thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
[THƠ CỦA CA/NHẠC SĨ] Bài hát cho người Auvergnat
 
Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường
 
 
GEORGES BRASSENS
(1921-1981)
 
Ngày 24 tháng Ba năm 1944, từ chối không lên xe lửa sang Đức với STO (Société du Travail Obligatoire / Đoàn Cưỡng Bách Lao Động), Brassens tới xin tá túc với Jeanne, bạn của bà dì ông. Suốt thời kỳ chiếm đóng, Brassens đã lẩn trốn và ăn nhờ ở đậu tại ngôi nhà số 9 trong ngõ cụt Florimont của cặp vợ chồng Jeanne và Marcel Planche quê quán miền Auvergne (trung tâm nước Pháp). Brassens không thể kiếm sống vì đang bị truy nã. Nhưng Brassens đã rơi trúng một con "thuyền Nô-ê" thực sự, vì ở đấy có đầy đủ chó, mèo, chim và tất nhiên một con... vịt mái sẽ được Brassens bất tử hóa trong ca khúc “La cane de Jeanne” [Con vịt của Jeanne]. Brassens đã sáng tác nhiều ca khúc trong thời gian này, trong số đó có "Bài hát cho người Auvergnat" ngợi ca tình huynh đệ bác ái, một trong vài ca khúc hiếm hoi của Brassens vắng bóng hài hước, đã gây xúc động mãnh liệt trong thời chiến và hậu chiến củi quế bánh châu. Marcel và Jeanne đã đối xử với Brassens như cha mẹ ruột đối với con. Brassens sống khá tiện nghi tại đó cho tới năm 1957.
 
Nhạc phẩm này đã được nhiều danh ca Pháp trình diễn, ghi âm, đặc biệt nhất là với tiếng hát Juliette Gréco.
 
Nguyễn Đăng Thường
 
_____________
 
 

Bài hát cho người Auvergnat

 
Bài hát này cho anh*
Anh, người Auvergnat không kiểu cách
Đã cho tôi bốn que củi nhỏ
Khi trong đời tôi trời làm gió rét
Anh, người đã cho tôi chút lửa khi
Các ông trưởng giả và các bà trưởng giả
Tất cả những bọn người tốt dạ đó
Đã đóng sập cửa họ vào mặt tôi...
Có gì đâu, đó chỉ là chút lửa củi
Nhưng nó đã sưởi ấm thân tôi
Và trong hồn tôi nó còn bừng cháy
Như một ngọn lửa vui.
 
Anh, người Auvergnat, khi nào anh mất
Khi người đạo tì tới nhặt xác anh đi
Xin hắn đưa anh qua vùng trời xanh
                   Tới đấng Cha muôn thuở.
 
 
Bài hát này cho em*
Em, cô Chủ nhà không kiểu cách
Đã cho tôi bốn khúc bánh mì
Khi trong đời tôi trời làm đói rách
Em, người đã mở cửa đón tôi khi
Các ông trưởng giả và các bà trưởng giả
Tất cả những bọn người tốt dạ đó
Vui đùa khi thấy tôi bị đói khổ...
Có gì đâu, đó chỉ là chút bánh thôi
Nhưng nó đã sưởi ấm thân tôi
Và trong hồn tôi nó còn bừng cháy
Như một bữa dạ hội.
 
Em, cô Chủ nhà, khi nào em mất
Khi người đạo tì tới nhặt xác em đi
Xin hắn đưa em qua vùng trời xanh
                   Tới Đấng cha muôn thuở.
 
 
Bài hát này cho bạn*
Bạn, người Lữ khách bên đường không kiểu cách
Với nét mặt đau khổ đã nhìn tôi mỉm cười
Khi bọn công an tới vây bắt tôi
Bạn, người đã không vỗ tay mừng khi
Các ông trưởng giả và các bà trưởng giả
Tất cả những bọn người tốt dạ đó
Reo cười khi thấy tôi bị dẫn đi...
Có gì đâu, đó chỉ là chút mật ngọt
Nhưng nó đã sưởi ấm thân tôi
Và trong hồn tôi nó còn bừng cháy
Như một mặt trời bao la.
 
Bạn, người Lữ khách, khi nào bạn mất
Khi người đạo tì tới nhặt xác bạn đi
Xin hắn đưa bạn qua vùng trời xanh
                   Tới đấng Cha muôn thuở.
 
 
----------
* Trong nguyên tác, Brassens đã sử dụng từ "toi", có thể dùng để gọi thân mật một người lớn tuổi hay nhỏ tuổi hơn mình. Người dịch đã sử dụng ba từ "anh / em / bạn" để trẻ hóa và tổng hóa nội dung bài ca.
 
Mời độc giả thưởng thức đoạn băng ghi âm Georges Brassens hát và đệm guitare bài “Chanson pour l'Auvergnat” vào ngày 28 tháng 10 năm 1954, với sự phụ hoạ của Pierre Nicolas (đàn contrebasse) và Victor Apicella (2e guitare).
 
 
Nguyên tác:
 

Chanson pour l'Auvergnat

 
Elle est à toi cette chanson
Toi l'Auvergnat qui sans façon
M'as donné quatre bouts de bois
Quand dans ma vie il faisait froid
Toi qui m'as donné du feu quand
Les croquantes et les croquants
Tous les gens bien intentionnés
M'avaient fermé la porte au nez
Ce n'était rien qu'un feu de bois
Mais il m'avait chauffé le corps
Et dans mon âme il brule encore
A la manièr' d'un feu de joie.
 
Toi l'Auvergnat quand tu mourras
Quand le croqu'mort t'emportera
Qu'il te conduise à travers ciel
Au père éternel.
 
 
Elle est à toi cette chanson
Toi l'hôtesse qui sans façon
M'as donné quatre bouts de pain
Quand dans ma vie il faisait faim
Toi qui m'ouvris ta huche quand
Les croquantes et les croquants
Tous les gens bien intentionnés
S'amusaient à me voir jeuner
Ce n'était rien qu'un peu de pain
Mais il m'avait chauffé le corps
Et dans mon âme il brule encore
A la manièr' d'un grand festin.
 
Toi l'hôtesse quand tu mourras
Quand le croqu'mort t'emportera
Qu'il te conduise à travers ciel
Au père éternel.
 
 
Elle est à toi cette chanson
Toi l'étranger qui sans façon
D'un air malheureux m'as souri
Lorsque les gendarmes m'ont pris
Toi qui n'as pas applaudi quand
Les croquantes et les croquants
Tous les gens bien intentionnés
Riaient de me voir emmener
Ce n'était rien qu'un peu de miel
Mais il m'avait chauffé le corps
Et dans mon âme il brule encore
A la manièr' d'un grand soleil.
 
Toi l'éranger quand tu mourras
Quand le croqu'mort t'emportera
Qu'il te conduise à travers ciel
Au père éternel.
 
(Paroles et musique: George Brassens, 1954)
 
Nguồn: Georges Brassens, Poèmes et Chansons (Paris: Les Éditions du Seuil, 1993)
 
 
Đã đăng:
 
Léo Ferré (1916-1993) là một trong ba chàng "ngự lâm" của ca khúc Pháp, được quần chúng âu yếm gọi là ca sĩ-thi sĩ hay thi sĩ-ca sĩ, cùng với Georges Brassens và Jacques Brel... Em khoả thân / Dưới áo thun / Có con phố / Nó ma bùn / Ơi gái xinh // Trái tim em / Đeo ở cổ / Và hạnh phúc / Nằm dưới đó / Ơi gái xinh... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Hài hước của Brassens rất "cool", rất "tỉnh bơ" vì đến từ sự quan sát tỉ mỉ thực tại và tâm lý chứ không cố tình làm hề để chọc cười. Chưa thấy ai kể chuyện "xui" (nghĩa tếu) lý thú hơn tác giả bài "Marinette"... Khi con chạy tới hát bài ca nhỏ tặng con Marinette, / Người đẹp, con phản bội, đã đi nghe nhạc ô-pê-ra. / Với cái bài ca nhỏ, trông con quê quá, mẹ ạ. / Với cái bài ca nhỏ, trông con quê kệch quá trời... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Nhiều lời ca của Brassens (1921-1981) đã đọng lại trong ký ức của người đương thời như những bài thơ hay, và ông đã được xem là một trong những nhà thơ hàng đầu của Pháp thời hậu chiến. "Les lilas" là một trong những bài nổi tiếng của ông... ... Tôi ghi bằng một chữ thập trắng / Để nhớ ngày hai đứa bay thẳng / Hổn hển bám vào một cành hoa / Một cành một cành hoa lilas... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
“Il n'y a plus d'après” của Guy Béart (1930~), do cô ca sĩ “hiện sinh” Juliette Gréco (1927~) trình diễn, là bài ca một thời vang bóng ở Pháp... Không còn mai sau đâu nhé / Ở Saint-Germain-des-Prés / Không còn trưa mốt em ghé / Những trưa hè ấy phai rồi / Chỉ có hôm nay mà thôi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Nhiều lời ca của Brassens (1921-1981) đã đọng lại trong ký ức của người đương thời như những bài thơ hay, và ông đã được xem là một trong những nhà thơ hàng đầu của Pháp thời hậu chiến. "La mauvaise réputation" là một trong những bài nổi tiếng của ông... Trong làng mình dù chẳng muốn khoe khoang / Tôi được tai tiếng là không đàng hoàng / Dẫu có nói năng hay dầu câm lặng / Tôi vẫn bị coi là kẻ nhập nhằng / Thế đấy tôi đâu có chọc ghẹo ai / Khi đường tôi tôi đi rất thoải mái / Nhưng ai nấy đều không ưa những đứa / Chưa theo họ trên đường ngay ở giữa... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Lâu lắm, lâu lắm, lâu lắm / Sau khi các thi sĩ khuất bóng / Những bài ca họ còn chạy rong trên đường phố... | Ngôi làng tôi dưới đáy sông / Nhớ lại những giờ khắc rất gần gũi / Khi bắt đầu ngày mới âm thanh vui / của những cái chuông bay bổng... | Biển / Ta thấy đang tung tăng dọc theo những vịnh nước trong / Lấp lánh ánh bạc / Biển / Của những phản ảnh vạn trạng / Dưới làn mưa... [Bản dịch của Hoàng Ngọc Biên & Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Charles Trenet (1913-2001), ca sĩ với chiếc gậy và chiếc "mũ phớt" (feutre) hoặc "mũ cói/mũ chèo thuyền" (canotier), lúc ca hay đảo tròng mắt, nổi tiếng cuối những năm 30 và những thập niên kế tiếp. Một ca sĩ-thi sĩ hay thi sĩ-ca sĩ, đã được giới ái mộ tặng cho cái biệt danh "anh chàng hát như điên" ("Fou Chantant")... Tôi nhớ mãi một cái góc phố / Hôm nay nó không còn đấy nữa / Tuổi nhỏ tôi nô đùa nơi ấy / Tôi vẫn còn chưa quên điều đó / Chỗ ấy có một cái hàng rào / Một lùm cây để phục kích nhau / Lũ du côn trong khu phố tôi / Kéo tới đó đập đánh nhau chơi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Mick Micheyl (1922~) là một nghệ sĩ đa diện: hoạ sĩ, nhà trình diễn nhào lộn (acrobat), kịch sĩ, ca khúc tác gia, ca sĩ, và hiện nay bà là một nghệ sĩ điêu khắc trên thép... Một chú lỏi Paris / Là cả một bài thơ / Chưa hề ở xứ nào / Có được y như vậy / Vì chú nhỏ ti ti / Bé con tí tí này / Được mọi người đều si... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Wassily Kandinsky (1866-1944), nhà danh hoạ của thế kỷ 20, không chỉ tập trung vào việc vẽ. Ông nói: "Marc và tôi đã ném chính mình vào hội hoạ, nhưng hội hoạ đơn thuần không làm chúng tôi thoả mãn..." Thế rồi, ông làm thơ... Mặt. / Xa. / Mây. / . . . . / . . . . / Một người đàn ông đứng đó với một cây kiếm dài. Cây kiếm dài và to bản. Rất to bản... | Ôi, hắn đi chậm làm sao. / Giá như ở đó có một người nào bảo hắn: Nhanh hơn, đi nhanh hơn, nhanh hơn, nhanh hơn, nhanh hơn, nhanh hơn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Paul Klee (1879-1940) luôn được thế giới tưởng nhớ như một thiên tài hội họa, nhưng... ông cũng làm thơ. Trong khi đang nhai một con người, / con sói giảng giải / cho bầy chó: // Nói cho tao biết... đâu... thế rồi... là... / nói cho tao biết... đâu? / thế rồi... là thượng đế của lũ con người?... | Tôi đứng trong bộ giáp trụ kín mít / Tôi không có ở đây / Tôi đứng trong những chiều sâu / Tôi đứng đằng xa... / Tôi đứng rất xa... / Tôi toả sáng cùng người thiên cổ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Léo Ferré (1916-1993) là một trong ba chàng "ngự lâm" của ca khúc Pháp, được quần chúng âu yếm gọi là ca sĩ-thi sĩ hay thi sĩ-ca sĩ, cùng với Georges Brassens và Jacques Brel... Đó là những kẻ kỳ cục sống bằng ngòi bút / Mà cũng có khi không sống tuỳ lúc của mùa / Đó là những kẻ kỳ cục xuyên qua sương lạnh / Với những bước chân chim dưới cánh của ca thi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Jean Hans Arp (1886-1966) là một điêu khắc gia lừng danh thế giới và cũng là một họa sĩ kiêm thi sĩ viết bằng hai thứ tiếng Pháp, Đức... Trước tiên phải để mọc lên những hình dạng, sắc màu, ngôn từ, cung độ và kế đó giải thích. / Trước tiên phải để mọc lên những bắp chân, những chiếc cánh, những bàn tay và kế đó để chúng bay chúng ca hát hình thành biểu hiện... | Thánh đường là một trái tim. / Làm sao tôi nói được / Thánh đường Lộ-trấn / là một trái tim?... [Bản dịch Diễm Châu]
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021