thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Nhớ về Lê Thành Nhơn

Ngoài những ngày, những lúc có kỷ niệm với Nhơn, tôi có sống hai lần khá lâu dài với bạn.

Lần thứ nhất khi bạn ra Huế sống hàng tháng để cưu mang và thành hình tượng Phan Bội Châu. Những đêm chong đèn, đốt lửa quanh cốt tượng. Bạn ở lại trong trường. Tôi như thể không nhà, ở lại với bạn nhiều đêm. Có khi cổng Hiền Nhơn đã khoá. Phải trèo cao mới lọt vào bên trong.

Lần thứ hai, năm 1974, Lê Thành Nhơn, Trịnh Công Sơn, và Bửu Ý dạy ở Đại Học Cộng Đồng Duyên Hải Nha Trang và được cùng nhau ở biệt điện Rặng Bàng. Thời gian sống với nhau, làm việc với nhau, nhưng mỗi người một việc riêng, cộng lại là những việc thú vị và ích lợi.

Nhưng vượt lên trên kỷ niệm là con người nghệ sĩ điêu khắc Lê Thành Nhơn. Anh có tác người khoẻ, cả con người đầy nét gồ ghề, dày dạn, thô bặm, bước chân lại nhún nhẩy, lật bật, ấy vậy mà trên những tác phẩm tượng của anh, thường là to lớn, vượt khổ bình thường, ta bắt gặp những đường nét thật thanh mảnh, thanh thoát, sắc nét, thu rút cái lực, cái thần vào bên trong và toả ra đến bên ngoài. Những nét này hiện rõ trên hai tác phẩm mà Lê Thành Nhơn còn lưu gửi ở Huế: tượng Phan Bội Châu và tượng Quan Thế Âm... và sẽ còn mãi mãi ở Huế.


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021