt ngữ của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Bài thơ "Reading Apollinaire by the Rogue River" của Lawrence Ferlinghetti (1919~) — một nghệ sĩ đa năng và giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn học nghệ thuật hậu hiện đại Hoa Kỳ. Bản dịch Việt ngữ của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Ba bài thơ  (thơ) 
Ba bài thơ "[In Golden Gate Park that day]", "All Too Clear", và "Monet’s Lilies Shuddering" của Lawrence Ferlinghetti (1919~) — một nghệ sĩ đa năng và giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn học nghệ thuật hậu hiện đại Hoa Kỳ — lần đầu tiên được giới thiệu đến độc giả Tiền Vệ qua bản dịch của các nhà thơ Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Đăng Thường, và Hoàng Ngọc-Tuấn.
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021