thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Quyền-lực và Tự-zo [§8]

 

Zựa trên nguyên-tác tiếng Anh Power and Freedom (2008-2009), Nguyễn Quỳnh.

 

 

§8.

Trong tập Tractatus Politicus, Spinoza ca ngợi lí-thuyết đạo-đức của Aristotle, vì nhiều lẽ, đặc biệt theo quan-niệm của Aristotle, thì “Con người là con vật chính-tri.” Hobbes không đồng í với Aristotle về điểm này. Nhưng cái hay trong lí-thuyết đạo-đức của Aristotle là vấn-đề đạo-đức fải được fân-tích zưới ánh-sáng của trí-tuệ, vì đạo-đức không fải là những nguyên-lí (precepts). Sau đây là nhận-định của Spinoza khi đọc The Nichomachen Ethics của Aristotle:

Aristotle viết một cuốn sách tuyệt vời đầu tiên về đạo-đức khiến ông trở thành triết-ja về đạo-đức lớn nhất. Aristotle không bỏ sót một nguyên-lí nào có tính đạo-đức gọi là “đúng”. Ông tỉ mỉ (scrupulously) ngiên-cứu rõ ràng từng nguyên-lí, cho nên lí-thuyết của ông không zính-záng jì tới vấn-đề cứu rỗi (salvation). Theo ông nguyên-lí không fải là luật thiêng-liêng zo mặc-khải từ Hoá-công. Aristotle chỉ chấp-nhận nguyên-lí zưới ánh-sáng của trí-tuệ mà thôi. (Tractatus Politicus. 107)

Trong tác-fẩm The Nichomachen Ethics, Aristotle coi chính-trị là đạo-đức tối quan-trọng. Nhận-định của ông như sau:

Nếu cái lợi của cộng-đồng đụng vào cái lợi của cá-nhân, thì rõ ràng vấn-đề lớn lao hơn và tốt đẹp hơn vẫn là zuy-trì cái lợi của cộng-đồng vì cái lợi của zân-tộc và quốc-ja đẹp hơn và cao cả hơn. Đó là mục-đích tìm hiểu của chúng ta, đồng thời đó cũng là khoa-học về chính-trị. (N.E. 4-5)

Chúng ta cần fải đọc kĩ cuốn đạo-đức của Aristotle để tránh hiểu lầm. Theo Aristotle, cá-nhân hay tập-đoàn làm chính-trị fải có tài-năng và đức-độ cao, nếu không, người lãnh-đạo sẽ là ma-quỉ, và xã-tắc sẽ rơi vào hoả-ngục.

Cũng theo Aristotle, chính-trị là một khoa-học, nhưng không fải là khoa học có thể kiểm-chứng một cách thật rõ ràng theo qui-luật của khoa-học (exact science), và chúng ta có thế nói: “Đạo-đức cao-quí nhất là đạo-trị”. Đạo-trị ngiên-cứu kĩ và làm sáng tỏ mọi vấn-đề, theo nguyên-nhân và hậu quả, với minh-chứng rõ ràng cho từng trường-hợp. Một người uyên-bác trong chính-trị không bao jờ đòi hỏi cái tuyệt-hảo của vấn-đề, mà fải nhìn vào bản-chất của vấn-đề cho fép người ấy đi tới kết-luận. Cách chứng-minh theo tinh-thần sắc bén của luận-lí chỉ zành cho những nhà chuyên môn biết sử-zụng ngôn-ngữ một cách lôi cuốn và uyên-áo (rhetoricians) và các nhà toán-học mà thôi. Đó là nhận-xét của Aristotle.

Trong The Nichomachen Ethics, Aristotle vạch rõ nhiều loại zanh-đức (virtues) để làm sáng tỏ khoa-học về chính-trị, và đồng thời júp cá-nhân, xã-hội và đặc biệt người lãnh-đạo quán-triệt đạo-đức cao khiết ấy. Sau đây là 25 ví-zụ được lựa chọn làm tiêu-biểu trong luận-cương đạo-đức của ông.

01. Khoa chính-trị ngiên-cứu điều thiện tối-thượng của con người

02. Cứu-cánh chính là hạnh-fúc, nhưng quan-niệm về hạnh-fúc khác nhau

03. Không thể nào có tính thiện hoàn-vũ

04. Cái nhìn về hạnh-fúc của chúng ta cũng chính là cái nhìn bao quát của con người

05. Lí-tưởng đạo-đức đòi hỏi thực-hành

06 .Zanh-đức của chúng ta được thực-hiện theo đúng tinh-thần của zanh-đức

07. Việc làm theo zanh-đức khác với việc làm theo lẽ bình-thường, vì việc làm theo zanh-đức có lựa chọn hẳn hoi và zo zanh-đức mà ra

08. Kỉ-luật hành-động tuỳ theo từng trường-hợp của zanh-đức

09. Hành-động ra ngoài í-thức (involuntary)

10. Năm đẳng-tính của tinh-thần zũng cảm (courage)

11. Đại-lượng (liberality)

12. Những vấn-đề của xã-hội liên quan tới chân jả

13. Chính-trực

14. Khoe-khoang

15. Khiêm-nhường không fải là zanh-đức

16. Thiếu công-lí là thiếu bình-đẳng, có công-lí là có bình-đẳng

17. Công-lí trong khoa chính-trị zựa trên luật tự-nhiên và luật xã-tắc

18. Hành-động theo lẽ tự-nhiên và hành-động không theo lẽ tự-nhiên

19. Zanh-đức trong fạm-vi trí-tuệ

20. Khôn ngoan hay tinh-tấn ở đời (phronèsis)

21. Thông-minh và trực-jác

22. Đạo-trị (political science) là đường lối tiến thoái khôn ngoan sao cho có lợi và fải tuỳ thời

23. Tình bằng-hữu và cộng-đồng

24. Vui là iếu-tính ở đời

25. Tâm-hồn cao-thượng (magnanimity)

Chúng ta sẽ có zịp bàn tới những điểm trên, tuy lẻ tẻ nhưng có liên-hệ rõ ràng trong chuyên-luận này. Bây jờ chúng ta fải trở lại với quan-niệm đạo-trị của Spinoza.

Nếu chính Moses đã khẳng định là ông không biết jì về quyền-lực ban fước lành của Hoá-công cho người Zo-thái, thì câu hỏi sẽ là Moses có biết là Hoá-công có thể cũng ban fước-lành cho chung nhân-loại. Nếu chuyện này đúng, người Zo-thái sẽ ngĩ sao? Spinoza ngĩ rằng, nếu quả có chuyện đó, người Zo-thái sẽ không gần Hoá-công như họ đã nge những lời Moses nói. Lịch-sử cho thấy có rất nhiều nền văn-hoá và tiến-bộ rất khác nhau trong nhân-loại. Những sự-kiện này zo con người í-thức ra và quyết-định zựa trên quyền-lực, tự-zo, khát-vọng, thịnh-vượng và hạnh-fúc của họ. Quyết-định ấy không ăn nhằm jì đến Hoá-công. Chỉ có một điều là quyết-định ấy không sao thoát khỏi vòng sinh-ziệt của Hoá-công. Nhà thơ Nguyễn Đức-sơn đã có một câu hỏi chí-lí:

Mai kia tắt lửa mặt trời,

Chuyện linh-hồn với luân-hồi có không?

Mọi quyết-định của con người đều có tính định-mệnh. Ngĩa chữ định-mệnh ở đây không đến từ những suy-tư zựa vào thần-quyền hoặc tín-ngưỡng. Định-mệnh ở đây là kết-quả của suy-tư, lựa-chọn, và hành-động của mỗi người. Tôi đứng zậy theo quyết-định của tôi, theo lẽ tự-nhiên hay zo khích-động của tư-zuy hoặc đam-mê. Như thế, Tôi đứng zậy là một định-mệnh (determination/determinism). Thế cũng có ngĩa tôi fải có trách-nhiệm những ji tôi nghĩ và tôi làm.

Zù là sự-thực hay là truyền-thuyết, mô-hình chính-trị Ngiêu-Thuấn của Tầu thì rất văn-minh trong thời đó, và khá gần gũi với tinh-thần zân-chủ. Nhưng người Tầu, kể từ nhà Chu, quyết-định thay chính-sách “Truyền-hiền” bằng “Truyền-tử” thì người Tầu, cho đến hôm nay, đi sâu mãi vào con đường man-rợ, đặc biệt từ khi người Tầu học được kĩ-thuật và khoa-học cao của văn-minh Tây-fương, thì người Tầu đang zùng những thứ đó như fương-tiện hay nanh-vuốt cho sức-mạnh của con-vật nguy-hiểm nhất trên mặt địa-cầu.

Spinoza nhận định thế này: quyền-uy tối-thượng của nhà nước zo quyền-lực sinh ra. Quyền-uy ấy chính là trí-tuệ của nhà nước, đặt để ra cái jì gọi là tốt, xấu, công-bằng, bất công. Nhà nước cũng quyết-định rằng cái jì fải làm và cái jì không được làm. Thế thì, chỉ có nhà nước mới có quyền soạn luật và cắt ngĩa luật mà thôi. Trong tinh-thần này, nhà nước cũng quyết-định “nên chiến hay nên hoà”, chứ không fải quyết-định zo đại-ziện của zân —- ngoại trừ một trường-hợp độc-đáo trong lịch-sử nhà Trần ở Việt Nam : Hội-ngị Ziên-hồng. Cứ theo tinh-thần của Hội-ngị Ziên-hồng thì chúng ta nên thắc-mắc: tại sao zân Việt không được hỏi í-kiến, trước khi hiệp-ước về biên-jới Việt-Hoa được kí-kết gần đây? Nhà nước sợ can qua có hại cho zân, hay nhà nước sợ bị sụp-đổ? Tại sao không đưa vấn-đề này ra quốc-tế, ít nhất có một bản-án lịch-sử? Một điều không ai chối cãi được là zân-tộc Việt Nam không công-nhận hiệp-ước này. Có luận-chứng thiếu cơ-sở và tài liệu cho rằng biên-jới Việt-Hoa rất mơ hồ, cho nên fải định lại. Ai nói tới chữ “mơ hồ” ấy? Việt hay Tầu. Người Việt Nam sẽ hỏi: “Cái jì júp chúng ta biết biên-jới Việt-Hoa mơ hồ?” Rồi, một câu hỏi tiếp: “Cái jì ‘không mơ-hồ’ để júp ta jải-quyết chuyện mơ-hồ?” Người Việt có thể đòi một tấm bản đồ chỉ rõ những chỗ gọi là “mơ-hồ”. Và người Việt cũng fải đòi xem cái jì quyết định biến cái mơ hồ kia đi để đưa cái sáng sủa vào. Chúng ta không biết rõ ra sao, nên chúng ta fỏng đoán là “cái ranh jới sáng sủa kia” có thề xảy ra bằng một trong hai cách: (1) đóng cọc theo cách tung quân lúc lắc, hay (2) đóng cọc theo quyền-lực, tức là kẻ mạnh muốn jì được đó.

Spinoza bàn tiếp, để thi-hành những vấn-đề kể trên, nhà nước nắm quyền-uy lãnh-đạo, xét xử việc làm của cá-nhân, hạnh-kiểm của cá nhân, trừng-fạt cá-nhân hay đoàn-thể fạm tội, jải quyết tranh chấp của zân, zựa trên lẽ fải, bổ-nhiệm người có khả-năng vào nội-các, quyết-định tăng-cường fòng-thủ đô-thị, tăng quân-số, fân-fối trách-nhiệm quân-sự, đòi hỏi những điều nhà nước muốn, và tăng ngân-sách chi-tiêu cho những vấn-đề kể trên.

Nhưng, cũng theo Spinoza, câu hỏi thường được đặt ra là: với quyền-lực như thế, nhà nước có vi-fạm hiến-fáp, tức là ngịch với quyền-lợi của nhân-zân và tổ-quốc hay không? Những quan-niệm về “luật-fáp” và “trái luật-fáp” (wrongdoings) đã trở thành luật fổ-thông và cũng là luật của xã-hội (commonwealth) hay hiến-fáp. Chúng ta không thể bàn tới một xã-hội (commonwealth) không có hiến-fáp. Một xã-hội không bị luật-fáp (hiến-fáp) chi fối là một tác-fẩm của tưởng-tượng và zo đó không có thật. Như thế, xã-hội ấy và nhà nước ấy muốn làm jì cũng được, kể cả làm bậy và làm những điều khiến xã-hội đổ nát.

Quyền-lực của cá-nhân, của tập-thể, cũng như của nhà nước đều có jới-hạn. Jới-hạn theo luật tự-nhiên, và jới-hạn trong liên-hệ cộng-đồng nhân-loại. Jới-hạn của quyền-lực cũng chính là jới-hạn của tự-zo. Spinoza nhận định rằng, con người sống trong xã-hội không thể có cái gọi là quyền (right không fải power) của chính mình. Ngược lại, con người trong xã-hội fải tuỳ thuộc vào quyền (không fải quyền định-đoạt) của xã-hội (commonwealth). Spinoza nói rõ, không fải vì thế con người trong xã-hội mất bản-ngã. Ngược lại, xã-hội (commonwealth) júp họ bay bổng tuyệt vời, hay bay tới những biên-cương không có jì sánh kịp, đồng thời xã-hội còn júp họ thấy mặt trái của những jì gọi là cao-quí. Như vậy, ta cần gi-nhận thật rõ ràng, xã-hội không fải là bộ mặt thật của chính-quyền, ngay cả hiện-tượng xã-hội xấu hay tốt, và mặc-zù luật nhân-quả (causes and effects) luôn luôn có mặt.

Chính-thể A có thể huyênh-hoang nói: với sự lãnh-đạo của í-thức hệ A, thì xã-hội A’ sẽ hùng cường no đủ. Nhưng nếu trên thực-tế bộ mặt của xã-hội A’ zưới sự lãnh-đạo của A chậm-tiến và ngèo nàn, thì quả thực A’ không fản-ánh jấc-mộng của A, zo đó, chính-thể A là một ảo-tưởng. Mô-hình kinh-tế Nga-Tầu sụp-đổ nên fải noi theo kinh-tế tư-bản là những ví-zụ cụ-thể. Sự-kiện hai nước này cũng như những nước chư-hầu của họ khước từ mô-hình zân-chủ zựa trên hai thực-tại: (1) những xã-hội ấy chưa quán-triệt được tinh-thần zân-chủ, và (2) tập đoàn thống-trị không muốn chia quyền, vì sợ sự-thật.

Xã-hội mà Spinoza bàn đến là một xã-hội lí-tưởng có khả-năng jáo-zục chính-quyền. Trên thực-tế cũng như trong lịch-sử nhân-loại chúng ta chưa bao jờ thấy một xã-hội tuyệt vời như thế. Một xã-hội tuyệt vời như thế đòi-hỏi zân trí rất cao. Bởi thế, khi đọc kĩ luận-cương chính-trị của Spinoza, chúng ta sẽ thấy cách lập-luận của ông zựa trên fương-án lạm bàn (assumption), chứ không fải là jả-thiết (hypothesis) vì jả-thiết fải zựa trên nền-tảng của nhiều kinh-ngiệm. Ông nói “Để cho một xã-hội có thể có cái quyền (như quyền sống) của xã-hội, thì xã-hội ấy fải có những điều-kiện gọi là “uý-kị” (fear and respect) hay chính là hiến-fáp. Một xã-hội thiếu hiến-fáp sẽ không thể nào tồn-tại. Thật vậy, chúng ta đã nge và có thể đã biết, có một số xã-hội chúng ta không zám bước chân vào, không fải vì xã-hội ấy có một chính-thể quái đản, mà vì chính xã-hội ấy có những đức-tin hay truyền-thống rất bạo-động và vô-nhân.

Spinoza lưu í: một xã-hội có hiến-fáp không thể nào để cho kẻ có quyền-lực trong tay hành-động vô luật-fáp. Kẻ có quyền-lực trong tay ở đây là cá-nhân hay tập-đoàn cai-trị, “Họ say khướt, trần-truồng chạy ngoài đường với đĩ, múa may trên sân-khấu (như Nero), mặc sức khinh thường cả luật-lệ zo chính họ đề ra. Vậy mà họ vẫn zuy-trì quyền-lực của họ. Họ jiết và bóc lột zân lành, cưỡng bức đàn bà con gái, và làm nhơ hiến-fáp. Như vậy, làm chính-trị hoá ra làm chiến-tranh.” — Đây cũng có ngĩa là đấm đá lẫn nhau vì tranh zành quyền-lực. Theo Machiavelli, một nhà cai trị fải cố gắng đừng để cho zân khinh bỉ mình. (Prince XIX)

Nếu xã-hội đã uỷ-thác luật cho một người hay cho một nhóm người, thì xã-hội, vì lợi ích chung, cũng có thể lấy lại sự uỷ-thác đó khi sự-uỷ thác bị vi-fạm. Tuy nhiên, quyền quyết-định xem sự lợi-ích chung đó có đúng hay không thì không thể là việc làm của một người zân, mà là zo quyết định của nhà nước, tức người lãnh-đạo. Cá-nhân không có quyền zùng zân luật (reinforces laws) trước nhà nước. Cá-nhân chỉ được zùng zân-luật jữa cá-nhân với nhau mà thôi. Như vậy, theo tinh-thần của nhân-quyền, chỉ có người lãnh-đạo mới được fép thi-hành luật-fáp. Luật chỉ bị fế bỏ khi xã-hội iếu hèn, không lí jì đến đa số quần-chúng. Vi-fạm luật-fáp là fá-hoại xã-hội và đánh mất thoả-ước trong xã-hội. Sự vi-fạm ấy sẽ không được xét xử theo zân-luật, mà fải bị xét-xử theo luật chiến-tranh.

Đến đây chúng ta đã thấy Spinoza đồng í với Hobbes khi ông cho rằng tinh-thần zân-chủ là nền tảng của hiến-fáp. Ông cũng nói rõ là ông không chấp nhận để quần-chúng trao quyền cho nhà nước vô điều-kiện. Spinoza hỏi rằng làm sao một ông vua (thời-đại của Spinoza) nhận-lãnh quyền uỷ-thác của zân có thể thế júp zân tôn-trọng một số điều-khoản then chốt của luật-fáp? Đây chính là tinh-thần của bản hợp-đồng được gi trong Tractatus Politicus (p. 129-33).

Đến đây, Spinoza bàn về những cơ-cấu đưa tới một xã-hội có hiến-fáp. Cá-nhân có í-thức đầy đủ nhất về quyền (right) của mình là cá-nhân có đời sống trí-tuệ cao nhất. Zo đó, một xã-hội có tất cả quyền (right) của nó là một xã-hội hùng-cường vì đời sống trí-tuệ của xã-hội ấy rất cao. Thế thì, để zuy-trì quyền-lực của mình, cá-nhân hay xã-hội fải luôn luôn hành-xử quyền (right) của mình. Zùng quyền của mình để tiến-bộ, để bảo-vệ mình, và để làm những công-việc fán xét sao cho tinh-tấn nhất.

Muốn biết điều-kiện tốt đẹp nhất của một xã-hội thì chúng ta chỉ cần nhìn vào mục-đích của cơ-cấu chính-trị, đó là an-ninh và hoà-bình. Một xã-hội tốt nhất là xã-hội có cuộc sống êm-đềm, và luật-fáp không hề bị vi-fạm. Nổi-loạn, chiến-tranh và coi thường luật-fáp xảy ra trong xã-hội thối-nát. Công-zân không sinh ra theo lẽ tự-nhiên. Công-zân zo xã-hội sinh ra. Ở đâu con người cũng có những đam-mê theo lẽ tự-nhiên. Nếu xấu-xa và tội-ác có quá nhiều trong một xã-hội, thì xã-hội ấy không đủ khả-năng júp quần chúng sống ôn-hoà, không làm sáng-tỏ luật-fáp. Zo đó hiến-fáp tối cao của xã-hội ấy không còn nữa. Xét về mặt chính-trị, khi những nguyên-nhân xung-đột trong xã-hội vẫn còn, khi chiến-tranh đe zoạ liên miên, và khi luật-fáp thường xuyên bị vi-fạm, thì trật-tự xã-hội không còn, và đời sống của người zân rất lâm-nguy.

Những thói hư tật xấu của zân, như fạm-fáp quá đáng và fản-động đều có những nguyên-nhân sai lầm trong xã-hội. Ngược lại, zanh-đức và sự tôn-trọng luật-fáp hiện hữu cho thấy xã-hội ấy là xã-hội tuyệt-vời. Điều này làm ta nhớ đến zanh-đức cao quí của Hannibal vì trong quân-đội của ông không bao jờ có vấn-đề fản-loạn (Machiavelli, Prince xvii; Discourse iii, 21).

Một xã-hội trong đó không ai zám đứng lên fản-đối những jì trái luật đúng là một xã-hội không có chiến-tranh, nhưng xã-hội ấy cũng chẳng có hoà-bình. Hoà-bình không fải chỉ là tình-trạng không có chiến-tranh, hoà-bình là một zanh-đức (virtue) zựa trên sức-mạnh của trí-tuệ (So sánh Spinoza và Hobbes, trong De Cive i, 12). Có mạnh, tức có quyền-lực mới có hoà-bình. Fục-tùng [chỉ có ngĩa như trong cuộc chiến chống ngoại xâm], nếu fục-tùng là một bề-mặt của í-chí vững-mạnh để thi-hành những jì xã-hội mong đợi mà thôi. Cho nên, mới có chuyện cá-nhân không fục-tùng nhà nước, nhưng sẵn sàng hi-sinh cho xã-hội. Trần Khánh-zư là một ví-zụ hùng-hồn. Ông có vấn-đề với triều-đình. Nhưng khi quân Mông-cổ tràn sang Việt Nam, ông mộ ngĩa-quân đánh kẻ thù chung.

Thế thì, nếu hoà-bình của một xã-hội bị zân-chúng thờ ơ (hay không hợp-tác) chỉ vì thứ hoà-bình ấy biến họ thành bầy cừu để họ không biết jì cả, ngoại trừ làm tôi mọi, thì xã-hội ấy không fải là một khối thịnh-vượng chung, mà chỉ là một sa-mạc. (Tacitus, Agricola 39, Locke, Second Treatise of Civil Government, # 228, và Rousseau, Social Contract I, 4).

Bởi thế, khi Spinoza nói, “đây là cứu-cánh hay mục-đích của nhà-nước”, ông ấy muốn nói rằng “nhà nước zo zân có tự-zo thành-lập ra”, chứ không fải zo một người hay một tập-đoàn bạo-ngược zùng vũ-lực chiến-tranh lập ra xã-hội. (Spinoza, Tractatus Politicus, 311). Một zân-tộc tự-zo sống vì hi-vọng, chứ không fải sống trong khủng-bố, sợ sệt. Một zân-tộc bị ngoại bang thống trị sống trong sợ hãi chứ không sống trong hi-vọng. Xã-hội có tự-zo mới có cơ-hội làm cuộc đời tươi đẹp. Xã-hội không có tự-zo chỉ còn biết chạy trốn sự chết mà thôi. Xã-hội tự-zo đi tìm cuộc đời vì cuộc đời. Xã-hội không có tự-zo bị bắt buộc fải tôn-thờ kẻ chinh-fục, và thấy rõ mình là nô-lệ. Nhà nước zùng sức-mạnh của chiến-tranh, tức là zùng quân-đội và công-an để trị, là nhà nước áp-chế zân, và chỉ muốn zân là nô-lệ. Ta nên rõ, quyền-lực trong tay nhà nước zo zân mà ra khác hẳn với quyền-lực trong tay nhà nước chiếm được zo bạo-lực.

Để kết-luận cho chương 5, cuốn Tractatus Politicus, Spinoza ngĩ rằng những fương-tiện hay thủ-đoạn mà một ông hoàng (prince) zùng cho khát-vọng uy-quyền cai trị của mình fải được zùng vào việc tăng cường sức-mạnh và zuy-trì nhà nước của người đó. Điều này đã được con người khôn-ngoan Machiavelli miêu-tả, nhưng chúng ta còn thiếu tài-liệu zẫn chứng.

Spinoza bàn thêm: nếu Machiavelli có mục-đích tốt và tôi (Spinoza) tin ông là một người khôn ngoan. Ta thấy vấn-đề rất khó trong việc truất-fế một bạo-chúa, sau khi zân đã biến một ông hoàng thành bạo-chúa. Bởi vì việc truất-fế này xảy ra sau khi zân lựa chọn coi ông hoàng là lí-tưởng của mình, rồi bây jờ đòi jiết ông hoàng ấy đi, và tuyên bố làm như vậy là một hành-động tuyệt vời.

Spinoza cho rằng có lẽ Machiavelli muốn khuyên người zân nên cẩn-thận đừng có trao tất cả quyền của xã-hội vào tay một người. Vì nếu người đó là tên nham-hiểm khôn ngoan (not a vain fool), thì tuy hắn cố làm vui lòng mọi người, nhưng lúc nào hắn cũng sợ những âm mưu chống đối, cho nên, để tự-vệ, hắn tìm đủ mọi cách chống lại zân và đi ngược lại quyền-lợi của zân. Điều Spinoza muốn bàn ở đây là một nhà lãnh-đạo khôn ngoan nên là một người chiến đấu cho tự-zo và zuy-trì tự-zo. (TP., 313)

Sau cả ngìn năm bị nô-lệ bởi văn-hoá và chính-trị Khổng-jáo, và cả gần một thế-kỉ chiến-tranh zành độc-lập, zân Việt vẫn chưa có thanh-bình, vẫn còn sống trong sợ hãi, vì nhiều áp-lực từ bên trong và từ bên ngoài. Người Việt trong nước chưa bao jờ có zịp xác-định quyền lợi zân-tộc và quốc-ja, và chưa bao jờ zám đặt câu hỏi về já-trị (qualification) và zanh-đức (virtue) của cơ-cấu lãnh-đạo, tức là nhà nước. Thay vì người zân lựa chọn và uỷ-thác quyền-lợi của mình cho nhà nước, thì chính nhà nước “bảo zân fải nge lời”. Rõ ràng, người Việt đã hi-sinh và zành được độc-lập — chứ không fải Marx, Stalin, Mao và Lenin — nhưng cuộc cách-mạng vẫn còn xa lắc xa lơ. Hay là hai chữ “Cách-mạng” chỉ là hai chữ vô-hồn, hoặc nói đúng hơn, hai chữ “Cách-mạng” chỉ là cái mồi để động-viên quần-chúng.

Người Việt, trong và ngoài nước, nên in một cuốn sách, với tên, chữ kí và địa-chỉ của khoảng 80 triệu người, jản-zị và hùng-hồn gửi cho Liên-hiệp Quốc, và toàn thế-jới biết rằng, người Việt không kí vào Hiệp-ước Biên-jới Việt-hoa gần đây, cho nên người Việt không chấp nhận Hiệp-ước đó. Người Việt và tất cả những zân-tộc khác trên thế-jới biết rằng, không có chính-thể nào tồn tại mãi mãi trong lịch-sử, và có nhiều trường-hợp một chính-thể đã bán nước, cho nên người Việt fải công bố bạch-thư này, vì quyền-lợi hiển-nhiên, và vì sự sống còn của zân Việt. Và một câu hỏi chua chát nữa: “Tại sao người Việt ai cũng muốn ra đi?” Tôi biết một jáo-sư toán ở Việt Nam sang làm Visiting Professor ở UTEP nơi tôi đã zạy hơn mười năm về trước, nhân lúc thư nhàn, tôi hỏi anh, “Quê-hương là jì?” Anh bạn trả lời: “Nơi nào mình hạnh-fúc thì nơi đó là quê-hương!” Tôi đã iên lặng nhìn anh ta rất lâu.

Cái jì một chính-thể không làm được, fải để cho zân quyết-định. Hội-ngị Ziên-hồng là một ví-zụ. Tại sao người Việt cứ bỏ cái hay của mình đi?

 

[Hết đoạn §8]

 

 

Đã đăng:

Quyền-lực và Tự-zo [§1]  (tiểu luận / nhận định) 
Quyền-lực và tự-zo là sức-mạnh và khát-vọng, quyết-định định-mệnh của vũ-trụ và con người. Chúng có mặt từ thủa khai-thiên lập-địa, và được í-thức (intellectus) bởi con người trước khi có sử... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§2]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một bản-thể có suy-tư là một con người biết rõ đường-hướng của mình, không chờ cho đến khi có ai bảo tốt hay xấu mới theo. Đây không fải chỉ là chuyện cá-nhân. Nhiều zân-tộc không có chí-hướng rõ rệt, fải ngồi chờ zân-tộc khác tiên-fong, rồi mới hiểu vấn-đề. Đó là những zân-tộc đê-hèn, mang máu nô-lệ từ nhiều thế-kỉ... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§3]  (tiểu luận / nhận định) 
... Napoléon, trong những ngày đi tù biệt xứ, chắc chắn hiểu rằng ông đã mất tự-zo, và câu “Tổ-quốc là Ta!” trở nên viển-vông vì quyền-lực của ông thiếu cái khôn ngoan của trí-tuệ (mind). Cũng vậy, câu nói, “Iêu nước là iêu Đảng” là một câu nói thiếu trí-tuệ, vì quyền-lực trong câu nói ấy nhắm đến í-thức hệ đấu tranh chính-trị để động-viên và hăm zoạ người iêu nước... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§4]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một người có tự-zo là người có khả năng thấy rõ sự lựa chọn trí-tuệ của mình, biết rõ hành-động của mình có hay không, đúng hay sai. Người ấy thấy rõ có thứ tự-zo cao hơn cả í-chí vươn tới của mình, biết rõ tự-zo nào nằm trong khả-năng hay quyền-lực của mình. Tóm lại, con người tự-zo là con người hiểu thứ tự-zo nào có thể tiêu biểu cho, hoặc làm nên người đó... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§5]  (tiểu luận / nhận định) 
... Thường thì chúng ta chỉ thấy và fê-bình những người ngiện-ngập vì người ấy hiện ra zưới mắt chúng ta. Song le, chúng ta không có con mắt để nhìn ra những vấn-đề “ngiện” nằm trong trí-tuệ. Chúng ta, vì thiếu minh-triết, hành-động như con vẹt nói tiếng người (parrotting). Một con vật khôn ngoan biết nge lời chủ, bảo sao làm đó, và làm một cách ngoạn-mục, nhưng con vật ấy không có tự-zo... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§6]  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi Lê Quí-li (hay Hồ Quí-li) nhận thấy áp-lực của những người Việt trung-thành với Tầu và áp-lực nhà Minh đang đè nặng lên ông, ông fải xuống nước, và cũng là sự-thật khi ông nói: “Áo-mũ này cũng của Thiên-triều!” Năm 1972, một kĩ-sư Tầu còn trẻ từ Đài-loan đứng trước lăng-tẩm nhà Nguyễn ở Huế, đã mừng rỡ, nói rằng: “Rất Tầu (Very Chinese)!” Người nge iên-lặng vì đó là sự-thật... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§7]  (tiểu luận / nhận định) 
... Người Tầu nên hiểu rằng, ngay trong nước Tầu ngày xưa, những thiên-tài như Hàn-tín, Trương-lương, Tuân-tử, Ngũ Tử-tư, Hạng-võ không fải Hán. Ngược lại, con người ngu, hèn và jảo-hoạt nhất thế-jan chính là Lưu-bang, coi như tổ của Hán-tộc. Như vậy, tập-đoàn xưng tụng Đại Hán là một tập-đoàn điếm đàng, rất jỏi về fương-fáp “ngu zân để trị”... (...)
 
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021