thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Quyền-lực và Tự-zo [§3]

 

Zựa trên nguyên-tác tiếng Anh Power and Freedom (2008-2009), Nguyễn Quỳnh.

 

 

§3.

Hiện-tượng siêu-hình bàn tới ở đoạn hai, theo ziễn-jải của Leibniz, có ngĩa là quyền-năng của Hóa-công nhằm júp cho trí-tuệ (tinh-thần) và xác thân (vật-chất/bodies chứ không fải materials) nương-tựa vào nhau, zựa trên tính toàn-hảo vốn đã có sẵn trong chúng. Sự lệ-thuộc hay nương-tựa vào nhau này, nếu đúng như thế, fải có tính ảnh-hưởng trực-tiếp júp cho chúng tiếp-nhận lẫn nhau zễ zàng.

Tư-duy ngịch với lẽ tự nhiên (involuntary) xảy ra cho chúng ta một fần vì tư-zuy ấy đến từ ngoại-jới. Suy-tư đến từ ngoại-jới là sự-vật ảnh-hưởng tới quan-năng của chúng ta. Tư-zuy ngịch với lẽ tự-nhiên cũng một fần tự trong ta mà ra, zo đó ta khó nhận ra cỗi nguồn của suy-tư đó vốn nằm sẵn trong những í-niệm cũ và vẫn còn liên-tục để nhập vào những í-niệm mới. Như vậy, chúng ta trở thành thụ-động, ngay cả khi chúng ta thức tỉnh khi cảnh-vật (hình-ảnh) đến với chúng ta qua hình-tượng, âm-thanh và những sắc-tính truyền-cảm khác, ào ạt như trong những jấc-mơ, mà người Đức gọi là fliegende Gedanken hay tư-zuy bay bổng.

Khi không còn tư-tưởng thì lập-tức một tình-trạng khẩn-cấp vì mất tự-zo xuất-hiện. Chữ “necessity” zùng trong thuật-ngữ của Leibniz, có ít nhất hai ngĩa chính. “Necessity” là tình-trạng khẩn-cấp và tình-trạng thiếu-vắng, và xa hơn nữa là tình trạng mất tự-zo. Như thế, necessity là một khát-khao vươn tới của í-chí vì tư-tưởng bị fong tỏa. Ta để í thấy, ở lúc bắt đầu hoặc trong lúc còn đang ziễn-tiến, một hành-động đi ngược lại với í-đồ của trí-tuệ là một triệu-chứng mất tự-zo (constraint). Ngăn chặn hay bắt hành-động fải ngừng là ngịch với khát-khao vươn tới của í-chí, cũng theo Leibniz, là mất tự-zo (constraint). Thiếu tư-tưởng và thiếu khát-khao vươn tới của ì-chí là thiếu tự-zo. Thiếu tự-zo ở đây đồng ngĩa với necessity.

Vì khát-khao vươn tới của í-chí vẫn còn fải tùy thuộc vào nhiều điều-kiện, nên khát-vọng tự-zo (necessity) cũng còn khác với khát-khao vươn lên của í-chí và đồng thời ngịch với những điều-kiện bất-ngờ (contingency). Vậy thì, theo Leibniz, ta đừng lầm iếu tố tất-định (determination) với iếu-tố thiết-iếu hay thiếu tự-zo (necessity). Trong tư-zuy cũng như trong lực vận-chuyển còn nhiều iếu-tố nắm vai trò quyết-định (determination). Cái jì được chúng ta quyết-định không fải là cái ngịch với tự-zo. Tức là, tôi quyết-định làm cái này fải tự-nhiên theo í-chí của tôi.

Chúng ta không luôn luôn thấy được lí-zo nào đã thúc đẩy chúng ta, hoặc là nhờ lí-zo đó nên chúng ta mới quyết-định cho chính mình, chỉ vì chúng ta ít khi để í đến những hoạt-động của trí-tuệ. Tại sao? Vì những hoạt-động của trí-tuệ thường lẫn lộn với những tư-duy còn rất mơ hồ như khi chúng ta tìm hiểu rõ ràng mọi cơ-cấu mà thiên-nhiên sắp đặt để cho những cơ-thể hay thiên-thể (bodies) vận-hành. Nếu nhờ í-thức mất tự-zo nên chúng ta hiểu vì sao hữu-thể của một người không sao tránh khỏi số trời (inevitably determined). Định-mệnh ấy chỉ có thế thấy bằng Trí-tuệ toàn-hảo của Hoá-công, vì chỉ có Trí-tuệ của Hoá-công mới thấy cái jì đang ziễn ra bên ngoài và bên trong của con người. Như vậy, tư-tưởng rõ ràng như những vận-hành để ta thấy rõ hành-động tự-zo là điều thiết-iếu, và đồng thời cho ta thấy cái thiếu tự-zo. Biết tự-zo là biết mất tự-zo. Tuy nhiên, chúng ta cũng còn fải fân biệt rõ cái jì là thiết-iếu và cái gì còn rất mơ hồ (contingent) ngay trong cụ-thể như đã an bài (determined).

Không fải vì những sự-thật hay những lẽ đúng của tính mơ-hồ (contigent) không cần thiết hay không có tự-zo, mà vì liên-hệ của chúng không luôn luôn thiết iếu, và khi hai vật hay hai sự-kiện nối tiếp nhau trong những điều-kiện bất thường thì ta thấy cái jì đã rõ hay đã an bài không jống nhau trong hai sự-kiện khi bàn đến tính thiết-iếu hay thiếu tự-zo. Trong khi những cơ-cấu của hình-học và của siêu-hình học phải tuân theo lẽ “ắt có và đủ” thì những cơ cấu thuộc fạm-vi luân-lí và vật-chất (physical) lại không tuân theo lẽ “ắt có và đủ”.

Trong siêu-hình học, câu hỏi “cái jì đó?” fải chỉ vào một sự-kiện cụ-thể, trong trí-tuệ hay ở thế-jan. Trong hình-học, hai đoạn-thẳng thẳng góc với đoạn thứ ba tất fải song song. Đó là định-luật “ắt có và đủ”. Vật-chất và luân-lí không cần tới định luật kia. Luân-lí zo tập-quán của văn-hóa xã hội nên fản chân-lí và đạo-đức. Vật-chất bất-thường, luôn luôn tùy cảnh, tùy thời.

Ngay cả khi ta nói có một cái jì hợp luân-lí và hợp lẽ tự-nhiên trong sự-vật, tức là thuận í Hóa-công, ví như luật vận-chuyển (laws of motion), thì ta vẫn thấy luật vận-chuyển chỉ đúng với những trường-hợp ưu-việt nhất. Điều này cho ta thấy vật-lí của Newton là vật-lí căn-bản và cổ-điển không thể jải-quyết được những vấn-đề fức-tạp của sự-vật, đó là chưa kể có những trường-hợp trong Principia của Newton được những vật-lí ja như Einstein chứng minh là không đúng.

Chỉ có Hóa-công mới có tự-zo tuyệt đối trong vấn-đề lựa chọn cái jì ưu-việt nhất, trong khi ấy, vật-chất hay thiên-thể (bodies) không có khả-năng lựa chọn, nên fải nhờ sức Hóa-công. Bởi vậy, trong ngôn-ngữ bình-zân ta gọi vật-chất hay thiên-thể là những cơ-cấu không có tự-zo (necessary agents). Mặt trời, trái đất và cả vũ-trụ có tự-zo không? Làm sao có tự-zo khi từ Tạo-hóa sinh ra. Thế-thì, ngay cả câu-chuyện bàn về quyền-năng của Tạo-hóa, cũng chỉ là chuyện ngây ngô của con người. Còn những thứ gọi là Thượng-đế đã chết trong lịch-sử con người từ lâu, vì chúng là tác-fẩm của ngu-si.

Lại một lần nữa Leibniz lưu-í chúng ta đừng lẫn lộn cái không có tự-zo với tiền-định, để rồi cho rằng bản-thể (beings) có tự-zo đi theo tiến-trình bất định (undetermined way). Đây là sự sai lầm của một số tư-zuy làm cho chân-lí tối-thượng không còn nữa, ngay cả fương-châm căn-bản, không có jì xảy ra mà không có lí-zo cũng không tồn tại. Và như thế, sự hiện-hữu của Hóa-công và của những chân-lí tối-thượng cũng không còn. Phải hiểu chân-lí tối-thượng là sự-thật bất-zịch và hiển-nhiên, như có sinh, có tử. Cho nên, nhận xét của Thích-ca về Tứ Ziệu-đế Bát Chánh-đạo là chân-lí tối-thượng. Còn những kinh-kệ khác đượm mầu sắc thần-quyền hay tâm-lí nên rất hão-huyền.

Có hai loại bản-thể mất tự-zo. Đó là thể-chấtluân-lí. Hạn từ “moral” là tính-từ của zanh-từ “morality” chứ không fải là “morale”. “Morale” có ngĩa là tinh-thần. Khi đứng trước luân-lí, chúng ta khựng lại, và thắc mắc về qui-ước “fải/trái” không đúng lẽ tự-nhiên, nhưng được hỗ-trợ bởi sức-mạnh của văn-hóa bắt ta fải fục-tùng. Thể-chất, jống như cơ thể của chúng ta, bị jới hạn bởi rất nhiều điều-kiện. Leibniz thắc mắc thế này: con người có tự-zo hay không có tự-zo. Vấn-đề luẩn-quẩn thế này: con người đi tìm những jì mình đã biết, mà cũng chẳng biết những jì mình tìm. Chữ tự-zo mà con người hay nói tới hằng ngày không có cơ-sở rõ ràng. Đứng trước câu nói tự-zo, ta chỉ biết người nói tới tự-zo đang ở trong một tình-trạng tâm-lí, tinh-thần, hay hoàn-cảnh, và người ấy quên có những jới-hạn của tự-zo. Jới-hạn đến từ nội-tại hay đến từ ngoại vi. Vậy thì, tự-zo fải đi đôi với hai điều-kiện: sức-mạnh (power) và í-chí (will). Tự-zo (liberty) là quyền-lực của một người có để làm hay để zốc tâm làm theo í-chí của người đó. Nhưng còn jới hạn thì sao?

Khi Napoléon nói: “Tổ-quốc là Ta! / L’Ëtat? C’est Moi!” cũng như khi con người Cộng-sản có thời cường-điệu nói: “Iêu nước là iêu Đảng!”, thì mọi người, đứng trước những tiếng nói đó, cảm thấy mình trở thành số không. Trở thành số không, zù cúi đầu iên-lặng hay chạy trốn đều có ngĩa sợ sệt, vì không có tự-zo. Fản đối hai câu nói đó là nêu lên sức-mạnh tự-zo fản-kháng (resistance) rất tự-nhiên, theo định-luật Inertia. Nhưng fản-kháng trước uy-quyền là zám chấp nhận một cuộc đấu-tranh. Trong cuộc đấu tranh này, lí-kẻ mạnh hay luật rừng thẳm, bao jờ cũng thắng. Kẻ mạnh không cần so găng. Nó cùm. Napoléon, trong những ngày đi tù biệt xứ, chắc chắn hiểu rằng ông đã mất tự-zo, và câu “Tổ-quốc là Ta!” trở nên viển-vông vì quyền-lực của ông thiếu cái khôn ngoan của trí-tuệ (mind). Cũng vậy, câu nói, “Iêu nước là iêu Đảng” là một câu nói thiếu trí-tuệ, vì quyền-lực trong câu nói ấy nhắm đến í-thức hệ đấu tranh chính-trị để động-viên và hăm zoạ người iêu nước. Trong khi ấy, một tập đoàn, để tồn tại, và để hưởng lợi có thể bán nước zễ như không. Chữ kí của uy-quyền là một sức-mạnh. Chữ kí ấy đại-ziện cho tập-thể, tức người zân. Trên thực-tế, quyền lợi của zân không bao jờ được cắt ngĩa tường tận, và đây là một hành-động vi-hiến ban đầu. Quyền-lực lấy tiền của zân júp những cơ-cấu thối nát, rồi bắt zân đóng thuế cao hơn để trả vào khoản tiền của zân đã bị lấy ra. Tại sao kì cục vậy? Đó là sự bóc lột của uy-quyền. Và đó cũng là sự mất tự-zo của người zân. Đây là trường-hợp vi fạm hiến-fáp.

Nhẽ ra, chính-quyền fải minh-bạch và jản-zị với toàn quốc thế này. “Kính thưa quốc zân. Xin quốc-zân cho nhà nước mượn tiền của zân để cứu nạn kinh-tế. Vì hoàn cảnh khó khăn này, xin quốc zân đóng thuế cao hơn để trả vào khoản tiền đã mất...” Chẳng có nhà nước nào zám minh bạch như thế. Nó tung ra hỏa mù của chữ-ngĩa viền vông để bịp zân. Ngĩa là nó lạm zụng uy-quyền. Người zân mất tự-zo như trong một jấc mơ!

Nếu có người hỏi rằng í-chí cũng như sự khát-khao lựa chọn có fải là tự-zo (liberty) không? Thì Leibniz trả lời rằng đó là một câu hỏi fi-lí (absurd), chứ không fải ngịch-lí (illogical). Có nhiều câu hỏi fi-lí và vớ vẩn (impossible), bởi vì chúng ta bàn tới thứ tự-zo hoàn toàn nằm trong tưởng-tượng và ngớ-ngẩn theo lẽ quân-bình, vô tích sự đối với người đó. Ngay cả trường hợp người đó có thể có thứ tự-zo ấy, cũng còn có chuyện tự-zo ngịch với í-thức của trí-tuệ. Lúc ấy, thứ tự-zo này có thể đập tan tự-zo đích-thực, như ví zụ về thái-độ quyền-lực của Napoléon, của đảng Cộng-sản, và của nhà nước Tư-bản hiện nay. Khi những ví-zụ về quyền-lực kể trên ra mặt, tự-zo đích thực không còn, và con người tầm-thường như muông-thú.

Thực ra, tư-zuy có thể cho con người vận-hội để lựa chọn. Và sự lựa-chọn của trí-tuệ có thể là nguyên-nhân júp cho tiếng hát lên cao xuống thấp, cho vũ-điệu ngưng ngỉ hay quay cuồng. Cái gọi là trí-tuệ júp cho nguyên-nhân fát-triển í-chí và tự-zo thực ra fải gọi là trí-tuệ tham nhập vào, vì còn có những vấn-đề fụ-thuộc, như, theo Leibniz, chúng ta sử-zụng í-chí khi chúng ta ngĩ tới điều thiện. Suy-tư có tính đạo-đức như thế không fải là suy-tư của thời-đại ngày nay, vì nó đòi hỏi rằng “có í-thức tốt mới có những lựa chọn thuộc về í-chí.” Khi con người có í-chí hùng mạnh (vigorously) thì con người mới quyết-định được tư-tưởng của mình . Nói một cách khác, đó là sự lựa chọn của chính người đó, thay vì bị lôi cuốn bởi những tư-tưởng nô-lệ, hay không có tự-zo. Câu nói hễ A làm được thì B cũng làm được là một câu nói “ngu-si” và “ngịch-lí” vì câu nói đó thiếu những iếu tố chứng-minh khả-năng và hoàn-cảnh của A và B. Hơn nữa câu nói ấy không nhắc tới thời-điểm quyết-định ngăn cách A và B. Cứ cho rằng khi A ra khỏi đại-nạn, thì B vẩn còn trong tăm tối vì B không có bản-ngã hay hoạt-lực để í-thức và jải-quyết vấn-đề.

 

[Hết đoạn §3]

 

 

Đã đăng:

Quyền-lực và Tự-zo [§1]  (tiểu luận / nhận định) 
Quyền-lực và tự-zo là sức-mạnh và khát-vọng, quyết-định định-mệnh của vũ-trụ và con người. Chúng có mặt từ thủa khai-thiên lập-địa, và được í-thức (intellectus) bởi con người trước khi có sử... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§2]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một bản-thể có suy-tư là một con người biết rõ đường-hướng của mình, không chờ cho đến khi có ai bảo tốt hay xấu mới theo. Đây không fải chỉ là chuyện cá-nhân. Nhiều zân-tộc không có chí-hướng rõ rệt, fải ngồi chờ zân-tộc khác tiên-fong, rồi mới hiểu vấn-đề. Đó là những zân-tộc đê-hèn, mang máu nô-lệ từ nhiều thế-kỉ... (...)
 
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021