thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Quyền-lực và Tự-zo [§9]

 

Zựa trên nguyên-tác tiếng Anh Power and Freedom (2008-2009), Nguyễn Quỳnh.

 

 

§9.

Không có một sinh-vật nào trên trái đất có thể tồn-tại, nếu sống trong cô-độc. Í-thức ra chân-lí ấy, con người đoàn-kết theo nhiên-tính (natural motive) vì con người có những khát-vọng chung, lo-sợ chung, hi-vọng chung, và cũng có thể để trả thù chung. Zo nhiên-tính ấy, con người cần một xã-hội chính-trị và không bao jờ muốn xã-hội của mình tan rã. (Locke, Second Treatise of Civil Government, § 211).

Thế nhưng, thành-fần chỉ đạo (nhà nước) và zân có những liên-hệ sống còn chung, đồng thời cả hai có thể lại không jống nhau, nhất là ở những xã-hội chưa fát-triển cao.

Theo tinh-thần luận-lí, một nhóm, hay một xã-hội được coi là một đơn-vị (unit), gọi tắt là A, B,... Khi một đơn-vị vì một lí-zo nào đó tách rời lí sinh-tồn và tương-trợ hoàn-vũ (universal existence and co-operation) khỏi đơn-vị liên-hệ, thì đơn-vị ấy khó tiến-bộ và sẽ bị đào-thải, theo định-luật tự-nhiên. Trên thực-tế, khi đơn-vị đó nặng về í-thức hệ, thì liên-hệ sống còn của đơn-vị ấy với những đơn-vị khác trong cùng một cộng-đồng, nhưng không cùng í-thức hệ, càng ngày càng iếu đi, rồi trở thành xa-lạ . Nó sẽ biến đi theo định-luật suy-thoái (decay) hoặc theo định-luật thay thế (Axiom of replacement hay Rules of Replacement). Chúng ta tạm nhìn vào một trong những định-luật kể-trên, ví-zụ DeMorgan’s Rule. Định-luật này chỉ áp-zụng cho hai trường-hợp (1) Conjuction, tức hai đơn-vị A và B (units) đứng với nhau, và (2) Disjunction, hoặc là có A thì không có B, và ngược lại. Cả hai trường-hợp trên đòi-hỏi qui-tắc hoán-đổi theo cách “chia/conjugate” bằng cách thay chức-năng kí-hiệu (operators), như sau:

1. A và B không hiện-hữu có ngĩa hoặc là A hay B không hiện-hữu.

2. Hoặc là A hay B không hiện-hữu có ngĩa là A và B không hiện-hữu.

Khung lí-luận-trên không thể áp-zụng vào sự-kiện một cách vô-hồn. Ngược lại chính sự-kiện là nội-zung làm sáng tỏ khung lí-luận, để tránh trường-hợp fi-lí như Wittgenstein đã bàn đến trrong Tractatus Logico Philosophicus là không thể có con số ưu-việt trong luận-lí. Vậy thì, đừng mang hai chữ “lí-luận” ra đầu lưỡi để hù nhau.

Nhà nước có í-thức và muốn sống còn fải quán-triệt điều này: Khi nhà nước không zo zân mà ra thì nhà nước đó rất có thể mãi mãi là một đơn-vị kì-lạ và kinh-hoàng với zân, mặc zù ở những lúc ban đầu, cả hai có những lí-zo tương trợ lẫn nhau, zo hoàn-cảnh từ bên ngoài đưa tới khiến cho đơn-vị nhà nước và zân fải đoàn-kết. Đúng theo tinh-thần luận-lí, hai đơn-vị này khác nhau, zo đó hoạt-động của A và B trong tinh thần tương-trợ X chỉ tồn-tại trong hoàn-cảnh Y. Cho nên, khi hoàn-cảnh Y không còn, sự tương-trợ trở thành một câu hỏi lớn, đặc biệt khi A đặt để ra đường-lối chỉ đạo để ép buộc B. Làm như thế A quên rằng A đang đi vào con đường cô-độc. A ngĩ rằng A có quyền-lực nên A chỉ-đạo và A luôn luôn đúng tuyệt đối cho nên B không có quyền đặt ra câu hỏi đúng sai. Lí sinh-tồn và tương-trợ hoàn-vũ (universal) bị vi-fạm. Đây là lúc người zân thức-tỉnh vì họ thấy hiến-fáp bị vi-fạm, và họ không có quyền làm người. Vậy thì, xã-hội đó là một sa-mạc hoặc sớm muộn jì cũng vắng bóng người, vì người zân mất quyền-lực cho nên họ sẽ li khai, chống đối hoặc bỏ ra đi.

Xã-hội nên được ví như một kim tự-tháp. Đáy hình-vuông của kim tự-tháp chính là hiến-fáp. Hiến-fáp hay Xã-ước (Social contract) zo đại-ziện của zân và nhà nước soạn-thảo cho nên hiến-fáp fản-ánh trí-tuệ và ước-mong của xã-hội. Từ cái đáy đó nhà nước và zân cố gắng vươn lên một điểm cao gọi là tiến-bộ và văn-minh. Sự tiến-bộ và văn-minh ấy fải trải qua nhiều kinh-ngiệm gọi là biện-chứng fáp (dialectical processes). Để tránh hiểu lầm, căn-bản của hiến-fáp hay nền-tảng của xã-hội, và đỉnh cao của tiến-bộ và trí-tuệ bàn tới ở đây không fải là tiến-trình của cái gọi là “hạ-tầng cơ-sở chi fối thượng-tầng kiến-trúc”, một quan-niệm fản tinh-thần zân-chủ đã bị chính những triết-ja Tân Mác-xít lên án. Chúng ta sẽ bàn đến điểm này ở những chương liên-quan tới tư-tưởng chính-trị và xã-hội hiện-đại.

Một xã-hội hay một kim tự-tháp biểu-tượng cho xã-hội có thề bị sụp đổ nếu cái đáy hay nền-tảng của nó bị vi-fạm, bởi nhà nước hay bởi zân. Theo Spinoza, trong chương 6 của Tractatus Politicus, khi một xã-hội có những xung-khắc và đấu-tranh jữa nhà nước và zân, thì cả hai fe đừng để cho xã-hội ấy tan rã. Ngược lại, nhà nước và zân fải nhìn ra nguy vong và tức-tốc ngồi xuống cùng nhau, thành thực đưa xã-hội từ một tình-trạng suy thoái sang một tình-trạng sáng sủa (social transformation). Họ chỉ cần thay đổi những cơ cấu không hay xảy ra trong xã-hội (to change its form) [TT. P. 315], chứ đừng làm cách-mạng (revolution). Đây chỉ là lí-thuyết hoàn toàn zựa vao sự thức-tỉnh của hai fe, nhà nước và zân. Trên thực-tế, kẻ có quyền-lực và lại độc-tài ít khi nhượng bộ. Nếu thế, một cuộc nổi zậy hay đảo-chính – chứ không fải cách-mạng – có thể xảy ra.

Bản-chất của cách-mạng là bạo-động và hận-thù. Cuộc cách-mạng ở Fáp năm 1789, ở Nga thời Lenin, Stalin, ở Tầu thời Mao, và ở Cambodia thời Pol Pot, là những ví-zụ hãi hùng cho nhân-loại. Con người làm cách-mạng thường lấy bốn chữ “khí-thế cách-mạng” để bao che những thủ-đoạn và hành-động vô-nhân đối với zân-lành, chứ không fải chỉ đối với kẻ thù. Một trong những thủ-đoạn của cách-mạng là sử-zụng những nhóm đầu trộm đuôi cướp như là fương-tiện tiến đến mục-đích. Zưới mắt của con người cách-mạng mang tinh-thần khủng-bố thì người zân không có quyền lựa chọn, mà fải theo họ. Họ coi những người đứng jữa hay lưng-chừng là fản-động.

Một trong những thủ-đoạn sách-động căm-thù của quần-chúng thì fần nào zựa trên cái nhìn về quan-hệ jữa chủ-nhân và công-nhân của Hegel, theo đó, jai-cấp jàu-sang luôn luôn bị coi là jai-cấp bóc lột, và thành-fần đầu trộm đuôi cướp – chứ không hẳn jai-cấp ngèo – là jai cấp bị bóc lột. Thực ra, thành-fần làm cách-mạng có thể đã bóc lột hạ-tầng cơ-sở để đạt tới mục-đích. Cách-mạng tuyên-zương những người theo họ là “anh-hùng” và luôn luôn có chính-ngĩa, miễn là họ fải tuyệt đối tin vào đường lối chỉ-đạo của cách-mạng. Những người trong thành-fần “gọi là anh-hùng” và muốn là “anh-hùng cách-mạng” fải luôn luôn tỏ ra trung-thảnh với jai-cấp chỉ-đạo. Cách-mạng zùng những người này để tiêu-ziệt đối-fương, kề cả khủng-bố tinh-thần zân lành. Cách-mạng cũng khủng-bố luôn tinh-thần của những “anh-hùng” theo họ, gây ngi-ngờ trong đám họ, cốt để bắt họ fải fục-tùng. Nếu trong số những “anh-hùng” này có chút ưu-tư về quyền-lực, tự-zo và lẽ fải, họ có thể bị coi là những fần-tử fản-động hoặc xét lại (revisionists) chỉ vì nội-zung của những vấn-đề họ nêu lên khác với nội-zung và định-ngĩa mà cách-mạng đã vạch ra. Nếu trong số những “anh-hùng” ấy có có người có chút ưu-tư về công-lí nên hỏi cách-mạng rằng, cứ theo cách-mạng cho biết, có fải ba đời trước ông cha của họ bị hiếp đáp không? Cách-mạng có thể trả lời là người nêu lên câu hỏi đó đã không tin vào cách-mạng. Vì cách-mạng không bao jờ sai, thế mà người “anh-hùng” hồ-ngi cách-mạng. Zo đó, người ấy cần được cải-tạo.

Như vậy, cách-mạng chẳng khác jì một tập-thể mê-tín thờ cúng một số jáo-điều (cult) huyền-hoặc. Zo lẽ đó, người làm cách-mạng nên nhớ rằng cướp được chính-quyền là một chuyện còn làm được cách-mạng là một chuyện khác. Những jì cách-mạng hứa ngày hôm nay, nhưng chưa có kết-quả cụ-thế như lời hứa đó, vẫn chưa fải là cách-mạng. Năm 1989, nhân kỉ-niệm hai trăm năm Cách-mạng Fáp, người Fáp đã thẳng thắn nhận rằng cuộc cách-mạng ấy chưa thành công. Thế cũng có ngĩa là Cách-mạng 1789 đã thất bại. Cách-mạng Văn-hoá của Mao cũng đã thất bại so với chương-trình Đổi-mới (Reform) của Đặng Tiểu-bình, và lí-tưởng cách-mạng của Pol Pot ở Cambodia nhằm đưa zân Cam-bốt về thời nguyên-thuỷ hay tiền-sử đã fạm vào hai điểm then-chốt: (1) Ở điểm nguyên-thuỷ làm jì có văn-hoá, tiến-bộ và văn-minh; (2) Để rút về điểm nguyên-thuỷ, cả triệu người và còn nhiều hơn nữa fải ra đi vĩnh-viễn thì cuộc cách-mạng ấy sẽ trở về hoang-zã. Trong hoang-zã khả năng sinh-tồn của con người thua xa con vật.

Spinoza lại có một lời khuyên, nếu quyền-lực nằm trong tay một người thì người đó nên zùng quyền-lực ấy xây-zựng hoà-hài (harmony and peace). Ông lại lưu í rằng nếu ta bảo một xả-hội có hành-động man-rợ (nhà nước không ưa, thì nhà nước cùm), nô-lệ (bắt làm, không cho fát biểu), và buồn-thảm (desolation) là xã-hội thanh-bình, thì rất tîếc cái thanh-bình đó là đại-hoạ cho con người trong xã-hội. Cũng theo ông, khi nhà nước “khệnh-khạng” như ông chủ, thì người zân buồn vì thấy mình như nô-lệ. Zo đó, nhà nước và zân xung-đột nhau. Hoà-bình không có ngĩa là xã-hội không có chiến-tranh. Hoà-bình fải cho thấy xã-hội ấy là một hợp-thể (union) của nhiều trí-tuệ vun trồng.

Spinoza nhận xét khá đúng như thế này: ở những xã-hội thiếu tiến-bộ và thiếu đoàn-kết, nội-bộ của xã-hội đó thường lục-đục. Tập-đoàn cai trị sợ zân vì zân không thể trung-thành với nhà nước, nhất là một nhà nước độc-tài áp-chế. Để tự-vệ, nhà nước không muốn mang lợi đến cho nước cho zân, mà chỉ âm-mưu chống lại zân, nhất là chống lại những người có tiếng tăm và hiểu biết. Mặt khác, nhà nước mật ước với ngoại bang, để cho ngoại bang vào khai thác tài nguyên, và mở cửa những thương khẩu quan trọng theo chỉ-thị của ngoại bang, chứ không fải vì mục-đích fát-triển kinh-tế làm cho zân jầu nước mạnh. Vụ “Bauxite” ở Tây-nguyên Việt Nam hiện nay là một ví-zụ. Với một lực-lượng Tầu đáng kể jả trá là công-nhân, vào Việt Nam không qua những thủ-tục nhập-cảnh có jới-hạn theo luật zi-trú có jới-hạn của Việt Nam (immigration laws).

It nhất có những câu hỏi sau đây cần fải được đặt ra:

(1) Nhà nước có đặt trạm kiểm-soát biên-jới, và đặc biệt văn-fòng zi-trú tại Tây-nguyên, nơi vấn-đề “Bauxite” đang xảy ra không?

(2) Việt Nam có zanh-sách với chi-tiết từng công-nhân Tầu nhập-cảnh hay không? (3) Mỗi công-nhân Tầu nhập-cảnh có mang thẻ-bài hay chiếu-khán tạm cư zo chính-quyền Việt Nam cấp hay không?

(4) Những thủ-tục trục-xuất khỏi biên-jới Việt có rõ ràng cho cả hai nước Việt-Hoa hay không?

(5) Những văn-kiện và tin-tức liên-quan tới vụ “Bauxite” ở Tây-nguyên có được công bố với quốc-zân đầy đủ không?

Nếu nhà nước không làm những chuyện rất quan-trọng trên, thì kể như Tầu đã chiếm cứ một fần lãnh-thổ Việt Nam. Công-nhân Tầu sinh con đẻ cái ở Tây-nguyên, và nếu họ là quân-đội nguỵ-trang họ có thể cầm súng chống lại Việt Nam và đặt Việt Nam trước một sự đã rồi (after-fact). Như thế, vụ Bauxite cũng nguy hiểm như mẹo “Jả Đồ jiệt Quắc”. Nếu đây là âm-mưu thoả thuận jữa hai nhà nước Việt-Hoa – không được sự chấp-thuận của zân Việt – thì đại-ziện Việt Nam đã “bán nước” từng fần. Nếu đây là tính-toán sai lầm và zại-zột thì kể như Việt Nam mất nước từng fần. Tây-nguyên là fáo-đài kiểm soát toàn Bắc-bộ, và là căn cứ xuất fát những đợt tấn-công có trang bị vũ-khí tối-tân. Hôm nay zân Việt có thể hỏi: Có hay không cái gọi là “Đỉnh-cao Trí-tuệ?”

Gọi là “Đỉnh-cao Trí-tuệ” nhưng không có cơ-sở vững vàng và thông-minh để chứng tỏ thì câu nói ấy chỉ có ngĩa “cả vú lấp miệng em”. Đạo-trị của Spinoza ra đời cách đây khoảng 400 năm, ở thời đại quân-chủ, tuy còn nhiều sơ-sót, nhưng cái khung “fong kiến” của nó xem ra còn khôn ngoan và cao hơn nhiều thể-chế trong thời đại này (2009). Sau đây là những điểm căn-bản được tóm tắt, để chúng ta suy-ngĩ và so sánh với “Đỉnh-cao Trí-tuệ” của mình:

1. Triều-đình fải có một hội-đồng gồm những vị tuổi không zưới 50, để tránh tham quyền cố vị, và hằng năm tuyển chọn một lần.

2. Hội-đồng có trách-nhiệm jáo-zục các thái-tử.

3. Hội-đồng này fải hiểu rõ cơ-cấu chính-quyền, luật-fáp, hoàn-cảnh xã-hội.

4. Thành-viên của hội-đổng fải ở tuổi 50 trở lên, và chưa từng can án.

5. Quyết-định của hội-đồng về vấn-đề của nhà nước đòi hỏi sự có mặt của tất cả thành-viên của hội-đồng.

6. Cứ ít nhất bốn năm một lần, hội-đồng đòi hỏi các vị bộ-trưởng zuyệt các điều-kiện về việc làm của nhà nước và xét xem có cần thêm các điều-kiện mới hay không.

7. Để quyết định vấn-đề liên quan tới công lí, cần fải có thêm một hội-đồng khác gồm toàn những luật-ja.

8. Mỗi bộ-tộc (tribe) chỉ được đề cử một quan-toà đại-ziện mà thôi.

9. Fán-lệnh (verdict) fải được tuyên bố trước mặt các quan toà.

10. Vua không được kết hôn với người nước ngoài.

11. Nhà nước không thể bị fân chia.

12. Tiền của công không thể được zùng để xây cất nhà thờ.

13. Nhóm đa-số (majority) trong hội-đồng không được fép tự í tuyên bố chiến-tranh, nhưng luôn luôn fải zuy-trì hoà-bình.

14. Hội-đồng không được fép cho nước ngoài vay tiền.

15. Không ai được fép zùng tiền mua chuộc hội-đồng.

16. Hiển-nhiên zân fải mạnh hơn để zuy-trì quyền của zân, để sống trong một nước có an-ninh, có tự-zo, không sợ kẻ thù trong và ngoài nước.

17. Tránh đừng để cho tham-nhũng lan tràn.

18. Vì lợi-ích của xã-hội, vua fải nể zân và fải biết zung hoà những í-kiến bất đồng, như thế thì vua mới được thần-zân ủng hộ, và

19. Không ai có quyền thừa kế lên ngôi. Người đó fải zo zân lựa chọn.

Trước khi rời cuốn Tractatus Politicus của Spinoza, chúng ta trở lại một trong những í-niệm then chốt đã bàn tới ở đoạn đầu của fần này: “Con người đoàn-kết theo nhiên-tính (natural motive) vì con người có những khát-vọng chung, lo-sợ chung, hi-vọng chung, và cũng có thể để trả thù chung. Zo nhiên-tính ấy, con người cần một xã-hội chính-trị và không bao jờ muốn xã-hội của mình tan rã.” Đoàn-kết để tăng sức-mạnh, và để zuy-trì tự-zo.

Nhưng khi đối ziện với một xã-hội quá gần, quá to lớn, và quá đông-đảo, với những mưu-đồ xâm-lược và bá-quyền, đặc biệt với sức-mạnh kĩ thuật jiết người đang lên, thì một xã-hội nhỏ và iếu-kém có thể tồn-tại được hay không?

Một xã hội nhỏ và iếu zù có lạy van xã-hội khổng lồ tha mạng cũng không được. Sự-thể quá rõ ràng là xã-hội khổng lồ kia đang được đàng chân, lấn đàng đầu. Nó biết xã-hội nhỏ sợ nó, nên nó cứ lấn át. Đây là hoàn-cảnh củaViệt Nam hiện tại. Tầu đã chiếm một số đảo ngoài khơi, không fải là vấn-đề zầu khí, mà chính là để fong-toả Việt Nam ở fía đông. Tầu đang gây ảnh-hưởng ở Lào. Khi thành-công nó lẽ nối liền fòng-tuyến với Cam-bốt, để vây hãm Việt Nam ở fía tây. Khi thế gọng kìm đó kẹp lại, Việt Nam sẽ ngẹt thở và có thể tuyệt-vọng.

Thế thì, Tầu chính là kẻ thù lịch-sử của Việt Nam. Chỉ trong hoàn-cảnh “môi hở răng lạnh” Tầu mới trao súng đạn cho Việt Nam đánh nhau với kẻ thù của nó là Tư-bản. Nhưng khi Việt Nam sắp thành-công, thì Tầu trở mặt, ngăn chặn bước tiến của Việt Nam. Năm 1954, nhẽ ra Việt Nam đã không có nội-chiến, nếu Chu Ân-lai không cấu-kết với thực-zân chia đôi lãnh-thổ Việt Nam. Vài tháng trước tháng Tư 1975, khi thấy cuộc chiến-tranh Việt Nam sắp kết thúc, Bắc-kinh đã liên-kết với Fáp đưa ra jải-fáp trung-lập miền Nam. Rõ ràng Tầu không bao jờ muốn Việt Nam độc-lập tự-zo. Năm 1979, Tầu xâm-lăng Việt Nam, lấy lí-zo Cam-bốt. Mưu đồ này fải ngừng vì lúc đó guồng máy chiến-tranh của Tầu còn fôi-thai, và kế-hoạch canh-tân nước Tầu về hai mặt kĩ-thuật và kinh-tế của Đặng Tiểu-bình mới bắt đầu.

Việt Nam fải làm jì? Trước hoàn-cảnh này Việt Nam fải ngiêng hẳn về hai đồng-minh Nga và Mĩ.

Lí-zo:

1. Cả Nga và Mĩ đều đã thấy hiểm-hoạ Tầu Đỏ. Mĩ đã tính sai trong lá bài kinh-tế ở Tầu. Mĩ lại tính sai hơn nữa vì ngĩ rằng khi tinh-thần zân-chủ tới Tầu thì chính Tầu sẽ hoá-thân trở thành người. Sai bét. Tầu có nhiều lí-zo và thủ-đoạn sống còn của nó. Và nó chẳng bao jờ coi zân của nó là người.

2. Bây jờ Mĩ biết chắc đối-thủ trong tương-lai của Mĩ không fài là Nga, mà chính là Tầu. Câu của Putin nói “Mĩ cần Nga hơn là Nga cần Mĩ” áp zụng vào trường-hợp đối với Tầu hoàn toàn đúng.

3. Không fải chỉ vì zầu lửa mà Mĩ zấn thân ở Iraq, Afghanistan, và Pakistan. Mĩ muốn đưa fòng tuyến sát lại fía Tây của Tầu. Fía Nam đã có hạm-đội. Fía Đông cũng đã có hạm-đội, và ở fía đông bắc, Mĩ đã bằng lòng để cho Nhật tái võ trang, mang chiến hạm ra ngoài hải fận quốc-tế. Mĩ cũng đang tìm cách làm sao để mua chuộc Bắc-hàn. Vì thực tâm, Tầu không muốn có một Bắc-hàn mạnh, nên về mặt kinh-tế Tầu để cho Bắc-hàn đói. Đó là cái ngu của Tầu, và cũng là bộ mặt thật của Tầu.

4. Việt Nam fải làm jì? Mĩ và Nga đang chờ câu hỏi ấy. Nhưng Việt Nam có thể cứ ngĩ là mình khôn. Vậy thì, áp lực của Tầu đối với Việt Nam may ra júp Việt Nam thức-tỉnh. Tầu không bao jờ bỏ lỡ cơ-hội xâm-lăng Việt Nam.

5. Việt Nam nên mời Nga-Mĩ đưa chiến-hạm vào Cam-ranh, để cân bằng lực-lưọng và đồng thời zạy cho Việt Nam đóng chiến-hạm. Tại sao? Nếu không, sớm muộn hạm đội của Tầu sẽ vào Cam-ranh.

6. Việt Nam nên mời đồng-minh Nga-Mĩ lập zàn hoả-tiễn ở Việt Nam. Tại sao? Nếu không, sớm muộn hoả-tiễn của Tầu cũng đặt ở Việt Nam đế cai trị Việt Nam và uy-hiếp các nước Đông Nam Á

7. Việt Nam nên mua những vũ-khí tôi-tân nhất của Nga-Mĩ.

8. Việt Nam nên kết thân sâu đậm hơn nữa với các nước láng jiểng, và

9. Việt Nam nên jiệt tham-nhũng, xây zựng một xứ sở hùng-mạnh, cho cán-bộ và zân có quyền lợi ngang nhau. Liên kết chặt chẽ với Úc, đặc-biệt khi hạm-đội của Úc đã thành-hình.

Những người ưu-tư về tình-hình Việt Nam đã đặt câu hỏi về fản-ứng của Mĩ trước vấn-đề Tầu đối với Việt Nam. Trước tiên đây là chuyện của Việt Nam nên Việt Nam fải nắm vai trò chù-động, i như Lévinas đã trả lời một câu hỏi đến từ Nam Mĩ trước khi ông qua đời. Cũng vậy, Đế-quốc Mĩ lo chuyện của đế-quốc và lo chuyện chung cho chủng-tộc za trắng trước tiên, bất kể cội-nguồn. Để xứng đáng với trách-nhiệm được đồng-minh jao-fó và tham-zự, Mĩ cần sự thoả-thuận của đồng-minh đề đánh bóng chính-ngĩa của Mĩ. Sự có mặt của lực-lượng đồng-minh – chiến-đấu hay không chiến-đấu – ở những nước như Iraq, Afghanistan và Pakistan là một ví-zụ. Tóm lại, Âu-châu cần fải sống còn nên thừa nhận sự lãnh-đạo của Mĩ, với một điều kiện rõ ràng xin Mĩ đừng xía vào nội-chính của họ. Chuyện Việt Nam không fải là không quan-trọng đối với Mĩ, nhưng Việt Nam nằm trong fương-án chiến-lược khác của Hoa-kì. Ngĩa là Hoa-kì có thể zùng Việt Nam trong tương lai, nhưng Việt Nam không thể zùng Hoa-kì. Thế thì Việt Nam fải làm sao?

Mĩ cũng đã thử fản-ứng của Tầu, và sẵn sàng làm mạnh, như trong vụ ném bom vào toà đại-sứ Tầu ở Bosnia, và chuyện máy bay thám thính đông-nam nước Tầu. Mĩ nói thẳng là Mĩ tiếp-tục những vụ bay tuần sát như thế. Người Mĩ thừa hiểu rằng, chiến-tranh jữa Tầu và Mĩ có thề xảy ra bất cứ lúc nào. Có thể nói càng sớm càng tốt. Nhưng để cho một cuộc-chiến có zanh-ngĩa rõ ràng, Mĩ cần chứng cớ hiển-nhiên để khuất fục đồng-minh. Chính Nga đã lên tiếng sẽ không bỏ fiếu ủng-hộ việc Mĩ tấn-công Bắc-hàn, vì Nga đã sai lầm khi ủng-hộ Mĩ xâm-lăng Iraq.

Những jì vừa bàn ở trên cho thấy, qua lịch-sử và theo nhận-xét của Hobbes và Spinoza, “bản-tính con người là chiến-tranh” (The nature is war). Có thể nói chiến-tranh là căn-bệnh (disease) của con người. Căn-bệnh ấy có tính hay lây (contagion). Cho nên, fòng bệnh hơn chữa bệnh fải là í-thức sinh-tồn tiên quyết nhất, và chí hùng-vĩ khẳng-định thế này: “fải có quyền-lực mới có tự-zo”. Nói nôm na, fải có khả năng chiến-đấu mới có tự-zo. Tự-zo mà thiếu tinh-thần chiến-đấu và khả-năng chiến-đấu thì chỉ là sự co zuỗi xác-thân, hoặc hứng-tỉ tâm-tình của cá-nhân sống trong cô-tịch.

Người zân – cá-nhân hay đoàn-thể – có fải là kẻ thù của zân-tộc hay không? Câu hỏi suy ra có vẻ mơ-hồ và trừu-tượng. Câu hỏi này cũng có thể bị nhà nước độc-tài zùng làm chiêu bài chụp mũ những cá-nhân hay đoàn-thể mà nhà nước không ưa. Đứng trước fáp-luật, câu hỏi như thế fải rõ ràng để biết ngọn-nguồn của tội-lỗi. Tội, xét theo luật, là sự-kiện cụ-thể, zù là cố í hay vô í, đã làm hại zân. Tội, xét theo đạo-đức, là vấn-đề của lương-tâm, và chỉ có người cảm nhận mình có tội, mới biết mà thôi. Cho nên, một người có thể được công-lí trong xã-hội tha tội vì luận-chứng mơ hồ, nhưng trong lòng người ấy, người ấy biết mình có tội, hay có điều jì không đúng với lương-tâm. Như vậy, người ngoài cuộc khó có thể kết-tội một người zựa vào tiếng nói lương-tâm của người đó, trừ fi người đó tự-thú.

Trong jờ fút zân-tộc chịu quá nhiều đau thương mà một cá nhân hay đoàn-thể có hành-động vũ-fu, thờ ơ với zân, hoặc fát-biểu vô í-thức, thay vì nên câm miệng, thì đều là kẻ thù của zân-tộc trong í-ngĩa về đạo-đức, tức là xét theo í-ngĩa zanh-đức của mình (virtues). Câu hỏi đặt ra: “Bạo-động, thờ ơ, hay ăn nói vô í-thức với zân có fải là virtues không? Hãy tưởng-tượng ra đôi mắt của zân nhìn mình để thấy rằng mình có fải là kẻ thù của zân-tộc hay không?” Đi xa hơn nữa, nếu có thể, mình tự đặt câu hỏi là mình có fải là kẻ thù của nhân-loại hay không? Tôi ngĩ rằng chính-sách vô-nhân của Tầu fải có trách-nhiệm với câu hỏi thứ hai này.

Về trách-nhiệm và tự-zo liên-quan tới nhà văn nhiều người nên đọc cuốn Qu’est-ce que la litérature? của Jean-Paul Sartre, một cuốn sách trình bày sứ-mệnh của nhà văn trong hoàn cảnh xã-hội lâm nguy, với bút fáp nhẹ nhàng zễ hiểu.

Đại-cương, trong fần Ba của cuốn sách ấy, zưới tiêu-đề “Nhà văn viết cho ai?”, Sartre nói nhà văn viết cho đại-chúng, nhưng sự thật là nhà-văn nói lên những thứ tự-zo đã bị nuốt chửng, đã bị mặt nạ che zấu, và đã không còn tự-zo nữa. Cái tự-zo nhà-văn bàn đến đã bị ô-nhiễm, cho nên [nói một cách bóng bẩy],[1] nhà-văn fải lau chùi thứ tự-zo đó cho sạch sẽ. Thế thì, Sartre nói tiếp, “không có thứ tự-zo nào cho không.” Con người fải thắng những đam-mê của mình, fải mang vinh-quang về cho nòi jống của mình, jai-cẩp của mình và tổ-quốc của mình. Tự-zo tuỳ vào hoàn-cảnh ở đời. Ở một đoạn khác, Sartre hùng-hồn nhận xét về chủ-ngĩa Marx, mà nhiều người học Marx không hiểu.

“Hiển nhiên, chủ-ngĩa Marx có thể nói là đã thành-công, nhưng chủ-ngĩa ấy đã mang thêm cả ngàn mầu sắc khác nhau. Chủ-ngĩa ấy đã fải học thêm những tư-tưởng của đối-fương, tiêu-hoá tư-tưởng của đối-fương, và còn sẵn sàng mở cửa để đón nhận thêm nữa. [...] Chủ-ngĩa Marx thắng đối-fương không fải nhờ vào sức mạnh khước-từ trong tư-tưởng của Hegel, tức là níu lại rồi tiêu-zîệt (preserve and suppress), mà vì những thế-lực bên ngoài đã tàn-fá các khuynh-hướng đối ngịch nhau. Fải mất một thời jan lâu để chúng ta thấy rằng, chiến-thắng của chủ-ngĩa Marx là chiến-thắng không có vinh-quang. Nếu chủ-ngĩa Marx đã hoá-thân để thắng, bằng cách đoạt được võ-trang của kẻ thù, thì chủ ngĩa ấy đúng là trí-tuệ, Nếu không, chủ-ngĩa Marx cũng jống như một Jáo-hội, để cho các nhà văn trí-thức (gentlemen-writers) ở xa ngàn zặm sẵn sàng tôn thờ thứ jáo-điều linh-thiêng trừu-tượng ấy.” (Sartre, QCQLL/WIL, pp. 143-144)

Thực vậy, lịch-sử đã cho biết, trong thời jan chủ-ngĩa Marx được coi là cái jì “huyển nhiệm” thì rất nhiều trí-thức từ xa có hiểu rõ chủ ngĩa ấy như Sartre hiểu đâu. Họ tế vọng linh-hồn của Marx. Và chính ngày nay, những bóng ma của Marx đã được Jacques Derrida zùng fương fáp “deconstruction/fê-bình cấu-trúc” fân-tích rõ ràng.[2]

Nếu có người vẫn chưa thấy rõ cái gọi là “vinh-quang của chủ-ngĩa Marx” là zo nhiều iếu-tố mãnh-liệt, nhưng không fải Marx, quyết-định thì người đó có thể nhìn vào lịch-sử Việt Nam từ jữa thế-kỉ hai mươi. Trong hai cuộc chiến chống Fáp và nội-chiến ở Việt Nam, chiến-thắng zành độc-lập, tự-zo và thống-nhất là lòng iêu-nước và sự hi-sinh của zân Việt. Thiếu sức-mạnh cụ-thể ấy những bóng ma của Marx đâu có làm được trò jì. Zân Việt đánh kẻ thù đâu cần hiểu chủ-ngĩa Marx là jì. Nếu có jây fút họ ngừng tay súng để ngẫm-ngĩ jáo-điều của Marx thì họ đã gục trước mũi súng của kẻ thù. Trong khi đó, những chương-trình cải-cách mệnh-zanh là cách-mạng vô-sản đều thất bại. Để rồi, qua câu nói của Đặng Tiểu-bình, “To be rich is beautiful”, xã-hội tiến-về một “thiên-đường” khác hẳn jấc mơ ban đầu. Đó là Thiên-đường Tư-bản. Marx đã rất thông-minh và ngay thẳng khi ông nhìn ra: “Trước khi tiến tới xã-hội Cộng-sản, thi chủ-ngĩa Tư-bản là chủ-ngĩa nhân-đạo nhất!” Nhưng bóng ma đâu fải là người, nên zù cho có đọc cũng không thể thấy được điều này.

Nếu bóng ma hiểu được vòng biện-chứng zuy-vật, thì chỉ cần nhìn qua lí-luận mà thôi, sẽ thấy Cộng-sản chính là một bóng ma, chứ không fải là cơ-sở vật-chất cụ-thể ở thế-jan này. Nga và Tầu đã ra khỏi ảo-tưởng đó, thì tại sao vẫn còn sự trung-thành của các nước đàn em với chủ-ngĩa Marx-Lenin? Thật là đức tin ma-quỉ thần-quyền! Thay vì nói: “Tôi vẫn trung-thành với chủ ngĩa Marx-Lenin!” Hãy nói: “Tôi trung thành với Tổ-quốc của tôi!” Vì tổ-quốc nằm trong tâm-khảm tôi cho nên suy-tư và hành-động của tôi fản-ánh con người tự-zo của tôi. Marx-Lenin là ngoại-nhân, không zính záng jì tới trí-tuệ của tôi, không júp ích jì cho đất nước và zân-tộc tôi, nhưng vì tôi không biết như thế, cho nên khi tôn thờ suy-tư của hai tên ấy tôi cũng không biết rằng tôi là một tên nô-lệ, không có sức-mạnh và cũng chẳng có tự-zo.

 

[Hết đoạn §9]

 

_________________________

[1]Câu trong ngoặc vuông là của tôi.

[2]Đây là một trong những bài jảng của tôi tại Viện Triết-học Việt Nam ở Hà Nội, tháng 11 năm 2005.

 

 

Đã đăng:

Quyền-lực và Tự-zo [§1]  (tiểu luận / nhận định) 
Quyền-lực và tự-zo là sức-mạnh và khát-vọng, quyết-định định-mệnh của vũ-trụ và con người. Chúng có mặt từ thủa khai-thiên lập-địa, và được í-thức (intellectus) bởi con người trước khi có sử... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§2]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một bản-thể có suy-tư là một con người biết rõ đường-hướng của mình, không chờ cho đến khi có ai bảo tốt hay xấu mới theo. Đây không fải chỉ là chuyện cá-nhân. Nhiều zân-tộc không có chí-hướng rõ rệt, fải ngồi chờ zân-tộc khác tiên-fong, rồi mới hiểu vấn-đề. Đó là những zân-tộc đê-hèn, mang máu nô-lệ từ nhiều thế-kỉ... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§3]  (tiểu luận / nhận định) 
... Napoléon, trong những ngày đi tù biệt xứ, chắc chắn hiểu rằng ông đã mất tự-zo, và câu “Tổ-quốc là Ta!” trở nên viển-vông vì quyền-lực của ông thiếu cái khôn ngoan của trí-tuệ (mind). Cũng vậy, câu nói, “Iêu nước là iêu Đảng” là một câu nói thiếu trí-tuệ, vì quyền-lực trong câu nói ấy nhắm đến í-thức hệ đấu tranh chính-trị để động-viên và hăm zoạ người iêu nước... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§4]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một người có tự-zo là người có khả năng thấy rõ sự lựa chọn trí-tuệ của mình, biết rõ hành-động của mình có hay không, đúng hay sai. Người ấy thấy rõ có thứ tự-zo cao hơn cả í-chí vươn tới của mình, biết rõ tự-zo nào nằm trong khả-năng hay quyền-lực của mình. Tóm lại, con người tự-zo là con người hiểu thứ tự-zo nào có thể tiêu biểu cho, hoặc làm nên người đó... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§5]  (tiểu luận / nhận định) 
... Thường thì chúng ta chỉ thấy và fê-bình những người ngiện-ngập vì người ấy hiện ra zưới mắt chúng ta. Song le, chúng ta không có con mắt để nhìn ra những vấn-đề “ngiện” nằm trong trí-tuệ. Chúng ta, vì thiếu minh-triết, hành-động như con vẹt nói tiếng người (parrotting). Một con vật khôn ngoan biết nge lời chủ, bảo sao làm đó, và làm một cách ngoạn-mục, nhưng con vật ấy không có tự-zo... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§6]  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi Lê Quí-li (hay Hồ Quí-li) nhận thấy áp-lực của những người Việt trung-thành với Tầu và áp-lực nhà Minh đang đè nặng lên ông, ông fải xuống nước, và cũng là sự-thật khi ông nói: “Áo-mũ này cũng của Thiên-triều!” Năm 1972, một kĩ-sư Tầu còn trẻ từ Đài-loan đứng trước lăng-tẩm nhà Nguyễn ở Huế, đã mừng rỡ, nói rằng: “Rất Tầu (Very Chinese)!” Người nge iên-lặng vì đó là sự-thật... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§7]  (tiểu luận / nhận định) 
... Người Tầu nên hiểu rằng, ngay trong nước Tầu ngày xưa, những thiên-tài như Hàn-tín, Trương-lương, Tuân-tử, Ngũ Tử-tư, Hạng-võ không fải Hán. Ngược lại, con người ngu, hèn và jảo-hoạt nhất thế-jan chính là Lưu-bang, coi như tổ của Hán-tộc. Như vậy, tập-đoàn xưng tụng Đại Hán là một tập-đoàn điếm đàng, rất jỏi về fương-fáp “ngu zân để trị”... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§8]  (tiểu luận / nhận định) 
... Chúng ta cần fải đọc kĩ cuốn đạo-đức của Aristotle để tránh hiểu lầm. Theo Aristotle, cá-nhân hay tập-đoàn làm chính-trị fải có tài-năng và đức-độ cao, nếu không, người lãnh-đạo sẽ là ma-quỉ, và xã-tắc sẽ rơi vào hoả-ngục... (...)
 
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021