thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Những ý nghĩ châu Âu – 1959
 
Bản dịch Hoàng Ngọc Biên
 
 
 
GREGORY CORSO
(1930-2001)
 
 
 

Những ý nghĩ châu Âu – 1959

 
Nếu như không bao giờ có một mái nhà để trở về
thì lúc nào cũng có một mái nhà để không trở về
Tôi biết rõ như vậy thời còn nhỏ đi bụi đời
Tôi ngủ trong xe điện hầm
và xe luôn ngừng
ở ngay nhà ga nơi có ngôi nhà trước đấy tôi đã bỏ đi
Đấy chính là nỗi buồn cay đắng nhất ôi đúng là vậy
 
Sẽ ra sao nếu tôi
chạy sà vào từng người tôi gặp trên đường đi
và hớn hở nở một nụ cười tươi nói:
“Mọi chuyện trên đời quả tốt đẹp!”
Hay chạy ào vào một nhà hàng đông khách và la lên:
“Chúc ai nấy ngon miệng!”
 
Khi các bà ở Đức thời kết thúc chiến tranh
đứng giữa đống gạch ngói ngổn ngang băn khoăn về các ông chồng
và những người già lục lọi trong đống gạch vụn tìm lại ngôi nhà mình
chẳng lẽ họ không nhìn thấy chữ vạn nhiều cạnh
như một con trùng chui dưới đống gạch ngói
chứa nặng sự bình an?
Dường như mười lăm năm sau, hôm nay, trẻ em
nước Đức vẫn không được miễn trừ
nỗi đớn đau những đống gạch vụn ấy.
Chữ Merde[*] có thể nghe gây sốc hơn chữ ?
Và những thứ như MỸ CÚT VỀ NƯỚC
ALGERIA THUỘC PHÁP hay HÃY NHỚ HUNGARY
những thứ đó có thật là tệ hơn MERDE?[*]
Và Hi-lạp là một đất nước tuyệt vời
nhưng tất nhiên tôi không tuyệt vời ở đấy
bởi vì con người sinh ra để chịu khổ ở một nơi hạnh phúc
khi anh ta hạnh phúc quá quá nhiều hạnh phúc
ở một nơi không thể nào chịu đựng được.
 
 
Gregory Corso
Acropolis, Athens, Hi-lạp 1959, LIFE.
 
 
_________________________

[*]Merde [tiếng Pháp trong nguyên tác]: Đồ cứt ỉa.

 
 
------------------
“Những ý nghĩ châu Âu – 1959” dịch từ nguyên tác “European Thoughts – 1959” trong Gregory Corso, trong Gregory Corso, Long Live Man (New York: New Directions, 1962).
 
 
Đã đăng:
 
... Ta yêu thơ bởi nó làm ta yêu và đem đời sống đến với ta. / Và trong những ngọn lửa tắt ngấm trong ta, / có một ngọn vẫn cứ cháy như mặt trời; / có thể nó không rọi sáng nổi cuộc đời riêng của ta, mối giao kết của ta với con người, hay cách xử thế của ta với xã hội, / nhưng nó giúp ta hiểu là linh hồn ta vẫn có một bóng râm... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Và ở trại hè / tôi ôm trăng hôn / trong một vại nước mưa... | Cái chết có thật nhưng không kéo dài. / Đi ngang qua một con chim đã chết, / Ta nhận biết điều ấy, / Nhưng khi đã đi qua rồi / Chính nó cũng đi mất... | Đứng chờ bên cửa sổ / chân ta quyện vào những xác chết đám bán rượu lậu Chicago / ta là tên cướp cuối cùng, rốt cuộc an toàn / đứng chờ bên cánh cửa sổ chống đạn... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Qua những ngõ hẹp quanh co của phố cổ Medina / trong bộ y phục long trọng màu xanh thánh kinh / bằng đôi mắt tròn tuyệt đẹp họ nói một / thứ ngôn ngữ sáng rỡ có lẽ đã được thánh hoá / đối với những trái tim sầu não... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Tôi đem cho không bầu trời / cùng với tất cả hành tinh trăng sao / kể cả mây và gió trong tiết trời / những cánh bay hình thành, những loài chim di trú... | Một con chim cổ xanh sà xuống đậu trên một chiếc ghế vàng / – Xuân đang ở đây... | Thấy ông đứng bên cạnh một cái cổng nhỏ / Chung quanh ông những con chó lười tụ tập... | Ngày xưa cách nay đã lâu / Một cặp vợ chồng dòng vua ngự trên mình ta / Thời ấy ta thẳng băng ta mạnh khoẻ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Khi tôi lên năm / tôi nhìn thấy Thượng đế trên trời / bấy giờ tôi đi qua một chiếc cầu / trên đường đi mua muối... | Này các em này các em các em có biết chăng / Mozart không có nơi nào để đến... | Mẹ của ông là mẹ của trái đất; / Khi bà đi qua cây cối cúi chào / đá phải mềm đi... | Có một sự thật giới hạn con người / Một thứ sự thật cản hắn đi xa hơn / Thế giới đang thay đổi / Thế giới biết nó đang thay đổi... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Tôi 25  (thơ) 
Với một tình yêu một cơn điên cho Shelley / Chatterton Rimbaud / và tiếng làu bàu chết đói trên miệng ta / đã truyền từ tai này sang tai khác: / TA GHÉT BỌN THI SĨ GIÀ! ... [Bản dịch của P.K.]
 
Hai mươi mốt bài thơ và một bài tự thuật của Gregory Corso (1930-2001) – một trong những tên tuổi hàng đầu trong phong trào Beat ở Mỹ những năm 50 và 60 – lần đầu tiên đến với độc giả Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên...
 
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021