thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Quyền-lực và Tự-zo [§4]

 

Zựa trên nguyên-tác tiếng Anh Power and Freedom (2008-2009), Nguyễn Quỳnh.

 

 

§4.

Có sức-mạnh, có í-chí vẫn còn cần thêm nhiều iếu-tố. Hai trong số những iếu-tố đó là hoàn-cảnh (environment) và thời điểm (time). Hoàn-cảnh và thời-điểm của A và B có thể rất khác nhau, và zựa trên xác-suất, có đầy đủ iếu-tố, thì con số 60% coi như là lớn. Chúng ta thường nge tiếng than này: “Đến lượt mình chẳng còn jì!”

Có người cường-điệu cho rằng, với í-chí hay tham vọng, người ấy có thể tạo nên hoàn-cảnh và thời-điểm. Đây là lối suy-ngĩ trong thương-trường (kinh-tế) và chính trị, với tất cả thủ-đoạn và có thể zùng tới bạo-lực để đạt mục-tiêu. Nhưng, trong trường-hợp này, chúng ta hãy ngĩ đến ví-zụ về một cuộc chiến-tranh có công-lí (a just war). Sức mạnh chống ngoại xâm nằm ở đâu? Một zân-tộc iêu nước căm thù ngoại xâm là iếu tố của sức mạnh. Họ không cần biết và cũng chẳng cần hiểu lí-thuyết nào, đặc biệt đến từ tư-tưởng ngoại lai. Họ cần cơ-cấu chỉ-đạo (tập-trung và khích động ) đáp ứng được lòng ái-quốc của họ. Họ muốn (will) chiến đấu vì kẻ thủ đang ở trên quê-hương họ. Thế thì, lãnh-đạo và quần chúng iêu nước nương tựa vào nhau. Sự nương-tựa hay hỗ-tương này cần thống-nhất và quyết-tâm để cùng nhau tiến về hoàn-cảnh và thời-điểm, theo í-chí, nhưng vẫn còn xa lắc xa lơ.

Trên thực-tế, hoàn cảnh và thời-điểm là những iếu tố bất ngờ. Trong trận Waterloo (1815), cứ theo zự-tính về hoàn-cảnh và thời-jan lí-tưởng của Napoléon, thì quân đồng-minh, zưới sự chỉ-huy của Wellington fải tan rã. Nhưng hoàn-cảnh và thời-jan đổi thay, vì trận mưa suốt đêm, fáo của Napoléon không lên được vị trí lí-tưởng trên đồi. Một thảm-bại bất ngờ.

Cứ theo sự điều ngiên quân-sự của Hà Nội, thì Nam Việt không bị sụp đổ tháng Tư, 1975. Nhưng những lí-zo cụ thể, ví-zụ ngân-sách viện trợ Mĩ cho Nam Việt còn thua xa ngân-sách của đại-hoc Columbia ở New York, và sự tháo chạy, gọi là rút lui chiến-lược đã khiến cho mục-đích jải-fóng miền nam của Hà Nội đi sớm hơn zự-tưởng. Vậy thì, cái gọi là những iếu-tố tạo nên hoàn-cảnh và thời-điểm trong trường-hơp của Wellington và Hà Nội là những điều không có thực. Í-chí và hành-động trong hai trường-hợp lịch-sử kể trên rất bất ngờ (contigent).

Một cuộc chiến thất bại là một cuộc chiến, trong căn bản, không có lí-tưởng, thì zù có cố gắng tạo hoàn-cảnh và thời điểm cũng rất khó thành công. Một zân-tộc anh-hùng có thể thắng trong thời chiến, nhưng thất bại trong thời bình. Trong thời bình trước mặt họ không còn ngoại xâm, nhưng trong lòng họ có quá nhiều kẻ nội-thù. Tức là trong căn-bản, zân-tộc đó đã mất tự-zo, chỉ còn lê la cho qua ngày tháng mà thôi. Nếu họ đã vô-í để có những suy tư fi-lí một thời, thì bây jờ trong fản-tỉnh họ sẽ ưu-tư về cái gọi là làm sao tạo nên hoàn-cảnh và thời-điểm. Khi xét lại, zân tộc ấy sẽ thấy cái gọi là í-chí (will) chỉ là viễn mơ (whim). Ta cứ cho là họ có “tự-zo” nhưng tự-zo ấy rất lung lay, rất khôi hài, nên không thật. Nó chỉ có trong cách nói (rhetorical) chứ không có trong hành-động. Vì “tự-zo” ấy không có đời sống thật cho nên con người có thứ “tự-zo” đó không có tự-zo.

Một người có tự-zo là người có khả năng thấy rõ sự lựa chọn trí-tuệ của mình, biết rõ hành-động của mình có hay không, đúng hay sai. Người ấy thấy rõ có thứ tự-zo cao hơn cả í-chí vươn tới của mình, biết rõ tự-zo nào nằm trong khả-năng hay quyền-lực của mình. Tóm lại, con người tự-zo là con người hiểu thứ tự-zo nào có thể tiêu biểu cho, hoặc làm nên người đó.

Theo Leibniz, tự-zo của í-chí (free will) không fải là vấn-đề một người có í-chí muốn hay không muốn làm, mà chính là liệu í-chí của người đó độc-lập hay không, trí-tuệ của người đó có tự-zo hay không, và thêm một điều nữa là ‘nội-zung của í-chí là jì. Phải thấy rõ như thế thì người đó mới nhìn ra có nhiều loại thông-minh khác nhau. Theo lẽ đó, chỉ có Thông-minh Tối thượng (the supreme Intelligence) của Hóa-công mới có tự-zo toàn-hảo, là thứ tự-zo không có fù-sinh (beings) nào có được.

Một người có tâm-tư muốn tìm hiểu fải trái (the inquisitive mind) biết xa lánh những tư-zuy vẩn đục. Thà là sự xa lánh đó có nhiều thử thách, còn hơn đi vào ngõ tử. Người ấy hài lòng thấy rằng tự-zo có vượt lên cao thì mới khỏi chạy vòng quanh. Vì tự-zo đạt tới khát-khao chân-thiện cho nên ta thấy rằng con người không có tự-zo khi hắn không có tự-zo vươn tới í-chí của mình. Leibniz nói rõ hơn, con người mất tự-zo khi nhìn vào một khía cạnh đặc biệt thúc đẩy hành-động nằm trong khả-năng của người đó, và chợt nhận ra ước muốn đó đã có lần là một zự-thảo hiện ra trong trí-tuệ. Chỉ là zự-thảo? Có làm không? Theo Locke, điều này có ngĩa: người đó ngĩ rằng hành-động đó đã xong rồi. Í-ngĩ cho rằng cái jì đó đã xong rồi là một suy-ngĩ mơ-hồ, fản tự-zo. Từ đó ta thấy rất rõ ràng là hành-động fải zựa vảo í-chí để cho ta biết nên có hành-động hay không nên có hành-động, cũng như hành-động đó hiện-hữu hay không hiện-hữu. Hành-động fải tuyệt đối noi theo sự quyết-định của í-chí, và noi theo sự lựa chọn í-chí của người hành-động. Con người không thể tránh né ước muốn tìm hiểu cái có hay cái không của hành-động.

Leibniz cũng nhận thấy rằng thông thường chúng ta ngưng lựa chọn, đặc biệt khi có những tư-tưởng khác ảnh-hưởng tới những quyết-định lựa chọn của chúng ta. Thế thì, zù cho chúng ta muốn thực thi hành-động, hành-động ấy fải có mặt hay không có mặt, chúng ta vẫn fải biết rõ là hành-động ấy có hay không. Trường-hơp hành-động ấy không có cũng có thể là zo ta chưa có quyết-định về hành-động ấy. Đây là trường-hợp công-tố viện Areopagites fải cho ngi-can tự-zo vì không tìm ra chứng cớ để quyết-định buộc tội, cho nên công-tố viện fải hoãn fiên xử đến một ngày ở tương-lai xa lắc xa lơ – tức là một trăm năm để tòa còn suy ngĩ.

Để cho một “can-nhân” tự-zo trong trường-hợp kể trên, bằng hành-động mong muốn zựa vào í-chí, ta cần fải có iếu-tố thuộc về í-chí trước đó có trong lịch-sử zùng làm khuôn mẫu quyết định mọi hành-vi của í-chi trong trường-hợp này, rồi ta cứ thêm iếu tố quyết-định khác nữa, cứ tiếp tục như thế cho đến vô cùng (in infinitum). Hành động của í-chí sau cùng không thể gọi là tự-zo nếu bất cứ lủc nào có một iếu-tố quyết-định bắt ngừng í-chí.

Theo Leibniz, là một sai lầm nếu ta bàn đến cái gọi có í-chí tiến về í-chí. Chúng ta không zùng í-chí để tiến về í-chí. Chúng ta zùng í-chí để hành-động. Khi chúng ta nói chúng ta đã zùng í-chí để đạt đến í-chí, thì chúng ta fải hiểu câu đó có ngĩa là chúng ta nên có í-chí để vươn tới í-chí, và vân vân, ad infinitum. Zẫu sao, chúng ta fải gi nhận rằng mọi hành-động tự-zo của chúng ta thường thường ján tiếp sửa soạn cho những hành-động không có tự-zo. Tại sao? Zù cho chúng ta không thể zùng í-chí đạt được điều chúng ta muốn, cũng như chúng ta không thể fán-xét theo í mình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục đi trước cả thời jan để rồi chúng ta fán xét và mong làm được những jì chúng ta có thể fán-xét và muốn fán-xét ở ngày hôm nay. Là người, nên chúng ta hiểu vấn-đề cụ-thể (material) và những lề lối suy-tư hợp với nhóm người này, cho nên chúng ta không để í đến những vấn-đề và suy-tư đến từ nhóm người khác. Bằng mọi thủ-đoạn (devices) mà chúng ta thường làm ẩu chẳng có mục-đích jì hết. chúng ta đã thành công trong việc lừa bịp chính chúng ta, hay nói một cách khác, chúng ta lươn lẹo hay thay đổi suy-tư, để đạt đến cái gọi là ‘cải-tạo’ (conversion) và ‘ngoan cố chối bỏ sự-thật’ (perversion) của chúng ta, zựa vào kinh-ngiệm chúng ta đã có.

Vậy thì, rõ ràng là con người không có tự-zo để vươn tới í-chí của mình. Hoặc là chúng ta tự hỏi con người có tự-zo hay không có tự-zo theo í-chí của người đó? Nếu đây là trường-hợp đòi hỏi quyết-định, có hay không, thì người ấy lựa chọn cách nào? Tự-zo hay không tự-zo. Nói theo Vật-lí là chuyển-động (motion) hay không chuyển-động (rest). Nhưng câu hỏi này có thể đụng fải vấn-đề fi-lí (absurdity) là sẽ có người tin rằng tự-zo chẳng zính záng jì tời í-chí.

Câu hỏi liệu một người có tự-zo không khi người ấy muốn đi hay muốn ngỉ ngơi, muốn nói hay không muốn nói, theo í-thích của mình, tức là hỏi xem liệu người đó có khả năng muốn đạt đến cái jì người đó muốn hay cái jì người đó thích. Theo Leibniz, trong trường-hợp này ta không cần fải trả lời câu hỏi đó.

Chúng ta thường gặp fải khó khăn chọn lựa điều jì cần được jải-quyết. Chúng ta thấy rằng sau khi chúng ta đã biết và nắm rõ vấn-đề thì chúng ta vẫn cần có khả-năng theo đuổi của í-chí, không fải chỉ để vừa lòng chúng ta, mà ngược lại, nói cho đúng, chúng ta muốn chứng tỏ chúng ta có tự-zo. Tuy thế, chúng ta nên nhớ rằng zù cho đó là một mơ-ước hão-huyền hay là một thoáng khát-khao, thì ít nhất cái đó cũng cản trở chúng ta khi chúng ta đang theo đuổi những jì khác nữa. Cái đó xía vô và làm chúng ta vui. Cho nên, sự lựa chọn của chúng ta luôn luôn tùy thuộc vào cảm-thức (perceptions). Thế là chúng ta không thể muốn (will) điều chúng ta khao khát, mà chẳng qua chúng ta muốn điều làm cho chúng ta vui, mặc zù, trên thực-tế í-chí vẫn có mặt, nhưng không trực-tiếp, như Leibniz đã gi nhận. Con người thường không thành-công trong nỗ-lực fân-tích rõ ràng những jì con người muốn làm. Cho nên, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy mình mù mờ không biết cách nào để trả lời câu hỏi về í-chí. Bởi vì vấn-đề của í-chí biến ảo và gút mắc vô cùng.

Theo Leibniz, để trả lời câu hỏi cái jì quyết-định í-chí của chúng ta, thì ta chỉ có một câu trả lời mà thôi. Đó là Trí-tuệ. Nếu chúng ta không hài lòng với cách trả lời này, thì chúng ta nên hỏi, “Cái jì thúc đẩy Trí-tuệ?” Cái thúc đẩy Trí-tuệ, trong mọi trường hợp đặc thù, là júp cho năng-lực của Trí-tuệ điều khiển mọi khả-năng tiến tới hoặc ngừng. Và cái jì làm cho chúng ta tiếp tục chính là cái làm cho chúng ta hài lòng ngay ở lúc này, cho nên, chúng ta có khuynh-hướng đổi thay. Và đây cũng là điều làm chúng ta khó chịu (disquiet).

Nhưng cái khó-chịu này không luôn luôn làm cho chúng ta mất vui. Chính có những trường hợp thoải-mái mà chúng ta chẳng thấy vui chút nào! Đây là một điều Trí-tuệ nhận thấy như sau: Thường thường chúng ta không fân-biệt được hay biết rõ một cảm-thức khó hiểu (insensible perception), cho nên chúng ta fải chấp nhận một lựa chọn mà chúng ta không sao cắt ngĩa được. Chúng ta không thể nào lẫn lộn í-chí (will) với khát vọng (desire). Một người vì khát khao khỏi bệnh nên người ấy chấp nhận một fương thuốc trị-liệu. Nhưng người đó lại í-thức rằng fương-thuốc trị-liệu kia sẽ nguy hại tới fần-tử quan-trọng khác trong cơ-thể, cho nên í-chí của người đó không chấp nhận cách trị-liệu trên. Như vậy khát-khao (desire) là một hoài-vọng (velleity) khác với í-chí muốn vươn tới (volition). Leibniz và Locke í-thức rằng khả-năng júp cho í-chí hành-động không fải là một jả-thiết để ta ngắm nhìn, nó chính là cái làm cho chúng ta mất ăn mất ngủ. Ta có thể gọi nó là khát-khao (desire), một thứ khát-khao làm fiền trí-tuệ của chúng ta.

 

[Hết đoạn §4]

 

 

Đã đăng:

Quyền-lực và Tự-zo [§1]  (tiểu luận / nhận định) 
Quyền-lực và tự-zo là sức-mạnh và khát-vọng, quyết-định định-mệnh của vũ-trụ và con người. Chúng có mặt từ thủa khai-thiên lập-địa, và được í-thức (intellectus) bởi con người trước khi có sử... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§2]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một bản-thể có suy-tư là một con người biết rõ đường-hướng của mình, không chờ cho đến khi có ai bảo tốt hay xấu mới theo. Đây không fải chỉ là chuyện cá-nhân. Nhiều zân-tộc không có chí-hướng rõ rệt, fải ngồi chờ zân-tộc khác tiên-fong, rồi mới hiểu vấn-đề. Đó là những zân-tộc đê-hèn, mang máu nô-lệ từ nhiều thế-kỉ... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§3]  (tiểu luận / nhận định) 
... Napoléon, trong những ngày đi tù biệt xứ, chắc chắn hiểu rằng ông đã mất tự-zo, và câu “Tổ-quốc là Ta!” trở nên viển-vông vì quyền-lực của ông thiếu cái khôn ngoan của trí-tuệ (mind). Cũng vậy, câu nói, “Iêu nước là iêu Đảng” là một câu nói thiếu trí-tuệ, vì quyền-lực trong câu nói ấy nhắm đến í-thức hệ đấu tranh chính-trị để động-viên và hăm zoạ người iêu nước... (...)
 
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021