thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Quyền-lực và Tự-zo [§11]

 

Zựa trên nguyên-tác tiếng Anh Power and Freedom (2008-2009), Nguyễn Quỳnh.

 

 

§11.

Trong chuyên-luận này — quyền-lực và tự-zo — chúng ta cũng nên để í tới vấn-đề độc-quyền (monopoly) trong xã-hội của Hobbes vì ông chú-trọng rất nhiều về luật-fáp. Hobbes cho rằng công-ti hay cơ-cấu độc-quyền trong kinh-zoanh là cơ-cấu zuy nhất có quyền bán và có quyền mua ở trong nước và ở nước ngoài. Công-ti được quyền kinh-zoanh theo kiểu này hưởng độc-quyền về hai mặt (double monopoly); tức là chỉ có hãng hay công-ti độc quyền mua và độc quyền bán. Một trong những bất lợi của chế-độ buôn-bán độc-quyền hai mặt là nó ảnh-hưởng không tốt đối với zân trong nước và zân ở nước ngoài. Trong nước cơ-cấu độc-quyền định-já tuỳ í theo nhu-cầu cần-thiết — hàng xuất-cảng cũng như hàng nhập-cảng — và zân fải chịu.

Ngược lại, vì độc-quyền bán hàng xuất-cảng nội-địa ra nước ngoài, và mua hàng nước ngoài tại chỗ, cho nên cơ-cấu đầu tư tăng já hàng này và hạ já hàng kia khiến cho nước ngoài chịu thiệt. Cơ-cấu này cũng bán một món hàng với já cao hơn hoặc thấp hơn ở bất cứ nơi nào thấy có lợi. Thế nhưng, nếu công-ti độc-quyền này chỉ jao-thương với một công-ti ngoại-quốc mà thôi, thì công-ti ấy có thể làm lợi cho khách-hàng nội-địa, tức là bất cứ người nào trong nước cũng có thể mua và bán với já mình muốn. Trong trường hợp này cá nhân hay tổ-hợp kinh-zoanh như thế nên biết rõ ngiệp-vụ của mình để điều-hành và quản-lí một cách độc-lập, vì mình vừa là chủ và cũng là nhân-viên. Nhưng nếu không fải là cá-nhân, mà là một tổ-hợp, thì mỗi người trong tổ-hợp đó fải có trách-nhiệm với tổ-hợp của mình.

Thuế của cộng đồng (Hobbes chủ-trương zùng chữ Commonwealth thay cho chữ State) đánh vào tổ-hợp hay công-ti có ngĩa là mỗi đoàn-viên trong tổ-hợp đó đều fải chịu thuế tuỳ theo đẳng cấp (proportionally). Nếu thuế đặc biệt (mulct) đánh vào tổ-hợp vì có chuyện vi-fạm luật thì thuế đó chỉ ảnh-hưởng tới người có trách-nhiệm về sự vi-fạm trong tổ-hợp mà thôi. Những đoàn-viên khác không có trách-nhiệm cho sự vi-fạm ấy. Nếu một đoàn viên mắc nợ công-ti hay tổ-hợp thì công-ti — trong trường-hợp cần thiết — có thể kiện đoàn-viên ấy, nhưng không được cướp cổ-fần của đoàn-viên hoặc bỏ tù đoàn-viên. Chuyện tịch-thu tài-sản của đoàn-viên mắc nợ hoặc bỏ tù đoàn-viên là chuyện luật-fáp của xã-hội.

Như chúng ta đã biết, xã-hội gồm nhiều cơ-cấu hay thành-fần (systems) cùng nhau vận-chuyển có jới-hạn và nương tựa vào nhau. Cơ-cấu theo qui-ước (Regular) là cơ-cấu theo đó người zân uỷ-quyền cho cá-nhân hay hội-đồng (assembly) đại-ziện để tranh đấu và bảo-vệ zân. Ngược lại, cơ-cấu không theo qui-ước (Irregular) không hề có cá-nhân hay tập-đoàn đứng ra đại-ziện mà chỉ là những nhóm người (leagues) không nằm trong một tổ-chức và không buộc fải gắn bó với nhau, nhưng lại đồng tâm nhất trí trong hành-động nhất thời. Hoạt-động của cơ-cấu này rất có thể hợp-fáp và cũng có thể không hợp fáp, vì nó bộc fát theo fương-án và hoàn cảnh của nhu cầu đòi hỏi. Vụ nổi-zậy ở Quỳnh-lưu chống lại chính sách nhà nước là một ví-zụ cho cơ-cấu không theo qui-ước. Zưới mắt nhà nước, vụ nổi-zậy Quỳnh-lưu không hợp fáp (unlawful), nhưng trong con mắt của người zân tham zự biến cố ấy thì mục-đích của họ nhằm đòi hỏi công-lí rất đúng cho nên mục-đích ấy hợp-fáp (lawful). Vụ Thiên-an Môn ở Bắc-kinh (1989) cách đây 20 năm cũng nằm trong í-ngĩa không qui-ước.

Thế thì khối người này (leagues), theo Hobbes, chính là zân trong nước hợp lại để bảo vệ lẫn nhau, và vì không nằm trong qui-ước có người đại-ziện cho nên rất có thể bị coi là thành-fần fản-động có zự-mưu (conspiracies). Tuy nhiên, một nhóm cùng đồng lòng hành-động theo bản-năng tự-nhiên, zù không có người hay đoàn-thể đại-ziện, vẫn có já-trị ngày nào hành-động của họ vì công-lí còn rõ ràng, như vụ Quỳnh-lưu và Thiên-an Môn. Tóm lại, Hobbes nhận định rằng vì những khối người này nằm trong xã-hội không có quyền-lực đáng sợ bảo vệ họ cho nên họ không chỉ là những thành-fần hợp-fáp mà nhà nước nên thấy họ như cơ-cấu có thể hợp-tác được ngày nào họ còn hiện-hữu và có chính-ngĩa rõ ràng. Vì an-ninh và thanh bình của xã-hội, những công zân này tuy có quyền (right) zựa trên í-ngĩa quyền-lực tối hậu, nhưng vẫn không fải là những cơ-cấu nhằm zuy-trì hoà-bình và công-lí, để tránh trường-hợp nếu họ có í-đồ xấu và trái luật đối với xã-hội, chứ không fải đối với nhà nước.

Sự tụ-họp của một đám đông có thể hiểu được và hợp fáp là những buổi hội-họp của tín-ngưỡng, thể-thao hay trường-học zù rằng những hoạt-động này là những cơ-cấu không fải qui-ước theo tinh-thần chính-trị. Nhưng trong những cuộc họp bất thường quá đông đảo trong đó có một người không thuộc về nhóm này thì fáp-luật coi sự hiện-ziện của người ấy không đúng luật vì có thể có í đồ gây hỗn-loạn. Thường thì để tôn-trọng luật-fáp, đám đông nên đề cử một hay hai người đại-ziện trình bày nguyện vọng, và như thế không có luật nào bảo là con số quần-chúng tham zự làm hậu-thuẫn cho đại-ziện của họ là bất hợp-fáp. Nếu số đông này có mặt thì viên-chức của nhà nước sẽ khó lòng jữ trật-tự để fân-xử theo công-lí.

Tuy nhiên, trong những xã-hội zân-chủ, để đòi hỏi quyền-lực và nhân-quyền, một tập-thể cùng đứng lên là cách biểu-zương sức mạnh và có thể đi tới bạo-động (riot). Chuyện này đã từng xảy ra ở Hoa-kì từ jữa thập-niên 60 cho đến khoảng jữa thập-niên 90. Tập họp có bạo-động để chống lại bất-công kéo zài trong lịch-sử trong đó lớp người thống-trị tuy tuyên-zương zân-chủ và bình-đẳng nhưng nhóm thiểu-số như za mầu vẫn còn fải đấu tranh. Vì lịch-sử của jống zân za trắng (Caucasian) là lịch-sử của chinh-fục và bạo-động, mặc zù có một số za trắng rất thông-minh, can-đảm, sáng-tạo và nhân-bản, người za mầu biết rầng họ fải vừa hăm-zoạ vừa điều-đình. Và con đường zuy nhất họ có thể làm được áp-lực chính-trị, Trên thực-tế, riot gây thảm-hoạ cho cộng-đồng và những người vô-tội, chứ không đương đầu được với sức-mạnh của chính-quyền. Tuy nhiên, chính-quyền trung-ương và địa-fương không muốn riot xảy ra và kéo zài nên sẵn sàng ngồi xuống ngiên cứu và thảo-luận với nhóm người bạo-động. Nhiều trường hợp bạo-động tự chấm zứt vì thiếu công-lí của xã-hội. Nhóm người gây riot thiếu sự ủng hộ của xã-hội, cho nên bạo-động của họ trở thành fi-lí và hung-bạo như những nhóm côn-đồ không chính-ngĩa.

Để bảo đảm rằng quyền bình-đẳng của người zân trong công ăn việc làm, đạo-luật Affirmative Action hay Equal employment đã được ban-hành ở Hoa-kì. Mới gần đây có người trong nhóm za mầu đã lên tiếng rằng sự-kiện ông Obama đắc cử Tổng-thống cho thấy sự lựa chọn của zân zành cho người có khả-năng, cho nên Affirmative Action không cần thiết nữa. Í của cá-nhân này muốn nói người nào có khả năng thì lên, chứ không nhờ “ơn huệ”. Nhưng đại-ziện của nhóm Hispanic lại cho rằng họ vẫn cần Affirmative Action. Đối-thoại này có thể đưa đến hiểu lầm jữa hai nhóm thiểu-số ở Hoa-kì, i như trường-hợp người Hoa-kì gốc Zo-thái và người Hoa-kì za mầu trước kia. Người Hoa-kì za mầu thường “hận” người Hoa-kì gốc Zo-thái vì họ ngĩ rằng người Mĩ Zo-thái đã fản bội họ khi bước lên cao trong mức thang xã-hội, quên đi những năm tháng tranh-đấu cùng nhau.

Sự-kiện trên cho thấy ở những xã-hội khác như Việt Nam khi nhân-quyền không có thì nhiều nhóm ngoài công-ước fải đứng lên đòi hỏi công-lí. Nhà nước fải ngồi xuống lắng nge và tìm hiểu ngọn nguồn. Không được zùng công-an và quân-đội đàn áp zân. Không được nguỵ tạo chứng cớ để bắt zân. Mọi người fải được xét xử công minh, và fải có luật-sư tranh tụng cho họ. Họ chỉ bị khép tội khi có minh-chứng hiển-nhiên trước một fiên-toà công-lí, chứ không fải do những cánh tay mang zanh fáp-luật nhưng vi-hiến của chính-quyền.

Khi quyền-lực của quốc-ja nằm trong tay tập-thể (assembly), hay trong tay một số người trong tập-thể nhưng sự uỷ-quyền hành-động không được fân-fối và thảo-luận khôn-ngoan với tất cả hội-đồng thì đây chính là zự mưu của một nhóm người hành động trái luật-fáp muốn mua chuộc hội-đồng để mưu lợi riêng cho mình. Nhưng trong trường-hợp nhóm người trình mối lợi riêng này lên tập-thể và được tập-thể thảo-luận, fán-xét kĩ càng với đa số fiếu ủng-hộ thì vấn-đề trở thành hợp-fáp. Ngay cả nếu người trình bày mối lợi trên cần fải mua chuộc đồng-ngiệp bằng tiền bạc — trừ fi luật-fáp có điều-khoản chống lại điều này rõ ràng. Theo Hobbes, việc mua chuộc hay đút lót ấy không ngịch công-lí. Chúng ta cũng nên hiểu rằng một đôi khi công-lí không thể có mặt nếu thiếu tiền chạy chọt. Cá-nhân hay đoàn-thể chỉ có thể chứng tỏ là trường-hợp của mình đúng cho tới khi quan-toà xử là đúng. Đây chính là hình-thức lobby tại quốc-hội Hoa-kì. Hơn nữa, ngay cả nhiều chuyện tranh-tụng bình-thường trong xã-hội, đương-đơn có minh-chứng hiển-nhiên vẫn có thể fải cần luật-sư bảo-vệ. Tiền trả cho luật sư chính là một hình-thức ján-tiếp trả cho hay “mua” công-lí.

Trong xã-hội nào cũng vậy, tập-đoàn tư-nhân không được có quá nhiều thuộc hạ vì xã-hội đã bảo-vệ zân nên họ không cần “quân-đội” riêng như thế. Trong những xã-hội chưa trọn vẹn văn-minh, nhiều tập-đoàn hay ja-đình có quá nhiều thuộc hạ có thể đưa tới tranh zành và uy-hiếp lẫn nhau bằng võ-lực. Làm như thế không những chỉ là fi-fáp mà còn nguy hại chung cho xã-hội.

Thế-kỉ 21 không fải là thời-đại của Hobbes, mặc zù Hobbes đã khai mở rất nhiều hiểu biết về cơ-cấu căn-bản của chính-trị, xã-hội và luật-fáp mà ngày nay chúng ta thấy rõ là trong hằng thế-kỉ nhiều zân-tộc đã không có khả-năng trừu-tượng ra một xã-hội, có quyền-lực và tự-zo chi tiết như Leviathan. Ngày nay những tư-tưởng như của Hobbes sẽ júp chúng ta chọn lọc và bổ sung để đáp-ứng với đòi hỏi thiết-iếu trong xã-hội chúng ta. Theo Hobbes, mỗi xã-hội có những vấn-đề và thừ thách riêng tư, cho nên sẽ rất ngẩn-ngơ nếu xã hội A đi theo mô-hình của xã-hội B.

Ở Đông Á mô-hình xã-hội Nhật đáng đề chúng ta lưu-í. Chịu ảnh-hưởng của hai nền văn-hoá Ấn-Hoa, nhưng tinh-thần Shinto của Nhật là linh-hồn và thể-chất của văn-hoá Nhật, mãnh liệt, uyển-chuyển, trau chuốt và thực-tiễn. Hoạ-sĩ cổ-điển Tầu chê tranh Nhật là “thô-lỗ/vulgar”. Không đúng. Tranh Thiền của Nhật là ánh chớp hay tiếng sấm đầy sức-mạnh của tinh-thần hay hoạt-lực (ch’i), có liên quan đến “Thiền trong hành- động”, và đi xa hơn nữa chúng ta thấy cỗi nguồn của nó có trong “Tinh-thần hành-động của Yoga” trong tư-tưởng Fệ-đà. Tranh fong-cảnh cổ điển Tầu trong thời Tuỳ, Đường và Tống rất đẹp, tĩnh mặc như một bài thơ và siêu thoát như tiên-cảnh, không cho ta thấy tính hung-bạo của người Tầu. Thế là Tầu và Nhật khác nhau. Nhật có thơ Haiku rất bình-zị, bất ngờ và độc-đáo. Vườn đá của Nhật, ví như vườn trong đền Ryoan-ji (1480) không chỉ là một cách trầm-tư theo truyền-thống (meditation) như Tầu và Ấn, mà còn có những vườn một ngày mấy lần người tham-thiền (sư) cầm cào trải qua trải lại trên mặt sỏi cát. Tức là trầm-tư trong hành-động hoặc zấn thân vào, ở ngay đây, và ngay lúc này. Như thế, con người không chỉ tập-trung tư-tưởng và gạn lọc tư-tưởng cho tới lúc tính Không xuất hiện, mà còn bưóc hẳn vào cảnh-jới của Thiền — với xác-thân và tinh-thần. Tóm lại, fong-cách (ethos) của Nhật rất khác của Tầu, zo đó xã-hội của họ khác nhau. Thiên-hoàng (Nhật) là biểu tượng cho quyền-lực linh-thiêng của nước, i như quan-niệm của Hobbes. Trong thiên-hạ anh-hùng và tiểu-nhân mặc sức đua tranh, nhưng fải zương zanh cho uy-quyền linh-thiêng đó. Thành ra, trong xã-hội Nhật, Thiên-hoàng không fải là bù-nhìn (nominal).

Có những người Việt, như tôi, muốn tìm hiểu mô-hình xã-hội Việt Nam trong thời Lí-Trần, để xem fong-cách Việt và Tầu khác nhau thế nào. Sự khác nhau fải cho thấy rõ cấu-trúc tư-tưởng đặc-thù và fương-án hoạt-động rõ ràng, nếu không nói là xuất sắc. Chúng ta thấy zấu ấn Nho-jáo của Tầu đè nặng lên xã-hội, văn-hoá và chính-trị Việt. Xã-hội Việt tôn-thờ các thánh Tầu, đến độ quay ra khinh bỉ ngôn-ngữ của mình (Hán-Nôm). Bởi thế người Tầu vẫn coi Việt Nam trong những thời đại huy-hoàng ấy là “fiên-thuộc/vassal/tributary states”, tức là Việt fải theo lệ triều-công Thiên-triều, ngay cả sau này trong thời Hậu-Lê với lời thề Lũng-nhai để chấm zứt can qua jữa hai nước Việt-Tầu.

Nếu người Việt trong thời Trần-mạt có í-thức mãnh-liệt về fong-cách xã-hội, chính-trị và văn-hoá của người Việt thì người Việt fải nhất tâm cùng với Lê (Hồ) Quí-Li vươn lên fê bình tư-tưởng của Khổng-tử. Nhưng trong máu zân và quần-thần nướcViệt hồi đó tinh-thần nô-lệ Tầu đã trở thành bản-ngã của người Việt. Họ chỉ thấy rằng Tân-fáp của Lê Quí-li chính là tân-fáp của Vương An-thạch đời Tống chống lại Nho-jáo cho nên đã bị tinh-thần hủ-lậu Nho-jáo của triều-đình Tầu loại bỏ.

Xin trở lại nhà Lí và vấn-đề Vương An-thạch. Sách-sử cho biết Vương An-thạch là một nhân-vật fi-thường đã lên hàng Tể-tướng. Tân-fáp của ông nhằm cải tổ chế-độ ruộng đất có lợi cho zân, và việc fát-hành tiền jấy cho zễ lưu-thông. Các nho-thần trong triều-đình nhà Tống không bằng lòng vì Tân-fáp của Vương An-thạch ảnh hưởng tới quyền-lợi của họ. Để chứng tỏ Tân-fáp của mình có uy-lực đối với các fiên-thuộc, Vương An-thạch bắt buộc fải tìm cách “thị-uy chính-trị”, nhưng không thể xuất quân không chính ngĩa.

Lạ lùng thay, nhà Lí ở Việt Nam, vì quá trọng nho, nên cũng không ưa Vương An-thạch. Zo đó, nhà Lí đã nhúng tay vào việc hạ bệ Vương An-thạch, chủ đích cũng chỉ là bảo vệ quyền-lợi riêng của jai-cấp cai-trị nho-jáo ở Việt Nam. Gặp lúc có sự li-khai trong nội-bộ nhà Tống chỉ vì chuyện Vương An-thạch, Nhà Lí và quan cai-trị miền nam nước Tầu hợp tác với nhau chống lại Tân-fáp. Lí Thường-kiệt đã tấn công Tầu, “khiêu-chiến” Vương An-thạch để họ Vương có lí zo chính đáng xâm-lăng Việt Nam và nêu cao ngọn cờ Tân-fáp. Nhưng chiến-tranh càng kéo zài càng bất lợi cho Vương An-thạch. Đây là chiến-lược của Lí Thường-kiệt. Cuối cùng nhà Lí và nhà Tống quyết định ngưng chiến, và Vương An-thạch fải ra đi. Nếu Tân-fáp được áp-zụng ở Tầu thời đó, thì đương nhiên có ảnh-hưởng tới Việt Nam, và hai xã-hội Việt-Hoa đã đi trước Tây-fương gần một ngàn năm. Nếu thế, mô-hình xã-hội chủ-ngĩa ngày nay theo tinh-thần Mác-xít đã trở thành hủ-lậu.

Khoảng 500 năm trước đây, một nhân-vật fi-thường ra đời ở Việt Nam. Người đó là Lê Quí-li, một người học-lực uyên-bác, nhìn xa hiểu rộng, Ông biết lấy những cái hay trong Tân-fáp của Vương An-thạch để xây-zựng một xã-hội Việt Nam công bằng tiến bộ, và trong tư-tưởng người Việt không còn nô-lệ Khổng-tử. Nếu cứ cái đà này để Lê Quí-li thành-công, thì Việt Nam đã có thể là một xã-hội văn-minh nhất thế-jới, bỏ xa Tây Tầu. Ông đã có những câu thơ cảm-thông và khích-lệ tướng tá đóng ở biên-thuỳ như sau:

An uỷ cõi ngoài nhờ trí jỏi,
Ngăn ngừa sóng lớn có tài cao.
Tùng xanh, mày gắng đang mùa rét
Tóc bạc, ta nguôi ngó cõi ngoài.
Zạy bảo binh nông cho được việc
Tha về lính-thú buổi nào đây.
Nhọc nhằn chớ bảo không ai biết,
Jải mũ khôn che bốn mắt này.

Nhưng chính người Việt, vì quá nô-lệ Tầu cho rằng Lê Quí-li hỗn láo và “mách qué” zám fỉ báng thánh-hiền Tầu, nên không hợp-tác với ông. Nhà Minh cũng ngứa mắt vì Lê Quí-li có tư-tưởng độc-đáo khác Tầu, và nếu xã-hội Việt Nam được canh-tân theo kế-sách của Lê Quí-li thì xã-hội Việt Nam sẽ là một cơ-cấu quá văn-minh và độc-lập thực-sự trong tư-tưởng. Lợi zụng lúc con cháu nhà Trần sang lạy lục nhà Minh xin júp đỡ khôi fục vương quyền, và lợi zụng lúc lòng người Việt không hợp-tác với Lê Quí-li, Trương-fụ mang quân vào Việt Nam. Lê Quí-li thất bại, bị bức tử, nhưng con trai của ông là Lê Nguyên-trừng[*] lại được nhà Minh trọng zụng vì là người Á-châu đầu tiên chế ra đại-bác, gọi là thần-thương. Người Việt làm mất một lúc hai thiên-tài, lại bị nhà Minh cai-trị, và fải mất đến mười năm Lê Lợi và Nguyễn Trãi mới bình định jặc Minh, mang độc-lập về cho tổ-quốc.

Bài học lịch-sử đã rõ rồi. Nhưng ngày nay liệu người Việt có í-thức tinh-thần nô-lệ tư-tưởng Tầu nằm trong xương máu của mình không? Và, quan trọng nhất là người Việt có muốn fác-hoạ ra một mô-hình xã-hội Việt Nam không? Hay là Tầu thế nào thì Việt như thế! Nên nhớ Việt có theo Tầu, Tầu cũng không tha. Cụ thể là những chuyện đang xảy ra ở Tây-nguyên. Trong trường-hợp này Việt Nam không thể nhờ đồng-minh Nga jiúp đỡ. Nga có lí chính đáng trả lời là khác với sự-kiện Tầu xâm-lăng Việt Nam năm 1979. Ở trường-hợp Tây-nguyên, Nga có thể nói: “Mày mời nó vào thì tao làm sao júp mày được!”

Có nhiều chuyện fải làm để jã từ nô-lệ trước khi có khả-năng sáng-tạo ra mô-hình xã-hội của riêng minh. Một trong những việc quan-trọng là nhìn ra thực-tại và chấm-zứt huyền-thoại (myths). Ông Hồ là một huyền-thoại, cho nên lớn hơn sự thật. Chúng ta không thể lấy đi những jì ông ta xứng đáng với con người thực của ông, nhưng chúng ta fải rõ những jì gọi là ảo-jác zo đảng tác-thành nên ông. Thủ-đoạn chính-trị là jeo vào lòng quần-chúng những jì quần-chúng không biết và zễ tin. Chẳng hạn, “Ông Hồ không có ja-đình.” Điều này có ngĩa vì không có vợ con nên ông hết lòng hi-sinh cho nước, cho zân. Đây là một điều jống như ngạn-ngữ để mà tin. Trong tinh-thần luận-lí, điều này rất iếu. Những zanh-nhân Việt Nam trong quá khứ đếu có ja-đình và đã hoàn-thành sứ-mạng vì zân, vì nước của mình. Vấn-đề là người lãnh-đạo có khả-năng hay không mới là chuyện quần-chúng nên để í. Quần chúng Việt Nam cũng nên hiểu rằng hoạt-động sinh-lí là lẽ tự-nhiên — trừ fi hoang-zâm vô-đạo — cho nên nếu ông Hồ có lúc bí quá nằm với “đĩ” cũng không sao. Chuyện quan trọng là sau khi thoả mãn, tinh-thần ông minh-mẫn và sáng-tạo hơn để đối fó với kẻ thù. Bắt ông không được “chơi” hoặc tưởng-tượng là ông “không chơi” là suy ngĩ fản lẽ tự-nhiên, và có thể làm cho tư-tưởng của ông xìu. Derrida đã có một câu ví von thế này, một tư-tưởng hùng-hồn “fải như một con cặc thẳng đứng”. Xìu thì làm ăn jì!

Cũng chỉ vì huyền-thoại cho rằng “Ông Hồ không có ja-đình”, nên khi có ngi vấn cho rằng Nông Đức-mạnh là con ông Hồ, thì Nông Đức-mạnh đã trả-lời rất bá vơ: “Ở Việt Nam ai chẳng là con cái Bác Hồ!” Nông Đức-mạnh không hiểu luận-lí.

Trong bài-jảng sơ-khai của luận-lí (introduction to logic) có liệt kê 22 trường hợp gọi là iếu lí hoặc ngịch-lí (fallacies). Câu của Nông Đức-mạnh thuộc loại ngịch-lí xét theo zữ-kiện cụ-thể (Fallacies of Relevance), ở trường-hợp này gọi là Petitio Principii, tức là đòi hỏi cội nguồn.

“Ông có fải là con ông Hồ không?”

“Ở Việt Nam ai chẳng là con cái Bác Hồ.”

Như vậy, Nông Đức-mạnh đã ján-tiếp trả lời “tôi là …” trong í-ngĩa một câu trả lời zưới zạng một câu hỏi cho mọi người: “Ở Việt Nam ai chẳng là con cái Bác Hồ. Đúng không?”

Không! Vì đó là câu trả lời trống rỗng (empty answer) và fi-lí. Trước tiên câu đó ngụ-í “Ông Hồ không có con. Mà nếu có thì cả nước là con ông!” Lại không đúng nữa, vì có người bằng hoặc lớn tuổi hơn ông Hồ mà cũng là con cái ông?

Sự ngịch-lí ấy là một vòng luẩn quẩn thế này: Ông Hồ là một Icon zo đảng sinh ra với quá nhiều huyền-thoại (myth) để làm mồi nhử zân, khi xã-hội bị ngoại bang thống-trị điêu-linh. Trong đấu tranh chính-trị và trong nỗ-lực đoàn-kết chống kẻ thù chung thì mọi thủ-đoạn chiếm được cảm-tình và hi-sinh tranh đấu của zân đều có lí zo tồn-tại. Nhưng sau hơn 30 năm thống nhất, đảng vẫn còn zùng huyển-thoại ông Hồ để che zấu những thất bại của đảng. Tức là đảng ján-tiếp kêu gọi toàn-zân đứng sau lưng đảng vì “Bác vẫn lù lù ở kia.” Không! Bác đã đi rồi. Có khi bác đã đi khi bác còn sống! Tức là bù-nhìn.

Đã tới lúc zân Việt nên thức tỉnh, để nhìn ra thực và mộng vì:

Lão Hồ đã ra người thiên-cổ,
Xác vô hồn trông thấy mà thương!
Bên bờ biển Thái-bình zương
Nỗi buồn Đông-Á tang-thương gục đầu.

Đúng vậy. Là người Việt chúng ta có nỗi buồn Việt Nam, và là người Đông-Á, chúng ta có nỗi buồn chung cho Đông-Á vì khi một nước ở Á-châu hay Đông-Á bị xâm-lăng không một nước lân bang nào có lời bênh vực, chứ đừng nói tới động binh cứu júp. Trong trận-chiến Việt-Hoa 1979 chỉ có hai nước ở xa lên tiếng cảnh cáo Tầu. Nga bảo Tầu: “Rút ra!” Cuba lên tiếng: “Vì Việt Nam chúng ta sẵn sàng đổ máu!”

Ngược lại, chúng ta mong Tầu gây hấn với bất cứ nước nào trong xã-hội za trắng, từ Tân Tây-lan, Úc, cho đến Mĩ và Âu-châu, để Tầu biết rằng đụng vào một za trắng là đụng vào tất cả za-trắng. Tinh-thần đoàn-kết máu mủ này thể hiện trong quan-niệm âm-nhạc về hoà-âm, hoặc là Concerto hay Symphony. Khi tôi trình bày nhận xét này tại Columbia University 30 năm về trước, thính-jả đã xác-nhận là cái nhìn của tôi về sự đoàn-kết của cộng-đồng da trắng rất đúng. Họ cũng công nhận rằng hiện-tượng này không thấy ở Á-châu. Họ chỉ thấy một nước ở Á-châu là đồng-minh của họ, đó là Nhật-bản. Trong ba cuộc chiến, Desert Storm, Iraq, Afghanistan, Nhật là nước đã đóng góp rất nhiều. Như vậy, khi hữu-sự Nhật có Đồng-minh rất mạnh, không đến từ Á-châu.

Vậy thì, đây là lúc, tuy hơi muộn, Việt Nam fải xây zựng một mô-hình xã-hội khác bằng trí thông-minh và tinh-thần tiến-bộ. Zuy trì tất cả sức-mạnh cụ-thể đã có, chuyển độc-tài thành zân-trị, có hiến-fáp và luật-lệ rõ ràng, cho zân và vì zân.

 

[Hết đoạn §11]

 

_________________________

Chú thích:

[*]Tôi chủ-í zùng chữ Lê thay cho chữ Hồ. Vì sau khi lên ngôi thay nhà Trần, Lê Quí-li đổi họ Lê thành họ Hồ, tự nhận là zòng zõi nhà Ngu bên Tầu, lấy quốc-hiệu là Đại Ngu, có thể là để vừa lòng Tầu. Nhưng Tầu đâu có tha. Trong chủ-trương bành-trướng bá-quyền của Tầu thì Việt Nam luôn luôn là cái gai trong mắt Tầu cần fải nhổ đi. Nếu chữ “Nguyên” trong Lê (Hồ) Nguyên-trừng fải đổi thành “Thanh” và như thế fải đọc là Lê (Hồ) Thanh-trừng, xin độc-jả Tiền-vệ cứ tự-tiện hoán đổi theo sử-liệu mà tôi không có trong tay.

 

 

Đã đăng:

Quyền-lực và Tự-zo [§1]  (tiểu luận / nhận định) 
Quyền-lực và tự-zo là sức-mạnh và khát-vọng, quyết-định định-mệnh của vũ-trụ và con người. Chúng có mặt từ thủa khai-thiên lập-địa, và được í-thức (intellectus) bởi con người trước khi có sử... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§2]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một bản-thể có suy-tư là một con người biết rõ đường-hướng của mình, không chờ cho đến khi có ai bảo tốt hay xấu mới theo. Đây không fải chỉ là chuyện cá-nhân. Nhiều zân-tộc không có chí-hướng rõ rệt, fải ngồi chờ zân-tộc khác tiên-fong, rồi mới hiểu vấn-đề. Đó là những zân-tộc đê-hèn, mang máu nô-lệ từ nhiều thế-kỉ... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§3]  (tiểu luận / nhận định) 
... Napoléon, trong những ngày đi tù biệt xứ, chắc chắn hiểu rằng ông đã mất tự-zo, và câu “Tổ-quốc là Ta!” trở nên viển-vông vì quyền-lực của ông thiếu cái khôn ngoan của trí-tuệ (mind). Cũng vậy, câu nói, “Iêu nước là iêu Đảng” là một câu nói thiếu trí-tuệ, vì quyền-lực trong câu nói ấy nhắm đến í-thức hệ đấu tranh chính-trị để động-viên và hăm zoạ người iêu nước... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§4]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một người có tự-zo là người có khả năng thấy rõ sự lựa chọn trí-tuệ của mình, biết rõ hành-động của mình có hay không, đúng hay sai. Người ấy thấy rõ có thứ tự-zo cao hơn cả í-chí vươn tới của mình, biết rõ tự-zo nào nằm trong khả-năng hay quyền-lực của mình. Tóm lại, con người tự-zo là con người hiểu thứ tự-zo nào có thể tiêu biểu cho, hoặc làm nên người đó... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§5]  (tiểu luận / nhận định) 
... Thường thì chúng ta chỉ thấy và fê-bình những người ngiện-ngập vì người ấy hiện ra zưới mắt chúng ta. Song le, chúng ta không có con mắt để nhìn ra những vấn-đề “ngiện” nằm trong trí-tuệ. Chúng ta, vì thiếu minh-triết, hành-động như con vẹt nói tiếng người (parrotting). Một con vật khôn ngoan biết nge lời chủ, bảo sao làm đó, và làm một cách ngoạn-mục, nhưng con vật ấy không có tự-zo... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§6]  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi Lê Quí-li (hay Hồ Quí-li) nhận thấy áp-lực của những người Việt trung-thành với Tầu và áp-lực nhà Minh đang đè nặng lên ông, ông fải xuống nước, và cũng là sự-thật khi ông nói: “Áo-mũ này cũng của Thiên-triều!” Năm 1972, một kĩ-sư Tầu còn trẻ từ Đài-loan đứng trước lăng-tẩm nhà Nguyễn ở Huế, đã mừng rỡ, nói rằng: “Rất Tầu (Very Chinese)!” Người nge iên-lặng vì đó là sự-thật... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§7]  (tiểu luận / nhận định) 
... Người Tầu nên hiểu rằng, ngay trong nước Tầu ngày xưa, những thiên-tài như Hàn-tín, Trương-lương, Tuân-tử, Ngũ Tử-tư, Hạng-võ không fải Hán. Ngược lại, con người ngu, hèn và jảo-hoạt nhất thế-jan chính là Lưu-bang, coi như tổ của Hán-tộc. Như vậy, tập-đoàn xưng tụng Đại Hán là một tập-đoàn điếm đàng, rất jỏi về fương-fáp “ngu zân để trị”... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§8]  (tiểu luận / nhận định) 
... Chúng ta cần fải đọc kĩ cuốn đạo-đức của Aristotle để tránh hiểu lầm. Theo Aristotle, cá-nhân hay tập-đoàn làm chính-trị fải có tài-năng và đức-độ cao, nếu không, người lãnh-đạo sẽ là ma-quỉ, và xã-tắc sẽ rơi vào hoả-ngục... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§9]  (tiểu luận / nhận định) 
... Nhà nước có í-thức và muốn sống còn fải quán-triệt điều này: Khi nhà nước không zo zân mà ra thì nhà nước đó rất có thể mãi mãi là một đơn-vị kì-lạ và kinh-hoàng với zân, mặc zù ở những lúc ban đầu, cả hai có những lí-zo tương trợ lẫn nhau, zo hoàn-cảnh từ bên ngoài đưa tới khiến cho đơn-vị nhà nước và zân fải đoàn-kết. Đúng theo tinh-thần luận-lí, hai đơn-vị này khác nhau, zo đó hoạt-động của A và B trong tinh thần tương-trợ X chỉ tồn-tại trong hoàn-cảnh Y. Cho nên, khi hoàn-cảnh Y không còn, sự tương-trợ trở thành một câu hỏi lớn, đặc biệt khi A đặt để ra đường-lối chỉ đạo để ép buộc B. Làm như thế A quên rằng A đang đi vào con đường cô-độc... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§10]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một xã-hội chỉ có một đảng trong đó các đảng-viên thay nhau cai trị là một cơ-chế chính-trị fản tiến-bộ, không nhân-bản và bệnh-hoạn. Fản tiến-bộ và không nhân-bản vì quần-chúng và nhà nước không có đối-thoại. Như thế không fải là một xã-hội con người, mà đúng là một xã-hội tôi-mọi... (...)
 
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021